Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 84

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

KHOA SƯ PHẠM

TIỂU LUẬN

MÔN: Dạy học tích hợp giáo dục môi trường

ĐỀ TÀI: TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG


CHỦ ĐỀ “NƯỚC” MÔN KHOA HỌC 4

GVHD: Phạm Việt Quỳnh

Họ và tên: Nguyễn Lan Phương

MSV: 221001014

Lớp : GDTH D2021C

Hà Nội, tháng 6 năm 2023


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tiểu luận này, với tình cảm chân thành em xin trân trọng cảm
ơn Trường Đại học Thủ đô Hà Nội đã tạo điều kiện cho chúng em, em xin cảm ơn
giảng viên hướng dẫn T.S Phạm Việt Quỳnh đã tận tình giảng dạy, động viên,
khích lệ, giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu.

Do điều kiện về thời gian cũng như năng lực nghiên cứu của bản thân còn
hạn chế nên tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được các ý kiến
đóng góp của quý thầy, cô giáo và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn chỉnh
hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 6 năm 2024

Sinh viên

Nguyễn Lan Phương

2
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... 2


MỤC LỤC ............................................................................................................. 3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................. 5
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 6
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 7
3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................... 7
5. Đóng góp của đề tài ...................................................................................... 8
6. Bố cục của đề tài ........................................................................................... 8
NỘI DUNG............................................................................................................ 9
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI
TRƯỜNG Ở TIỂU HỌC ..................................................................................... 9
1.1. Một số vấn dề chung về dạy học tích hợp ............................................... 9
1.1.1. Một số khái niệm ................................................................................. 9
1.1.2. Các hình thức tích hợp ..................................................................... 12
1.1.3. Ý nghĩa của dạy học tích hợp ........................................................... 14
1.2. Tích hợp giáo dục môi trường cho học sinh Tiểu Học......................... 15
1.2.1. Giáo dục môi trường ......................................................................... 15
1.2.2. Vai trò của tích hợp giáo dục môi trường ........................................ 19
1.2.3. Các hình thức tích hợp giáo dục môi trường .................................. 22
1.3. Đặc điểm tâm - sinh lý của học sinh Tiểu học lớp 4 ............................. 23
KẾT LUẬN CHƯƠNG I ................................................................................... 28
CHƯƠNG 2: TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG CHỦ ĐỀ
“NƯỚC” MÔN KHOA HỌC 4......................................................................... 29
2.1. Phân tích chủ đề “Nước” môn Khoa học lớp 4 .................................... 29
2.1.1. Yêu cầu cần đạt và nội dung............................................................. 29

3
2.1.2. Tích hợp nội dung giáo dục môi trường ở chủ đề “Nước” trong dạy
học Khoa học ............................................................................................... 33
2.2. Nguyên tắc thiết kế bài dạy có tích hợp giáo dục môi trường trong
chủ đề “Nước” môn Khoa học 4 ................................................................... 36
2.2.1. Mục đích thiết kế ............................................................................... 36
2.2.2. Nguyên tắc thiết kế ............................................................................ 37
2.3. Quy trình tích hợp giáo dục môi trường trong chủ đề “Nước” môn
Khoa học 4....................................................................................................... 41
2.2.1. Quy trình ............................................................................................ 41
2.2.1. Ví dụ minh họa .................................................................................. 42
2.4. Một số kế hoạch dạy học tích hợp giáo dục môi trường trong chủ đề
“Nước” môn Khoa học 4................................................................................ 55
TIỂU KẾT CHƯƠNG II ................................................................................... 80
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................... 81
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 81
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................. 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 82

4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Kí hiệu Chú giải

HS Học sinh

GV Giáo viên

GDMT Giáo dục môi trường

MT Môi trường

DHTH Dạy học tích hợp

TH Tiểu học

5
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Môi trường hiện tại đang có những thay đổi bất lợi cho con người, đặc biệt
là những yếu tố mang tính chất tự nhiên như đất, nước, không khí, hệ thực
vật...Tình trạng môi trường thay đổi và bị ô nhiễm đang diễn ra trên phạm vi mỗi
quốc gia cũng như trên toàn cầu. Chính vì vậy giáo dục môi trưởng (GDMT) được
xem là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của Nhà nước ta và các nước trên thế giới,
bởi lẽ đó là việc làm để bảo tồn và phát triển bền vững “cái nôi của nhân loại”.

GDMT trong nhà trường lại càng có ý nghĩa quan trọng, được xem là một
trong những biện pháp hàng đầu để bảo vệ môi trường (BVMT) có hiệu quả.
GDMT sẽ giúp con người có nhận thức đúng đắn về môi trường, về việc khai thác
sử dụng hợp lí tải nguyên thiên nhiên và có ý thức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi
trường. Nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ những người chủ nhân tương lai của
đất nước, những người làm nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục sau này. Nếu họ có
đầy đủ những nhận thức về BVMT, thì từ khi đang học trên ghế nhà trường và cho
đến khi ra đời, dù họ làm việc gì, ở bất cứ nơi đâu, bất kì cương vị nào hoạt động
nào, cũng đều có thể thực hiện nhiệm vụ BVMT một cách có hiệu quả.

Ở nước ta GDMT đã được đưa vào chương trình đào tạo của một số trường
đại học và trường Phổ thông ở các môn: Tự nhiên và Xã hội, Lịch sử Địa Lý, Khoa
học... là những môn mà ta có thể đưa nội dung GDMT vào trong chương trình dạy
học. Tuy nhiên việc áp dụng vẫn chưa được nghiên cứu một cách kĩ lưỡng và đầy
đủ. Vì vậy, những hiểu biết về môi trường (MT) của học sinh còn ít, ý thức BVMT
còn chưa trở thành thói quen.

Như chúng ta đã biết, trong trường TH, GDMT có thể tích hợp vào nhiều
môn học. Song Khoa học là môn học có lợi thế hơn cả vì ở môn học này ngoài
nhiều bài học nội dung toàn phần về MT, còn có nhiều chủ đề liên quan tới các
6
yếu tố về môi trường. Vì vậy việc tích hợp những nội dung GDMT trong dạy học
môn Khoa học lớp 5 có thể mang lại hiệu quả cao, phát triển năng lực cho HS.

Xuất phát từ những lí do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tích hợp
giáo dục môi trường trong chủ đề “Nước” môn Khoa học 4”

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu:

- Cách thức, quy trình tích hợp Giáo dục môi trường.

- Tích hợp giáo dục môi trường trong chủ đề “Nước” môn Khoa học 4.

Phạm vi nghiên cứu: Quá trình dạy học môn Khoa học 4.

3. Mục đích nghiên cứu


Nghiên cứu về một số vấn đề về tích hợp giáo dục môi trường trong chủ đề
“Nước” môn Khoa học 4. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Khoa
học lớp 4 nói riêng và các môn học ở Tiểu học nói chung.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu


Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề tích hợp giáo dục môi trường
trong dạy học môn Khoa học lớp 4 nói chung và giáo dục môi trường bằng phương
pháp đóng vai nói riêng.

Nghiên cứu việc vận dụng giáo dục tích hợp giáo dục môi trường ảnh hưởng
trong quá trình nhận thức và chất lượng giáo dục chủ đề “ Nước” của học sinh
trong môn Khoa học.

Tích hợp giáo dục môi trường trong chủ đề “Nước” môn Khoa học 4.

7
5. Đóng góp của đề tài
Phân tích làm sáng tỏ cơ sở lí luận về việc giáo dục tích hợp giáo dục môi
trường trong chủ đề “Nước” cho học sinh Tiểu học thông qua dạy học môn Khoa
học 4

Xây dựng quy trình tổ chức tích hợp giáo dục môi trường cho học sinh

Biên soạn một số kế hoạch bài dạy mẫu sử dụng tích hợp giáo dục môi trường
trong chủ đề “Nước” môn Khoa học 4 nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh.

6. Bố cục của đề tài


Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của đề tài gồm có 3
chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận của tích hợp giáo dục môi trường ở Tiểu học

Chương 2: Tích hợp giáo dục môi trường trong chủ đề “Nước” môn Khoa
học 4

8
NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI


TRƯỜNG Ở TIỂU HỌC

1.1. Một số vấn dề chung về dạy học tích hợp


1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm về tich hợp

Tích hợp (Tiếng Pháp, Tiếng Anh, tiếng Đức: Integration) có nguồn gốc từ
tiếng La tinh: Integration với nghĩa là xác lập cái chung, cái toàn thể, cái thống
nhất trên cơ sở những bộ phận riêng lẻ.

Theo từ điển Tiếng Anh -Anh (Oxford Advanced Learner's Dictionary), từ


Intergrate có nghĩa là kết hợp những phần, những bộ phận với nhau trong một tổng
thể, những bộ phận này có thể khác nhau nhưng tích hợp với nhau.

Tích hợp là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh
vực khoa học giáo dục, khái niệm tích hợp dùng để chỉ một quan niệm giáo dục
toàn diện con người, chống lại hiện tượng làm cho con người phát triển thiếu hải
hòa, cân đối. Tích hợp còn có nghĩa là thành lập một loại hình nhà trưởng mới,
bao gồm các thuộc tỉnh trội của các loại hình nhà trường vốn có.

Trong dạy học các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội
dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau thành một “môn học” mới hoặc
lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học, ví dụ:
lồng ghép nội dung giáo dục (GD) kĩ năng sống, GD môi trường, GD an toàn giao
thông trong các môn học Đạo đức, Tiếng Việt hay Tự nhiên và xã hội...

Trong các tài liệu nghiên cứu về khoa học tích hợp, người ta phân chia
chúng thành hai xu hướng, đó là xu hướng tích hợp các khoa học trong quá trình
9
phát triển và xu hướng tích hợp các môn học trong quá trình dạy học. Hình thái
khoa học ở thế kỷ XX đã chuyển từ phân tích sang cấu trúc tổng hợp và hệ thống
làm xuất hiện các gian ngành, liên ngành với tốc độ phát triển ngày càng nhanh,
các thông tin khoa học cập nhập ngày càng nhiều. Trong khi đó dạy học phản ánh
sự phát triển của khoa học, và vì thời gian học tập trong trường không thể kéo dài
nên xuất hiện xu hướng dạy từ các môn học riêng rẽ sang dạy tích hợp các môn
học.

Tích hợp GDMT là sự kết hợp một cách có hệ thống các kiến thức GDMT
và kiến thức môn học thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau
dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lý luận và thực tiễn được đề cập trong bài học

1.1.1.2. Khái niệm dạy học tích hợp

Để nói về nguồn gốc của DHTH, trong “Hội thảo dạy học tích hợp và dạy
học phân hóa ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và SGK
sau năm 2015”, TS. Nguyễn Thị Kim Dung đã đề cập đến vấn đề này, đó là “Dạy
học tích hợp (DHTH) bắt đầu được đề cập đến vào cuối những năm 1980 - đầu
những năm 1990. Vào giai đoạn này, giáo dục ở nhiều nước bị phê phản là đã
không chuẩn bị cho học sinh trở thành công dân hữu ích, đáp ứng được yêu cầu
của thế kỉ XXI” [1]

“Dạy học tích hợp là một quan niệm dạy học nhằm hình thành ở học sinh
những năng lực giải quyết hiệu quả các tình huống thực tiễn dựa trên sự huy động
của nội dung, kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều đó cũng
có nghĩa là đảm bảo để mỗi học sinh biết cách vận dụng kiến thức học được trong
nhà trường vào các hoàn cảnh mới lạ, khó khăn, bất ngờ, qua đó trở thành một
người công dân có trách nhiệm, một người lao động có năng lực".

10
Dạy học tích hợp phát huy tối đa sự trưởng thành, tạo điều kiện để cả nhân
mỗi học sinh thành công trong vai trò là một thành viên trong gia đình, người công
dân trong xã hội, hướng đến là người lao động, công dân toàn cầu trong tương lai.

DHTH được chia thành các mức độ khác nhau. Dưới đây là các mức độ cơ
bản của tích hợp trong dạy học [6]

Tích hợp nội môn: “nội môn” tức là tích hợp nhiều kiến thức trong chính
môn học đó. Trong tích hợp nội môn, giáo viên sẽ phải tính toán và kết hợp linh
hoạt nhiều phương pháp và tri thức từ nhiều chủ đề để giúp học sinh hiểu sâu sắc
sắc nội dung bài học.

Tích hợp đa môn: là các môn học riêng biệt, khác nhau nhưng có những liên
kết, các chủ đề hay các vấn đề chung, có thể khái quát hóa bằng sơ đồ sau:

Tích hợp liên môn: là hình thức kết hợp kiến thức từ nhiều môn khác
nhau thông qua các chủ đề, vấn đề, khái niệm lớn chung trong một bài học. Từ
các kiến thức của môn này, học sinh có thể ứng dụng cho các môn khác. Kiến
thức của các môn học khác nhau được liên kết thông qua những chủ đề hay vấn
đề, những khái niệm lớn và những ý tưởng lớn chung trong một bài học.

11
Tích hợp xuyên môn: hình thức tích hợp này yêu cầu học sinh phải huy
động được kiến thức và kỹ năng từ nhiều môn cùng lúc để vận dụng vào trong
bài học; thưởng được sử dụng để thực hiện các dự án học tập cá nhân hoặc dự
án nhóm.

1.1.2. Các hình thức tích hợp


a) Tích hợp trong nội bộ môn học (Intradisciplinary)

Trong nội bộ môn học, tích hợp là tổng hợp trong một đơn vị học, thậm chí
trong một tiết học hay trong một bài tập nhiều mảng kiến thức, kĩ năng liên quan
đến nhau nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian cho người học.
Có thể tích hợp theo chiều ngang hoặc theo chiều dọc.

- Tích hợp theo chiều ngang là tích hợp các mảng kiến thức, kĩ năng trong
môn học theo nguyên tắc đồng quy: Tích hợp các kiến thức, kĩ năng thuộc mạch,
phân môn này với mạch/ phân môn khác.

- Tích hợp theo chiều dọc là tích hợp một đơn vị kiến thức, kĩ năng mới với
những kiến thức, kĩ năng trước đó theo nguyên tắc đồng tâm. Cụ thể là: Kiến thức
của lớp trên, bậc học trên bao hàm kiến thức, kĩ năng của lớp dưới, cấp học dưới.

b). Tích hợp đa môn (Multidisciplinary)

Tích hợp đa môn học trong đó để xuất những tình huống, những “đề tài” có
thể được nghiên cứu theo các quan điểm khác nhau (của những môn học khác
nhau). Theo quan điểm này, các môn học vẫn tiếp cận riêng rẽ và chỉ gặp nhau ở
một số thời điểm trong quá trình nghiên cứu các đề tài.

c). Tích hợp liên môn (Interdisciplinary)

12
Tích hợp liên môn là phương án, trong đó nhiều môn học liên quan được
kết lại thành một môn học mới với hệ thống những chủ để nhất định xuyên suốt
qua nhiều cấp lớp.

