Nguyễn Huy Thiệp

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

NGUYỄN HUY THIỆP

I. CUỘC ĐỜI, TIỂU SỬ


- Sinh ngày 29/04/1950 tại Thanh Trì, Hà Nội.
- Gắn bó và trải nghiệm nông thôn, làng xã Bắc Bộ (dấu ấn của tôn giáo Thiên Chúa, Kito giáo rất rõ –
Chảy đi sông ơi; Con gái Thủy thần; Giọt máu)
QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC:
- Ban đầu ông làm thơ nhưng bị bố cấm  chuyển sang viết văn xuôi.
- Tôi sinh ra ở làng quê, lớn lên ở làng quê  thương nhớ đồng quê
- Mẹ tôi là nông dân, còn tôi sinh ra ở nông thôn  những bài học nông thôn, làng xã
- Học khoa sử ở Đại học Sư phạm Hà Nội  từng có những sáng tác về lịch sử gây tranh cãi.
- Dạy học ở Sơn La 10 năm  gắn bó với tự nhiên và con người nơi đây (Muối của rừng)
- 1960 quay về Hà Nội, có dịp tiếp xúc với sách vở, tri thức, đọc nhiều sử sách như sử kí Tư Mã Thiên.
QUAN NIỆM VĂN CHƯƠNG TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP
Ngầm kí thác qua tác phẩm, nhân vật: Không thành những tuyên ngôn, Nguyễn Huy Thiệp cứ lặng lẽ,
bình thản để cho nhân vật của mình bàn luận về văn chương nhiều hơn là việc chính ông tự đưa ra
những lời phát biểu trực tiếp. Ông để cho nhân vật phát ngôn về văn chương làm nên cái nhìn từ nhiều
lăng kính, không đơn nhất mà đa dạng, phức tạp
TIÊU CHÍ QUAN ĐIỂM
- Trong Giọt máu:
“Văn chương có nhiều thứ lắm. Có thứ văn chương hành nghề kiếm sống, có thứ văn
chương sửa mình, có thứ văn chương trốn đời, trốn việc, lại có thứ văn chương làm
loạn” (Giọt máu) có lúc văn chương “là thứ bỉ ổi nhất” (Chút thoáng Xuân Hương),
nhưng cũng có khi lại “có cái gì từa tựa lẽ phải”
- Trong truyện Chút thoáng Xuân Hương, tri huyện Thặng tuyên bố:
"Văn chương là miếng đất nghịch". Theo Thặng, văn chương có thể “làm loạn” – nó
Thể loại văn
làm loạn trong tiềm thức của con người – một cuộc nổi loạn mà không có một thế
chương
lực nào có thể dập tắt.
- Trong truyện Quan âm chỉ lộ, qua những lời anh Lai nói, người đọc có thể hiểu:
văn chương là thứ có thể làm ta “dằn vặt”, không những vậy, nó còn “có khả năng
đánh thức cái dục vọng ghê gớm ở mỗi người”. Vậy điều đó tốt hay xấu? Nên hay
không? Chính anh Lai hay chính chúng ta cũng sẽ phải hoài nghi. Phải chăng vai trò
của văn chương đang nằm trong một ranh giới rất mỏng manh giữa nhân văn và giả
dối, giữa việc nói lên sự thật và thoá mạ con người
Công việc - Cuối truyện Kiếm sắc, Nguyễn Huy Thiệp đã nói:
sáng tạo nghệ “Công việc viết văn vốn rất nhọc nhằn, phức tạp, lại buồn tẻ nữa”. Nguyễn Huy
Thiệp đã ý thức được nỗi cô đơn tột cùng trong sáng tạo. Viết văn không chỉ là một
công việc khiến nhà văn đối mặt với sự nhàm chán, “buồn tẻ” mà còn hơn thế nữa.
thuật Trong truyện ngắn Giọt máu, ông đã từng thốt lên đau đớn: “thằng bé mơ hồ hiểu
rằng học đòi văn chương là nó bước vào một cõi mà ở đấy, nó không thể nương tựa
vào bất cứ thứ gì, ngoài bản thân nó”
- Sự bất lực của ngôn từ trong việc thể hiện những nỗi đau nhân thế:
Ngôn từ nghệ “Tôi nghĩ về sự đơn giản của ngôn từ/ Sự bất lực của hình thức biểu đạt/ Mà nỗi
thuật nhọc nhằn đầy mặt đất/ Sự vô nghĩa trắng trợn đầy mặt đất/ Những số phận hiu hắt
đầy mặt đất (Thương nhớ đồng quê).
