Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

Câu 1: Giao tiếp thực hiện những chức năng cơ bản nào?

Cho ví dụ
minh họa.
Giao tiếp có những chức năng cơ bản như sau:
- Chức năng truyền thông tin.
- Chức năng nhận thức.
- Chức năng phối hợp hành động.
- Chức năng điều khiển hành vi.
- Chức năng tạo lập quan hệ.
- Chức năng cân bằng cảm xúc.
- Chức năng hình thành và phát triển nhân cách.
VD: + Khi bắt đầu thuyết trình là em sẽ dơ tay lên đưa tín hiện
cho bạn bấm máy biết là chuẩn bị em nói. (Chức năng truyền
thông tin)
+ Trong lúc thuyết trình, khi em nói hết một trang slide nội
dung nào đó, thì bạn bấm máy sẽ tự động chuyển slide khác.
(Chức năng phối hợp hành động)

Câu 2: Có những loại giao tiếp nào? Cho vd cụ thể từng loại
Dựa vào phương tiện giao tiếp: có 2 loại:
- Giao tiếp bằng ngôn ngữ: Con người sử dụng tiếng nói và chữ
viết để giao tiếp với nhau. Đây là phương tiện giao tiếp chủ yếu
của con người. Bằng ngôn ngữ, con người có thể truyền đi bất cứ
một loại thông tin nào, như: thông báo tin tức, diễn tả tình cảm,
ám chỉ, miêu tả sự vật, ...
- Giao tiếp phi ngôn ngữ: Con người giao tiếp với nhau bằng hành
vi, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt, nụ cười, đồ vật, …

Dựa vào khoảng cách: Có 2 loại:


- Giao tiếp trực tiếp: Là loại giao tiếp giữa các cá nhân khi họ mặt
đối mặt với nhau để trực tiếp giao tiếp.
- Giao tiếp gián tiếp: Là loại giao tiếp được thực hiện thông qua
một phương tiện trung gian khác như điện thoại, email, thư tín,
Fax, chat, …

Dựa vào tính chất giao tiếp: Có 2 loại:


- Giao tiếp chính thức: Là loại giao tiếp khi các cá nhân cùng thực
hiện một nhiệm vụ chung theo quy định. ( có tính kỉ luật cao)
+ Vd: giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên trong giờ học
- Giao tiếp không chính thức: Là loại giao tiếp diến ra giữa những
người đã quen biết, hiểu rõ về nhau, không bị ràng buộc bởi
pháp luật, thể chế, mang nặng tính cá nhân.
+Vd: giao tiếp giữa các bạn sinh viên trong giờ ra chơi.

Dựa vào số người tham dự cuộc giao tiếp: Có 3 loại


- Giao tiếp cá nhân – cá nhân: VD giữa sv A với svB.
- Giao tiếp cá nhân – nhóm: VD giữa giảng viên với lớp.
- Giao tiếp nhóm – nhóm: giao tiếp trong đàm phán giữa đoàn
đàm phán của công ty A và công ty B.

Câu 3: Khi giao tiếp với người khác cần tuân thủ những nguyên tắc
nào?
Nhóm nguyên tắc với thông tin:
- Thông tin phải chính xác.
- Thông tin phải đầy đủ.
- Thông tin phải rõ ràng.
- Thông tin phải dễ hiểu.
- Thông tin phải liên tục.

Nhóm nguyên tắc với mục đích:


- Mục đích được xác định trước khi thực hiện giao tiếp.
- Mục đích phải rõ ràng, cụ thể.
- Mục đích phải chính đáng và có tính khả thi.