Trong chương trình hiện hành (và cả chương trình dự kiến) có khá nhiều
môn được xây dựng theo hình thức tích hợp liên môn và hiệu quả của hình thức
tích hợp này đã được khẳng định trong thực tế. Ví dụ:

- Các môn học Tìm hiểu tự nhiên và Tìm hiểu xã hội được thể hiện thành
môn học Tự nhiên - Xã hội ở tiểu học.

d). Tích hợp xuyên môn (Transdisciplinary)

Trong cách tiếp cận tích hợp xuyên môn, giáo viên tổ chức chương trình
học tập xoay quanh các vấn đề và quan tâm của người học. Với tích hợp xuyên
môn, học sinh có thể học và hình thành kiến thức, kĩ năng ở nhiều thời điểm và
thời gian khác nhau, theo sự lựa chọn của người dạy hoặc người học.

Qua tích hợp xuyên môn, học sinh phát triển các kĩ năng sống khi họ áp
dụng các kĩ năng môn học và liên môn vào ngữ cảnh thực tế của cuộc sống. Hai
phương pháp thường được sử dụng trong tích hợp xuyên môn là học theo dự án và
thươnglượng chương trình học.

Học theo dự án là phương pháp học tập trong đó giáo viên giao một “dự án”
cho người học, người học cẩn hợp tác với nhau để cùng thiết kế một chương trình
hoạt động, cùng hoạt động và cùng đánh giá kết quả hoạt động. Học theo dự án
giúp người học làm chủ các hoạt động học tập của mình và phát triển kĩ năng lập
chương trình, hiện thực hoá chương trình, tự nhận thức, thương lượng, giải quyết
vấn đề, ...

13
Thương lượng chương trình học là phương pháp học tập trong đó có sự
“thỏa thuận” giữa người dạy và người học, người học có quyền lựa chọn chương
trình phủ hợp với trình độ và sở thích của họ, thậm chí họ có quyền tham gia vào
quá trình thiết kế chương trình học. Thương lượng chương trình học giúp người
học tự tin và hứng thú hơn trong học tập, giúp người dạy chọn nội dung, học liệu
và phương pháp giảng dạy phù hợp người học, giúp người quản lí thấy được chất
lượng và hiệu quả của hoạt động đảo tạo.

1.1.3. Ý nghĩa của dạy học tích hợp


- Phát triển năng lực người học:

Các tình huống trong dạy học tích hợp thường gắn liền với thực tiễn cuộc
sống, gần gũi và hấp dẫn với người học, người học cần phải giải thích, phân tích,
lập luận hoặc tiến hành các thí nghiệm, xây dựng các mô hình... để giải quyết vấn
đề. Chính qua đó tạo điều kiện để phát triển ác phương pháp và kĩ năng cơ bản ở
người học như: lập kế hoạch, phân tích, tổng hợp thông tin, đề xuất các giải pháp
một cách sáng tạo, ...; tạo cơ hội kích thích động cơ, lợi ích và sự tham gia vào các
hoạt động học, thậm chí với cả các học sinh trung bình và yếu về năng lực học.

- Tận dụng vốn kinh nghiệm của người học:

Dạy học tích hợp tìm cách hòa nhập các hoạt động của nhà trưởng và thực
tế cuộc sống. Khi việc học được đặt trong bối cảnh gần gũi với thực tiễn, với cuộc
sống sẽ cho phép tạo ra niềm tin ở người học, giúp họ tích cực huy động và vận
dụng tối đa vốn kinh nghiêm của mình.

- Thiết lập mối quan hệ giữa các kiến thức, kĩ năng và phương pháp của các môn
học:

Dạy học tích hợp tạo mối liên hệ trong học tập bằng việc kết nối các môn
học khác nhau, nhấn mạnh đến sư phụ thuộc và mối quan hệ giữa các kiến thức,
14
kĩ năng và phương pháp của các môn học đó. Do đó dạy học tích hợp là phương
thức dạy học hiệu quả để kiến thức được cấu trúc một cách có tổ chức và vững
chắc.

- Tinh giản kiến thức, tránh sự lặp lại các nội dung của các môn học:

Thiết kế các chủ đề tích hợp ngoài việc tạo điều kiện thực hiện tích hợp mục
tiêu của hai hay nhiều môn học nó còn cho phép:

+ Thiết kế các nội dung dạy học để tránh sự lặp lại cùng một kiến thức ở
các môn học khác nhau, do đó, tiết kiệm thời gian khi tổ chức hoạt động học mà
vẫn đảm bảo học tích cực, học sâu.

+ Tạo điều kiện tổ chức các hoạt động học đa dạng, tận dụng các nguồn tài
nguyên cũng như sự huy động ác lực lượng xã hội tham gia vào quá trình giáo dục.

1.2. Tích hợp giáo dục môi trường cho học sinh Tiểu Học
1.2.1. Giáo dục môi trường
1.2.1.1. Môi trường

Điều 3 – Luật bảo vệ môi trường 2005 sử dụng các định nghĩa [7]

- Môi trưởng bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh
con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con
người và sinh vật.

- Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành,
sạch đẹp, phòng ngừa, hạn chế và cải thiện môi trưởng; khai thác sử dụng hợp lí
và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học.

- Thành phần môi trường là các yếu tố vật chất tạo thành môi trường như
đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái
vật chất khác.
15
Môi trường sống của con người được phân thành:

- Môi trường tự nhiên: bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lí, hóa học,
sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người nhưng ít nhiều cũng chịu tác động
của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi, sông, biển cả, không khí, động và
thực vật, đất và nước...Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây
nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoảng
sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải, cung
cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc con người thêm phong phú.

- Môi trường xã hội là các mối quan hệ giữa con người với con người. Đó
là các luật lệ, thể chế, cam kết, qui định ở các cấp khác nhau, các phong tục tập
quán... Môi trưởng xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn
khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc
sống của con người khác với các sinh vật khác.

- Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo bao gồm
tất cả các nhân tố do con người tạo nên hoặc biến đổi theo, làm thành những tiện
nghi trong cuộc sống như ô tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu đô thị, công
viên...nhằm phục vụ cho nhu cầu cuộc sống và lao động sản xuất của con người.
Các dạng tài nguyên và môi trường phản ánh các mối quan hệ của con người với
môi trường sống trên các mặt:

+ Các mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.

+Các mối quan hệ giữa con người cới con người.

+ Các mối quan hệ giữa con người với kinh tế.

+ Các mối quan hệ giữa con người với các thiết chế xã hội.

16
Môi trường có thể tác động và ảnh hưởng lên con người như một tổng thể
các yếu tố, trong đó các thành tố hòa quyện vào nhau tạo nên những hợp lực,
những tác động tổng hợp. Điều này cần được chú ý đầy đủ trong khi phân tích
các mối quan hệ giữa môi trường với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội.

1.2.1.2. Các chức năng chủ yếu của môi trường

Môi trường là không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật

Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi một người đều cần một không gian nhất
định để phục vụ cho các hoạt động sống như: nhà ở, nơi nghi, đất để sản xuất
nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, kho tàng, bến cảng...Trung bình mỗi ngày
mỗi người đều cần khoảng 4m không khí sạch để hít thở; 2,5 lít nước để uống,
một lượng lương thực thực phẩm tương ứng với 2000 – 2400 calo.

Như vậy, chức năng này đòi hỏi môi trường phải có một phạm vi không
gian thích hợp cho mỗi con người. Không gian sống của con người là Trái đất.

Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống
và sản xuất của con người.

Trong lịch sử phát triển, loài người đã trải qua nhiều giai đoạn. Bắt đầu từ
khi con người biết canh tác cách đây khoảng 14-15 nghìn năm, vào thời kỳ đồ đá
giữa cho đến khi phát minh ra máy hơi nước vào thế kỷ thứ XVII, đánh dấu sự
khởi đầu của công cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong mọi lĩnh vực.

Nhu cầu của con người về các nguồn tài nguyên không ngừng tăng lên về
cả số lượng, chất lượng và mức độ phức tạp theo trình độ phát triển của xã hội.
Chức năng này của môi trường còn gọi là nhóm chức năng sản xuất tự nhiên
gồm:

17
- Rừng tự nhiên: có chức năng cung cấp nước, bảo tồn tính đa dạng sinh
học và độ phì nhiêu của đất, nguồn gỗ củi, dược liệu và cải thiện điều kiện sinh
thái.

- Các thủy vực: có chức năng cung cấp nước, dinh dưỡng, nơi vui chơi giải
trí và các nguồn hải sản.

- Động và thực vật: cung cấp lương thực thực phẩm và các nguồn gen quý
hiếm.

- Các loại quặng, dầu mỏ: cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho các
hoạt động sản xuất nông nghiệp...

Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong
cuộc sống và hoạt động sản xuất

Trong quá trình sống, con người luôn đảo thải ra các chất thải vào tự nhiên
và quay trở lại môi trường. Tại đây, các chất thải dưới tác động của vi sinh vật
và các yếu tố môi trường khác sẽ bị phân hủy, biến đổi từ phức tạp thành đơn
giản và tham gia vào hàng loạt quá trình sinh địa hóa phức tạp. Có thể phân loại
chi tiết chức năng này thành các loại sau:

- Chức năng biến đổi li – hóa học: pha loãng, phân hủy hóa học nhờ ánh
sáng, hấp thụ, sự tách chiết các chất thải và độc tố.

- Chức năng biến đổi sinh hóa; sự hấp thụ các chất dư thừa, chu trình nito
và cacbon, khử các chất độc bằng con đường sinh hóa.

- Chức năng biến đổi sinh học: kháng hóa các chất hữu cơ, mùn hóa, nitrat
hóa và phản ứng nitrat hóa...

Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người

18
Môi trường trái đất được coi là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con
người. Bởi vì, chính môi trường trái đất là nơi:

- Cung cấp nguồn cho việc ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiêu
hóa của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hóa của loài
người.

- Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất tín hiệu, báo
động sớm các hiểm họa đối với con người và sinh vật sống trên trái đất như phản
ứng sinh lí của cơ thể sống trước khi xảy ra các tai biến tự nhiên và các hiện
tượng tai biến tự nhiên, đặc biệt như bão, động đất, núi lửa...

- Lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen, các loài
động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp, cảnh quan có
giá trị thẩm mĩ để thưởng ngoạn, tôn giáo và các văn hóa khác.

1.2.2. Vai trò của tích hợp giáo dục môi trường
1.2.2.1. Vị trí của GDMT trong trường TH

Ở nước ta, trong chiến lược GDMT, giai đoạn đầu tiên là tập trung vào HS
ở phổ thông, GDMT cho HS không chỉ đạt kết quả trước mắt mà còn đạt kết quả
lâu dài vì thế hệ trẻ vẫn còn ở trong quá trình phát triển nhận thức, thái độ và hành
vi. Sự thành đạt của họ trong tương lai phụ thuộc vào quá trình GD của chúng ta
hơn bất cứ nhóm nào khác

Hiện nay, trường học được coi là một trong những nơi phù hợp và hiệu quả
nhất để GDMT. Vì trường học có khả năng thực hiện chương trình học tập theo
khuôn khổ chính quy, có cấu trúc và được hỗ trợ chính thức.

Trong các bậc học, bậc TH là bậc nền mỏng của toàn bộ hệ thống GD quốc
dân. Khi đứa trẻ bước vào lớp 1, hoạt động chủ đạo của trẻ hoạt động học tập thay

19
cho hoạt động vui chơi như khi các em còn ở tuổi mẫu giáo. Trong giai đoạn nền
móng nảy, khi các em đang dần định hình về nhân cách, ý thức trách nhiệm với
cộng đồng, nếu chúng ta quan tâm GD một cách khoa học, phong phú về MT và
ý thức đối với MT cho HS sẽ để lại những dấu ấnsâu sắc không thể phai mờ trong
toàn bộ cuộc đời sau này của các em. Bản chất của tuổi thơ vốn dồi dảo tình cảm
gắn bỏ thiên nhiên bao quanh và ý thức sẵn sàng tham gia vào hoạt động công ích.
Đó là những thuận lợi để việc GDMT ở bậc TH đạt hiệu quả cao

1.2.2.2. Mục tiêu của GDMT trong trường TH

Ở nước ta: Tại chỉ thị 36/CT-TW ngày 25/06/1998 của Bộ chính trị về tăng
cường công tác BVMT trong thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã
chỉ rõ “Thường xuyên GD, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và phong
trào quần chúng BVMT. Bộ GD và đào tạo đã đưa ra mục tiêu GDMT chung cho
các trường phổ thông như sau: [5]

“GDMT trong nhà trường phổ thông nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là:
Mỗi trẻ được trang bị một ý thức trách nghiệm đối với sự phát triển bền vững của
trái đất, một khả năng đánh giá vẻ đẹp của thiên nhiên và mội nhân cách được
khắc sâu nền tảng đạo lý về MT”

Nhiều công trình nghiên cứu đã đưa ra mục tiêu GDMT trong nhà trường
TH như sau:

- Về tri thức: cần trang bị cho HS hệ thống những kiến thức cơ bản ban đầu
về MT phù hợp với độ tuổi và tâm sinh lí của HS, cụ thể là phải làm cho HS nắm
bắt được những vấn đề sau:

+ Có những hiểu biết cơ bản, ban đầu về tự nhiên, về MT của nước ta.

20
+ Nhận thức được mối quan hệ khăng khít, tác động lẫn nhau giữa con người
- xã hội – tự nhiên.

- Về thái độ: Cần hình thành cho các em ý thức quan tâm đến MT và thái
độ, trách nhiệm đối với MT, cụ thể là:

+ Từng bước bồi dưỡng cho HS lòng yêu quý thiên nhiên, tình cảm trân
trọng tự nhiên và tha thiết có nhu cầu BVMT.

+ Có ý thức về tầm quan trọng về MT trong sạch đối với sức khỏe của con
người, về chất lượng cuộc sống của chúng ta, xây dựng thái độ tích cực đối với
MT.

+ Thể hiện sự quan tâm tới việc cải thiện MT để có ý thức sử dụng hợp lý
chúng, không khoan nhượng trước thái độ và việc làm hủy hoại MT, gây ô nhiễm
MT một cách vô ý thức hoặc có ý thức. sống.

+ Có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia MT

- Về hành vi: Cần trang bị cho HS những kỹ năng ứng xử tích cực trong
việc BVMT, cụ thể là

+ Có kỹ năng đánh giá những tác động của con người tới tự nhiên, dự
đoán những hậu quả của chúng.

+ Kỹ năng đề ra cách giải quyết đúng, thực hiện những biện pháp nhằm
BVMT.

+ Kỹ năng phổ biến những tư tưởng về thái độ quan tâm đến thiên nhiên

- Tham gia tích cực, có hiệu quả vào các hoạt động giữ gìn vệ sinh, đảm
bảo sự trong sạch của MT sống, tham gia tích cực vào việc bảo tồn và phát triển
nguồn tài nguyên.

21
Như vậy, mục tiêu GDMT cho HSTH không chỉ dừng lại ở việc hình
thành những nhận thức về MT, những vấn đề liên quan mà còn GD cho các em
thái độ và những hành vi BVMT phù hợp với lứa tuổi của mình.

