Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 14

UBND TỈNH YÊN BÁI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BAN AN TOÀN GIAO THÔNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 206 /BC-BATGT Yên Bái, ngày 28 tháng 10 năm 2015

BÁO CÁO
Tổng kết 5 năm công tác an toàn giao thông và sơ kết 4 năm thực hiện
Nghị quyết 88/NQ-CP của Chính phủ

Thực hiện Công văn số 335/CV-UBATGTQG ngày 19/8/2015 của Ủy ban


An toàn giao thông Quốc gia, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái báo cáo Tổng kết 5
năm thực hiện công tác an toàn giao thông và sơ kết 4 năm thực hiện Nghị quyết
88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ về tăng cường các giải pháp trọng tâm
bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Cụ thể như sau:
I. Đặc điểm, tình hình
- Yên Bái là tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc, nằm ở vị trí nối tiếp giữa
trung du và miền núi phía Bắc; có diện tích tự nhiên trên 6.886 km 2; dân số trên 76
vạn người (tỷ lệ dân số khu vực nông thôn chiếm trên 81%); có 30 dân tộc cùng
chung sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 54%; có 9 huyện, thị xã,
thành phố; 180 xã, phường, thị trấn (có 72 xã đặc biệt khó khăn và 02 huyện vùng
cao là Trạm Tấu, Mù Cang Chải, đồng bào dân tộc Mông chiếm trên 80%, nằm
trong 64 huyện nghèo, đặc biệt khó khăn của cả nước).
- Đường bộ: Toàn tỉnh có 7.462 km giao thông đường bộ, trong đó có 5 tuyến
đường quốc lộ với trên 450 km chiều dài, tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai
chạy qua địa phận tỉnh Yên Bái với chiều dài trên 80 km; 15 tuyến đường tỉnh với
trên 400 km; đường đô thị trên địa bàn toàn tỉnh có chiều dài trên 200 km, còn lại là
đường đến các khu, cụm công nghiệp, đường liên huyện, liên xã, đường giao thông
nông thôn. Chất lượng đường giao thông trên địa bàn tỉnh thấp kém, xuống cấp
nhanh, mặt đường bị rạn vỡ, sình lún, ổ gà. Nhiều cua, dốc 10% chưa được cải tạo;
hệ thống đường tỉnh nhiều tuyến xuống cấp chưa có nguồn vốn đầu tư sửa chữa;
các tuyến đường phục vụ thi công đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai chưa được xây
dựng hoàn trả; một số cầu yếu chưa được khắc phục; tổ chức giao thông chưa được
hoàn chỉnh.
- Đường thủy: Có 02 tuyến giao thông đường thủy chính gồm tuyến sông
Hồng dài 115 km, tuyến Sông Chảy và hồ Thác Bà dài 83 km.
- Đường sắt: Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai - Trung Quốc chạy qua với
chiều dài 83 km gồm 10 ga qua địa phận 20 xã, phường, thị trấn; có giao cắt đồng
mức với hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh 294 vị trí, trong đó có 27 vị trí có
đường ngang hợp pháp do Công ty TNHH MTV quản lý đường sắt Yên Lào thực
hiện có gác hoặc phòng vệ, 267 vị trí là đường ngang dân sinh. Trong 267 đường
ngang dân sinh có 104 vị trí là lối đi dân sinh công cộng; 163 vị trí là lối đi vào hộ
gia đình; có 69/267 vị trí đường ngang dân sinh có chiều rộng lớn hơn 1,8 mét.
Đây là những vị trí tiềm ẩn mất an toàn giao thông đường sắt cao.
Vận tải hành khách trên Hồ Thác Bà

Vận chuyển vật liệu xây dựng


trên sông Hồng
- Người tham gia giao thông: Ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ
còn thấp, lỗi vi phạm phổ biến là không đội mũ bảo hiểm, chạy quá tốc độ, tránh
vượt, làn đường, vận chuyển quá tải, quá số người quy định.
- Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ: Trong những năm gần đây có
tốc độ gia tăng cao. Tính đến thời điểm 15/9/2015 tổng số phương tiện hiện đang
quản lý: ô tô 10.910 chiếc; mô tô, xe máy 327.304 chiếc. Mật độ phương tiện giao
thông cơ giới đường bộ so với hệ thống đường bộ là 45,3 phương tiện/km.
II. Công tác chỉ đạo, điều hành
Thực hiện Nghị quyết 32/NQ-CP của Chính phủ về kiềm chế tai nạn giao
thông; Chỉ thị 22-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng trong công tác an toàn giao thông; Chỉ thị 18-CT/TW ngày
04/9/2012 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự,
an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc
giao thông”; Nghị quyết số 30/NQ-CP, ngày 10/3/2013 của Chính phủ ban hành
Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW; Nghị quyết 88/2011/NQ-CP
ngày 24/8/2011 của Chính phủ về thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật
tự an toàn giao thông; các chương trình, chỉ thị của Chính phủ và Ủy ban An toàn
giao thông Quốc gia,
Tỉnh uỷ Yên Bái đã tổ chức tổng kết 8 năm thực hiện Chỉ thị 22-CT/TW của
Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác
an toàn giao thông; Ban hành Chỉ thị 12/CT-TU về Chương trình hành động hưởng
ứng ''Thập niên an toàn đường bộ toàn cầu" do Liên hợp quốc phát động; ban hành
Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 88/2011/NQ-CP của Chính phủ về thực hiện các
giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái;
Chương trình hành động số 37-CTr/TU ngày 16/11/2012 về thực hiện Chỉ thị số
18-CT/TW, ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, đường
sắt, đường thuỷ nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”;
Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch số 64/KH-UBND ngày
14/5/2013 về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 30/NQ-CP, ngày 10/3/2013
của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW,
ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.
Ngoài ra trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng,
các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ, của Uỷ ban An toàn giao thông
Quốc gia và của Tỉnh ủy Yên Bái, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái, Ban An toàn
giao thông tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, chương trình, kế hoạch triển
khai hàng năm và theo chuyên đề, kế hoạch liên ngành trong bảo đảm trật tự an
toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thuỷ nội địa để triển khai thực
hiện trên địa bàn tỉnh.
Hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch, thành lập các Đoàn
kiểm tra công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại các sở, ban, ngành, địa
phương trên địa bàn tỉnh.