Nhóm nguyên tắc với con người:


- Đánh giá đúng bản thân.
- Đánh giá đúng mối quan hệ giao tiếp.
- Đánh giá chính xác đới tượng giao tiếp.
Câu 4: Trình bày những mục đích và nguyên tắc cơ bản khi đặt câu
hỏi trong hoạt động giao tiếp? Khi đặt câu hỏi cần tránh những sai
lầm nào?
- Mục đích:
+ Xác định được vấn đề (What)
+ Xác định được nguyên nhân (Why)
+ Thu thập được những thông tin cần thiết (Where, When, How)

- Nguyên tắc
+ Xác định rõ mục đích khi đặt câu hỏi.
+ Tìm hiểu thông tin về đối tượng giao tiếp và xác định mối
quan hệ với đối tượng giao tiếp
+ Hãy lấy những câu hỏi bắt buộc phải hỏi làm trọng tâm
+ Đặt câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu.
+ Kiên trì chờ và lắng nghe câu trả lời.
+ Đừng hỏi các câu hỏi đóng, hãy hỏi câu hỏi mở
+ Không được định kiến trước.
+ Hỏi bằng ngôn ngữ của người nghe.
+ Đào sâu vấn đề bằng các câu hỏi tiếp theo.
+ Chỉ hỏi một vấn đề tại một thời điểm.
+ Chấp nhận các phương pháp thay thế.
+ Không chấp nhận vòng vo.
+ Không chấp nhận câu trả lời gián tiếp.
+ Kiểm tra việc chú ý lắng nghe.

- Đặt câu hỏi cần tránh những sai lầm:


+ Thuyết trình thay vì đặt câu hỏi.
+ Hỏi để hạ phẩm giá của người.
+ Hỏi để khai thác thông tin, yếu điểm của đối thủ.
+ Không tập trung lắng nghe câu trả lời.
+ Hỏi những câu hỏi không phù hợp với đối tượng, với không
gian và thời gian.

Câu 5: Anh chị hãy trình bày vai trò của giao tiếp đối với xã hội và
đối với cá nhân. Khi giao tiếp bằng ngôn ngữ nói, anh (chị) có
những ưu điểm và nhược điểm nào?
- Vai trò giao tiếp:
+ Đối với xã hội:
 Giao tiếp là điền kiện tồn tại của xã hội. ( Hay: nếu không có
giao tiếp thì sẽ không có xã hội loài người)
 Giao tiếp cho phép loài người phát triển xã hội văn minh,
truyền kiến thức từ thế hệ này sang thế hệ khác.
 Là mối quan hệ chặt chẽ giữa người và người, giúp con người
hiểu nhau còn là điều kiện duy trì và phát triển xã hội.
 Con người dành 70% số thời gian thức để giao tiếp.
+ Đối với cá nhân:
 Giúp con người không chỉ hiểu người khác mà còn hiểu chính
bản thân mình.
 Tăng năng suất lao động.
 Giao tiếp tốt là một trong ngững yếu tố quan trọng giúp bạn
thành công.
 Là phương tiện để bộc lộ nhân cách.
 Giao tiếp tốt sẽ tạo sự đoàn kết, tạo các mối quan hệ gần gũi,
thân mật, tốt đẹp, thuận lợi trong tập thể. Làm giảm những
thất vọng.
 Giao tiếp là điều kiện để tâm lí, nhân cách cá nhân phát triển
bình thường.
 Trong giao tiếp, nhiều phẩm chất của con người, đặc biệt là
các phẩm chất đạo đức được hình thành và phát triển.
 Giao tiếp thỏa mãn nhiều nhu cầu của con người.

- Khi giao bằng ngôn ngữ nói, em có những:


+ Ưu điểm:
 Dễ trao đổi thông tin hơn.
 Nói nhiều chủ đề khác nhau.
 Dùng nhiều ngữ điệu và phi ngôn ngữ khác nhau.
+ Nhược điểm:
 Khi giao tiếp trực tiếp, nếu nhiều chủ đễ diễn ra cùng lúc sẽ
làm cho em khó lựa chọn và gọt giũa các phương tiện ngôn
ngữ.
 Câu nói hay bị rườm rà, nhiều yếu tố lặp lại.
 Khi phải tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng, gây khó
em về điều kện để suy nghĩ và phân tích.