1.2.3. Các hình thức tích hợp giáo dục môi trường
Nhiều công trình nghiên cứu đều thống nhất 3 hình thức tích hợp nội dung
GDMT như sau: [8]

a) Hình thức tích hợp (Integration): Ở hình thức này một phần nội dung của
môn học chính là nội dung GDMT được đưa vào MT có thể là một chủ đề hay một
số bài học trọn vẹn.

b) Hình thức lồng ghép (Infusion): Ở hình thức này một số kiến thức môn
học cũng chính là kiến thức GDMT được đưa vào chương trình và sách giáo khoa
theo các mức độ khác nhau.

+ Có thể chiếm một mục, một đoạn hay một vài câu trong bài học.

+ Có thể là các bài đọc thêm sau bài học chính nhằm bổ sung kiến thức về
GDMT.

c) Hình thức liên hệ (Permeation): Ở hình thức này các kiến thức GDMT
không được nêu rõ trong sách giáo khoa, nhưng dựa vào kiến thức bài học, người
GV có thể bổ sung các kiến thức bằng cách liên hệ các kiến thức GDMT vào bài
giảng cho phù hợp.

Dựa vào các hình thức tích hợp GDMT trên đây, có thể phân biệt được 3
loại bài khác nhau cho phép tiến hành GDMT:

- Loại 1: Toàn bài có nội dung GDMT.

- Loại 2: Bài học có một số nội dung lồng ghép với GDMT.

22
- Loại 3: Bài học có một hoặc nhiều chỗ có khả năng liên hệ, bổ sung thêm
kiến thức về MT.

Đối với môn Khoa học, GDMT đã trở thành một phần nội dung quan trọng
trong chương trình học tập của môn học này. Nói cách khác, nội dung GDMT đã
được các tác giả tích hợp trong khi xây dựng chương trình và biên soạn sách giáo
khoa. Việc cần thực hiện với GV đứng lớp và bổ sung, liên hệ với các nội dung
của MT từng địa phương để thực hiện tốt các mục tiêu GDMT đã được đề cập
trong từng bài học.

Như vậy, để có thể thực hiện việc GDMT thông qua môn Khoa học, cần
phải tìm hiểu những nội dung đã được tích hợp vào chương trình và sách giáo khoa
và những nội dung có thể tích hợp thêm, trong đó chủ yếu là các nội dung của
MTĐP để vừa thực hiện tốt những mục tiêu đã được tích hợp, vừa gắn việc GDMT
nói chung với các MTĐP cụ thể

1.3. Đặc điểm tâm - sinh lý của học sinh Tiểu học lớp 4
Đặc điểm tâm - sinh lý của HSTH đã được nhiều công trình nghiên cứu và
đề cập đến nhưng ở phạm vi đề tài này chúng tôi chỉ quan tâm đến những đặc điểm
có thể chi phối đến quá trình học tập về GDMTDP của HS để từ đó có thể xác
định nội dung cũng như phương pháp tích hợp GDMTĐP vào môn Khoa học lớp
4 cho HS. Vì vậy, chúng tôi xin trình bày một số đặc điểm sau:

Trước khi bước vào trường TH, MT sống của trẻ là gia đình và trường mẫu
giáo với những hoạt động vui chơi là chủ yếu. Khi bước vào trường THMT sống
của các em thay đổi, ở thời kỳ này các em có nhiều mối quan hệ khác như mối
quan hệ với thầy cô, bạn bè, trường lớp, sách vở, đồ dùng học tập, ... và lúc này
hoạt động học tập của các em chuyển từ hoạt động vui chơi sang học tập là chính.
Trước sự thay đổi này có thể tạo cho trẻ tâm lý e rẻ, lúng túng và thậm chí sợ sệt,

23
khó hòa nhập được với MT sống mới. Tuy nhiên ở MT mới cũng tạo cho các em
một thế giới mới đòi hỏi các em phải tìm tòi, khám phá do đó những sự kiện, hiện
tượng xảy ra trong thời kỳ này sẽ tạo cho trẻ những ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc.
Vì vậy mà việc GDMT trong thời kỳ này là cần thiết, từ đó định hướng cho các
em có được những tri thức và hành vi lành mạnh, đúng đắn đối với MT xung
quanh.

Một trong những mục tiêu của GDMT là nhằm hình thành ở trẻ những hành
vi tương ứng, để thực hiện được những hành vi này buộc các em phải trực tiếp
tham gia vào các hoạt động, vì vậy nếu không xét đến đặc điểm cơ thể sẽ có những
hoạt động ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển

về thể lực của các em. Thời kỳ này khung xương của các em đang trong giai đoạn
phát triển và vẫn còn nhiều mô sụn. Do đó cần tránh cho trẻ mang vác nặng và chú
ý đến các tư thế hoạt động của trẻ khi tham gia các phong trào bảo vệ MT mà nhà
trường, xã, phường... tổ chức.

Hơn nữa hệ thần kinh của các em đang trong thời kỳ phát triển mạnh, khả
năng kìm hãm của hệ thần kinh còn yếu cho nên trẻ rất dễ bị kích thích, kích động.
Do đó trong quá trình hình thành thói quen và hành vi BVMT, GV phải là người
thường xuyên quan sát, theo dõi hoạt động của các em để từ đó nhắc nhở giúp hình
thành ở trẻ tính tự chủ, lòng kiên trì, biết kim hãm bản thân trước hoàn cảnh.

Trong thời kỳ này các cơ quan nội tạng của trẻ như hệ thần kinh tuần hoàn,
hệ hô hấp, ...vẫn chưa thật hoàn chỉnh. Vì vậy khi tổ chức các hoạt động cần tránh
cho các em hoạt động mạnh, tiêu cực có thể làm ảnh hưởng đến tim. Đồng thời
cũng nên để tránh những nơi có ô nhiễm MT như ô nhiễm không khi (khói thuốc,
bụi xe, bụi đường, ...) làm ảnh hưởng và tổn thương đến phổi của các em.

24
Đối với HSTH nhận thức cảm tính vẫn chiếm ưu thế. Do đó để GDMT đạt
hiệu quả cao thì cần phải chú ý mặt biểu hiện của kiểu nhận thức này để từ đó có
cách thức GD phù hợp đối với nhận thức của các em. Đặc điểm này được biểu
hiện cụ thể sau.

- Về tri giác: ở thời kỳ này nhận thức các sự vật - hiện tượng của các em còn dựa
trên tư duy cảm tính (chủ yếu là bằng trực giác) do đó quá trình nhận thức của các
em còn mang tỉnh đại thể chưa đi sâu vào những thuộc tính bản chất của sự vật,
hiện tượng, vì vậy mà các em thường nhầm lẫn sự vật - hiện tượng này với sự vật
- hiện tượng khác. Bên cạnh đó tâm lý trẻ thời kỳ này đặc biệt thường thích quan
sát những sự vật - hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, sinh động đây cũng chính là điều
kiện thuận lợi khi GDMT cho các em. Tuy nhiên trong GDMT đặc biệt là khi giao
nhiệm vụ cho HS quan sát, tìm hiểu MT xung quanh GV cần hướng dẫn các em
cách nhìn nhận và phát triển những thuộc tỉnh chủ yếu của sự vật - hiện tượng
đồng thời trong quá trình giảng dạy nên thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại
khóa như tham quan MT thiên nhiên, tham quan nhà máy, công ty, ... để các em
có thể lĩnh hội các tri thức bằng trực giác. Bên cạnh đó trong các giờ học GV cũng
nên sử dụng các đồ dùng dạy học làm cho bài giảng trở nên sinh động để kích
thích các em tìm hiểu, khám phá, kích thích hứng thú học tập ở trẻ, nâng cao hiệu
quả GD.

- Về trí nhớ: Đặc điểm trí nhớ các em thời kỳ này là trực quan hình tượng, các em
có thể nhớ rất nhanh các sự vật, hình tượng mà các em tri giác được và những sự
vật - hình tượng mà các em được trực tiếp tham gia, trực tiếp hành động. Đặc điểm
này có ý nghĩa lớn đối với công tác GDMT, vì một trong những mục tiêu vô cùng
quan trọng của môn học là nhằm hình thành cho các em những hành vi BVMT,
mà để những hành vi đó trở thành thói quen cho các em thì biện pháp tốt nhất là
cho các em được trực tiếp tham gia hoạt động, mà muốn có được những hành vi

25
cụ thể để các em trực tiếp tham gia thì không gì có thể thay thế được MT xung
quanh các em.

- Về tư duy: Nếu từ lứa tuổi mầm non, các em phát triển tư duy theo kiểu “thầy
bói xem voi”, tức là nhận thức theo kiểu giác động, là học sinh phải được tiếp xúc
với các đối tượng, thì khi sang tiểu học, khả năng khái quát hóa phát triển dần theo
lứa tuổi. Ở cuối bậc tiểu học (lớp 4), HS bắt đầu biết khái quát, phát triển tư duy
tưởng tượng tuy nhiên, hoạt động tư duy trừu tượng về kiến thức, thế giới sự vật
hiện tượng còn ở mức sơ đẳng, nền tảng. Mặc dù vậy, với sự phát triển tư duy của
học sinh lớp 4, là điều kiện để tích hợp kiến thức liên môn, cũng như kiến thức
GDMT cho các em.

- Về tưởng tượng: Ở giai đoạn lớp 4, tưởng tượng tải tạo đã bắt đầu hình thành, từ
những hình ảnh cũ HS đã tái tạo ra những hình ảnh mới. Trí tưởng tượng sáng tạo
tương đối phát triển ở giai đoạn này, HS đã bắt đầu có nhu cầu phát triển thông
qua khả năng làm thơ, viết văn, vẽ tranh, .... Đặc biệt, trí tưởng tượng của các em
trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình
ảnh, sự việc, hiện tượng đều gắn liền với các rung động tình cảm của các em. Cho
nên, với các loại hình tích hợp, cũng như tích hợp GDMT, phải làm sao thật hấp
dẫn, vui nhộn, hấp dẫn, cuốn hút các em thì các em mới tiếp nhận và biến thành
kiến thức, kỹ năng (yêu cầu cần đạt).

- Về chú ý: Ở giai đoạn lớp 4, trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú
ý của mình. Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế, ở trẻ đã có sự nỗ
lực về ý chí trong hoạt động học tập như học thuộc một bàithơ, một công thức toán
hay một bài hát dài, ...Trong sự chú ý của trẻ đã bắt đầu xuất hiện giới hạn của yếu
tố thời gian, trẻ đã định lượng được khoảng thời gian cho phép để làm một việc
nào đó và cố gắng hoàn thành công việc trong khoảng thời gian quy định.

26
Từ những đặc điểm trên có thể nói rằng việc tích hợp GDMT thông qua
môn học là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lý của HSTH. Đặc biệt là
môn khoa học mang nhiều nội dung GDMT sẽ là môn học có nhiều khả năng tích
hợp GDMT.

27
KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Qua quá trình nghiên cứu cơ sở lý luận tích hợp giáo dục môi trường ở Tiểu
học đã tìm hiểu về một số vấn đề chung về dạy học tích hợp, tích hợp giáo dục
môi trường cho học sinh Tiểu Học và đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học
lớp 4, tôi đã đưa ra một số kết luận sau:

Hiện nay ở nước ta, GDMT đã được đưa vào trường học thông qua các hình
thức như tích hợp, lồng ghép, liên hệ thông qua các môn học ở TH Trong đó, môn
Khoa học là môn học có khả năng GDMT cao nhất vì qua môn học này, HS được
làm quen với thế giới tự nhiên, về những vấn đề gần gũi với MT xung quanh như:
Con người và sức khỏe, thực vật và động vật,vật chất và năng lượng, MT và tài
nguyên thiên nhiên.

Đặc trưng của GDMT cần được tiến hành thông qua các môn học và các
hoạt động trong nhà trường. Hơn nữa, GDMT không chỉ nhằm cung cấp cho HS
những kiến thức về MT mà còn hình thành cho các em những hành vi cụ thể. Do
đó, việc tích hợp GDMT vào chương trình Tiểu học là điều phù hợp, cần thiết và
mang tinh thực tiễn cao.

28
CHƯƠNG 2: TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG CHỦ ĐỀ
“NƯỚC” MÔN KHOA HỌC 4

2.1. Phân tích chủ đề “Nước” môn Khoa học lớp 4


2.1.1. Yêu cầu cần đạt và nội dung
2.1.1.1. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù môn Khoa học

Môn Khoa học hình thành và phát tiển co HS năng lực khoa học tự nhiên,
bao gồm các thành phần nhận thức khoa học tự nhiên: tìm hiểu môi trường tự
nhiên xumg quanh; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. [4]

Những biển hiện của năng lực khoa học tự nhiêm trong môn Khoa học được
trình bày trong bảng sau:

Thành phần Biểu hiện


năng lực
Nhận thức khoa - Kể tên, nêu, nhận biết được một số sự vật và hiện tượng
học tự nhiên đơn giản trong tự nhiên và
đời sống, bao gồm một số vấn đề về chất, năng lượng,
thực vật, động vật, nấm và vi khuẩn,
con người và sức khoẻ, sinh vật và môi trường.
- Trình bày được một số thuộc tính của một số sự vật và
hiện tượng đơn giản trong
tự nhiên và đời sống.
- Mô tả được sự vật và hiện tượng bằng các hình thức
biểu đạt như ngôn ngữ nói, viết, sơ đồ, biểu đồ.
- So sánh, lựa chọn, phân loại được các sự vật và hiện
tượng dựa trên một số tiêu chí
xác định.

29
- Giải thích được về mối quan hệ (ở mức độ đơn giản)
giữa các sự vật và hiện tượng (nhân
quả, cấu tạo — chức năng,...).
Tìm hiểu môi - Quan sát và đặt được câu hỏi về sự vật, hiện tượng, mối
trường tự nhiên quan hệ trong tự nhiên, về thế
xung quanh giới sinh vật bao gồm con người và vấn đề sức khoẻ.
- Đưa ra dự đoán về sự vật, hiện tượng, mối quan hệ giữa
các sự vật, hiện tượng (nhân quả, cấu tạo – chức năng,
...).
- Đề xuất được phương án kiểm tra dự đoán. Thu thập
được các thông tin về sự vật, hiện tượng, mối quan hệ
trong tự nhiên và sức khoẻ bằng nhiều cách khác nhau
(quan sát các sự vật và hiện tượng xung quanh, đọc tài
liệu, hỏi người lớn, tìm trên Internet, ...).
- Sử dụng được các thiết bị đơn giản để quan sát, thực
hành, làm thí nghiệm tìm hiểu những sự vật, hiện tượng,
mối quan hệ trong tự nhiên và ghi lại các dữ liệu đơn giản
từ quan sát, thí nghiệm, thực hành,..
Vận dụng kiến - Từ kết quả quan sát, thí nghiệm, thực hành, ... rút ra
thức, kĩ năng đã được nhận xét, kết luận về đặc điểm và mối quan hệ giữa
học sự vật, hiện tượng.
- Giải thích được một số sự vật, hiện tượng và mối quan
hệ trong tự nhiên, về thế giới sinh vật, bao gồm con người
và các biện pháp giữ gìn sức khoẻ.

