Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Sự Phát Triển:

Lịch sử phát triển mua sắm trực tuyến tại thành phố Hồ Chí Minh là một chặng đường
đầy thú vị và đáng chú ý, đặc biệt từ những năm 2000 đến nay. Ban đầu, vào những năm đầu
của thế kỷ 21, mua sắm trực tuyến ở Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói
riêng không phổ biến như hiện nay. Tuy nhiên, sự phát triển của Internet và công nghệ di
động đã thay đổi cách mọi người tiêu dùng và mua sắm. Vào những năm 2000, các trang web
thương mại điện tử đầu tiên bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam, mở ra một cánh cửa mới cho
người tiêu dùng có thể mua sắm và mua hàng từ nhà.

Trong giai đoạn đầu, lòng tin của người tiêu dùng vào việc mua sắm trực tuyến vẫn
còn thấp do lo ngại về vấn đề bảo mật và chất lượng sản phẩm. Qua các năm, sự phát triển
của hạ tầng Internet và di động đã làm tăng đáng kể sự tiếp cận của người dùng với mua sắm
trực tuyến. Các trang web thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, và các nền tảng
thương mại điện tử khác đã nhanh chóng trở thành những điểm đến phổ biến cho người dân
thành phố Hồ Chí Minh khi họ muốn mua sắm mọi thứ từ quần áo, giày dép, đồ điện tử đến
thực phẩm và hàng tiêu dùng hàng ngày. Các công ty vận chuyển và dịch vụ giao hàng cũng
đã phát triển mạnh mẽ, cung cấp cho người tiêu dùng ở thành phố Hồ Chí Minh các dịch vụ
giao hàng nhanh chóng và tiện lợi. Điều này đã giúp tăng cường sự tin tưởng của người dùng
và thúc đẩy sự phát triển của thị trường mua sắm trực tuyến ở thành phố.

Sự phát triển của thị trường mua sắm trực tuyến đã tạo ra một làn sóng các ưu đãi và
giảm giá chớp nhoáng. Các trang web mua sắm trực tuyến cạnh tranh gay gắt nhau để thu hút
khách hàng bằng cách cung cấp các ưu đãi hấp dẫn như giảm giá, mã giảm giá, khuyến mãi
hàng ngày, hoặc gói ưu đãi đặc biệt cho các sự kiện lễ hội. Đặc biệt, sự phổ biến của các ứng
dụng di động đã tạo ra cơ hội mới cho việc tiếp cận các ưu đãi và giảm giá trực tuyến. Người
dùng có thể dễ dàng theo dõi và nhận thông báo về các ưu đãi mới nhất từ các ứng dụng di
động của các trang web mua sắm. Những ưu đãi và giảm giá chớp nhoáng không chỉ kích
thích nhu cầu mua sắm của người dân mà còn tạo ra một môi trường cạnh tranh sôi nổi giữa
các doanh nghiệp mua sắm trực tuyến.

việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp mua sắm trực tuyến tại thành phố Hồ Chí Minh
không chỉ đưa đến sự tăng cường dịch vụ mua sắm mà còn tạo ra một môi trường cạnh tranh
sôi động, đẩy mạnh các chương trình ưu đãi và giảm giá. Điều này không chỉ kích thích nhu
cầu mua sắm của người dân mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường mua sắm
trực tuyến tại thành phố Hồ Chí Minh, mang lại nhiều lựa chọn và lợi ích hơn cho người tiêu
dùng.

Thực trạng:

- Theo vietnam-digital-report-2023

57.62 triệu người đã từng mua sắm online trong năm 2023, tăng 11.3% so với năm trước.

Tổng giá trị giao dịch online ước tính đạt 12.81 tỉ USD, tăng 0.2% so với 2022.

Trung bình mỗi khách hàng chi tiêu 222 USD để mua sắm online, giảm 10% so với năm
2022.

49.7% giao dịch mua sắm online được thực hiện thông qua các thiết bị di động, tăng 2.3% so
với 2022.

Có 60.7% người dùng trong độ tuổi từ 16 – 64 đã mua ít nhất một sản phẩm hoặc dịch vụ qua
kênh Online, tăng 4.3% so với năm 2022.