- Trong Giọt máu:
“Văn chương phải bất chấp hết. Ngập trong bùn, sục tung lên, thoát thành bướm và
hoa. Đó là chí thánh”
 Với lời phát biểu này, nhiều người đã phê phán Nguyễn Huy Thiệp, cho rằng ông
đã mất đi cái tâm của một người cầm bút, đã nhẫn tâm nhấn văn chương – một thứ
Sứ mệnh văn
vốn được coi là rất cao quý, đẹp đẽ – xuống bùn. Nhưng, hơn bao giờ hết, với quan
chương
niệm ấy, Nguyễn Huy Thiệp đã thực sự dấn thân, đã bất chấp hết, không chỉ “ngập”
trong bùn ông còn còn “sục tung” thứ bùn đen ấy lên để tìm ra nghĩa lí của cuộc đời.
Từ “bùn” chuyển thành “bướm và hoa” là một sự lột xác đầy phiêu lưu, mạo hiểm.
Nguyễn Huy Thiệp đã tự nguyện chấp nhận sự thực đau đớn này để làm tròn thiên
chức cao cả của một người cầm bút có lương tâm và trách nhiệm

ĐỀ TÀI TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP


ĐỀ TÀI MIỀN NÚI – NÔNG THÔN VÀ CẢM HỨNG TRỮ TÌNH
Đề tài miền núi - Nguyễn Huy Thiệp đã từng sống ở vùng cao Tây Bắc trong suốt mười năm kể
từ sau khi tốt nghiệp đại học. Trong khoảng thời gian đó ông có điều kiện sống
gần gũi với người dân miền núi, được tiếp xúc với kho tàng văn học dân gian và
trí tuệ dân gian. Đó là những nguồn tư liệu phong phú, hữu ích góp phần làm
nên những thành công lớn cho Nguyễn Huy Thiệp khi ông hoàn thiện chùm
truyện Những ngọn gió Hua Tát - những truyện ngắn đầu tay.
- Tác phẩm viết về miền núi của NHT nhuốm đậm không khí cổ tích và huyền
ảo, gắn với những giai thoại và nhân vật kì lạ.
- Chùm truyện này đã cho thấy mối quan hệ đa chiều giữa con người với thiên
nhiên:
+ Người dân miền núi sống gần gũi chan hoà với thiên nhiên. Thiên nhiên tạo
cho họ cuộc sống, đem đến cho họ kế sinh nhai.
+ Tuy nhiên cũng chính họ là người hủy hoại thiên nhiên nhiều nhất, điều này
được thể hiện qua motif đi săn và hình ảnh những người thợ săn.
VD: Lão thợ săn ngụ cư trong "Con thú lớn nhất" trở thành nỗi khiếp đảm sợ
hãi của chim muông, thú rừng. Sau nhà lão “lông chim, xương thú chất thành
đống”. Không những vậy, người ta còn quả quyết đã có lần nhìn thấy hắn bắn
chết một con chim công đang say sưa với vũ điệu của tình yêu. Hoàng Văn Nhân
cùng phường thợ săn quyết tâm triệt hạ gần hết bầy sói, trong đó có con sói mẹ
cố gắng tìm mọi cách thoát thân để trở về bảo vệ bầy sói con.