2
Các sở, ban, ngành, Ban An toàn giao thông các địa phương từ cấp huyện
đến cấp xã đều ban hành các văn bản, kế hoạch triển khai thực hiện nghiêm túc
chỉ đạo của cấp trên về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
III. Kết quả 5 năm thực hiện công tác bảo đảm trật tự an toàn giao
thông và 4 năm thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-CP
1. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT
Hàng năm, Ban An toàn giao thông tỉnh xây dựng kế hoạch tuyên truyền, chỉ
đạo các ngành thành viên, đặc biệt là cơ quan Báo Yên Bái, Đài PTTH tỉnh tích
cực thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao
thông. Tổ chức thành công Lễ Khởi động các hoạt động tình nguyện tham gia bảo
đảm trật tự an toàn giao thông, Lễ ra quân thực hiện nhiệm vụ năm an toàn giao
thông 2015 và đợt cao điểm Tết Nguyên đán Ất Mùi; Ngày hội an toàn giao thông
các tỉnh miền núi phía Bắc; tổ chức trao tặng 1.442 mũ bảo hiểm cho trường THPT
Nguyễn Huệ (thành phố Yên Bái), 200 bộ quần áo cho học sinh trường THCS xã
Kiên Thành (huyện Trấn Yên); tổ chức Lễ phát động năm học an toàn giao thông
2015 - 2016 đồng thời tổ chức phát trên 1.800 mũ bảo hiểm đạt chuẩn cho trường
THCS Lê Hồng Phong - Thành phố Yên Bái, Trường THCS Cổ Phúc - huyện Trấn
Yên; thực hiện tuyên truyền và tổ chức Lễ tưởng niệm, thăm hỏi các gia đình nạn
nhân tử vong vì tai nạn giao thông hàng năm; triển khai thực hiện chương trình đổi
mũ bảo hiểm đạt chuẩn có trợ giá cho người tham gia giao thông; duy trì 02 cụm
pa nô, tổ chức tuyên truyền trên 1.000 lượt băng rôn, in phát tài liệu tuyên truyền
trên 20.000 tờ; tuyên truyền lưu động trên các tuyến đường trong những đợt cao
điểm; tổ chức 02 cuộc đối thoại trực tuyến với nhân dân trên Cổng Thông tin điện
tử tỉnh về chủ đề “Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vận tải và kiểm
soát tải trọng phương tiện” và “Yên Bái tăng cường thực hiện các giải pháp bảo
đảm trật tự an toàn giao thông”.
- Công an tỉnh Yên Bái xây dựng 35 mô hình tự quản TTATGT đường bộ và
3 mô hình tự quản TTATGT đường thuỷ nội địa, tổ chức 325 buổi tuyên truyền
trực tiếp cho 46.484 người dân và học sinh, tổ chức 30 buổi tuyên truyền lưu động
cho trên 10.000 lượt người tham gia giao thông. Phát 600 tờ rơi, 69 lớp tuyên
truyền cho 19.788 cho giáo viên, sinh viên, học và ngưòi dân. Mở 4 lớp tập huấn
nghiệp vụ cấp chứng chỉ hành nghề cho 276 lái xe. Tổ chức lớp tập huấn, sát hạch
cấp chứng chỉ điều khiển tàu, xuồng phục vụ công tác phòng chống lụt bão cho 32
đồng chí công an. Tập huấn công tác bảo đảm TTATGT cho 579 cán bộ chiến sỹ
các đơn vị Công an tỉnh tăng cường cơ sở, công an xã, chiến sỹ công an nghĩa vụ.
Xây dựng 34 phóng sự, cung cấp 90 tin bài về công tác bảo đảm TTATGT cho các
cơ quan thông tin đại chúng. Tổ chức ký cam kết với 6.000 hộ gia đình không vi
phạm hành lang ATGT. Tổ chức ký cam kết không vi phạm TTATGT với 4.578
người dân, 523 lái xe và 793 hộ dân.
- Đoàn Thanh niên CSHCM tỉnh thành lập trên 150 đội Thanh niên xung kích
và 26 đội trí thức trẻ tình nguyện với trên 300 đội viên, duy trì, củng cố kiện toàn và
tổ chức hoạt động của trên 250 đội thanh niên tình nguyện, đội TNTN tập trung, thanh
niên xung kích, thanh niên tình nguyện ứng trực, đội thanh niên tình nguyện liên