27% khách hàng đã từng mua sắm các mặt hàng tạp hóa thông qua một cửa hàng online trong
năm 2023, giảm 1.1% so với 2022.

19.6% khách hàng đã từng mua sắm đồ cũ qua kênh trực tuyến, và 27.7% người dùng đã sử
dụng các dịch vụ so sánh giá trực tuyến.

9% khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ trả góp trong năm 2023, cao hơn 21% so với năm
2022.

- Theo tạp chí công thương

Năm 2020, tỷ lệ người dùng internet trong khoảng từ 3 đến 5 giờ chiếm 31%, từ 5 đến 7 giờ
chiếm 28%, từ 7 đến 9 giờ chiếm 17%, và trên 9 giờ chiếm 11%. Trong khi đó, tỷ lệ sử dụng
internet dưới 3 giờ là thấp (15%). Trong thời gian kết nối internet, có đến 43% người dân có ý
định mua hàng hóa. Thêm vào đó, tỷ lệ người tiêu dùng tham gia mua sắm trực tuyến đã tăng
từ 77% vào năm 2019 lên 88% vào năm 2020, dựa trên kết quả khảo sát từ 1.078 người tham
gia.

Việt Nam được xem là quốc gia có tốc độ phát triển thương mại điện tử nhanh nhất trên thế
giới, với mức tăng trưởng đáng kinh ngạc lên đến 35% mỗi năm. Thị trường mua sắm trực
tuyến tại đây đang trở nên vô cùng sôi động và được người tiêu dùng đặc biệt ưa chuộng.
Hiện tại, gần 44 triệu người dân tham gia hoạt động mua sắm trực tuyến tại Việt Nam. Chính
phủ đã đặt ra mục tiêu rõ ràng: đến năm 2025, có ít nhất 55% dân số tham gia mua sắm trực
tuyến và doanh số giao dịch đạt khoảng 35 tỷ USD.

Trong khu vực Đông Nam Á thì Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ người dân tham gia mua sắm
trực tuyến đứng thứ 2 (chiếm 49%, năm 2021), sau Singapore (chiếm 53%).

Về cách thức tìm kiếm thông tín thì phương pháp tìm kiếm thông tín sản phẩm dịch vụ trên
mạng phổ biến hơn hỏi người thân bạn bè. Cụ thể năm 2020 là 90% và năm 2021 là 94%.

Người tiêu dùng đang ngày càng ưa chuộng mua sắm trực tuyến qua các sàn thương mại điện
tử như Shopee, Lazada, Tiki, chiếm 74% vào năm 2020 và tăng lên 78% vào năm 2021. Các
diễn đàn/mạng xã hội như Facebook, Zalo cũng phổ biến, chiếm 33% vào năm 2020 và 42%
vào năm 2021. Ứng dụng di động cũng được sử dụng rộng rãi, với tỷ lệ tăng lên 47% vào
năm 2021.
Về hình thức thanh toán thì được người tiêu dùng ưa chuộng nhất vẫn là COD (73%, năm
2021). Bên cạnh đó là các hình thức như sử dụng thẻ ATM nội địa, (27%, năm 2021), thẻ ghi
nợ/thẻ tín dụng (24%, năm 2021), ví điện tử cũng tăng nhanh chóng (37%, năm 2021).
Báo cáo năm 2021 chỉ ra rằng các trở ngại có thể gặp phải khi mua hàng trực tuyến như ứng
úng không chuyên (13%), thanh toán phức tạp (14%), đặt hàng rắc rối (16%), giá (26%),
chăm sóc khách hàng kém (28%), vận chuyển kém (30%), phí vận chuyển cao (41%), lộ
thông tin cá nhân (52%) và chất lượng kém (68%).
Nguổn:
1. https://ychoc.com/seo-marketing/vietnam-digital-report-2023-bao-cao-marketing-cua-
we-are-social-co-gi-hay/
2. https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/loi-ich-va-rui-ro-cua-nguoi-tieu-dung-khi-tham-
gia-mua-sam-truc-tuyen-hien-nay-tai-viet-nam-103601.htm

You might also like