+ Như một kết cục tất yếu, những kẻ hủy hoại tự nhiên ấy phải nhận sự trừng
phạt tất yếu
VD: Lão thợ săn ngụ cư cuối cùng tự tay bắn chết người vợ và bắn chết chính
mình. Đứa con trai duy nhất của Hoàng Văn Nhân – trong ngày lễ cúng ma đã
bị chính con sói con duy nhất còn lại trong đàn sói bị bố nó tiêu diệt ngày nào
trả thù. Con sói trả thù mới khủng khiếp làm sao: “nó cắn, cào, nhay, nhá, nó
rứt từ cổ thằng San ra từng mảnh thịt, từng sợi gân và dây chằng bê bết máu”
(Sói trả thù)
Đề tài nông thôn Từng tự hào “Mẹ tôi là nông dân, còn tôi sinh ở nông thôn” (Những bài học
nông thôn) cùng với một tuổi thơ từng cùng gia đình lưu lạc khắp nhiều vùng
nông thôn của đồng bằng Bắc Bộ, từ Thái Nguyên qua Phú Thọ, Vĩnh Yên …
Nguyễn Huy Thiệp đã tích luỹ được rất nhiều hành trang quý báu để có thể viết
nhiều, viết hay về những miền đất dung dị mà chân chất tình người này. Nếu
trong những truyện viết về thành thị, Nguyễn Huy Thiệp gieo vào lòng độc giả
cảm giác nặng nề, ngột ngạt thì đến với những truyện ngắn như: Chảy đi sông
ơi, Con gái thuỷ thần, Những bài học nông thôn, Thương nhớ đồng quê, Chăn
trâu cắt cỏ … người đọc lại có thể tìm thấy cảm giác êm đềm, da diết, được thấy
lòng mình lắng lại với những cảm xúc rất ngọt ngào, thi vị, thấm đẫm cảm hứng
trữ tình
Chất trữ tình toát lên từ cảnh thiên nhiên ban sơ
- VD: Dòng sông, bến nước: “Con sông bến nước mơ màng và buồn cô liêu,
nửa như chờ đợi, nửa như hờn dỗi. Mùa hoa, trên ngọn cây gạo màu đỏ xao
xuyến lạ lùng … Cánh đồng mùa gặt: “cánh đồng đã gặt hết còn trơ gốc rạ.
Phía chân trời mây cuồn cuộn rực hồng một màu lửa. Mặt ruộng nứt nẻ. Cả
cánh đồng hực lên mùi hương đất nồng nàn” hay “Lúa lên đòng nên có mùi
thơm ngào ngạt. Trời nắng, thứ nắng đầu mùa hạ, không khô mà dịu” (Chăn
trâu cắt cỏ)
Chất trữ tình toát lên từ vẻ đẹp tâm hồn con người
- Nhân vật nam: Là những thanh niên với tâm hồn thật nhiều mơ mộng. Họ
theo đuổi những giấc mơ, những huyền thoại, như theo đuổi chính những khát
vọng sống mãnh liệt của đời mình.
VD1: Nhân vật “tôi” (Chảy đi sông ơi) nuôi trong tâm hồn mình câu chuyện về
con trâu đen bằng một niềm tin thơ trẻ, thiêng liêng. Cậu luôn ước mong một
ngày kia được gặp con trâu đen, được hưởng điều kì diệu, để “có sức mạnh phi
thường, bơi lặn dưới nước giỏi như tôm cá”. Trên hành trình thực hiện giấc mơ
ấy cậu đã trải qua bao nhiêu vất vả, cay đắng, thậm chí có lần suýt mất mạng.
Hình ảnh con trâu đen là biểu tượng cho vẻ đẹp, sự thanh tao, sự huyền diệu
tuyệt vời của cuộc sống. Nhân vật “tôi” đã đốt cháy lòng mình bằng khát vọng
hướng đến sự cao đẹp đó
VD2: Nhân vật "Chương" ("Con gái thủy thần") sống cuộc đời buồn tẻ, quẩn
quanh, hết làm ruộng lại đào đá ong, lột giang đan mũ … song trong tâm trí
anh lại luôn bị ám ảnh huyền thoại về Mẹ Cả. Một ngày kia, không cưỡng lại
được sức vẫy gọi diệu kì của nó, anh chấp nhận dấn thân vào những cuộc hành
trình rong ruổi kiếm tìm. Nhưng rốt cục anh chỉ có thể thấy những phân mảnh
bé nhỏ của Mẹ cả hiện lên thấp thoáng, nửa thực nửa mơ. Tìm kiếm suốt một
thời thơ ấu và cũng có khi là sự tìm kiếm suốt cả cuộc đời, đó là niềm khát khao
tột bậc của con người, của nghệ thuật, luôn mong muốn vươn tới sự hoàn mỹ,
vươn tới cái đẹp. Muốn vượt khỏi dòng sông, bến nước nhỏ bé, chật hẹp để ra
với biển lớn, cho dù phải chịu nhiều đắng cay phũ phàng.
- Nhân vật nữ: những người phụ nữ giàu lòng nhân hậu
VD1: Chị Thắm trong “Chảy đi sông ơi” là một người phụ nữ dịu dàng, nhân
hậu. Chính chị đã cứu sống nhân vật “tôi” trong cái đêm cậu theo trùm Thịnh
đi đánh cá và bất ngờ bị hất ngã xuống sông. Hiểu rất rõ về bản chất cũng như
tâm tính của những người như trùm Thịnh, đội Tảo … nhưng cái nhìn của chị
với họ vẫn rất bao dung: “ Đừng trách họ thế … Có ai yêu thương họ đâu … Họ
đói mà ngu muội lắm”.