30
- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đơn giản trong
đó vận dụng kiến thức khoa học và kiến thức kĩ năng từ
các môn học khác có liên quan.
- Phân tích tình huống, từ đó đưa ra được cách ứng xử
phù hợp trong một số tình huống có liên quan đến sức
khoẻ của bản thân, gia đình, cộng đồng và môi trường tự
nhiên xung quanh; trao đổi, chia sẻ, vận động những
người xung quanh cùng thực hiện.
- Nhận xét, đánh giá được phương án giải quyết và cách
ứng xử trong các tình huống gắn
với đời sống.

2.1.1.2. Nội dung cụ thể chủ đề “Nước” môn Khoa học lớp 4 bộ sách Kết nối tri
thức với cuộc sống

Chủ đề “Nước” thuộc chủ điểm 1: “Chất và năng lượng” gồm 3 bài

Bài 1: Tính chất của nước và nước với cuộc sống


Bài 2: Sự chuyển thể của nước và vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
Bài 3: Sự ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước. Một số cách làm sạch nước.
Yêu cầu cần đạt của từng bài

Bài Yêu cầu cần đạt

Bài 1: Tính chất của – Quan sát và làm được TN đơn giản để phát hiện ra
nước và nước với cuộc một số tính chất của nước.
sống – Nêu được một số tính chất của nước (không màu,
không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định;

31
chảy từ cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía;
thấm qua một số vật và hoà tan một số chất).
– Vận dụng được tính chất của nước trong một số
trường hợp đơn giản. Nêu được và liên hệ thực tế ở
gia đình và địa phương về ứng dụng một số tính chất
của nước.
– Nêu được và liên hệ thực tế ở gia đình và địa
phương về vai trò của nước trong đời sống, sản xuất
và sinh hoạt.
Bài 2: Sự chuyển thể – Quan sát và làm được TN đơn giản để phát hiện ra
của nước và vòng tuần sự chuyển thể của nước.
hoàn của nước trong tự – Vẽ sơ đồ và sử dụng được các thuật ngữ: bay hơi,
nhiên ngưng tụ, đông đặc, nóng chảy
để mô tả sự chuyển thể của nước.
– Vẽ được sơ đồ và ghi chủ được “vòng tuần hoàn
của nước trong tự nhiên".
Bài 3: Sự ô nhiễm và – Nêu được nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước,
bảo vệ nguồn nước. Một liên hệ thực tế ở gia đình và địa phương.
số cách làm sạch nước. – Nêu được sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước (nêu
được tác hại của nước
không sạch) và phải sử dụng tiết kiệm nước.
– Thực hiện được và vận động những người xung
quanh (gia đình và địa phương)
cùng bảo vệ nguồn nước và sử dụng tiết kiệm nước.

32
– Trình bày được một số cách làm sạch nước, liên hệ
thực tế về cách làm sạch nước ở gia đình và địa
phương.

2.1.2. Tích hợp nội dung giáo dục môi trường ở chủ đề “Nước” trong dạy học
Khoa học
2.1.2. 1. Khả năng tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Khoa học ở
trường Tiểu học

Môn Khoa học là môn học bắt buộc ở các lớp 4,5 ở Tiểu học được xây dựng
dựa trên nền tảng năng lực khoa học cơ bản. Môn học coi trọng việc tổ chức cho
HS trải nghiệm thực tế, tạo cho HS cơ hội tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên và
xã hội xung quanh; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn, học cách
ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội. Với đặc điểm môn học như trên cho thấy,
môn Khoa học có nhiều khả năng để giáo dục BVMT. Điều này được thể hiện
thông qua yêu cầu cần đạt về năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung
quanh, năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để: Giải thích được ở mức độ
đơn giản một số sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tự nhiên và xã hội xung
quanh; Phân tích được tình huống liên quan đến vấn đề môi trường sống xung
quanh

Khả năng tích hợp giáo dục môi trường chủ đề “Nước” trong dạy học Khoa
học lớp 4 - bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Bài Nội dung tích hợp Hình thức tích hợp

Bài 1: Tính - Nêu được và liên hệ thực tế ở gia đình Tích hợp liên hệ
chất của nước và địa phương về vai trò của nước
trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt.

33
và nước với - Nêu một số cách bảo vệ, tiết kiệm
cuộc sống nguồn nước
- Tuyên truyền, vận động người thaan
ý thức bảo vệ, tiết kiệm nguồn nước
Bài 2: Sự - Nêu được vai trò, sự cần thiết của Tích hợp liên hệ
chuyển thể của vòng tuần hoàn nước trong tự nhiên
nước và vòng - Nêu cách bảo vệ, tiết kiệm nguồn
tuần hoàn của nước
nước trong tự
nhiên

Bài 3: Sự ô - Nêu được sự cần thiết phải bảo vệ Tích hợp lồng ghép
nhiễm và bảo nguồn nước (nêu được tác hại của nước
vệ nguồn nước. không sạch) và phải sử dụng tiết kiệm
Một số cách nước.
làm sạch nước. - Thực hiện được và vận động những
người xung quanh (gia đình và địa
phương) cùng bảo vệ nguồn nước và
sử dụng tiết kiệm nước.
- Trình bày được một số cách làm sạch
nước, liên hệ thực tế về cách làm sạch
nước ở gia đình và địa phương.

2.1.2.2. Mục tiêu giáo dục môi trường thông qua môn Khoa học ở trường Tiểu
học

34
Giáo dục môi trường (GDMT) là một phần quan trọng trong việc hình thành
ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh ở trường Tiểu học. Dựa vào môn Khoa học,
chúng ta có thể truyền đạt kiến thức và kỹ năng liên quan đến môi trường, từ đó
giúp học sinh hiểu và thực hành bảo vệ môi trường một cách hiệu quả.

Mục tiêu của GDMT bao gồm

Hiểu bản chất môi trường: Giúp học sinh hiểu về hệ thống môi trường thiên
nhiên và nhân tạo, về các yếu tố môi trường như khí hậu, đất đai, nước và sinh vật.
Môi trường tự nhiên là môi trường giúp con người có nhiều điều kiện để phát triển
và tồn tại lâu dài như không khí để con người hít thở, đất để xây dựng nhà cửa,
chăn nuôi, trồng trọt…Môi trường mang lại nguồn khoáng sản cần thiết cho con
người.

Nhận thức về tác động của con người: Qua GDMT, HS nhận thức về vai trò
quan trọng của các yếu tố tự nhiên đối với con người, sinh vật, động vật, hệ sinh
thái. Cách hoạt động của con người ảnh hưởng đến môi trường, từ việc sản xuất
đến việc sử dụng tài nguyên và xử lý chất thải.

Hình thành ý thức bảo vệ môi trường: Hình thành tình yêu với môi trường
tự nhiên. Khuyến khích học sinh có hành vi việc làm bảo vệ môi trường sống tự
nhiên về môi trường nước, môi trường đât, không khí, ....

Thúc đẩy hành động bảo vệ môi trường: Không chỉ dừng lại ở việc hiểu
biết, mà còn thúc đẩy hành động cụ thể như tiết kiệm năng lượng, tái chế, và sử
dụng tài nguyên một cách bền vững. Từ đó phát triển tư duy, tính sáng tạo cho HS

Môn Khoa học ở Tiểu học cũng đóng góp vào việc hình thành năng lực tự
chủ, giao tiếp, giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh. Điều này giúp họ không
chỉ hiểu về môi trường mà còn biết cách bảo vệ nó.

35
Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích: Khuyến khích học sinh quan sát
môi trường xung quanh, nhận biết các biểu hiện của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi
trường và các vấn đề môi trường khác.

Tạo ra môi trường học tập tích cực: Tạo ra môi trường học tập sáng tạo và
tích cực, khuyến khích học sinh tham gia vào các dự án và hoạt động thực tiễn liên
quan đến bảo vệ môi trường.

Kết nối với cộng đồng: Thúc đẩy sự kết nối với cộng đồng thông qua các
dự án môi trường cộng đồng, giúp học sinh thấy rằng họ có thể làm phần của một
cộng đồng rộng lớn hơn trong việc bảo vệ môi trường.

Phát triển ý thức công dân toàn cầu: Giúp học sinh nhận biết rằng các vấn
đề môi trường là một phần của hệ thống toàn cầu và họ có trách nhiệm đối với sự
bảo vệ môi trường không chỉ tại cấp địa phương mà còn ở cấp quốc tế.

Những mục tiêu này có thể được thực hiện thông qua các hoạt động giảng
dạy, thảo luận lớp học, thực nghiệm khoa học, dự án nghiên cứu, và tham gia vào
các hoạt động bảo vệ môi trường trong cộng đồng.

2.2. Nguyên tắc thiết kế bài dạy có tích hợp giáo dục môi trường trong chủ
đề “Nước” môn Khoa học 4
2.2.1. Mục đích thiết kế
Tích hợp giáo dục môi trường trong bài dạy có ý nghĩa quan trọng trong
việc nâng cao ý thức tự giác và hành động thói quen bảo vệ môi trường cho các
công dân tương lai. Điều này góp phần xây dựng và phát triển một môi trường bền
vững. Để đạt được hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng giáo dục môi trường,
cần tập trung vào việc giáo dục cho học sinh không chỉ kiến thức trên lớp mà còn
ý thức về bảo vệ môi trường trong thực tế. Một số phương pháp triển khai tích hợp
giáo dục môi trường bao gồm tư duy thiết kế và xác định nội dung giáo dục môi

36
trường. Như vậy, việc tích hợp giáo dục môi trường trong bài dạy là một hướng
tiếp cận quan trọng để hình thành những hành động bảo vệ môi trường cho thế hệ
tương lai.

2.2.2. Nguyên tắc thiết kế


2.2.2.1. Đảm bảo về mục tiêu, nội dung yêu cầu cần đạt của chương trình môn
Khoa học 4

Xây dựng bài học tích hợp không phải là việc xếp gộp, đặt kề các bài học,
các nội dung cạnh nhau trong chương trình một cách cơ học, ngẫu nhiên mà thường
phải có sự lồng ghép, chọn lọc những nội dung có liên quan, giữa các bài nhằm
tạo thành nội dung dạy học mới. Vì thế, việc xây dựng bài học tích hợp chính là
cấu trúc lại toàn bộ nội dung dạy học từ một môn học hay nhiều môn học khác
nhau, nhưng có mối liên hệ nhất định để tạo thành bài học mới (Với các mục tiêu
mới, các hoạt động mới, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học mới....). Qua
trình tái cấu trúc nội dung dạy học này luôn cần bám sát Chuẩn Kiến thức - Kĩ
năng để tránh việc sa đả vào những nội dung không trọng

Đảm bảo mục tiêu bài học có ý nghĩa là khi sử dụng các biện pháp trong
quá trình dạy học phải phù hợp với mục tiêu bài học. Sử dụng các biện pháp dạy
học một cách thường xuyên, phổ biến nhưng không có nghĩa là sử dụng vào mọi
bài học. Vì vậy lựa chọn các biện pháp dạy học phải bám sát mục tiêu, nội dung
bài học để xây dựng kế hoạch dạy học nhằm tạo điều kiện cho HS huy tính tích
cực của HS.

Đảm bảo năng lực khoa họ trong dạy học môn Khoa học lớp 4 đảm bảo dạy
đúng, dạy đủ những tri thức quy định trong chương trinh sách giáo khoa, là đảm
bảo logic chặt chẽ, phân bố thời gian hợp lý.

37
Trong đó, trọng tâm sử dụng phương pháp DHTH coi con người, tự nhiên
và xã hội là một chỉnh thể thống nhất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó
con người là cầu nối giữa tự nhiên và xã hội. Các nội dung giáo dục giá trị sống
và kĩ năng sống, giáo dục sức khỏe, giáo dục môi trường, giáo dục tài chính được
tích hợp vào môn Tự nhiên và Xã hội ở mức độ đơn giản, phù hợp với điều kiện
của Việt Nam.

Thực hiện bài giảng đảm bảo học sinh và giáo viên phải nắm chắc nhiệm
vụ của mình. Thầy chuẩn bị bài kĩ trước khi đến lớp – trò lĩnh hội tri thức một
cách tích cực, sáng tạo.

2.2.2.2. Đảm bảo người học là trung tâm của hoạt động dạy học

Đảm bảo người học là trung tâm của hoạt động dạy học trong tích hợp giáo
dục môi trường là rất quan trọng để tạo ra một môi trường học tập tích cực và có
ý nghĩa. Dưới đây là một số cách để đảm bảo điều này:

Dạy học tích hợp khám phá sở thích và quan điểm của học sinh. Hiểu rõ sở
thích, niềm đam mê và quan điểm của học sinh về môi trường sẽ giúp giáo viên
tạo ra các hoạt động và nội dung giáo dục phù hợp và hấp dẫn. Tạo ra cơ hội cho
học sinh tự tham gia vào các hoạt động. Khuyến khích học sinh tự tham gia vào
việc lập kế hoạch và thực hiện các dự án môi trường. Điều này không chỉ giúp họ
cảm thấy mình quan trọng mà còn phát triển kỹ năng lãnh đạo và giải quyết vấn
đề.

Tạo ra một môi trường học tập cởi mở, không giới hạn bởi giảng dạy truyền
thống, tạo ra môi trường học tập mở, kích thích sự sáng tạo và khám phá. Khuyến
khích học sinh đặt câu hỏi, thảo luận và tìm kiếm câu trả lời từ các nguồn thông
tin đa dạng. Từ đó kích thích tư duy phản biện cho HS. Không chỉ chấp nhận thông
tin một cách mù quáng, mà còn khuyến khích học sinh suy luận, phân tích và đặt

38
câu hỏi về các vấn đề môi trường. Sử dụng thực tế, ví dụ cụ thể và các vấn đề môi
trường đang diễn ra trong cộng đồng để giảng dạy. Điều này giúp học sinh nhận
thức được ý nghĩa và ứng dụng của kiến thức vào cuộc sống hàng ngày. Không
chỉ tập trung vào kiến thức, mà còn phát triển kỹ năng mềm như làm việc nhóm,
giao tiếp hiệu quả và giải quyết vấn đề, giúp học sinh trở thành công dân có ý thức
môi trường.

2.2.2.3. Đảm bảo sự gắn kết với thực tiễn

Vận dụng một số biện pháp DHTH trong dạy học môn Khoa học lớp 4 được
đưa ra trong quá trình dạy học phải mang tính thực tế và khả thi tức là bài tập thực
hành phải đáp ứng mục tiêu môn học và có tính thực tiễn hàng ngày, kiến thức cần
được vận dụng đúng đắn, và triệt để trong môn học. Phải tổ chức cho HS thực
hành để rèn luyện các kĩ năng cơ bản, HS có thể vận dụng kiến thức từ bài học vào
thực tiễn như HS phải biết kể tên, nêu, nhận biết được một số sự vật và hiện tượng
đơn giản trong tự nhiên và đời sống, bao gồm một số vấn đề về chất, năng lượng,
thực vật, động vật, nấm và vi khuẩn, con người và sức khoẻ, sinh vật và môi
trường.