3
ngành tổ chức các hoạt động tuyên truyền về giữ gìn và đảm bảo trật tự ATGT. Kết
quả, các đội đã phối hợp với lực lượng chức năng tham gia giải toả gần 1.500 lều
quán, mái che, biển quảng cáo lấn chiếm hành lang, hè phố, giải tỏa các điểm thường
gây ùn tắc trên đường. Xây dựng, ra mắt 66 mô hình “Cổng trường an toàn giao
thông”; 06 mô hình “Bến đò ngang an toàn”; 35 km đường thanh niên tự quản về
ATGT thu hút 1.149 đoàn viên thanh niên tham gia; làm mới, sửa chữa gần 300 km
đường giao thông liên thôn, liên xã; xây dựng 15 cây cầu giao thông nông thôn quy
mô cấp IV; tổ chức 01 cuộc thi viết tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ với 157.000
bài tham gia dự thi; tổ chức 598 Hội thi “Tuyên truyền viên trẻ giỏi về ATGT” và thi
“Cấp chuyên hiệu về ATGT” dưới hình thức sân khấu hóa thu hút 145.621 đoàn viên
thanh thiếu nhi tham gia (trong đó Hội thi cấp tỉnh 01, cấp huyện 17, cấp trường 580);
phát hành 35.000 tờ rơi tuyên truyền về ATGT, liên đội các trường cấp gần 150.000
chuyên hiệu ATGT.
Các cấp bộ Đoàn đã tổ chức trên 1.000 hoạt động tuyên truyền về an toàn giao
thông, trên 112 buổi tập huấn, nói chuyện chuyên đề cho gần 10.500 cán bộ đoàn viên
thanh thiếu nhi; xây dựng gần 400 tin, bài, phóng sự, chuyên trang, chuyên mục trên
Bản tin tuổi trẻ, Webste Tỉnh đoàn, trên hệ thống loa phát thanh tại các địa phương,
các trường học.
- Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đoàn Thanh niên CSHCM tỉnh xây
dựng và duy trì hoạt động mô hình cổng trường ATGT, 17 bến đò ngang an toàn;
Phát 13.500 tờ rơi, Tổ chức 60 cuộc thi ATGT trong trường học; Tổ chức tập huấn
luật Giao thông đường bộ cho 60 Bí thư đoàn trường, tổng phụ trách đội; Tổ chức
115 hội thi tìm hiểu Luật giao thông trong các cấp trường học từ Mầm non trở lên;
36 Cuộc thi vẽ tranh về chủ đề ATGT; Dàn dựng 70 hoạt cảnh, vở kịch, 1.231
Pano tuyên truyền; Tích hợp giáo dục Luật giao thông cho học sinh trong 19.542
tiết học cho học sinh; Tổ chức tập huấn luật Giao thông đường bộ cho 600 cán bộ
quản lý, giáo viên các trường tại 9 điểm cầu trong tỉnh. Các đơn vị trường học
trong tỉnh đã tổ chức được 2.520 buổi tuyên truyền, thu hút được 347.180 lượt
người tham gia, 2410 băng zôn; 64.600 em tham gia cuộc thi vẽ tranh ATGT với
chủ đề “Chiếc ô tô mơ ước” lần thứ tư với 35.170 bài dự thi, 12.564 lượt học sinh
tham gia cuộc thi “Giao thông thông minh” năm học 2014- 2015 trên Internet do
Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia,
Trung ương Đoàn và Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC tổ chức.
- Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo các đơn vị trong ngành thực
hiện 150 buổi biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp và quần chúng, 110 buổi chiếu
phim lưu động, 60 bài viết, ca khúc, tiểu phẩm, 78 buổi xe loa tuyên truyền, in 30
băng catset tuyên truyền gửi cơ sở. Trung tâm Văn hoá các huyện, thị xã, thành
phố đã thực hiện hơn 1.000 lượt băng rôn, 970 m2 tranh cổ động, áp phích; 2 cụm
pano tấm lớn 150m2.
- Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh phối hợp với Ban An toàn giao thông các cấp tổ
chức 1.300 buổi sinh hoạt tổ nhóm, câu lạc bộ tuyên truyền nâng cao nhận thức
cho 58.650 hội viên; tổ chức 81 lớp tập huấn cho 4.860 tuyên truyền viên, báo cáo
viên, cán bộ chủ chốt Hội phụ nữ cơ sở về công tác an toàn giao thông. Tổ chức 3
hội thi “Phụ nữ với an toàn giao thông”. Tổ chức 1.720 buổi nói chuyện về công

4
tác bảo đảm TATGT. Phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông tuyên truyền
300 tin bài về bảo đảm TTATGT. Vận động 664 hộ gia đình hiến 45.245 m2 đất và
tham gia 33.647 ngày công lao động làm đường giao thông nông thôn.
- Sở Thông tin và truyền thông chỉ đạo các cơ quan truyền thông thực hiện
công tác tuyên truyền ATGT trên địa bàn tỉnh; xây dựng, duy trì chuyên trang “An
toàn giao thông” trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh; xây dựng 25 banner cổ động;
cung cấp các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản kế hoạch triển khai triển
khai theo chuyên đề về công tác bảo đảm trật tự ATGT và đăng tải trên 900 tin, bài
phóng sự, ảnh về ATGT; phối hợp tổ chức 02 cuộc đối thoại trực tuyến trên Cổng
thông tin điện tử. Biên soạn, khai thác gần 200 tin, bài, ảnh, khẩu hiệu, thông điệp,
video clip tuyên truyền về công tác bảo đảm trật tự ATGT trên trang thông tin của
Sở, Bảng điện tử trung tâm km 5 và 2 cổng chào điện tử.
- Đài Phát thanh - Truyền hình xây dựng mỗi tháng 02 chuyên mục “An toàn
giao thông”, phát sóng trên Đài Truyền hình 120 phóng sự, trên 300 tin về công tác
bảo đảm trật tự an toàn giao thông; phát trên Đài phát thanh tiếng việt mỗi tháng 3
chuyên mục, với 180 phóng sự và trên 500 tin bằng cả 3 thứ tiếng (Thái, Mông,
Dao). Xây dựng 10 tác phẩm ATGT với 3 tác phẩm ATGT đạt giải, 02 phim gửi
dự thi liên hoan phim ATGT.
- Báo Yên Bái, Báo Vùng cao đăng 4.890 phóng sự; 4 chuyên đề về chợ cóc,
chợ tạm trên đường giao thông, 8 video truyền hình internet, trên các ấn phẩm của
Báo Yên Bái đã tuyên truyền được 53 bài, 51 tin và 75 ảnh.
- Hội Chữ thập đỏ tỉnh tổ chức tập huấn 7 kỹ năng cơ bản về sơ cấp cứu ban
đầu cho 350 tình nguyện viên; thành lập và duy trì 91 điểm sơ cấp cứu ban đầu về
tai nạn giao thông trên các tuyến đường; duy trì 4 đội xe ôm tình nguyện để vận
chuyển người bị tai nạn giao thông trong quá trình sơ cấp cứu ban đầu; đăng tải 7
tin bài trên tạp trí của Hội, tuyên truyền trực tiếp cho 3.826 cán bộ hội viên.
- Liên đoàn lao động tỉnh mở 04 lớp tập huấn cho cán bộ chủ chốt công
đoàn. Mở 01 hội thi tìm hiểu luật GTĐB. Lồng ghép tuyên truyền tại 20 hội nghị
tập huấn với 1.200 lượt CNVCLĐ tham gia tìm hiểu về Luật giao thông Đường bộ.
- Sở Tư pháp phối hợp tổ chức 17 buổi tuyên truyền về an toàn giao thông
cho 1.911 thanh, thiếu niên và sinh viên; xây dựng 60 chuyên mục trên sóng truyền
hình, 124 chuyên mục trên sóng phát thanh, 120 chuyên mục trên báo Yên Bái có
nội dung tuyên truyền về an toàn giao thông. Biên soạn và phát hành 14 số Bản tin
tư pháp với số lượng 14.000 cuốn, 66.000 tờ rơi pháp luật; 4 bộ Hỏi đáp pháp luật
với số lượng 6.250 cuốn; 1.000 cuốn Đề cương giới thiệu văn bản mới ban hành;
600 đĩa tuyên truyền.
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh phối hợp với Ban An toàn giao
thông tỉnh tổ chức 02 lớp tập huấn tuyên truyền Luật giao thông cho 3 đơn vị cơ
sở; 01 lớp tập huấn kỹ năng tuyên truyền vận động cho Phó Chủ tịch mặt trận các
huyện, Chủ tịch mặt trận xã, phường. xây dựng 250 tin, bài tuyên truyền bảo đảm
trật tự ATGT trên sóng phát thanh, truyền hình 3 cấp; lồng ghép 900 buổi tuyên
truyền ATGT với trên 5.000 người tham gia. Xây dựng 3 mô hình khu dân cư tự
quản bảo dảm trật tự an toàn giao thông. Tổ chức cho 246 tổ dân phố và 2.452 hộ