VD2: Chị Thục trong Những người thợ xẻ cũng là một người phụ nữ hiền lành,
tốt bụng như vậy. Chị luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người trong mọi hoàn cảnh:
Tìm việc cho toán thợ xẻ xa lạ, chăm sóc Ngọc ân cần, chu đáo khi anh bị ốm
đau… Lòng tốt của chị khiến cho một kẻ lưu manh đểu giả như Bường cũng
phải nể phục.
ĐỀ TÀI THÀNH THỊ VÀ CẢM HỨNG PHÊ PHÁN
- Nhân vật trong những tác phẩm ở mảng đề tài này rất đa dạng với những mối quan hệ chồng chất
nhau: cha - con, mẹ - con, anh - em, ông - cháu, họ hàng, thông gia, nhân tình nhân ngãi…
- Nhà văn tỉnh lược hầu như tuyệt đối những câu, những đoạn văn miêu tả ngoại cảnh, thiên nhiên…
con người hiện lên chân thật, sống động thậm chí còn có phần thật hơn ở ngoài đời.
- Mối quan hệ gia đình lỏng lẻo:
+ Quan hệ vợ chồng:
 Vợ với chồng sống cảnh “đồng sàng dị mộng” bên nhau như Thuần và Thuỷ trong “Tướng về
hưu”. Mặc dù tự nhận “quan hệ tình cảm của vợ chồng tôi êm thấm” song đó chỉ là vẻ bề ngoài,
thực chất giữa họ không thể có nổi một tiếng nói chung.
 Cũng có khi mối quan hệ vợ chồng xây dựng trên quyền hành, bạo lực và sự chịu đựng mỏi mòn
như Sinh và Cấn (Không có vua). Cấn sẵn sàng tát vợ đến “nảy đom đóm mắt” và sẽ còn tiếp tục
đánh vợ không tiếc tay nếu không có sự can ngăn kịp thời của người em trai.
+ Quan hệ bố mẹ - con cái:
 Trong "Tướng về hưu", một ông tướng cả đời chinh chiến ngoài trận mạc, những năm tháng cuối
đời trở về sống với gia đình lại không thể tìm được tình cảm yêu thương, gần gũi. Sống trong ngôi
nhà của mình, với con cháu của mình, chứng kiến bao chuyện chướng tai gai mắt, ông phải cay đắng
thốt lên “Sao tôi cứ như kẻ lạc loài”.
 Hay gia đình lão Kiền trong "Không có vua" với màn biểu quyết: "Ai đồng ý bố chết giơ tay". Và
khi bố chết thì họ mừng rỡ thốt lên: “thật may quá. Bây giờ tôi đi mua quan tài”.
+ Quan hệ giữa anh chị em:
 Anh em cắt tóc cho nhau cũng thanh toán tiền sòng phẳng như người dưng, làm mai làm mối cho
nhau cũng phải ghi giấy biên nhận trả công cẩn thận. Em chồng suốt ngày nhăm nhe tán tỉnh chị
dâu ("Không có vua").
- Đồng tiền thao túng con người, trở thành mục đích duy nhất để con người sẵn sàng băng hoại đạo
đức mà chiếm đoạt.
VD1: Nhân vật Thủy - Tướng về hưu, xay thai nhi làm thức ăn cho chó becgie (hình ảnh những ngón
tay nhỏ xíu hồng hồng trong nồi cám).