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ thực hành, Môn TN&XH phải cung cấp cho
HS một số khái niệm, một số qui tắc ngữ pháp cơ bản, sơ giản và tối cần thiết:
Giải thích được một số sự vật, hiện tượng và mối quan hệ trong tự nhiên, về thế
giới sinh vật, bao gồm con người và các biện pháp giữ gìn sức khoẻ...

2.2.2.4. Đảm bảo có sự hỗ trợ của các phương tiện kĩ thuật hiện đại trong quá
trình dạy học

Xuất phát từ đặc điểm tâm lý của HS tiểu học tư duy trực quan chiếm ưu
thế. Để bài học hấp dẫn, kích thích hứng thú học tập của học sinh thì các phương

39
tiện trực quan phải dễ quan sát, các hiện tượng tìm ra trong bài học phải rõ ràng,
có tính thuyết phục và dễ thấy bằng mắt thường.

Cần chuẩn bị tốt các phương tiện và dụng cụ sử dụng trong bài học. Tranh
ảnh phóng to giúp các em dễ quan sát, thiết bị thí nghiệm phải thể hiện rõ những
chi tiết chủ yếu, thể hiện được tính thẩm mỹ. Đồng thời lựa chọn đồ dùng trực
quan phải hấp dẫn, kích thích hứng thú của người dạy và người học khi đó kiến
thức mà học sinh đạt được sẽ khắc sâu hơn, các em có thái độ yêu thích môn học
hơn.

Thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ góp phần phát triển khả năng tư duy, trí tưởng
tượng ở các em. Ngược lại, nếu không tuân thủ nguyên tắc này sẽ không phát huy
được tính tích cực của học sinh vì tư duy của các em vẫn chủ yếu là tư duy trừu
tượng. Đây là nguyên tắc quan trọng cần vận dụng khi dạy học theo hướng phát
huy tính tích cực của học sinh.

2.1.2.5. Đảm bảo tính khả thi

Để tích hợp được các bài học thuộc một môn học hay thuộc nhiều môn học
khác nhau thì cần phải tôn trọng và khai thác mối liên hệ giữa các bài học ấy. Đảm
bảo mối liên hệ giữa các bài học tích hợp. Mối liên hệ này có thể được bộc lộ một
cách rõ ràng, cũng có thể chỉ ở một vài khía cạnh. Mức độ liên quan về mục tiêu
hay nội dung các bài học ít nhiều sẽ quyết định mức độ tích hợp nhiều hay ít giữa
các bài học đó.

Lựa chọn một bài học trong một môn học nhất định làm "xương sống" cho bài
tích hợp. Khi xây dựng bài học tích hợp, cần chọn một bài học cụ thể ở một môn
học nhất định để làm trung tâm. Các ý tưởng thiết kế bài học tích hợp được phát
triển từ nội dung chính của bài học này.

40
Trong một số trường hợp, ý tưởng chính của bài học tích hợp không nằm hoàn
toàn trong một môn học mà mang đậm tính chất của một vấn đề mang tính xã hội
hay một vấn đề khác không có nhiều liên hệ tới một môn học cụ thể. Khi thiết kế
kiểu bài học tích hợp loại này, giáo viên thường tìm ý tưởng từ chính các sự kiện
hay hiện tượng trong thế giới hiện thực xung quanh học sinh. Tuy nhiên cách xây
dựng những bài học kiểu này không là xu thế phổ biến.

2.3. Quy trình tích hợp giáo dục môi trường trong chủ đề “Nước” môn
Khoa học 4
2.2.1. Quy trình
Bộ GD-ĐT (2014) đưa ra quy trình xây dựng bài học tích hợp gồm 6 bước:

(1) Rà soát chương trình, sách giáo khoa tìm ra những nội dung dạy học có
liên quan với nhau;

(2) Xác định bài học/chủ đề tích hợp bao gồm môn học nào;

(3) Xác định mục tiêu bài học;

(4) Dự kiến thời lượng cho bài tích hợp;

(5) Xây dựng nội dung bài học;

(6) Xây dựng bài dạy tích hợp.

Việc xây dựng kế hoạch bài dạy tích hợp giáo dục BVMT cũng có những
điểm tương đồng, tuy nhiên cũng có những điểm khác, đó là phải xác định mức
độ tích hợp để bài dạy đảm bảo như những lưu ý ở CT tổng thể.

Dưới đây, chúng tôi đề xuất các bước xây dựng kế hoạch bài dạy tích hợp
giáo dục BVMT:

41
Bước 1: Nghiên cứu/ rà soát chương trình, sách giáo khoa để tìm ra các nội
dung dạy học liên quan đến nhau hoặc liên quan đến một vấn đề của đời sống cần
giáo dục cho học sinh.

Bước 2: Xác định mức độ tích hợp (toàn phần, bộ phận, liên hệ) giáo dục
BVMT.Dựa trên kết quả để xác định bài học chủ đề tích hợp bao gồm môn học và
tên bài học.

Bước 3: Xác định mục tiêu bài học, mục tiêu giáo dục BVMT, bao gồm:
Năng lực đặc thù, năng lực chung, phẩm chất, nội dung tích hợp.

Bước 4: Dự kiến các phương pháp và phương tiện, thiết bị dạy học phù hợp.

Bước 5: Xây dựng nội dung của bài học tích hợp, tiến trình dạy học cụ thể.
Căn cứ vào mục tiêu, thời gian dự kiến để xây dựng nội dung dạy học tích hợp.

Bước 6: Xây dựng kế hoạch bài học tích hợp bao gồm cả kế hoạch và công
cụ đánh giá.

2.2.1. Ví dụ minh họa


Chủ đề “Nước” – sách Khoa học lớp 4 – bộ sách Kết nối tri thức

Bài 3 : Sự ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước. Một số cách làm sạch nước

42
Bước 1: GV rà soát sách giáo khoa Khoa học lớp 4 trong chủ đề “Nước”
để tìm ra các nội dung dạy học tích hợp GDMT.

Bước 2: GV xác định mức độ tích hợp của bài Bài 3: Sự ô nhiễm và bảo vệ nguồn
nước. Một số cách làm sạch nước ở mức độ liên hệ.

- Nêu được sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước (nêu được tác hại của nước

không sạch) và phải sử dụng tiết kiệm nước.

- Thực hiện được và vận động những người xung quanh (gia đình và địa phương)
cùng bảo vệ nguồn nước và sử dụng tiết kiệm nước.

- Trình bày được một số cách làm sạch nước, liên hệ thực tế về cách làm sạch nước
ở gia đình và địa phương.

Bước 3: GV xác định mục tiêu bài học, mục tiêu giáo dục BVMT, bao gồm:
Năng lực đặc thù, năng lực chung, phẩm chất.
43
Năng lực đặc thù

- Nêu được sự cần thiết phải sử dụng tiết kiệm nước.

- Thực hiện được và vận động những người xung quanh (gia đình và địa
phương) cùng sử dụng tiết kiệm nước.

- Trình bày được một số cách làm sạch nước, liên hệ thực tế về cách làm sạch
nước ở gia đình và địa phương.

Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi,
hoạt động khám phá kiến thức.

Phẩm chất

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để
hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

Bước 4: Dự kiến các phương pháp và phương tiện, thiết bị dạy học phù hợp.

Ngoài việc chuẩn bị những phương tiện dạy hoc như bài giảng điện
tử, các tranh ảnh SGK phóng to (nếu có), bảng nhóm, bút dạ, bút chì hoặc
phấn viết bảng. GV sẽ chuẩn bị thêm các tranh ảnh, clip về tác hại do nguồn
nước ô nhiễm gây ra. Các đồ dùng làm thí nghiệm lọc nước: chai nhựa, cát,
bông, sỏi, nước đục.

44
Bước 5: Xây dựng nội dung của bài học tích hợp, tiến trình dạy học cụ thể.
Căn cứ vào mục tiêu, thời gian dự kiến để xây dựng nội dung dạy học tích hợp.

Nội dung tích hợp giáo dục môi trường

- HS nhận biết được các cách sử dụng tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn nước hợp
lý để tất cả mọi người đều có nước để dùng, tránh lãng phí khi sử dụng nước
sinh hoạt.

- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường nước với các hành động cụ thể
như không xả rác thải bừa bãi ra ao, hồ, sông, suối; không thải trực tiếp

45
nước thải vào nguồn nước; sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học hợp lí,
...

- Giáo dục HS vận động người thân tham gia bảo vệ môi trường nói chung
và môi trường nước nói riêng nhằm nâng cao ý thức cộng đồng.

Bước 6: Xây dựng kế hoạch bài học tích hợp bao gồm cả kế hoạch và
công cụ đánh giá.

III. NỘI DUNG BÀI DẠY

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA


HS

1. Hoạt động ● Cách tiến hành:


Khởi động - GV tổ chức cho HS hát và nhảy bài: - HS tham gia vào phần
(3-5 phút) “Cả nhà chung tay bảo vệ môi khởi động.
Mục tiêu: Tạo trường” - HS trả lời câu hỏi:
hứng thú và + Các bạn nhỏ trong bài hát đang làm
+ Các bạn nhỏ đang dọn
khơi gợi gì?
rác ở biển.
những hiểu
biết đã có của + Việc làm của các bạn
HS về việc sử + Việc làm của các bạn nhỏ có lợi ích nhằm cứu môi trường
dụng và tiết gì? nước.
kiệm nước
=> Hiện nay nguồn nước đang bị ô
nhiễm chúng ta cần sử dụng như nào - HS lắng nghe và vào
để bảo vệ và tiết kiệm nguồn nước thì bài mới.
ngày hôm nay cô và các con sẽ học Tiết
2: Bài 3: Sự ô nhiễm và bảo vệ nguồn
nước. Một số cách làm sạch nước.

2. Hoạt động 3. Sử dụng tiết kiệm nước


Khám phá
Bài 1:
2.1. Tìm hiểu

46
về sự cần - Ý 1: Tổ chức trò chơi xì điện
thiết phải bảo
- GV yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu đề bài. - HS đọc đề bài.
vệ nguồn
nước và sử
dụng tiết
kiệm nước
(6 - 8 phút)
Mục tiêu: Tìm
hiểu về sự cần - GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi
thiết phải bảo “Xì điện”. - HS nhắc lại cách chơi:
vệ nguồn nước
và sử dụng tiết - GV mời 1-2 HS nhắc lại luật chơi trò Bạn đầu tiên sẽ đứng lên
kiệm nước chơi “Xì điện”. trả lời câu hỏi theo yêu
cầu. Nếu kết quả đúng
thì em đó có quyền “xì
điện” một bạn khác trả
lời. Tương tự những lần
kế tiếp cho đến khi GV
yêu cầu trò chơi kết
thúc.
- HS chuẩn bị
- GV cho HS thời gian chuẩn bị (30
giây)
- HS tham gia trò chơi.
- GV yêu cầu HS tham gia trò chơi
+ Thiếu nguồn nước
trong thời gian 1 phút
sạch
+ Tăng chi phí nguồn
nước
+ Ảnh hưởng đến quá
trình sinh trưởng của
cây cối.
- Thời gian kết thúc, GV chốt và nhận
+ …..
xét: “Hằng ngày, chúng ta luôn cần
nước để sinh hoạt: ăn uống, tắm rửa.

47
Nếu chúng ta không học cách tiết kiệm
nước sẽ gây ra tình trạng thiếu nước
sinh hoạt, ảnh hưởng đến đời sống của
con người”.

- Ý 2: Đóng vai khuyên bạn tiết kiệm


nước
- GV yêu cầu HS thực hiện đóng vai
theo cặp. Thực hiện theo tình huống
sau:
*Bạn A đi rửa tay ở nhà vệ sinh và xả
nước tràn ra sàn. Nếu em nhìn thấy, em - HS lắng nghe.
sẽ làm gì? Em sẽ khuyên bạn như thế
nào? - HS thực hiện đóng vai
theo cặp
+ Nếu là em, em sẽ
nhắc bạn mở nhỏ nước
lại, và khuyên bạn nếu
sử dụng tràn ra sàn sẽ
gây bẩn sàn cà lãng phí
nước của nhà trường.
- HS nhận xét.

- GV mời các nhóm khác nhận xét.


- GV nhận xét và chốt: Trong cuộc sống
có rất nhiều tình huống sử dụng lãng
phí nước, chúng ta cần thực hiện bảo vệ
nguồn nước đúng cách và đưa ra lời
khuyên phù hợp cho mọi người để luôn
đủ nước sử dụng hàng ngày.

48
Bài 2: Yes/ No

- 1 - 2 HS đọc đề bài

- GV mời 1-2 HS đọc yêu cầu bài 2 - Bức tranh a: no

- Chúng ta sẽ quan sát tranh và xác định Bức tranh b: yes


việc nào nên làm và không nên làm. Bức tranh c: no
Nếu việc làm đó nên làm chúng ta giơ
“Yes” còn nếu việc ấy không nên làm Bức tranh d: yes
chúng ta giơ “No”.
Ở bức tranh a chúng mình giơ gì?
* Mở rộng: Ở nhà các con đã làm gì để
tiết kiệm nước? Các con hãy nêu thêm
những việc làm để tiết kiệm nước nào. - 3 - 4 HS trả lời

2.2. Một số 4. Một số cách làm sạch nước


cách làm sạch
* HĐ 1: Tìm hiểu một số cách làm
nước và thí
sạch nước
nghiệm lọc
nước - GV yêu cầu HS quan sát bảng dưới đây
- HS lắng nghe và trả
và hỏi:
(10 -12 phút) lời câu hỏi:
Mục tiêu:
- Trình bày
được một số
cách làm sạch
nước, liên hệ
thực tế về cách
làm sạch nước

49
ở gia đình và
địa phương.
- HS biết cách
làm sạch nước
bằng phương
pháp lọc qua
thí nghiệm

+ Có 3 cách. Đó là:
Lọc, Khử trùng và đun
+ Trong bảng có mấy cách làm sạch sôi.
nước? Đó là những cách nào?
+ Con sử dụng cách
+ Ở nhà các con có sử dụng những cách đun sôi.
này để làm sạch nước không? Con dùng
cách gì?
- GV chia lớp thành 3 nhóm lớn và yêu
cầu HS đọc thông tin trong bảng và thảo - Các nhóm HS thảo
luận trong 1 phút để thi ghép công dụng luận và lựa chọn công
của việc làm sạch nước tương ứng. dụng của từng cách lọc
nước.
- GV nhận xét, khen thưởng.
- Nhóm nào lên ghép nhanh và chính xác
nhất, GV thưởng điểm trên ClassDojo. - HS lắng nghe.

* HĐ 2: Thực hành thí nghiệm làm


sạch nước.
- GV yêu cầu 1-2 HS đọc đề bài câu 1.

- GV hỏi:
- 1-2 HS đọc đề bài.