5
gia đình ký cam kết bảo đảm trật tự ATGT. Tổ chức 5 họp dân để tuyên truyền
pháp luật về ATGT đường bộ, đường sắt với 617 người tham gia.
- Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban ATGT tỉnh tổ chức 01 cuộc thi tìm
hiểu Luật giao thông; Tổ chức tuyên truyền cho người dân khu vực nông thôn; Tổ
chức 6 lớp tập huấn truyền thông ATGT cho Phó Chủ tịch hội của 9 huyện thị
thành phố; 4 lớp tập huấn về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông cho tuyên
truyền viên là cán bộ chi hội, tổ hội; Tuyên truyền chủ đề ATGT đến 428 các tổ
hội, 1.851 chi hội; xây dựng 01 mô hình Nông dân với ATGT tại thị trấn Cổ Phúc
huyện Trấn Yên; …
- Hội Cựu chiến binh: tổ chức tập huấn kiến thức ATGT cho 100 chi hội cựu
chiến binh của 3 đơn vị là thành phố Yên Bái, huyện Yên Bình và huyện Trấn Yên.
- Hội Văn học nghệ thuật tỉnh tổ chức 2 cuộc triển lãm ảnh về an toàn giao
thông tại các trường học.
- Các sở, ban ngành khác đã triển khai công tác tuyên truyền cho cán bộ,
công chức, viên chức và đưa nội dung an toàn giao thông vào quy chế đánh giá
phân xếp loại tổ chức cơ sở đảng, đảng viên, xác định là một trong các tiêu chí xét
duyệt thi đua của các cơ quan, đơn vị.
- Ban An toàn giao thông 9 huyện, thị xã, thành phố đã xây dựng, ban hành
Kế hoạch bảo đảm trật tự an toàn giao thông, kế hoạch tổ chức đợt cao điểm và tổ
chức tuyên truyền pháp luật về ATGT; tổ chức ra quân giải toả hành lang, lấn
chiếm vỉa hè, lòng đường.
- UBND cấp xã đã chỉ đạo các tổ dân phố, cụm dân cư họp nhắc nhở từng
gia đình thực hiện tốt Cam kết bảo đảm TTATGT, quản lý con em, không để người
chưa đủ tuổi sử dụng xe máy và khi đã uống rượu bia không điều khiển phương
tiện xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy.
2. Công tác thanh tra, kiểm tra, tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm
2.1. Công tác thanh tra, kiểm tra:
Hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh đều ban hành kế hoạch kiểm tra công tác
bảo đảm trật tự an toàn giao thông đối với các sở, ban, ngành, Ban An toàn giao
thông các huyện, thị xã, thành phố.
2.2. Công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm:
- Đường bộ:
+ Thanh tra giao thông tổ chức phân công cán bộ tham gia Trạm cân kiểm
tra tải trọng xe và cử cán bộ thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra trên các tuyến
giao thông, phát hiện xử phạt 3.486 trường hợp, số tiền 3.212,6 triệu đồng; buộc
bồi thường thiệt hại công trình 95,5 triệu đồng.
+ Lực lượng Công an toàn tỉnh tổ chức tuần tra, kiểm soát trên các tuyến
giao thông, phát hiện và xử phạt 198.607 trường hợp vi phạm, với số tiền = 70,214
tỷ đồng. Tạm giữ 1.004 ô tô, 18.208 mô tô.
+ Lực lượng liên ngành Thanh tra Sở GTVT, Cảnh sát giao thông Công an
tỉnh phối hợp thực hiện 2.468 giờ tuần tra, kiểm tra, trực phân luồng bảo đảm trật
tự an toàn giao thông cho chương trình du lịch về cội nguồn, các đoàn lãnh đạo cấp

