Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

A.

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nói tới Việt Nam là chúng ta nói tới một dân tộc có bốn ngàn năm lịch sử dựng
nước và giữ nước. Có biết bao nhiêu là sử sách đã ghi lại những chiến công hào
hùng, vẻ vang của quân và dân ta qua các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh
truyền thống đấu tranh chống giặc giữ nước thì dân tộc ta còn có một nền nghệ
thuật phát triển khá sớm, ngay từ thời tiền sử. Chúng ta đã tìm thấy những dấu vết
đầu tiên của nghệ thuật tạo hình đó là những hình chạm khắc trên đá ở các hang;
các đồ dùng sinh hoạt, cảnh săn bắn.. trải qua những bước ngoặt thăng trầm của đất
nước nền nghệ thuật nước nhà cũng chịu ảnh hưởng không ngừng cho tới nay.
Những năm đầu thực dân Pháp xâm lược, nhân dân ta phải sống cực khổ dưới
ách thống trị của cả thực dân Pháp và phong kiến. Với chính sách “nô dịch hoá”
chúng khai thác nền MT phát triển, tận dụng triệt để truyền thống Mỹ thuật của dân
tộc ta để phục vụ cho chúng. Chúng đào tạo dân ta làm các đồ thủ công mỹ nghệ,
lợi dụng sự khéo léo và óc sáng tạo của dân ta. Tuy nhiên sự kiện này cũng là bàn
đạp, góp phần lớn vào sự phát triển mạnh mẽ của nền Hội họa Việt Nam sau này.
Sự kiện nổi bật nhất đó là sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam (1930), Cách
mạng Tháng tám thành công, niềm vui chưa được bao lâu, Pháp trở lại xâm lược
một lần nữa. Với khí thế quyết chiến bảo vệ Tổ Quốc, nhiều hoạ sĩ tham gia kháng
chiến chống kẻ thù xâm lược. Với ba lô, súng đạn trên vai, và cả cặp vẽ bên mình,
họ có mặt trên các chiến lũy; họ đi khắp các nẻo đường với tư cách là những chiến
sĩ, nghệ sĩ ; họ vẽ về cuộc sống sôi động của cả dân tộc đứng lên chống kẻ thù,mở
ra thời kì đỉnh cao của nghệ thuật hội họa dân tộc.
Với mục đích nghiên cứu sự thay đổi của mỹ thuật việt Nam trong thời kì đỉnh
cao này nên em chon đề tài “ Sự đổi mới của Hội họa trong thời kì kháng chiến
chống Pháp 1945 -1954” đề làm tiểu luận.
2. Mục đích nghiên cứu

1
Nghiên cứu sự thay đổi của hội họa Việt Nam trong thời kháng chiến chống
Pháp 1945-1954
3.Phương pháp nghiên cứu
Trong bài tiểu luận có sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp diễn dịch , quy nạp
- Phương pháp phân tích, so sánh

NỘI DUNG
1.Hội họa Việt Nam những năm 1925-1945
Trước năm 1925 ở Việt Nam, điêu khắc và kiến trúc ở làng rất phát triển, tạo nên
những dấu ấn đặc sắc Việt Nam, khác hẳn Trung Quốc, Nhật Bản. Mỹ thuật Chăm

2
và Tây Nguyên cũng là những điểm độc đáo cùng cộng hưởng để tạo nên một vùng
mỹ thuật không nằm hoàn toàn trong vùng văn hóa Đông Á đậm chất Nho giáo.
Những người làm điêu khắc, đồ họa, kiến trúc đều được coi là thợ thủ công và
khuyết danh. Đồ họa dân gian tuy có phát triển ở một vài làng nghề làm tranh tết,
tranh thờ như Đông Hồ, hàng Trống, làng Sình....song không phổ biến. Không có
những họa gia tên tuổi như của Nhật Bản, Trung Quốc. Triều đình phong kiến cũng
không quy tụ những nghệ sĩ xuất sắc mà chỉ là nơi tập hợp những nghệ nhân vẽ
mẫu thêu, mẫu trang trí đồ đạc và làm trang trí cung tẩm cho hoàng gia. Do đó,
những bức tranh ghép gốm sứ, sơn khảm cẩn vỏ trai rất đẹp được sáng tạo ra ở
kinh thành Huế nhưng gần như không có dấu ấn của hội họa. Tranh chân dung thờ
phụng thì được trình bày khô cứng theo những quy tắc thiếu tính chân thực. thật
khó để tìm được một bức tranh chuẩn về hình họa trong tranh dân gian Việt Nam.
Những năm đầu TK XX, mỹ thuật Việt Nam cũng đã có những tiếp xúc với mỹ
thuật Pháp nhưng ở mức độ còn hạn chế. Rõ ràng, nền mỹ thuật truyền thống Việt
Nam độc đáo nhưng gần như giậm chân tại chỗ. Tóm lại, hội họa Việt Nam trước
năm 1925 không có sự nổi trội và phát triển.

You might also like