50
+ Có mấy loại nước cần được làm sạch?
Đó là những loại nước nào?

+ Với mỗi loại nước, có cách làm sạch - HS trả lời:


như thế nào? Các con hãy dự đoán kết
+ Có 3 loại nước. Đó là:
quả của từng cách làm sạch đó?
nước máy, nước trong
bể bơi và nước đục.
+ Khi đun sôi nước máy
sẽ giúp diệt vi khuẩn
+ Khi khử trùng nước
bể bơi sẽ không còn
- GV nhận xét, khen thưởng mùi Flo.
- GV chốt: Cô đồng ý với chia sẻ của các + Khi lọc nước đục sẽ
bạn. Khi đun sôi nước máy sẽ giúp diệt khiến nước trở nên
hết vi khuẩn. Khi khử trùng nước bể bơi trong hơn.
thì nước sẽ không còn màu xanh và mùi
- HS lắng nghe.
Flo nữa. Còn khi lọc nước đục khiến
màu nước trong hơn. - HS lắng nghe.
- GV hướng dẫn HS cách làm thí
nghiệm:
Cô đã chuẩn bị các nguyên vật liệu để
làm sạch nước, với cách lọc nước đục có
cần bông, cát, sỏi xếp thành từng lớp và
đổ nước đục lên trên và đợi màng lọc
phát huy tác dụng.
- HS lắng nghe
- Cô sẽ chia lớp mình thành 3 nhóm để
tiến hành làm thí nghiệm mang tên
“Nước diệu kì” trong 3 phút. - Đại diện các nhóm lên
- Trong thời gian đợi nước thấm qua nhận đồ thí nghiệm.
màng lọc chúng ta cùng đến với câu hỏi Từng nhóm HS tiến
số 2, cô mời 1 bạn đọc yêu cầu bài 2. hành làm thí nghiệm

51
- GV mời 2-3 HS chia sẻ cách lọc nước trong 3 phút.
của nhà mình.
- GV kết luận: Khi ở nhà chúng ta
thường sử dụng cách đun sôi nước máy
để dùng làm nước uống.

* Chúng ta cùng quan sát lên thí nghiệm


và hãy nhận xét về màu của nước thay - HS đọc đề bài: Gia
đổi như thế nào? đình em thường sử
- GV nhận xét. dụng nguồn nước nào?
Hãy kể tên cách làm
- GV kết luận: Ngày nay, với sự tác
sạch nước mà gia đình
động của con người đến nguồn nước nên
em sử dụng?
nước trở nên đục hơn và không còn an
toàn để sử dụng trực tiếp. Vì thế chúng - 2-3 HS chia sẻ.
ta cần sử dụng các cách để làm sạch - HS lắng nghe.
nước khác nhau.

- HS trả lời: Nước


chuyển từ màu đục
vàng sang màu trắng
trong hơn ạ.

- HS lắng nghe
- 2 - 3 HS trả lời theo ý
hiểu.
- GV mở rộng: Ngoài các cách chúng
+ Khử phèn
mình được học trong bài, bạn nào có thể
kể thêm cách làm sạch nước không? + Lọc qua nhiều màng
lọc…

52
3. Hoạt động - GV dẫn: Vừa rồi chúng ta đã cùng - HS lắng nghe.
Luyện tập nhau đi tìm hiểu những cách lọc nước để
thu được nguồn nước sạch. Nước là
(5-7 phút)
nguồn tài nguyên quý giá và thiết yếu
Tích hợp giáo cho sự tồn tại và phát triển của con
dục môi người. Do đó, việc bảo vệ nguồn nước
trường: chiếm vai trò quan trọng, và bảo vệ
- HS kể được nguồn nước là cách duy nhất để đảm
các cách bảo bảo rằng chúng ta luôn có đủ nước sạch
vệ nguồn và an toàn trong tương lai. Vậy có
nước. những cách gì để bảo vệ nguồn nước,
chúng ta cùng chuyển qua hoạt động
- Giáo dục HS tiếp theo!!
có ý thức bảo
vệ môi trường - GV tổ chức hoạt động “Mindmap sáng
nước với các tạo” với chủ đề: “Những cách bảo vệ
hành động cụ nguồn nước mà các con biết hoặc đã
thể như không thực hiện?”
xả rác thải bừa - GV gợi ý HS cách hoạt động
bãi ra ao, hồ,
sông, suối;
không thải
trực tiếp nước
thải vào nguồn
nước; sử dụng
thuốc trừ sâu,
phân bón hóa
học hợp lí,...
- Giáo dục HS
vận động - GV phát giấy nhóm, yêu cầu HS sáng
người thân tạo, tự vẽ sơ đồ với chủ đề đã cho. Thảo
tham gia bảo luận nhóm 6 - 5 phút
vệ môi trường - GV mời đại diện các nhóm trình bày
nói chung và Mindmap
môi trường
- GV nhận xét, bổ sung (nếu có), khen
nước nói riêng

53
nhằm nâng thưởng.
cao ý thức
-> GV cho HS trưng bày kết quả
cộng đồng.
“Mindmap sáng tạo” ở góc học tập.
- HS làm việc nhóm

- Đại diện nhóm trình


bày kết quả thảo luận
nhóm.
- HS lắng nghe nhận
xét; sửa bổ sung nội
dung sơ đồ.

4. Hoạt động - Thông qua bài học các con học được - HS trả lời
Vận dụng gì?
(3-5 phút) GV chốt: Thông qua bài học các con cần
- HS lắng nghe
ghi nhớ:
Mục tiêu:
+ SD tiết kiệm nước để cho người khác
có nước dùng và giảm chi phí sinh
hoạt, tránh cạn kiệt nguồn nước.
+ Làm sạch nước bằng cách lọc với
nước chứa chất không tan, khử trùng
với nước có chứa các vi khuẩn, đun
sôi trước khi uống với nước có chứa
vi khuẩn.
+ Từ đó nhận biết các hành động để
bảo vệ môi trường nước.
- HS yêu cầu HS ghi vào vở
- GV kết luận: Ngoài cách làm sạch
nước bằng phương pháp lọc đơn giản
như thí nghiệm chúng ta làm, thì đây là
dây chuyền sản xuất ra nước sạch để
chúng ta sử dụng hằng ngày. Để có
nguồn nước sạch sử dụng hằng ngày - HS ghi kết luận vào

54
chúng ta nên có ý thức và chung tay bảo vở.
vệ môi trường nước.

2.4. Một số kế hoạch dạy học tích hợp giáo dục môi trường trong chủ đề
“Nước” môn Khoa học 4

Bài 1: TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC VÀ NƯỚC VỚI CUỘC SỐNG


(TIẾT 2) - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:


1. Năng lực đặc thù:
- Nêu được ứng dụng tính chất của nước thông qua việc quan sát hình vẽ.
- Vận dụng được tính chất của nước vào một số tình huống đơn giản.
- Liên hệ thực tế ở gia đình và địa phương về ứng dụng một số tính chất của
nước.
- Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm, hoạt động trải nghiệm, qua đó góp
phần phát triển năng lực khoa học.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Qua quan sát hình vễ, biết được một số tính chất
của nước.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng được tính chất của
nước vào một số tình huống đơn giản.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, góp ý cùng bạn trong hoạt
động nhóm và thí nghiệm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Xây dựng tốt mối quan hệ thân thiện với bạn trong
học tập và trải nghiệm.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để năm vững nội
55
dung yêu cầu cần đạt của bài học.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm với lớp, tôn trọng tập thể.
 Nội dung tích hợp giáo dục môi trường
- HS nhận biết được các cách sử dụng tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn nước
hợp lý để tất cả mọi người đều có nước để dùng, tránh lãng phí khi sử dụng
nước sinh hoạt
- Tuyên truyền, vận động người thân ý thức bảo vệ, tiết kiệm nguồn nước các
hành động cụ thể như không xả rác thải bừa bãi ra ao, hồ, sông, suối; không
thải trực tiếp nước thải vào nguồn nước; sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón
hóa học hợp lí, ...

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC


- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- GV tổ chức trò chơi “Xem - HS quan sát và lắng nghe


1. Hoạt động hình đoán tính chất” cách chơi.
Khởi động - GV sử dụng một số hình ảnh - HS tham gia chơi và trả lời
câu hỏi:
về nước để HS cùng chơi.
(3-5’)
+ Hình mái nhà
Mục tiêu: Tạo + Hình chai nước. + Nước chảy từ cao xuống
thấp.
tâm thế hứng
+ Nước không có hình
thú, kích thích + Hình li cà phê sữa
dạng nhất định.
sự tò mò của + Hình li nước trong suốt
+ Nước hòa tan một số chất
HS trước khi
+ Nước không có màu, mùi,
vào bài học. vị

56
GV nhận xét, tuyên dương và dẫn - HS lắng nghe.
dắt vào bài mới.

- GV dẫn vào bài: Để vận dụng


được tính chất của nước vào một
số tình huống trong cuộc sống
chúng ta cùng tiếp tục đi tìm hiểu
bài “Bài 1: Tính chất của nước
và nước trong cuộc sống” (Tiết
2)

- GV ghi tên bài lên bảng bằng


- HS ghi vở.
phấn màu, HS ghi tên bài vào vở.

2. Hoạt động - GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài. - HS đọc và xác định yêu cầu

Khám phá - Mời cả lớp sinh hoạt nhóm 2, đề bài


thời gian 2 phút cùng nhau
Vai trò của
quan sát hình, thảo luận và
nước trong đưa ra phương án giải quyết
- HS chia nhóm, quan sát hình
cuộc sống theo yêu cầu sau:
2, thảo luận.
(15’) + Trình bày vai trò của nước
được thể hiện trong các hình
Mục tiêu:
dưới đây:
+ Nêu được
vai trò của
nước của
nước đối với
sự sống con
người, động
vật, thực vật.
57
+ Nêu được
vai trò của
- Các nhóm lên bảng trình bày
nước trong
sinh hoạt, sản kết quả
xuất nông
+ Hình 11: Nước dùng để
nghiệp, công
uống.
nghiệp.
+ Hình 12: Nước dùng để
Đồ dùng DH: tắm rửa.
- GV mời đại diện các nhóm lên
+ Hình 13: Nước dùng để rửa
- Phiếu bài trình bày. Các nhóm khác quan
rau, các loại thực phẩm.
tập sát, nhận xét, góp ý.
+ Hình 14: Nước dùng để
chơi thể thao.
+ Hình 15: Nước dùng để
nuôi thủy sản.
+ Hình 16: Nước dùng để đi
lại, buôn bán.
+ Hình 17: Nước dùng để
tưới cây.
+ Hình 18: Nước dùng
trong công nghiệp, chế biến
thực phẩm.

Đại diện các nhóm lên trình


bày. Các nhóm khác quan sát,
nhận xét, góp ý- HS lắng
nghe, ghi nhớ
- GV nhận xét tuyên dương và - HS lắng nghe, ghi nhớ
kết luận:
* Nước có vai trò hết sức quan

58
trọng trong đời sống thực vật,
động vật và con người. Nước
chiếm phần lớn trong cơ thể
sinh vật. Nết mất 1/5 lượng
nước trong cơ thể, sinh vật sẽ
chết.

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài. - 1 HS đọc yêu cầu bài.


3. Hoạt động
Luyện tập - Mời cả lớp sinh hoạt nhóm 4, - Cả lớp sinh hoạt nhóm 4,
cùng nhau thảo luận và đưa ra cùng nhau quan sát hình,
Liên hệ thực
tế vai trò của phương án giải quyết theo yêu thảo luận và đưa ra phương
nước trong cầu sau: án giải quyết
đời sống, + Kể thêm vai trò của nước + Dùng nước để rửa xe cộ.
sinh hoạt và
trong đời sống, sinh hoạt và sản + Dùng nước để làm ruộng,
sản xuất
cấy lúa.
xuất mà em biết.
(7’ 10’) + Dùng nước để nuôi cá
trong ao, hồ.
Mục tiêu:
+ Dùng nước để làm thủy
+HS củng cố điện.
lại các kiến ...
thức đã học
- GV mời đại diện các nhóm lên - Đại diện các nhóm lên
+ Nêu một số trình bày. Các nhóm khác quan trình bày. Các nhóm khác
liên hệ về vai sát, nhận xét, góp ý.
quan sát, nhận xét, góp ý.
trò của nước
trong đời HS lắng nghe, rút kinh
sống, sinh GV nhận xét tuyên dương. nghiệm
hoạt, sản xuất.
- GV nhận xét: “Vai trò của nước
đối với chúng ta vô cùng tan
trọng.”

59
- GV mở rộng: Vậy làm thế nào - HS trả lời
để bảo vệ nguồn nước ở địa + Không vứt rác thải xuống
phương mình?” sông, ao, hồ
+ Không xả thải trực tiếp
nước sinh hoạt xuống song,
ao, hồ.
+ Tuyên truyền người dân

- GV tổ chức cuộc thi “Thiết kế - HS lắng nghe và cam kết


4. Hoạt động
Vận dụng Poster xanh” thực hiện
+ Yêu cầu HS lựa chọn hình
(5-7’)
thức vẽ, xé dán, …. để thiết kế
Mục tiêu: - HS theo dõi, nhận xét.
Poster
Vận dụng kiến + Chuẩn bị bài thuyết trình và
thức đã học để đưa ra thông điệp bảo về nguồn - HS chú ý lắng nghe, ghi
giải thích một nhớ.
nước
số hiện tượng
trong thực tế. - GV nhắc nhở HS cam kết về
nhà sử dụng nước hợp lí, giữ gìn
nguồn nước sạch, không làm ô
nhiễm, không vứt rác ở các
nguồn nước công cộng.
- Nhận xét sau tiết dạy
- Dặn dò về nhà.
+ Quay video tuyên truyền bảo vệ
nguồn nước cùng poster

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

……………………………………………………………………………………

60
BÀI 2: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA NƯỚC VÀ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA
NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN (TIẾT 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
Sau bài học này, HS:

- HS nắm được vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

- Vẽ sơ đồ và ghi chú được “Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên”.

- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng thực tế.

2. Năng lực:
Năng lực chung:

 Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết
lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
 Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi,
hoạt động khám phá kiến thức.
 Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động
nhóm.

3. Phẩm chất:

 Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để
hoàn thành nhiệm vụ.
 Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
 Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

 Nội dung tích hợp giáo dục môi trường

61
- HS nhận biết được các vai trò, tầm quan trọng của vòng tuần hoàn nước
trong tự nhiên.
- HS nêu một số cách sử dụng tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn nước hợp lý bằng
một số hoạt động cụ thể

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:


1. Đối với giáo viên:

- Kế hoạch bài dạy


- Bảng nhóm, bút dạ, bút chì hoặc phấn viết bảng.
- Mô hình vòng tuần hoàn nước.
- Phiếu bài tập

2. Đối với học sinh:

- SGK, VBT Khoa học lớp 4 Kết nối tri thức, vở ghi

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động - GV cho HS hát và vận động theo - HS hát và vận động theo
Khởi động nhạc bài hát “Mưa rồi, Mưa rơi rồi” nhạc
(3-5’)
- GV hỏi:
Mục tiêu: Tạo - HS lắng nghe, trả lời các
+ Trong bài hát, hiện tượng tự
tâm thế hứng câu hỏi GV
nhiên nào xuất hiện nhiều nhất?
thú, kích thích + Hiện tượng mưa.
sự tò mò của

62
HS trước khi
+ Vậy các con có thắc mắc mưa từ
vào bài học.
đâu mà tới không?
+ HS đưa ra câu trả lời theo
- GV khen thưởng, nhận xét. ý hiểu.