Câu 6: Trình bày các loại câu hỏi trong giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Dựa vào mục đích:
- Câu hỏi để thu thập thông tin.
- Câu hỏi với mục đích khác.
+ Tạo không khí tiếp xúc.
+ Kích thích và định hướng tư duy.
+ Để đưa ra lời đề nghị.
+ Để giảm tốc độ nói của người khác.
+ Để kết thúc vấn đề.

Dựa vào cách đặt câu hỏi:


- Câu hỏi đóng – Câu hỏi mở.
+ Câu hỏi đóng có 2 loại:
*Câu hỏi có/không: VD: mọi người có ăn hết bánh không?
*Câu hỏi lựa chọn: VD: Bạn sẽ chọn ai?
+ Câu hỏi mở: Vd: Anh nghĩ gì về chương trình giải trí này?

Dựa theo cách trả lời:


- Câu hỏi trực tiếp: hỏi thẳng vấn đề cần tìm hiểu
Vd: Bạn có thích công việc đó không?
- Câu hỏi gián tiếp: hỏi vấn đề này nhưng suy ra vấn đề khác mà
cần tìm hiểu
Vd: Vì sao bạn nghỉ việc ở công ty A?

Câu 7: Trình bày các nguyên tắc chú ý và những điều cần tránh
khi thực hiện kỹ năng khen ngợi ai đó? Thực hành trong tình
huống cụ thể.
Những nguyên tắc cần chú ý:
+ Khen ưu điểm.
+ Khen đúng thời điểm.
+ Khen đúng mức độ và chân thành.
+ Khen phải cụ thể.
+ Lời khen phải phù hợp đối tượng.

Những điều cần tránh:


- Tránh lời khen nịnh bợ, không chân thành.
- Tránh đưa ra lời khen một cách khuôn mẫu(công thức).
- Tránh bắt chước người khác.
- Tránh lặp lại một vấn đề.

- Tình huống: Trong lúc thi vấn đáp môn kỹ năng giao
tiếp:
 Cô giáo: “Vừa rồi em đã hoàn thành rất tốt về bài thi của
mình”. (Khen đúng thời điểm)
 Cô giáo: “Em rất là nhanh nhạy khi trả lời được câu hỏi của
các cô đưa ra”. ( Khen phải cụ thể)

Câu 8: Khi phê bình người khác cần chú ý điều gì? Thực hành trong
tình huống cụ thể.
Những điều cần chú ý:
+ Đối với người phê bình:
 Mở đầu bằng cách tìm ra những điểm bạn yêu thích hay đánh
giá cao ở người mà bạn chuẩn bị phê bình.
 Góp ý, phê bình đúng trọng tâm.
 Tránh những phát ngôn nặng lời, xúc phạm.
 Tạo cho người nghe sự tin tưởng sau khi nhận được lời góp ý,
phê bình.
+ Đối với người bị phê bình:
 Suy nghĩ vì lợi ích chung.
 Hãy kiềm chế ý muốn quên đi lời phê bình đó.
 Thừa nhận rằng có thể bạn đã mắc sai lầm.
 Hãy nhớ rằng những lời phê phán mang tính cá nhân cũng sẽ
khiến người đưa ra lời phê phán cảm thấy khó chịu.

- Tình huống: Trong lúc thi vấn đáp môn kỹ năng giao
tiếp:
 Cô giáo: “ Tuy nhiên, theo cô bài thi của em sẽ có thể tốt hơn
nếu em đọc bài trước khi thi”.
 Cô giáo: “ Em đã hoàn thành bài thi rất tốt”. Lúc nay em sẽ
rất vui và ngạc nhiên. Lúc này, cô giáo lại bình thản tiếp lời:
“Nhưng nếu em không nhìn tại liệu đọc thì bài thi của em sẽ
càng hoàn hảo hơn”.