VD2: Bài hát “Ừ ê cái con gà quay. Ta đi lang tang khắp miền giang hồ. Tìm nơi nào có tiền. Tiền ơi
mau vào túi ta. Ừ … ê cái con gà rù” vang lên trong đám cưới thằng Tuân giống như một "tuyên
ngôn" về mục đích sống cho con người hiện đại
VD3: "Huyền thoại phố phường": Hạnh là một trí thức trẻ ba mươi tuổi. Dù “đã khẳng định được
tài năng”, song, chàng trai trẻ này lại không cưỡng nổi trước sức cám dỗ của đồng tiền. Với hàng
loạt những mưu mô và thủ đoạn bỉ ổi để chiếm đoạt tờ vé số của mẹ con bà Thiều, kết cục cuối cùng
của Hạnh là vỡ mộng và hóa điên
 Thông qua những tác phẩm trên, Nguyễn Huy Thiệp đã phản ánh mặt trái của xã hội hiện đại khi
bước vào thời kì đổi mới. Và ở đấy, ông đã nhìn thấy, đã phơi bày trước mắt chúng ta một cách rất cụ
thể, rõ ràng, hiện thực về một xã hội mất ổn định, đang bị tha hoá trong đạo đức, nhân phẩm con
người. Một xã hội mà con người đối xử với nhau bằng những toan tính thực dụng. Những giá trị tình
cảm tốt đẹp đều được cân đo đong đếm bằng vật chất, bị vật chất chi phối, quyết định
ĐỀ TÀI LỊCH SỬ
- Các nhân vật lịch sử của NHT luôn được nhìn từ góc độ con người cá nhân, trong sự xung đột giữa
trách nhiệm, bổn phận với những khao khát bản nguyên của họ
VD1: "Kiếm sắc" - nhân vật Nguyễn Ánh hiện lên hoàn toàn đối lập với cách nghĩ, cách cảm truyền
thống. Ông hiện lên là người có tài mưu lược và lòng hiếu thắng. Cảm động sâu xa trước nhan sắc
và giọng hát của Vinh Hoa nhưng Ánh không thể có được nàng. Ánh không được sống đúng là mình,
không được làm những điều mình muốn bởi Ánh ở ngôi vị đế vương, chỉ được phép cao cả, không
được phép thấp hèn.
VD2: "Phẩm tiết" - tái hiện hình ảnh Quang Trung hết sức đời thường với những cung bậc tâm trạng
hết sức phong phú, đa dạng. Có những lúc nóng giận khi đối diện với những gian ngoan lọc lõi của
người đời, lúc thất vọng khi không sở hữu được thể xác của một cô gái đẹp.
VD3: Mưa Nhã Nam - Hoàng Hoa Thám chủ yếu ở khía cạnh sống đời thường. Trong những cuộc
chuyện trò với bạn bè về chuyện cái ăn cái mặc, chuyện dựng vợ gả chồng, chuyện thơ phú, văn
chương… tất cả không liên quan gì đến việc đánh Pháp. Tác giả cũng không ngần ngại giới thiệu với
người đọc những sở thích rất bình dị của Đề Thám: ông thích uống rượu sắn với lòng lợn luộc chấm
mắm tôm chanh kèm với rau húng. Không ít lúc Đề Thám đã òa khóc. Ông khóc “cho mình, cho
người, cho tất cả những hữu hạn của chính mình của mỗi người” , ông yếu mềm và nhu nhược như
“một anh bán bánh đa mật ở chợ Kế, một viên công chức quèn, một anh chàng thợ bạc vụng về, một
ông giáo nghèo".
 Viết đề tài này, NHT muốn chiêm nghiệm về mối quan hệ giữa con người cá nhân và trách nhiệm
cộng đồng. Ông quan tâm đến số phận của những con người ưu tú trong cơn lốc lịch sử : mỹ nhân,
thi nhân, danh tướng không phải ở sự anh hùng, vĩ đại của họ mà ở cuộc sống đời thường, những tình
cảm và khao khát rất con người, để rồi thấy thực chất tất thảy họ đều tâm huyết những cũng đều cô
đơn, bất hạnh.

ĐÓNG GÓP CỦA NGUYỄN HUY THIỆP (TÍNH DÂN CHỦ - KHÁI QUÁT/RÚT GỌN)
(1) Quan niệm mới về tư cách và thân phận của nhà văn hiện đại
+ Tư cách của nhà văn hiện đại: nhà văn là nhà tư tưởng (có tính tự trị)
+ Thân phận nhà văn hiện đại: cô đơn, độc sáng
(2) Nhận thức về vai trò của văn học
+ Đánh thức tinh thần hoài nghi, phản tỉnh, lo âu, trách nhiệm  Đạo đức của nhà văn
(3) Nhận thức về mối quan hệ giữa nhà văn và các nhân tố văn học
+ Mối quan hệ giữa nhà văn với bạn đọc: bình đẳng và đối thoại
+ Mối quan hệ giữa nhà văn và hiện thực: tự do và sáng tạo
(4) Bút pháp nghệ thuật mới: tinh thần “phản truyền thống” và dân chủ hóa sâu sắc
+ Kết thúc không có hậu, kết thúc mở: đưa ra nhiều khả năng kết thúc bằng những cuộc ra đi.