- GV dẫn vào bài: Để giải đáp cho


câu hỏi này chúng ta cùng tiếp tục
- HS lắng nghe.
đi tìm hiểu bài “Bài 2: Sự chuyển
thể của nước và vòng tuần hoàn - HS ghi vở.
của nước trong tự nhiên” (Tiết 2)

- GV ghi tên bài lên bảng bằng


phấn màu, HS ghi tên bài vào vở.

2. Hoạt động - Chúng mình cùng đến với hoạt - HS đọc và xác định yêu cầu
Khám phá động đầu tiên là “Giới thiệu về đề bài.
vòng tuần hoàn của nước” nhé.
2.1. Giới thiệu
Gv phát phiếu bài tập
về vòng tuần
hoàn của - GV gọi 1-2 HS đọc yêu cầu đề bài
- HS chia nhóm, quan sát
nước (10-12’) - GV chia lớp thảo luận theo nhóm
hình 6, thảo luận, hoàn thành
4 trong thời gian 3 phút và hoàn
Mục tiêu: HS phiếu và dán phiếu bài tập
thành phiếu bài tập.
nắm vững sự trên bảng.
chuyển thể - GV mời đại diện nhóm trình bày
- Các nhóm lên bảng trình
của nước kết quả
bày kết quả
trong tự nhiên. + Mây được hình thành như thế
nào?
Đồ dùng DH:

63
- Phiếu bài + Mây được hình thành do

tập nhiệt từ Mặt trời làm nước ở


trên bề mặt đất, sông, hồ,
biển , ... nóng lên và bay hơi
vào trong không khí. Hơi
nước trong không khí lạnh
dần ngưng tụ thành những
giọt nước nhỏ li ti và hợp
thành những đám mây trắng.
Những giọt nước nhỏ tiếp
tục ngưng tụ thành những
-> GV chốt kiến thức
giọt nước lớn hơn tạo thành
+ Nước mưa từ đâu ra?
những đám mây đen.

- HS lắng nghe, ghi nhớ

+ Nước mưa được tạo ra từ


-> GV chốt kiến thức đám mây đen do các hạt
+ Sự chuyển thể nào của nước diễn nước lớn trong đám mây đen
ra trong tự nhiên? Sự chuyển thể rơi xuống.
đó có lặp đi lặp lại không? - HS lắng nghe, ghi nhớ

+ Có hai sự chuyển thể của


nước diễn ra trong tự nhiên

-> GV chốt kiến thức là: thể lỏng thành thể khí
(hơi) và thể khí thành thể
- GV mở rộng
lỏng. Sự chuyển thể đó được
lặp đi lặp lại.

64
+ Vì sao "vòng tuần hoàn của nước - HS lắng nghe, ghi nhớ
trong tự nhiên" quan trọng đối với
+ "Vòng tuần hoàn của nước
chúng ta?
trong tự nhiên" quan trọng
+ Chúng ta cần làm gì để bảo vệ đối với chúng ta vì nước trên
nguồn nước Trái Đất sẽ không bị mất đi;
nước ở mặt đất, sông, hồ,
biển, ... sau một chu trình lại
trở về và chúng ta lại có
nước cho sinh hoạt, sản
xuất…

- HS lắng nghe, ghi nhớ


-> GV chốt kiến thức
- HS lên trình bày
- GV mời các nhóm khác nhận xét,
bổ sung cho nhóm bạn
- HS cả lớp lắng nghe.
- GV khen thưởng, nhận xét phần
trình bày của các nhóm.

- GV chiếu hình ảnh và hỏi 1-2: - HS trả lời: Hiện tượng


“Các con có biết đây là hiện tượng sương mù ạ.
tự nhiên nào không?”

- GV khen thưởng, nhận xét. - HS trả lời: Sương mù là


- GV hỏi: “Sương mù được hình các hạt nước nhỏ li ti.
thành từ đâu?”

- GV nhận xét, kết luận - HS lắng nghe, ghi nhớ

65
+ Sương mù thực chất là các hạt
nước nhỏ li ti.

+ Sự lặp đi lặp lại một cách đều đặn


như sự thay đổi giữa ngày và đêm
và vòng tuần hoàn.

2.2. Vẽ sơ đồ - GV giới thiệu và hướng dẫn sử HS lắng nghe


vòng tuần dụng mô hình: Chúng mình vừa
hoàn (10-12’) được quan sát vòng tuần hoàn của
nước trong tự nhiên, trên đây cô đã
Mục tiêu: HS mô phỏng lại vòng tuần hoàn của
hiểu và hoàn nước bằng mô hình rất sinh động.
thành được Chúng mình sẽ đến với hoạt động
"vòng tuần tiếp theo “Sơ đồ vòng tuần hoàn”.
hoàn của
nước trong tự -GV hỏi “Các con hãy kể tên những
nhiên". sự vật xuất hiện trong mô hình của
cô”
Đồ dùng DH: - HS đọc và xác định yêu
- GV yêu cầu 1-2 HS đọc và xác
cầu đề bài
- Mô hình định yêu cầu đề bài
“vòng tuần
hoàn của - GV chia lớp thảo luận theo nhóm
- Nhóm HS thảo luận và
nước”. 4, điền các từ/cụm từ còn thiếu vào
hoàn thành phiếu
các ô trống trong thời gian 2 phút.
- Phiếu bài tập + A: hơi nước
sơ đồ vòng - GV hướng dấn các nhóm cách
tuần hoàn của làm B: mây đen
nước. - GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng C: mây trắng
hoàn thiện trực tiếp trên mô hình,
các nhóm còn lại dán phiếu bài tập D: hạt mưa
trên bảng.
+ 1/ bay hơi

66
- GV mời 2 nhóm trình bày về cách 2/ ngưng tụ
hoàn thiện sơ đồ.
3/ tiếp tục ngưng tụ

4/ mưa

5/ trở về

- HS thực hiện
- 1 nhóm trình bày qua sơ đồ
mô hình, 1 nhóm trình bày
qua phiếu bài tập.

+ Nhiệt từ Mặt trời làm nước


ở trên bề mặt đất, sông, hồ,
biển, ... nóng lên và bay hơi
vào trong không khí. Hơi
nước trong không khí lạnh
dần ngưng tụ thành những
giọt nước nhỏ li ti và hợp
thành những đám mây trắng.
Những giọt nước tiếp tục
ngưng tụ thành những giọt
nước lớn hơn tạo thành
những đám mây đen. Trong
đám mây đen chứa các giọt
nước lớn dần rơi xuống
thành mưa và trở về với đất,
sông, hồ, biển...

- HS lắng nghe, ghi nhớ.


- GV nhận xét, kết luận.

- GV hỏi: “Qua sơ đồ vòng tuần - Nhóm HS thảo luận.


hoàn nước chúng mình vừa hoàn
thành. Các con hãy nói về “vòng

67
tuần hoàn của nước trong tự nhiên”
trong vòng 1 phút thảo luận theo
nhóm 4.

- GV mời 2 nhóm HS lên bảng


trình bày và chỉ vào mô hình (đồ - Đại diện 2 nhóm lên bảng
dùng). trình bày và các nhóm khác
nhận xét, bổ sung.

- GV khen thưởng, nhận xét, kết


luận.

- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ - 1-2 HS đọc to ghi nhớ và


ghi vào vở.

Trong điều kiện tự nhiên,


nước từ mặt đất, sông, hồ,
biển, … bay hơi vào trong
không khí rồi ngưng tụ thành
giọt nước nhỏ li ti. Những
giọt nước lớn dần rồi rơi
xuống thành mưa và trở về
với đất, song, hồ, biển, ...
Hiện tượng đó được lặp đi
lặp lại tạo thành “vòng tuần
hoàn của nước trong tự
nhiên”.

3. Hoạt động - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi - HS tham gia trò chơi.
Luyện tập (5- trắc nghiệm:
7’) Câu 1: Nước có thể tồn tại ở dạng - Đáp án:
thể nào?
Mục tiêu: HS Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4
củng cố lại A. Rắn B. Lỏng
các kiến thức C. Khí D. Cả 3 đáp án trên

68
đã học về sự Câu 2: Hiện tượng nước từ thể rắn D A B D
chuyển thể chuyển sang thể lỏng được gọi là
của nước và
vòng tuần A. Nóng chảy B. Đông đặc
hoàn của C. Ngưng tụ D. Bay hơi
nước trong tự Câu 3: Hiện tượng ngưng tụ mô tả
nhiên. sự chuyển thể của nước từ thể khí
chuyển sang dạng thể nào?
A. Rắn B. Lỏng
C. A hoặc B D. Không chuyển thể
Câu 4: Hiện tượng tự nhiên nào sau
đây mô tả sự chuyển thể của nước
từ thể lỏng sang thể khí?
A. Sự hình thành của mây
B. Băng tan
C. Sương muối
D. Đường ướt do mưa trở nên khô
ráo
- GV nhận xét, tuyên dương.

4. Hoạt động - GV nêu câu hỏi để HS suy nghĩ, - HS trả lời: Mục đích sấy tóc
Vận dụng (2- trả lời: để tóc khô vì dưới tác động
3’) Người ta thường sấy tóc sau khi gội từ nhiệt của máy sấy thì
đầu. Con hãy cho biết mục đích của nước ở thể lỏng chuyển sang
Mục tiêu: việc làm này và giải thích. thể khí và bay hơi.

Vận dụng kiến - GV gọi 1 HS đứng lên trả lời, HS


thức đã học để còn lại lắng nghe, nhận xét và bổ
giải thích một sung. - HS theo dõi, nhận xét.
số hiện tượng - GV chốt đáp án.
trong thực tế.

69
- HS chú ý lắng nghe, ghi
nhớ.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY


……………………………………………………………………………………

BÀI 3: SỰ Ô NHIỄM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC.


MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC (Tiết 2)
Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù
- Nêu được sự cần thiết phải sử dụng tiết kiệm nước.
- Thực hiện được và vận động những người xung quanh (gia đình và địa
phương) cùng sử dụng tiết kiệm nước.
- Trình bày được một số cách làm sạch nước, liên hệ thực tế về cách làm sạch
nước ở gia đình và địa phương.
2. Năng lực chung

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi,
hoạt động khám phá kiến thức.

3. Phẩm chất

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để
hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài
tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

70
4. Nội dung tích hợp giáo dục môi trường

- HS nhận biết được các cách sử dụng tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn nước hợp
lý để tất cả mọi người đều có nước để dùng, tránh lãng phí khi sử dụng nước
sinh hoạt.
- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường nước với các hành động cụ thể
như không xả rác thải bừa bãi ra ao, hồ, sông, suối; không thải trực tiếp
nước thải vào nguồn nước; sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học hợp lí,
...
- Giáo dục HS vận động người thân tham gia bảo vệ môi trường nói chung
và môi trường nước nói riêng nhằm nâng cao ý thức cộng đồng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC


1. Đối với giáo viên:
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng điện tử.
- Các tranh ảnh SGK phóng to (nếu có).
- Bảng nhóm, bút dạ, bút chì hoặc phấn viết bảng.
- Các tranh ảnh, clip về tác hại do nguồn nước ô nhiễm gây ra.
- Các đồ dùng làm thí nghiệm lọc nước: chai nhựa, cát, bông, sỏi, nước đục.
2. Đối với học sinh:
- SGK, VBT Khoa học lớp 4 Kết nối tri thức, vở ghi
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động ● Cách tiến hành:


Khởi động - GV tổ chức cho HS hát và nhảy bài: - HS tham gia vào phần
(3-5 phút) “Cả nhà chung tay bảo vệ môi khởi động.

71
Mục tiêu: Tạo trường” - HS trả lời câu hỏi:
hứng thú và khơi
+ Các bạn nhỏ đang dọn
gợi những hiểu
rác ở biển.
biết đã có của HS + Các bạn nhỏ trong bài hát đang làm
về việc sử dụng gì? + Việc làm của các bạn
và tiết kiệm nước nhằm cứu môi trường
nước.
+ Việc làm của các bạn nhỏ có lợi ích
gì?
- HS lắng nghe và vào bài
=> Hiện nay nguồn nước đang bị ô mới.
nhiễm chúng ta cần sử dụng như nào
để bảo vệ và tiết kiệm nguồn nước thì
ngày hôm nay cô và các con sẽ học
Tiết 2: Bài 3: Sự ô nhiễm và bảo vệ
nguồn nước. Một số cách làm sạch
nước.

2. Hoạt động 3. Sử dụng tiết kiệm nước


Khám phá
Bài 1:
2.1. Tìm hiểu về
- Ý 1: Tổ chức trò chơi xì điện
sự cần thiết
phải bảo vệ - GV yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu đề bài. - HS đọc đề bài.
nguồn nước và
sử dụng tiết
kiệm nước
(6 - 8 phút)
Mục tiêu: Tìm
hiểu về sự cần
thiết phải bảo vệ - GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi
nguồn nước và “Xì điện”. - HS nhắc lại cách chơi:
sử dụng tiết kiệm - GV mời 1-2 HS nhắc lại luật chơi trò Bạn đầu tiên sẽ đứng lên trả
nước chơi “Xì điện”. lời câu hỏi theo yêu cầu.
Nếu kết quả đúng thì em đó
có quyền “xì điện” một bạn

72
khác trả lời. Tương tự
những lần kế tiếp cho đến
khi GV yêu cầu trò chơi kết
thúc.
- HS chuẩn bị

- GV cho HS thời gian chuẩn bị (30 - HS tham gia trò chơi.


giây)
+ Thiếu nguồn nước sạch
- GV yêu cầu HS tham gia trò chơi
+ Tăng chi phí nguồn nước
trong thời gian 1 phút
+ Ảnh hưởng đến quá trình
sinh trưởng của cây cối.
+ …..

- Thời gian kết thúc, GV chốt và nhận


xét: “Hằng ngày, chúng ta luôn cần
nước để sinh hoạt: ăn uống, tắm rửa.
Nếu chúng ta không học cách tiết
kiệm nước sẽ gây ra tình trạng thiếu
nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến đời
sống của con người”.