6
cao, khách quốc tế, diễn tập phương án phòng chống cháy nổ, phòng chống lụt
bão... Thực hiện chuyên đề kiểm tra xe khách, xe taxi trên địa bàn tỉnh. Tiến hành
kiểm tra 12 lượt tại các bến xe, 570 lượt xe khách, phát hiện và xử phạt 26 trường
hợp vi phạm, số tiền = 38,6 triệu.
- Đường sắt: Các cơ quan, lực lượng chức năng thường xuyên phối hợp nắm
chắc tình hình, tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao
thông đường sắt thông qua hệ thống phát thanh xã, phường, thị trấn và các nhà ga,
truyền hình, báo giấy, báo ảnh, phát tờ rơi... chủ động triển khai thực hiện có hiệu
quả các kế hoạch, phương án tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao
thông, vận tải hàng hóa, hành khách trong dịp Lễ, Tết đảm bảo thuận lợi, thông
suốt và an toàn.
Đã phối hợp với các đơn vị ngành đường sắt thường xuyên tổ chức kiểm tra
công tác an toàn giao thông trên toàn tuyến; tổ chức kiểm tra chuyên đề nồng độ
cồn đối với cán bộ, công nhân viên các đơn vị đường sắt trong khu vực và hệ thống
đường ngang qua đường sắt trên tuyến; kiểm tra công tác bảo đảm trật tự an toàn
giao thông đối với Trạm khám chữa toa xe Yên Bái, đường ngang, gác chắn và các
đơn vị đang thi công trên đường sắt; tổ chức cho nhân viên gác chắn đường ngang
ký cam kết chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông đường sắt, quy trình gác chắn
đường ngang. Thông qua công tác tuần tra, kiểm soát phát hiện xử phạt 11 trường
hợp vi phạm hành lang an toàn đường sắt; đình chỉ 5 đơn vị thi công không tổ chức
phòng vệ; 02 đơn vị thi công không đảm bảo an toàn khi thi công công trình trên
đường sắt; phát hiện, xử lý 118 trường họp vi phạm trật tự an toàn giao thông
đường săt, phạt tiền 110 trường họp với số tiền 12,09 triệu đồng.
- Đường thủy: Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành kế hoạch và thành lập Ban
chỉ đạo thực hiện cuộc vận động xây dựng phong trào “Văn hóa giao thông với
bình yên sông nước” tỉnh Yên Bái. Chỉ đạo lực lượng chức năng và các địa phương
đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về
giao thông đường thuỷ nội địa. Thực hiện tổ chức thanh tra liên ngành trước mùa mưa
bão hàng năm đối với các đối tượng tham gia giao thông đường thủy trên địa bàn tỉnh,
kiên quyết xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định.
Kết quả 2011-2015: Các lực lượng chức năng đã tổ chức kiểm tra trên tuyến
sông Hồng và Hồ Thác Bà, phát hiện, xử lý 618 trường hợp vi phạm, đình chỉ hoạt
động 5 tàu cuốc, 6 bến bãi khai thác cát, sỏi trái phép, 5 bến đò, bến cảng, 1 đò
ngang hoạt động không đủ điều kiện an toàn và tạm giữ 23 phương tiện, phạt tiền
302 triệu đồng.
2.3. Giải toả, chống lấn chiếm hành lang, họp chợ trên đường giao thông
UBND các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh hàng năm đã chỉ đạo các lực
lượng chức năng ra quân thu dọn hành lang, tháo dỡ lều lán, mái vẩy, giải toả chợ
cóc, các điểm tập kết vật liệu trên đường; các công trình đang thi công được thu
dọn gọn gàng đảm bảo cho nhân dân đi lại an toàn. Quản lý chặt chẽ các loại xe
vận chuyển vật liệu trong đô thị nhất là xe chở đất, chở quặng trên phạm vi toàn
tỉnh. Các Công ty quản lý đường bộ thường xuyên kiểm tra các điểm đấu nối vào
quốc lộ, đường tỉnh hạn chế nguy cơ mất an toàn giao thông. Ngành Giao thông

7
vận tải đã bố trí vốn để các đơn vị quản lý đường bộ sửa chữa, bảo dưỡng thường
xuyên nền mặt đường trên các tuyến đường.
Kết quả đạt được trong 5 năm: Nhắc nhở 2.935 trường hợp; tháo dỡ và thu
giữ 2.119 biển quảng cáo; tháo dỡ 3.304 lều quán, mái che; tháo dỡ 116 điểm phơi
ván bóc; giải tỏa 1.139 lượt chợ cóc, 18 điểm bán nước mui, 1.656 điểm tập kết vật
liệu, 72 hộ kinh doanh vi phạm hành lang đường; giải tỏa 2 trường hợp lấn chiếm
hành lang an toàn cầu treo; tháo dỡ 50m hàng dào; 462m2 tường rào xây; chặt tỉa
cây xanh che khuất tầm nhìn; dẹp 30m hành lang ATGT; tổ chức ký cam kết
không vi phạm hành lang ATGT với trên 1.000 hộ dân; thu giữ 635 ô dù các loại;
Lập biên bản xử lý 457 trường hợp vi phạm.
3. Công tác kiểm soát tải trọng xe
Triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Chính phủ và Công điện số
95/CĐ-TTg và 1966/CĐ-TTg ngày 19/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chấn
chỉnh tình trạng phương tiện vận tải đường bộ vi phạm chở hàng quá tải trọng và
tăng cường kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ; Kế hoạch số 12593/KHPH-
BGTVT-BCA ngày 21/11/2013 liên Bộ Giao thông vận tải - Công an về phối hợp
thực hiện việc tuần tra, kiểm soát và xử lý hành vi vi phạm chở hàng vượt quá
trọng tải của ô tô vận chuyển hàng hóa trên đường bộ;
Ủy ban nhân dân, Ban An toàn giao thông tỉnh Yên Bái chỉ đạo Sở Giao
thông vận tải, Công an tỉnh Yên Bái tổ chức lực lượng phối hợp thực hiện kiểm tra
tải trọng xe trên địa bàn tỉnh Yên Bái, kết quả từ tháng 11/2012 đến ngày 10/2015:
Đã kiểm tra phát hiện và lập biên bản xử lý 1.212 trường hợp vi phạm; tạm giữ 15
phương tiện, tước 1.206 giấy phép lái xe; đã xử phạt = 3.823, 8 triệu đồng.
4. Công tác quản lý vận tải, phương tiện và người lái
4.1. Công tác quản lý vận tải:
Triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản về chấn chỉnh hoạt động vận tải
hành khách; tăng cường công tác quản lý về hoạt động vận tải, kiểm tra hoạt động
của các bến xe, xe khách, xe taxi trên địa bàn tỉnh Yên Bái, xử lý nghiêm các
trường hợp vi phạm về hoạt động vận tải hành khách. Tổ chức phối hợp với các
ngành chức năng thực hiện công tác khám sức khỏe theo chỉ đạo của Ủy ban
ATGT Quốc gia để loại những người không đủ sức khỏe hoặc nghiện ma túy ra
khỏi đội ngũ lái xe.
Các đơn vị vận tải hành khách trong tỉnh đã bố trí phương tiện khai thác vận
chuyển, bảo đảm nhu cầu đi lại của nhân dân an toàn thông suốt và không có hiện
tượng xe dù, bến cóc trên địa bàn tỉnh.
Kết quả thực hiện từ 2011 - 9/2015 vận tải hành khách đạt 33,63 triệu hành
khách; vận tải hàng hoá đạt 43,02 triệu tấn.
4.2. Công tác quản lý phương tiện:
- Công tác đăng ký quản lý phương tiện: Thực hiện sự chỉ đạo của các cấp
ủy đảng và các quy định của Bộ Công an, Công an tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo Phòng
Cảnh sát giao thông, Công an các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh thực hiện tốt
công tác đăng ký quản lý phương tiện theo quy định. Tổng số phương tiện hiện