+ Người kể chuyện không đáng tin cậy (cơ chế tin đồn)
+ Trần thuật đa điểm nhìn
+ Thái độ đối với ngôn ngữ: mọi ngôn từ đều bình đẳng trước người đọc, ngôn từ cũng có tính giới hạn
(giải thiêng “ảo tưởng’’ về văn chương)

ĐẶC TRƯNG SÁNG TÁC


I. CHỦ NGHĨA NHÂN VĂN MỚI TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN HUY THIỆP
Không được yêu thương con người nhưng không thể không thương con người được  Niềm tin vào
nhân tính.
1. Quan niệm về con người
Cái nhìn tỉnh táo, lạnh lùng mang tính chất phanh phui mổ xẻ hiện thực, đôi khi mang cảm giác tàn
nhẫn, tinh thần ko được thương con người. Đối với Nguyễn Huy Thiệp, chẳng có con người lý tưởng,
các bậc vĩ nhân mà toàn là cái xấu xa, độc ác, bỉ ổi, tham lam, đê tiện.
1.1. Con người tha hóa (đối lập với con người lý tưởng, thánh nhân, bất biến trong hoàn cảnh)
Nguyễn Huy Thiệp không tôn vinh con người mà hoàn toàn ngược lại, ông tập trung nói và viết về con
người độc ác, xấu xa, hết thảy toàn súc vật >< có sự đối kháng với quan niệm trước đó về con người
trong văn học sử thi: Con người có thể chiến thắng hoàn cảnh (con người anh hùng, bất biến trước hoàn
cảnh)
Trong Tướng về hưu
- Thủy ("Tướng về hưu") - xay thai nhi cho chó ăn, trong giờ phút mẹ chồng
lâm chung, khi cả gia đình đau đớn, Thủy hết sức lạnh lùng: "Đừng khóc.
Đừng đổ sâm". Trong đám tang, Thủy hỉ hả khoe với chồng: “Ba mươi hai
mâm. Anh phục em tính sát không?
- Một nhân vật khác trong truyện này cũng bị lối sống thực dụng làm cho
trở thành tha hoá đó là nhân vật ông Bổng. Vốn là một gã “đánh xe bò
thuê”, lại là kẻ “lỗ mãng”, ông Bổng không mảy may xúc động, thương xót
trước cái chết của chị dâu. Hãy nghe lời ông Bổng nói với đứa cháu ruột
của mình ngay trong đám tang của mẹ nó: “Mất mẹ bộ sa lông. Ai lại đi
đóng quan tài bằng gỗ dổi bao giờ? Bao giờ bốc mộ, cho chú bộ ván”.
Không chỉ vậy, ông ta còn tranh thủ thời gian ngồi canh quan tài người chết
để chơi bài tam cúc ăn tiền cùng mấy người đô tuỳ. Khi nào được “kết tốt
Nhân vật trở nên tha
đen”, ông Bổng lại hí hửng chạy vào vái quan tài “Lạy chị, chị phù hộ để
hóa vì tham lam tiền
em vét thật nhẵn túi chúng nó”.
bạc, quyền lực
Trong Huyền thoại phố phường
- Nhân vật có quá trình tha hóa diễn ra rõ rệt nhất. Ban đầu, hắn từng nuôi
trong lòng khát vọng "toàn tâm toàn ý làm việc và sáng tạo" để sau này trở
thành “một người xuất chúng”. Tuy nhiên, từ khi lên thành thị, hắn hiểu ra
“Tài năng mà nghèo thì buồn ghê lắm. Nếu đã tài năng thì phải thực giàu”.
Đồng tiền trở thành mục đích cao nhất của hắn. Nhận thấy cơ hội có thể
"bám víu" vào gia đình bà Thiều để được giàu có, hẵn khom lưng quỳ gối
lấy lòng mọi thành viên trong gia đình: Hắn sẵn sàng “xắn tay áo, đưa tay
mò dọc theo cái rãnh đầy bùn lõng bõng nước bẩn, thậm chí còn có cả cục
phân người” để mò tìm cái nhẫn vàng mà cô con gái bà Thiều sơ ý đánh
rơi. Hắn đã không ngần ngại tìm cách ngủ với người đàn bà đáng tuổi mẹ
mình để đổi lấy tờ vé số => Sức mạnh của đồng tiền đã làm Hạnh loá mắt,
hắn sẵn sàng bán rẻ danh dự, nhân phẩm của chính mình.