Câu 9: Trình bày những điểm cần chú ý khi đàm phán, thuyết phục
người khác. Thực hành trong tình huống cụ thể.
- Tạo không khí bình đẳng.
- Tôn trọng và lắng nghe người đối thoại.
- Khi trình bày ý kiến của mình, chúng ta cần lưu ý:
+ Lý lẽ đưa ra phải rõ ràng và có cơ sở.
+ Lời nói phải ngắn gọn và có trọng tâm, không dài dòng.
+ Lời nói phải nhã nhặn , ôn tồn, lịch sự.
+ Phải biết thừa nhận những điểm có lý trong ý kiến đối thoại,
thừa nhận cái sai trong ý kiến của mình.
+ Cần phải tác động tới cả nhận thức, tình cảm và ý chí của
người đối thoại.

- Tình huống: Bố mẹ bạn muốn sau khi ra trường sẽ xin cho bạn
công việc ổn định vào nhà nước. Bạn thì muốn làm công ty tư
nhân theo sở thích của mình. Bạn hãy thuyết phục bố mẹ để họ
đồng ý với quan điểm của bạn.
+ Đầu tiên em sẽ làm bầu không khí vui vẻ: làm cho ba mẹ
vui,....
+ Sau đó em sẽ xin ba mẹ làm công ty tư nhân. Nếu như bố mẹ
không cho thì em sẽ đưa ra lý lẽ, dẫn chứng cụ thể để thuyết
phục ba mẹ là một công ty tư nhân rất tốt. Tự nêu ví dụ về công
ty tư nhân đó: điều tốt, ....

Câu 10: Anh chị hãy nêu những hạn chế, trở ngại của cá nhân trong
quá trình giao tiếp. Sau khi nghiên cứu học phần Kỹ năng giao tiếp,
anh chị có những đề xuất gì để khắc phục những hạn chế, trở ngại
đã nêu.
- Những hạn chế, trở ngại của cá nhân trong giao tiếp:
+ Không tự tin khi giao tiếp.
+ Khó khăn trong việc đối đáp khi nhận thông tin một cách
nhanh chóng.
+ Không mạnh dạn khi muốn chia sẽ những vấn đề cần giao tiếp.
- Cách khắc phục:
+ Luyện nói trước gương giúp mình tự tin hơn.
+ Chuẩn bị nội dung khi giao tiếp
+ Mục đích được xác định trước khi thực hiện giao tiếp.

Câu 11: Trình bày các kĩ thuật thực hiện bài thuyết trình? Thực hành
thuyết trình phần mở đầu bằng 2 cách trực tiếp và gián tiếp cho 1
chủ đề nào đó? ( Sống thử trong giới trẻ hiện nay, việc sử dụng
mạng xã hội của sinh viên,...)
- Các kỹ thuật thực hiện bài thuyết trình:
+ Dẫn trực tiếp: nêu thẳng vào trọng tâm của nội dung thuyết
trình.
+ Dẫn gián tiếp: kỹ thuật vào đề thông qua các kỹ thuật khác
như: đặt câu hỏi, kể một câu chuyện, nhấn mạnh một mâu thuẫn
tương phản nào đó,...