8
đang quản lý tính đến thời điểm 15/9/2015 ô tô 10.987 chiếc; mô tô, xe máy
329.063 chiếc và trên 800 phương tiện thủy.
- Công tác đăng kiểm phương tiện xe cơ giới: Thực hiện đúng các quy trình,
quy phạm về đăng kiểm xe cơ giới. Triển khai thực hiện Nghị định số 92/CP, Nghị
định số 23/CP của Chính phủ về niên hạn đối với xe khách kinh doanh vận tải, xe
tải và các loại xe chở người. Tổng số lượt đăng kiểm từ 2011 - 9/2015: 43.417 lượt
xe, Trong đó số xe đủ tiêu chuẩn cấp tem lưu hành: 37.795 xe; số xe không đạt tiêu
chuẩn cấp tem lưu hành: 5.622 xe.
4.3. Công tác quản lý người lái:
Công tác quản lý đào tạo, cấp, đổi giấy phép lái xe đã được thực hiện
nghiêm túc quy định của Bộ Giao thông vận tải, Tổng Cục đường bộ Việt Nam
trên cơ sở của Luật Giao thông đường bộ và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Giao
thông vận tải.
Hàng năm tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng thực hiện tốt công tác thanh
tra, kiểm tra về thực hiện các quy định trong công tác đào tạo, sát hạch, cấp đổi
giấy phép lái xe. Công tác sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe được thực hiện theo
đúng các quy định của Bộ Giao thông vận tải. Năm 2013 Công an tỉnh đã tổ chức
khảo sát, nắm tình hình về công tác đào tạo, sát hạch cấp GPLX trên địa bàn tỉnh;
Sở Giao thông vận tải Yên Bái đã tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định về
đào công tác đào tạo sát hạch, cấp giấy phép lái xe của các cơ sở đào tạo và sát
hạch cấp giấy phép lái xe trên địa bàn tỉnh và kiểm tra các tiêu chuẩn kỹ thuật,
nghiệp vụ chuyên môn cơ sở đào tạo.
Tổ chức các khóa đào tạo, cấp GPLX xe mô tô tại địa bàn vùng sâu, vùng xa
tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân dân tộc thiểu số nắm được luật giao thông
đường bộ, tham gia giao thông an toàn.
Kết quả thực hiện từ 2011 - 9/2015 ngành Giao thông vận tải đã các mở lớp
đào tạo cấp mới giấy phép lái xe mô tô hạng A1, A4 - E là 91.839 giấy phép; cấp
đổi 27.984 giấy phép lái xe các hạng.
5. Công tác đầu tư xây dựng, quản lý bảo trì và khai thác kết cấu hạ
tầng giao thông
5.1. Công tác quản lý thực hiện đầu tư xây dựng
- Các dự án XDCB Trung ương: Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 32, đoạn
Nghĩa Lộ - Vách Kim; Dự án nâng cấp Quốc lộ 32C đoạn Hiền Lương - Thành
phố Yên Bái từ Km79 - Km96 + 500m; Dự án nâng cấp Quốc lộ 37 đoạn Km 280 -
Km 340; thực hiện tiểu dự án giải phóng mặt bằng và xây dựng các khu tái định cư
đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn qua địa phận tỉnh Yên Bái; dự án nâng cấp
tuyến đường Yên Bái - Khe sang (đoạn Yên Bái - Trái Hút); hoàn thành và bàn
giao đưa vào khai thác sử dụng được 8/8 tuyến đường Dự án WB3.
Tổng số kế hoạch vốn giao: 979,228 tỷ đồng; tổng giá trị thực hiện: 993,034
tỷ đồng ( trong đó vốn ODA 54,778 tỷ; dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai
157,421 tỷ).
- Các dự án XDCB Địa phương: Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi
công các công trình trọng điểm của tỉnh và thực hiện tốt công tác giải ngân XDCB

9
gồm: Đường Khánh Hòa - Minh Xuân; đường tránh ngập thành phố Yên Bái;
Đường Mường La - Mù Cang Chải; đường Yên Thế - Vĩnh Kiên; cầu Bến Cao;
Cầu Tuần Quán.
Tổng số kế hoạch vốn giao: 1.776,499 tỷ đồng. Tổng giá trị thực hiện:
1.812,44 tỷ đồng.
5.2. Công tác quản lý bảo trì và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông
Hàng năm tập trung triển khai công tác sửa chữa thường xuyên, sửa chữa
định kỳ trên các tuyến Quốc lộ và đường tỉnh theo kế hoạch được Tổng cục Đường
bộ Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh giao đảm bảo tiến độ và chất lượng.
Tổng số kế hoạch vốn giao 696,071 tỷ đồng. Trong đó: Vốn SCĐB trung
ương 336,116 tỷ đồng; Vốn SCĐB địa phương 293,955 tỷ đồng.
Tổng giá trị thực hiện 589,535 tỷ đồng. Trong đó: Vốn SCĐB trung ương
363,279 tỷ đồng; Vốn SCĐB địa phương 229 tỷ đồng.
6. Tình hình trật tự an toàn giao thông
Với sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp trong
việc thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trong trong 5 năm
từ 2011 - 2015, tình hình tại nạn giao trên địa bàn tỉnh Yên Bái đều giảm, cụ thể:
Năm 2011 (Thời điểm 01/01 đến 31/11/2011): Tæng sè x¶y ra 85 vô, chÕt
77 ngêi, bÞ th¬ng 86 ngêi. So víi cïng kú n¨m 2010: giảm 05 vô 5,5%, ngêi chÕt
không tăng giảm, sè ngêi bÞ th¬ng giảm 8 ngêi 8%.
Năm 2012 ( Từ 16/11/2011 đến 15/11/2012): Tổng số xảy ra 353 vụ, chết 64
người, bị thương 469 người. So cùng kỳ năm 2011 Giảm 37 vụ (9,49%) Giảm 14
người chết (17,95%) Giảm 14 người bị thương (2,9%).
Năm 2013 (Từ 16/12/2012 đến 15/12/2013): Tổng số xảy ra 309 vụ, chết 64
người, bị thương 411 người. So với cùng kỳ năm 2012: giảm 55 vụ (15,1%), giảm
10 người chết (13,5%), giảm 61 người bị thương (12,9%).
Năm 2014 (Từ 16/12/2013 đến 15/12/2014): Tổng số xảy ra 247 vụ, chết 57
người, bị thương 318 người. So với cùng kỳ năm 2013: Giảm 62 vụ = 20,1%, giảm
7 người chết = 10,9%, giảm 91 người bị thương = 22,2%.
9 tháng đầu năm 2015 (Từ 16/12/2014 đến 15/9/2015): Tổng số xảy ra 166
vụ, chết 45 người, bị thương 196 người. So với cùng kỳ năm 2014: Giảm 21 vụ =
11,2%, Giảm 01 người chết = 2,2%, giảm 34 người bị thương = 14,8%.
7. Kết quả thực hiện giảm ùn tắc giao thông
- Năm 2011: Tổng số xảy ra 81 vụ, 395 giờ.
- Năm 2012: Tổng số xảy ra 47 vụ, 213 giờ.
- Năm 2013: Tổng số xảy ra 93 vụ, 741 giờ.
- Năm 2014: Tổng số xảy ra 93 vụ, 690 giờ.
- 9 tháng đầu năm 2015: Tổng số xảy ra 4 vụ, 200 giờ.
8. Nhận xét, đánh giá chung:
a. Ưu điểm