Trong Những người thợ xẻ
- Bường trong Những người thợ xẻ , một kẻ “đểu cáng và độc ác” cũng tìm
mọi cách cưỡng hiếp, chiếm đoạt Quy - cô con gái mười bảy tuổi của ông
Thuyết – phó giám đốc nông trường. Một bác sĩ trẻ “được ăn học tử tế”
nhưng vì không kìm chế nổi dục vọng đã chiếm đoạt “một cách tàn bạo và
Nhân vật trở nên tha điên cuồng” một cô gái ở bản Hoan trong đêm trăng rồi ngay sau đó tìm
hóa vì dục vọng cách “quất ngựa truy phong” rũ bỏ trách nhiệm trong truyện ngắn Thổ
cẩm.
Trong Không có vua
- Lão Kiền (Không có vua), một lão già bỉ ổi, do không chế ngự nổi bản
năng, đã bắc ghế rình trộm con dâu tắm. Đoài – con trai lão cũng luôn tìm
mọi cách phờ phỉnh, chiếm đoạt chị dâu của mình.
Nhân vật trở nên tha Các nhân vật thợ săn trong chùm truyện viết về miền núi
- Lão thợ săn trong "Con thú lớn nhất" sẵn sàng lấy xác người vợ do chính
tay hắn bắn chết làm mồi nhử để săn “con thú lớn nhất đời mình”. Lão thợ
săn Hoàng Văn Nhân trong Sói trả thù "lia cả một chùm đạn ghém" vào
lưng con sói mẹ đã già đang cố gắng chống trả quyết liệt để bảo vệ bầy con
hóa vì mông muội và nhỏ của mình.
tàn ác Trong Chảy đi sông ơi
- Trong "Chảy đi sông ơi!", những người đánh cá đêm là những người
nghèo đói mà ngu muội. Họ không bao giờ cứu người chết đuối vì sợ đắc
tội với Hà Bá. Vì quan niệm cổ hủ sai lầm ấy mà chị Thắm, một con người
nhân hậu, dịu dàng, đã từng cứu bao nhiêu kẻ chết đuối bị chết oan.
Vì đâu ông viết về cái ác đó?
- Vì cái ác cũng là bản tính của con người.
- Không phân biệt được tính người, tính vật, con người bị hoàn cảnh làm cho tha hóa.
KẾT LUẬN
Viết về sự tha hoá của con người, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp luôn tỏ ra lạnh lùng, tỉnh táo. Sự phơi
bày cái xấu, cái ác của ông nhiều khi thẳng thắn đến mức làm người đọc cảm thấy e ngại. Tuy nhiên,
khi làm việc ấy, nhà văn muốn ngầm gửi đi thông điệp: mong mỏi con người hãy giữ gìn bản tính tốt
đẹp của mình, hãy giúp cho con người thoát ra khỏi sự mông muội, tăm tối, hãy giữ lấy nhân phẩm của
mình và những người sống xung quanh
1.2. Con người tự nhiên
- Nguyễn Huy Thiệp quan tâm đến khía cạnh vô thức, bản năng – một trong số đó là tính dục >< đối
lập với con người công cụ, hành chính, bổn phận trong đó.
+ Nguyễn Ánh ngất lịm trước người con gái xinh đẹp, ước được như người thường, bởi lẽ phải đóng
cho tròn vai, con người nghĩa vụ bổn phận đè nén, kìm chế con người tự nhiên, 2 con người xung đột
với nhau đấy là khi con người rơi vào bi kịch, người thường đc phép làm những gì người ta muốn sứ
mệnh đế vương thật khốn nạn, hóa ra khốn nạn cũng là một quyền – truyện Kiếm sắc.
+ Viết về Quang Trung người anh hùng áo vải vậy mà khi nhìn thấy gái đẹp thì say sẩm mặt mày, đánh
rơi cốc rượu – con người tự nhiên, bản năng hiển lộ ra => mượn lịch sử công bố tư tưởng của mình.
+ Ông Đề Thám khóc khi từ chối tình yêu cô gái trẻ, vì bổn phận sống cho trong vai người anh hùng,
từ chối tình yêu cô Soan nhưng sau đó ông ân hận, nhân danh những bổn phận làm điều cao cả nhưng
đó là nguồn gốc cho những tội lỗi ( oán thán ông Đề Thám vì đã ko có hạnh phúc cả đời).