- Ý 2: Đóng vai khuyên bạn tiết kiệm


nước
- HS lắng nghe.
- GV yêu cầu HS thực hiện đóng vai
theo cặp. Thực hiện theo tình huống - HS thực hiện đóng vai
sau: theo cặp

*Bạn A đi rửa tay ở nhà vệ sinh và xả + Nếu là em, em sẽ


nước tràn ra sàn. Nếu em nhìn thấy, nhắc bạn mở nhỏ
em sẽ làm gì? Em sẽ khuyên bạn như nước lại, và khuyên

73
thế nào? bạn nếu sử dụng tràn
- GV mời các nhóm khác nhận xét. ra sàn sẽ gây bẩn sàn
cà lãng phí nước của
- GV nhận xét và chốt: Trong cuộc nhà trường.
sống có rất nhiều tình huống sử dụng - HS nhận xét.
lãng phí nước, chúng ta cần thực hiện
bảo vệ nguồn nước đúng cách và đưa
ra lời khuyên phù hợp cho mọi người
để luôn đủ nước sử dụng hàng ngày.
Bài 2: Yes/ No

- GV mời 1-2 HS đọc yêu cầu bài 2


- Chúng ta sẽ quan sát tranh và xác
định việc nào nên làm và không nên
làm. Nếu việc làm đó nên làm chúng
ta giơ “Yes” còn nếu việc ấy không
nên làm chúng ta giơ “No”.
- 1 - 2 HS đọc đề bài
Ở bức tranh a chúng mình giơ gì?
- Bức tranh a: no
* Mở rộng: Ở nhà các con đã làm gì
để tiết kiệm nước? Các con hãy nêu Bức tranh b: yes
thêm những việc làm để tiết kiệm
Bức tranh c: no
nước nào.
Bức tranh d: yes

- 3 - 4 HS trả lời

74
2.2. Một số cách 4. Một số cách làm sạch nước
làm sạch nước
* HĐ 1: Tìm hiểu một số cách làm
và thí nghiệm
sạch nước
lọc nước
- GV yêu cầu HS quan sát bảng dưới
(10 -12 phút) - HS lắng nghe và trả lời
đây và hỏi:
câu hỏi:
Mục tiêu:
- Trình bày được
một số cách làm
sạch nước, liên
hệ thực tế về
cách làm sạch
nước ở gia đình
và địa phương.
- HS biết cách
làm sạch nước
bằng phương
pháp lọc qua thí
nghiệm
+ Trong bảng có mấy cách làm sạch + Có 3 cách. Đó là: Lọc,
nước? Đó là những cách nào? Khử trùng và đun sôi.
+ Ở nhà các con có sử dụng những + Con sử dụng cách đun
cách này để làm sạch nước không? sôi.
Con dùng cách gì?
- GV chia lớp thành 3 nhóm lớn và - Các nhóm HS thảo luận
yêu cầu HS đọc thông tin trong bảng và lựa chọn công dụng của
và thảo luận trong 1 phút để thi ghép từng cách lọc nước.
công dụng của việc làm sạch nước
tương ứng.
- GV nhận xét, khen thưởng. - HS lắng nghe.

- Nhóm nào lên ghép nhanh và chính


xác nhất, GV thưởng điểm trên
ClassDojo.

75
* HĐ 2: Thực hành thí nghiệm làm
sạch nước.
- 1-2 HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu 1-2 HS đọc đề bài câu
1.

- HS trả lời:
- GV hỏi:
+ Có 3 loại nước. Đó là:
+ Có mấy loại nước cần được làm
nước máy, nước trong bể
sạch? Đó là những loại nước nào?
bơi và nước đục.
+ Khi đun sôi nước máy sẽ
+ Với mỗi loại nước, có cách làm sạch giúp diệt vi khuẩn
như thế nào? Các con hãy dự đoán kết
+ Khi khử trùng nước bể
quả của từng cách làm sạch đó?
bơi sẽ không còn mùi Flo.
+ Khi lọc nước đục sẽ
khiến nước trở nên trong
hơn.

- GV nhận xét, khen thưởng


- GV chốt: Cô đồng ý với chia sẻ của - HS lắng nghe.
các bạn. Khi đun sôi nước máy sẽ - HS lắng nghe.
giúp diệt hết vi khuẩn. Khi khử trùng
nước bể bơi thì nước sẽ không còn
màu xanh và mùi Flo nữa. Còn khi lọc
nước đục khiến màu nước trong hơn.
- GV hướng dẫn HS cách làm thí
nghiệm:
Cô đã chuẩn bị các nguyên vật liệu để
làm sạch nước, với cách lọc nước đục - HS lắng nghe

76
có cần bông, cát, sỏi xếp thành từng
lớp và đổ nước đục lên trên và đợi
- Đại diện các nhóm lên
màng lọc phát huy tác dụng.
nhận đồ thí nghiệm. Từng
- Cô sẽ chia lớp mình thành 3 nhóm nhóm HS tiến hành làm thí
để tiến hành làm thí nghiệm mang tên nghiệm trong 3 phút.
“Nước diệu kì” trong 3 phút.
- Trong thời gian đợi nước thấm qua
màng lọc chúng ta cùng đến với câu
hỏi số 2, cô mời 1 bạn đọc yêu cầu bài
2. - HS đọc đề bài: Gia đình
em thường sử dụng nguồn
nước nào? Hãy kể tên cách
làm sạch nước mà gia đình
em sử dụng?
- GV mời 2-3 HS chia sẻ cách lọc - 2-3 HS chia sẻ.
nước của nhà mình.
- HS lắng nghe.
- GV kết luận: Khi ở nhà chúng ta
thường sử dụng cách đun sôi nước
máy để dùng làm nước uống.

* Chúng ta cùng quan sát lên thí - HS trả lời: Nước chuyển
nghiệm và hãy nhận xét về màu của từ màu đục vàng sang màu
nước thay đổi như thế nào? trắng trong hơn ạ.

- GV nhận xét. - HS lắng nghe


- 2 - 3 HS trả lời theo ý
hiểu.
+ Khử phèn
+ Lọc qua nhiều màng
lọc…

77
- GV kết luận: Ngày nay, với sự tác
động của con người đến nguồn nước
nên nước trở nên đục hơn và không
còn an toàn để sử dụng trực tiếp. Vì
thế chúng ta cần sử dụng các cách để
làm sạch nước khác nhau.
- GV mở rộng: Ngoài các cách chúng
mình được học trong bài, bạn nào có
thể kể thêm cách làm sạch nước
không?

3. Hoạt động - GV dẫn: Vừa rồi chúng ta đã cùng - HS lắng nghe.


Luyện tập (5-7 nhau đi tìm hiểu những cách lọc nước
phút) để thu được nguồn nước sạch. Nước
là nguồn tài nguyên quý giá và thiết
Tích hợp giáo
yếu cho sự tồn tại và phát triển của
dục môi trường:
con người. Do đó, việc bảo vệ nguồn
- HS kể được các nước chiếm vai trò quan trọng, và bảo
cách bảo vệ vệ nguồn nước là cách duy nhất để
nguồn nước. đảm bảo rằng chúng ta luôn có đủ
- Giáo dục HS có nước sạch và an toàn trong tương lai.
ý thức bảo vệ Vậy có những cách gì để bảo vệ
môi trường nước nguồn nước, chúng ta cùng chuyển
với các hành qua hoạt động tiếp theo!!
động cụ thể như - GV tổ chức hoạt động “Mindmap
không xả rác thải sáng tạo” với chủ đề: “Những cách
bừa bãi ra ao, hồ, bảo vệ nguồn nước mà các con biết
sông, suối; hoặc đã thực hiện?”
không thải trực
- GV gợi ý HS cách hoạt động
tiếp nước thải
vào nguồn nước;
sử dụng thuốc trừ

78
sâu, phân bón
hóa học hợp lí,...
- Giáo dục HS
vận động người
thân tham gia
bảo vệ môi
trường nói chung
và môi trường
nước nói riêng
nhằm nâng cao ý - GV phát giấy nhóm, yêu cầu HS
thức cộng đồng. sáng tạo, tự vẽ sơ đồ với chủ đề đã
cho. Thảo luận nhóm 6 - 5 phút
- GV mời đại diện các nhóm trình bày - HS làm việc nhóm
Mindmap
- GV nhận xét, bổ sung (nếu có), khen
- Đại diện nhóm trình bày
thưởng.
kết quả thảo luận nhóm.
-> GV cho HS trưng bày kết quả
- HS lắng nghe nhận xét;
“Mindmap sáng tạo” ở góc học tập.
sửa bổ sung nội dung sơ đồ.

4. Hoạt động - Thông qua bài học các con học được - HS trả lời
Vận dụng (3-5 gì?
phút)
GV chốt: Thông qua bài học các con
- HS lắng nghe
Mục tiêu: cần ghi nhớ:
+ SD tiết kiệm nước để cho người
khác có nước dùng và giảm chi
phí sinh hoạt, tránh cạn kiệt nguồn
nước.
+ Làm sạch nước bằng cách lọc với
nước chứa chất không tan, khử
trùng với nước có chứa các vi
khuẩn, đun sôi trước khi uống với
nước có chứa vi khuẩn.

79
+ Từ đó nhận biết các hành động để
bảo vệ môi trường nước.
- HS yêu cầu HS ghi vào vở
- GV kết luận: Ngoài cách làm sạch
nước bằng phương pháp lọc đơn giản
như thí nghiệm chúng ta làm, thì đây
là dây chuyền sản xuất ra nước sạch
để chúng ta sử dụng hằng ngày. Để có - HS ghi kết luận vào vở.
nguồn nước sạch sử dụng hằng ngày
chúng ta nên có ý thức và chung tay
bảo vệ môi trường nước. - HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY


……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

80
TIỂU KẾT CHƯƠNG II

Trong chương 2, đã phân tích cấu trúc yêu cầu cần đạt, nội dung chương
trình Khoa học ở Tiểu học và chủ đề “Nước” lớp 4 xác định các nguyên tắc lựa
chọn nội dung để xây dựng chủ đề dạy học tích hợp GDMT. Nghiên cứu rà soát
khả năng tích hợp các bài trong chủ đề “Nước”. Từ đó đã xây dựng nguyên tắc
thiết kế và đưa ra quy trình thiết kế bài dạy tích hợp DMT ở Tiểu học và đã thiết
kế 4 kế hoạch bài dạy sử dụng tích hợp BVMT.

81
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

KẾT LUẬN
1. Qua cơ sở lý luận tôi nhận thấy các môn Khoa học ở TH là các môn học có
nhiều khả năng GDMT

2. Để tích hợp GDMTvào môn học cần căn cứ vào chương trình môn học. Cần rà
soát toàn bộ nội dung chương trình để lựa chọn nội dung GDMT và bài dạy cho
phù hợp. Trong quá trình giảng dạy, người GV cần lựa chọn những vấn đề MT nổi
cộm nhất của địa phương vào bài dạy để đảm bảo được nội dung cần truyền đạt
trong khoảng thời gian hợp lý nhất.

3. Khi vận dụng tích hợp giáo dục môi trường ở chủ đề “Nước” trong môn Khoa
học lớp 4, GV cần phải xác định được hình thức tổ chức thích hợp với nội dung
của bài học để trong tiến trình dạy học phù hợp với mục tiêu bài dạy và phù hợp
với đặc điểm tâm sinh lí học sinh. Từ những tìm hiểu quy trình tích hợp giáo dục
môi trường tôi tìm hiểu, tôi tiến hành thể nghiệm và bước đầu thu được kết quả
khả quan, giờ học sôi nổi, hiệu quả, kĩ năng của các em cao hơn rất nhiều. Mặc dù
đã có nhiều cố gắng, nhưng do nỗ lực của bản thân còn nhiều hạn chế, cho nên đề
tài còn nhiều thiếu sót, tôi kính mong thầy cô và bạn bè đóng góp bổ sung để đề
3. Trên cơ sở nghiên cứu khả năng tích hợp nội dung GDBVMT và mục tiêu
GDBVMT thông qua môn hóa học ở THCS và nghiên cứu cấu trúc, nội dung
chương “Các loại hợp chất vô cơ” chúng tôi nghiên cứu đề xuất 5 nội dung
GDBVMT tương ứng với từng bài cụ thể trong chương.

4. Thiết kế 3 bài dạy học tích hợp GDMT trong Chủ đề “Nước” thuộc chủ điểm 1:
“Chất và năng lượng” gồm Bài 1: Tính chất của nước và nước với cuộc sống; Bài
2: Sự chuyển thể của nước và vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên; Bài 3: Sự
ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước. Một số cách làm sạch nước.

82
Kết quả nghiên cứu cho thấy việc tích hợp nội dung GDBVMT vào môn
Khoa học đã giúp học sinh tiếp thu tốt hơn các kiến thức, củng cố và vận dụng vào
việc giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến môi trường, nâng cao ý thức bảo
vệ môi trường cho học sinh.

Từ những kết quả trên, chúng tôi có thể kết luận rằng việc GDMT thông
qua môn Khoa học là việc làm hoàn toàn phù hợp và hết sức cần thiết. Điều đó
không chỉ giúp HS có những nhận thức sâu sắc về MT và các vấn đề về MT mà
còn giúp HS có những kỹ năng và thái độ đúng đắn với MT, thông qua đó giúp
công tác GDMT được tiếp cận gần gũi với HS.

KHUYẾN NGHỊ
Để giúp công tác tích hợp GDMT trong chue chỉ đạt hiệu quả cao chúng tôi
xin đưa ra một số kiến nghị sau:

1. Đối với các trường TH, Ban gám hiệu cần khuyến khích và tạo điều kiện cho
GV thực hiện những hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao chất lượng dạy và học,
đạt mục đích GDMT. Nhà trường cũng nên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về
GDMT, làm các sản phẩm từ những đồ dùng tái chế.... cho HSTH và bên cạnh đó
nhà trường cũng cần tổ chức cho HS những buổi thảo luận về vấn đề MTĐP để
thống nhất việc cung cấp kiến thức MT cho HS và qua đó cũng để GV học hỏi lẫn
nhau, nâng cao chất lượng dạy và học.

2. Đối với GV cần thưởng xuyên tìm hiểu, cập nhật những nội dung mới để cung
cấp cho HS những kiến thức mới và thiết thực nhất đối với các vấn đề MTDP. Đặc
biệt GV cũng nên thường xuyên thay đổi và kết hợp nhiều phương pháp để giờ
học đạt hiệu quả cao hơn.

83
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ GD và Đào tạo - Các hướng dẫn chung về GDMT dành cho người đảo tạo
GVTH - Dự án quốc gia VIE/95/041, 1998.

2. (Quyết định số 43/2001/QĐ - BGD&ĐT, ra ngày 9/11/2001.Bộ giáo dục và Đào


tạo, Các hướng dẫn chung dành cho người đào tạo giáo viên trường tiểu học, dự án
quốc gia VIE/95/041.

3. Bộ GD và đào tạo - Chương trình GD hiện nay và chương trình GD 2000


4. Bộ GD & ĐT, Chương trình tổng thể môn Khoa học CT 2018

5. Đặng Đình Bạch, Nguyễn Văn Hải (2006), Giáo trình hóa học môi trường, NXB
Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

6. Bộ GD & ĐT, Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp ở trường THPT, NXB Giáo
dục.

7. Luật bảo vệ môi trường (2005)

8. Bộ giáo dục và Đào tạo (2006), Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học, NXB
Giáo dục.

84

You might also like