10
- Ban ATGT tỉnh đã làm tốt chức năng tham mưu cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh
ban hành các văn bản chỉ đạo đồng bộ, hiệu quả về công tác bảo đảm trật tự an
toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái; tổ chức thực hiện tốt chủ đề an toàn giao
thông hàng năm.
- Triển khai thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự
an toàn giao thông, nội dung, hình thức tuyên truyền đã được đổi mới, đa dạng
hoá, giúp các đối tượng dễ tiếp cận, dễ hiểu, dễ nhớ, qua đó góp phần nâng cao ý
thức của người tham gia giao thông.
- Triển khai thực hiện tốt công tác kiểm soát tải trọng phương tiện; phân luồng
loại xe tải từ 03 trục trở lên qua trung tâm thành phố Yên Bái và đường tỉnh 163.
- Công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp đã có nhiều tiến bộ có sự gắn
kết chặt chẽ trong việc triển khai thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn
giao thông.
- Tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, các ngành, các địa
phương trong tỉnh được nâng cao, đã nhận thức được công tác bảo đảm trật tự
ATGT là nhiệm vụ trọng tâm và đồng bộ tổ chức triển khai thực hiện.
- Các ngành chức năng đã có nhiều chỉ đạo tích cực, công tác tuần tra kiểm
soát, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông của lực lượng chức năng có tác
dụng răn đe và phòng ngừa tích cực đối với các hành vi vi phạm về trật tự, an toàn
giao thông.
- Tai nạn giao thông trong 5 năm (2011-2015) đều có diễn biến giảm cả 3
tiêu chí về số vụ, số người chết, số người bị thương.
b. Những tồn tại, hạn chế
- Công tác kiểm tra, đôn đốc, tổng kết ATGT để rút kinh nghiệm ở một số
địa phương, ban ngành chưa kịp thời; tổng hợp báo cáo còn chậm, nội dung báo
cáo đánh giá chưa đề cập hết tình hình TTATGT, chưa đề ra được biện pháp khắc
phục những tồn tại của đơn vị, địa phương mình.
- Một số ngành thành viên chưa coi trọng công tác tuyên truyền, chưa làm
hết trách nhiệm của mình trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
- Tình trạng tái lấn chiếm hành lang ATGT, lấn chiếm vỉa hè ở thành phố,
thị xã, thị trấn để sử dụng vào mục đích cá nhân của các hộ gia đình còn diễn ra
phổ biến.
- Việc xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông của các lực lượng chức
năng chưa đủ mạnh do lực lượng mỏng, trang thiết bị phương tiện thiếu; một số
hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông còn diễn ra phổ biến như: không đội mũ
bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy, không chấp hành tín hiệu đèn giao thông…
- Nguồn kinh phí cấp cho các hoạt động bảo đảm trật tự an toàn giao thông
còn hạn chế, chưa kịp thời.
c. Nguyên nhân
- Nguồn kinh phí không đảm bảo để thực hiện các hoạt động bảo đảm trật tự
an toàn giao thông của Ban ATGT tỉnh và các cơ quan thành viên, Ban ATGT cấp
huyện, cấp xã.

11
- Thiếu trang thiết bị, phương tiện phục vụ tuyên truyền và tuần tra kiểm
soát, xử lý vi phạm.
- Ban an toàn giao thông các địa phương chưa kiên quyết xử lý việc tái lấn
chiếm hành lang ATGT, lấn chiếm vỉa hè ở khu vực thành thị để sử dụng vào mục
đích cá nhân.
- Một số ngành, địa phương chưa thực sự quan tâm tới công tác bảo đảm trật
tự an toàn giao thông.
d. Bài học kinh nghiệm
- Công tác đảm bảo TTATGT phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, phải
nâng cao được tinh thần, trách nhiệm của người đứng đầu các ngành, cấp ủy,
chính quyền địa phương và phải huy động được sức mạnh của toàn dân tham gia.
- Kịp thời xây dựng, ban hành các văn bản để triển khai thực hiện chỉ đạo
của Chính phủ, Uỷ Ban ATGT Quốc gia và các bộ ngành Trung ương về công tác
bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
- Luôn coi trọng và làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật
tự an toàn giao thông. Nội dung, hình thức tuyên truyền luôn được đổi mới, phù
hợp theo từng đối tượng, giúp các đối tượng dễ tiếp cận, dễ hiểu, dễ nhớ.
- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các ngành, địa phương, các lực lượng chức
năng trong việc triển khai thực hiện công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
- Tăng cường và thực hiện nghiêm túc công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi
phạm về trật tự an toàn giao thông.
- Kinh phí phục vụ cho các hoạt động bảo đảm trật tự an toàn giao thông cần
được coi trọng, bảo đảm luôn đầy đủ, kịp thời.
IV. Những sáng kiến, cách làm hay, mô hình mới hiệu quả trong công
tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông
- Mô hình “Đội tự quản” thường xuyên duy trì có hiệu quả, phối hợp tham
gia tuần tra, canh gác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự ATXH và tham gia đảm bảo
ATGT trong các dịp lễ tết, các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước và địa
phương, các đợt cao điểm về an toàn giao thông.
- Mô hình “ 5 không, 2 phải” đã tổ chức cho cán bộ, hội viên Hội Cựu chiến
binh ký cam kết với tiêu chí đó là: không sử dụng phương tiện kém chất lượng;
không uống rượu bia khi tham gia giao thông; không lái xe ô tô, xe mô tô, xe gắn
máy quá tốc độ quy định; không để con, em vi phạm Luật ATGT; Phải nắm vững
Luật giao thông đường bộ; phải đội mũ bảo hiểm đủ tiêu chuẩn khi đi xe gắn máy,
xe mô tô.
- Mô hình “Tuyến phố văn minh” đã vận động nhân dân đảm bảo đường
thông, hè thoáng, không xây dựng mái che, không bán hàng dưới lòng đường.
- Mô hình “ Đảm bảo an toàn giao thông khi học sinh tan học” đã được
triển khai thực hiện hầu hết tại khu vực các trường phổ thông trên địa bàn thành
phố và các trường ở trung tâm các huyện, thị.
- Mô hình “ Bến đò ngang an toàn giao thông” đã làm tốt công tác tuyên
truyền, hướng dẫn nhân dân khi đi qua đò ngang, không để xảy ra mất an toàn.