- Thực hành thuyết trình phần mở đầu về chủ đề sống thử


trong giới trẻ hiện nay:
+ Dẫn trực tiếp: Sống thử là gì? ....
+ Dẫn gián tiếp:
Như mọi người đã thấy, hiện tại nước ta là một nước đang phát triển,
chính vì thế cuộc sống của xã hội ngày càng cải tiến, hiện đại hơn. Và
không lạ khi kéo theo đó là cả một hệ tư tưởng cũng thay đổi không và
con người cũng bị cuốn theo cái hiện đại đó. Hiện đại về phong cách
sống, về quan niệm sống, về công việc và cả về tình cảm con người.
Dễ thấy tư tưởng về quan hệ tình cảm và hôn nhân rằng trở nên thoáng
và thoải mái ở thế hệ sinh viên hiện nay. Từ thời chế ông ta tình yêu là
thứ tình cảm tốt đẹp thiêng liêng của đôi lứa. Nhưng ngày nay, cùng
với sự phát triển của nền kinh tế, sự hiện đại của phong cách sống về
việc du nhập văn hóa phương tây mà mỹ từ “ tình yêu” đang dần mất
đi ý nghĩa đích thực của nó. Về thể hiện cái vấn đề vừa nói trên là một
thực trạng phổ biến ở giới trẻ ngày nay, đặc biệt là ở những thành phố
lớn, phát triển mạnh đó là việc những cặp “nam thanh nữ tú” sống
chung với nhau trước hôn nhân mà dư luận và báo chí trong nước gọi
là “sống thử”. Vậy chúng ta nhìn nhận vấn đề này như thế nào? Việc
sống thử đó có lợi ích gì? Tác hại ra sao? Câu trả lời không còn là vấn
đề, trăn trở của các cá nhân hay gia đình mà đang trở thành một vấn
đề rất đáng quan tâm của toàn xã hội. Làm cách này và hôm nay
chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu, giải đáp những vấn đề trên, từ đó rút
ra ý kiến, quan điểm của bản thân về thực trạng này.
Câu 12: Trình bày các bước để thực hiện bài thuyết trình. Khó khăn
lơn nhất của bạn khi thực hiện thuyết trình là gì? Bạn đã làm gì để
khắc phục khó khăn đó?
- Các bước để thực hiện bài thuyết trình:
+ Chuẩn bị thuyết trình.
+ Thuyết trình.
+ Sau thuyết trình.
- Những khó khăn lớn nhất của em khi thực hiện là : lo sợ,
hồi hợp
- Để khắc phục khó khăn đó em:
+ Uống nước trước khi thuyết trình.
+ Suy nghĩ những điều tích cực, quên đi những điều tiêu cực.
+ Chuẩn bị nội dung thuyết trình cho kĩ để giúp bạn tự tin hơn.
+ Tập thuyết trình trước.
+ Hít thở thật sâu.

Câu 13: Trình bày cấu trúc của 1 CV. Những lưu ý khi viết CV tìm việc
làm.
- Cấu trúc của 1 CV:
+ Thông tin cá nhân.
+ Mục tiêu nghề nghiệp.
+ Học vấn.
+ Kinh nghiệm làm việc.
+ Hoạt động ngoại khóa.
+ Kỹ năng.

- Những lưu ý khi viết CV tìm việc làm:


+ Phần TTCN: không dùng email thiếu nghiêm túc, không chèn
ảnh quay lưng về phía trước.
+ Phần MTNN: không viết mục tiêu chung chung, không sao
chép mục tiêu của người khác.
+ Phần HV: không nên đưa ra quá trình học tập từ cấp 1, cấp 2.
+ Phần KNLV: không nêu các công việc làm ngắn hạn, ngoại trừ
khóa thực tập, không mô tả dài dòng,..
+ Phần HDNK: không liệt kê các hoạt động giải trí cá nhân, theo
sở thích.
+ Phần KN: không nêu thông tin chính xác người tham chiếu.

Câu 14: Trình bày vai trò của phi ngôn ngữ trong giao tiếp. Khi quan
sát biểu hiện phi ngôn ngữ của đối tượng giao tiếp bạn cần lưu ý
điều gì?
- Vai trò của phi ngôn ngữ trong giao tiếp:
+ Giao tiếp phi ngôn ngữ có tầm quan trọng rất lớn.
+ Giao tiếp phi ngôn ngữ cũng giúp chúng ta hiểu rõ đối tác mà
ta đang tiếp cận để đưa ra những định hướng đúng đắn.
+ Giao tiếp phi ngôn ngữ giúp bạn sẽ có được kinh nghiệm, giúp
bạn nhận biết được người đối diện, nhận ra chính mình và học
cách kiểm soát bản thân trong giao tiếp tốt hơn.
+ Giao tiếp phi ngôn ngữ chiếm tới 2/3 trong giao tiếp.
+ Phi ngôn ngữ còn là một công cụ giúp nâng giá trị bản thân
mỗi con người thông qua cách nói cuốn hút.
- Cần lưu ý biểu hiện phi ngôn ngữ sau đây:
+ Ánh mắt, nét mặt, nụ cười.
+ Tư thế, dáng điệu, cử chỉ.
+ Khoảng cách, di chuyển, tiếp xúc.
+ Trang phục.