12
- Mô hình “Đội phản ứng nhanh” đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan
chức năng, kết hợp phòng, chống tội phạm với đảm bảo ATGT, tham gia ngăn
chặn các loại xe ô tô quá khổ, quá tải lưu hành trên địa bàn, phối hợp giải quyết
hậu quả khi tai nạn giao thông xảy ra.
- Mô hình "Cổng trường an toàn giao thông" đã làm tốt công tác tuyên
truyền, hướng dẫn học sinh, sinh viên thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự an
toàn giao thông tại các cổng trường học.
- Mô hình “khu dân cư tự quản bảo dảm trật tự an toàn giao thông”.
- Câu lạc bộ “gia đình hội viên phụ nữ không vi phạm Luật an toàn giao thông”.
- Tổ chức đối thoại trực tuyến với nhân dân trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh
để nắm bắt những phản ánh và giải đáp các thắc mắc của nhân dân về công tác bảo
đảm trật tự an toàn giao thông.
V. Phương hướng, nhiệm vụ
1. Dự báo tình hình TTATGT trên địa bàn trong những năm tới.
Nhiều tuyến đường bộ trên địa bàn tỉnh tiếp tục xuống cấp. Một số bộ phận
người tham gia giao thông ý thức chưa cao, chuyển biến chậm; phương tiện tham
gia giao thông ngày một gia tăng trong khi cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế; lực
lượng và thiết bị phục vụ cho công tác tuần tra, kiểm soát còn thiếu do đó nhiệm
vụ công tác bảo đảm giao thông, giữ gìn trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh
là rất nặng nề.
2. Phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới.
Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí
thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác bảo
đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa; Nghị
quyết số 30/NQ-CP, ngày 10/3/2013 của Chính phủ ban hành Chương trình hành
động thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW; Nghị quyết 88/2011/NQ-CP ngày 24/8/2011
của Chính phủ về thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao
thông; các chương trình, chỉ thị của Chính phủ và Ủy ban An toàn giao thông Quốc
gia. Trước mắt triển khai thực hiện tốt chủ đề Năm an toàn giao thông 2015 là
“Siết chặt quản lý hoạt động kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương
tiện” với khẩu hiệu hành động “Tính mạng con người là trên hết”, trọng tâm là:
1. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong hoạt động bảo đảm trật tự an
toàn giao thông; nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người tham
gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông trong cộng đồng. Phấn đấu giảm tai
nạn giao thông cả 3 tiêu chí từ 5-10%.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông tới
mọi đối tượng, cán bộ, công chức, học sinh, sinh viên và nhân dân trên địa bàn.
3. Các cơ quan chức năng, các địa phương đề cao trách nhiệm của người
đứng đầu trong việc thực hiện công tác quản lý trật tự an toàn giao thông tại cơ
quan, đơn vị, địa phương đang quản lý.

13
4. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm trật tự
an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh; đặc biệt đối với xe ô tô chở hàng quá tải trọng
trên các tuyến đường bộ trong tỉnh.
5. Tổ chức khảo sát, kiến nghị, xử lý các điểm mất an toàn giao thông, bổ
sung hệ thống biển báo hiệu; tăng cường biện pháp quản lý sửa chữa thường xuyên
công trình cầu, đường bộ.
6. Chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương thực hiện tốt công tác quản
lý đất hành lang an toàn giao thông; tổ chức kiểm tra, xử lý những trường hợp lấn
chiếm, sử dụng hành lang an toàn giao thông, hè phố trái quy định.
7. Chỉ đạo thực hiện công tác quy hoạch hệ thống thoát nước tránh úng ngập
trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là ở các khu vực thành phố, thị xã, thị trấn.
VI. Đề xuất, kiến nghị
- Đề nghị Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương quan tâm hỗ trợ đầu tư,
nâng cấp một số tuyến đường giao thông, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã
hội- an ninh quốc phòng và đảm bảo an toàn giao thông theo quy hoạch của tỉnh.
- Đề nghị Ủy ban ATGT Quốc gia và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu,
trình Chính phủ phương án bổ sung biên chế chuyên trách làm công tác đảm bảo
trật tự ATGT cho Ban An toàn giao thông cấp huyện.
- Đề nghị Chính phủ, các bộ ngành Trung ương hỗ trợ kinh phí cho công tác
tuyên truyền về ATGT tại các địa phương; trang bị phương tiện, thiết bị cho các
lực lượng chức năng thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, tuần tra kiểm soát, xử
lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông.
Trên đây là báo cáo tổng kết 5 năm công tác bảo đảm trật tự an toàn giao
thông và sơ kết 4 năm thực hiện Nghị quyết 88/2011/NQ-CP ngày 24/8/2011 của
Chính phủ về thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông,
của Ban An toàn giao thông tỉnh Yên Bái./.

Nơi nhận : KT. TRƯỞNG BAN


- Uỷ ban ATGT Quốc gia; PHÓ TRƯỞNG BAN
- TT. Tỉnh uỷ;
- TT. HĐND tỉnh;
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- Các ngành thành viên Ban ATGT tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố; (Đã ký)
- Báo YB, Đài PTTH tỉnh;
- Văn phòng Ban ATGT tỉnh;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Chánh, Phó VPUBND tỉnh (NC);
- Lưu: VT, NC. PHÓ CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN
Nguyễn Chiến Thắng

14

You might also like