Câu 15: Trình bày cách để giải tỏa căng thẳng trước khi thuyết trình.
+ Hít thở thật sâu.
+ Suy nghĩ những điều tích cực, quên đi những điều tiêu cực.
+ Uống nước trước khi thuyết trình.
+ Thư giãn: bằng cách thả lỏng cơ thể, nghe một bài nhạc,...

Câu 16: Trình bày cách kiểm soát cảm xúc của cá nhân trong trường
hợp bạn cảm thấy sợ hãi, hồi hộp hay lo lắng khi đang thuyết trình
hoặc phát biểu trước đám đông.
Cách kiểm soát cảm xúc của cá nhân trong trường hợp cảm
thấy sợ hãi, hồi hộp hay lo lắng khi đang thuyết trình hoặc phát biểu
trước đám đông:
- Chuẩn bị kỹ lưỡng.
- Đừng nghĩ về mình.
- Cố gắng suy nghĩ theo hướng tích cực.
- Trình bày thật tốt phần mở đầu.
- Thư giãn ( nghỉ ngơi đầy đủ, thả lỏng cơ thể, hít thở sâu, uống
hớp nước...).

Câu 17: Thực hiện một số cử chỉ tay thường gặp trong giao tiếp, và
nêu thông điệp, ý nghĩa của nó?
- Một số cử chỉ tay thường gặp trong giao tiếp:
+ Ngón cái giương lên thường được hiểu là "làm tốt đấy",
"đồng ý", hoặc "mọi chuyện ổn cả".
+ Lắc tay - lòng bàn tay úp xuống, ngón tay trải đều và lắc
qua lắc lại mang nghĩa "tàm tạm" hoặc "có thể".
+ Hai ngón tay tạo thành hình chữ V mang hàm ý chiến thắng,
cũng được sử dụng như một dấu hiệu của hòa bình.
+ Nhún vai, đặc biệt khi lòng bàn tay ngửa lên, ngụ ý đối
phương không biết, không hiểu, hoặc không quan tâm.
+ Bàn tay khum nơi lỗ tai, ngụ ý "Tôi không thể nghe những gì
anh nói".
+ Vỗ trán là cách nói "Ồ không, tôi quên khuấy đi mất!" hoặc
"Tôi thật ngốc làm sao!".
+ Ngón cái chỉ xuống mang nghĩa "ý kiến tồi" hoặc "không".
Câu 18: Trình bày những lưu ý khi sử dụng ánh mắt trong giao tiếp?
- Nhìn vào người đối thoại.
- Không nhìn chăm chú vào người khác.
- Không nhìn người khác với ánh mắt coi thường, giễu cợt, hoặc
không thèm để ý.
- Không đảo mắt liên tục hoặc đưa mắt liếc nhìn một cách vụng
trộm.
- Không nheo mắt hoặc nhắm cả 2 mắt trước mặt người khác.

Câu 19: Trang phục có ý nghĩa như thế nào trong quá trình giao
tiếp? Khi chọn trang phục cần chú ý điều gì?
- Ý nghĩa: vô cùng quan trọng, giúp khẳng định mình, tạo ấn
tượng ban đầu.
- Cần chú ý: chọn trang phục phù hợp với ngữ cảnh, tạo sự hài
hòa, gần gũi, hợp lí.

Câu 20: Bạn sẽ tạo ấn tượng ban đầu như thế nào trong tình huống:
tham dự phỏng vấn xin việc; ngày đầu tiên đến cơ sở thực tập/thực
tế?
Em sẽ tạo ấn tượng bằng cách:
- Viết CV thật tốt để tạo ấn tượng cho người phỏng vấn khi đọc
được.
- Trang phục: gọn gàng, phù hợp với bối cảnh.
- Áp dụng các phần giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ ( kể cụ
thể)

You might also like