+ Chị Hiên chồng đi xa, ước kiến lửa đến đốt cho chết – kìm nén con người bản năng, tính dục của
mình
- Nguyễn Huy Thiệp quam tâm đến bản chất của con người là cái thiện.
+ Nhân vật phụ nữ và trẻ em – giữ được gốc thiện, thiên lương, vẻ đẹp tâm hồn: từ những đứa trẻ bất
hạnh như Cún trong tp cùng tên, Tốn (không có vua), cho đến những đứa trẻ bình thường (cái Minh,
Cái Mị) => là lực lượng cứu rỗi cho tâm hồn khuyết tật của người lớn, “Trẻ em là tương lai đấy, làm
cái gì cũng phải đặt lên hàng đầu” ( lời nói của 1 tướng cướp). Giọt máu hi vọng Tâm vẫn là đứa trẻ,
Ông Bỗng tha hóa nhưng khóc như 1 đứa trẻ.
2. Niềm tin vào tính người: Không thể không yêu thương con người (tinh thần nhân văn)
- Ông vẫn giữ một niềm tin vào sự tồn tại của nhân tính
- Ông tạo điểm tựa cho niềm tin là tình yêu thương.
VD: Hầu hết nhân vật đều là nhân vật có thiên tính mẫu tuyệt vời
+ Chị Thắm trong : “Chảy đi sông ơi” chị chuyên đi cứu người nhưng lại chết đuối, nhưng chị không
trách, không giận, không từ bỏ: “họ đói mà ngu muội lắm, có ai thương họ đâu” => con người chỉ
sống tử tế nếu đc yêu thương.
+ Cô Xinh trong “Không có vua”: sống khổ lắm, nhục lắm mà thương lắm
II. TINH THẦN DÂN CHỦ TRONG CÁC SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN HUY THIỆP
Ông là gương mặt tiêu biểu nhất trong chặng đường đổi mới do tinh thần dân chủ, biểu hiện ở:
- Quan niệm về con người: Con người là bản thể phong phú, phức tạp, hiểm hóc.
+ con người vô thức >< con người ý thức
+ con người xã hội >< con người tự nhiên
- Quan tâm về hiện thực: hiện thực với những mặt trái đi vào văn chương
- Mối quan hệ giữa nhà văn – độc giả: Kích thích nhu cầu đối thoại ở người đọc  Công chúng trở
thành người đối thoại chứ không còn là người tiếp nhận 1 chiều  tôn trọng độc giả.
- Nghệ thuật:
+ Cách kết truyện: “tôi căm thù cách kết thúc truyền thống” – khép kin. Ông sử dụng kết thúc mở, tác
phẩm kết thúc rồi nhưng mở ra nhiều khả năng.
+ Xây dựng người kể chuyện không đáng tin cậy: “tôi không biết câu chuyện sẽ kết thúc ra sao”: công
khai sự nhầm lẫn, tin đồn => làm hoang mang độc giả vì đưa ra 3 cái kết >< người kể chuyện truyền
thống là người kể chuyện toàn tri, tạo sự tin cậy.
VD: Tướng về hưu: Những điều mà tôi viết sau đây để bênh vực cho cha tôi – công khai tính chủ quan.
+ Ngôn ngữ nghệ thuật: coi trọng hơn cả tính chính xác (gọi đúng bản chất của đối tượng) => không
có ngôn ngữ nào là đẹp - xấu, bình dân – bác học => đối xử công bằng với ngôn ngữ
VD: “cứt” thì cứ gọi là cứt, chứ không cần phải gọi là phân, chất thải
+ Cách hành văn: có màu sắc thông tấn, báo chí; tước bỏ hết các ngôn ngữ thể hiện cảm xúc chủ quan
của người kể chuyện; ít miêu tả, câu văn nhiều khi cộc lốc; chú ý đến tính chất đối thoại (bỏ hết tính
chất cảm xúc trong đối thoại)
VD: Các đoạn cha con đối thoại trong “Tướng về hưu”
+ Giọng điệu: lạnh lùng, khách quan, hoài nghi, giễu nhại
III. TƯ DUY TIỂU THUYẾT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP
1. Khái niệm
- Tư duy tiểu thuyết là tư duy về cái đang là (cái đang diễn ra, chưa hoàn thành, thách thức khả năng
người đọc) >< tư duy sử thi là tư duy về cái đã là (cái đã hoàn thành)
2. Biểu hiện
- Cách kết thúc truyện mở: hiện thực đang diễn ra và ngầm chứa nhiều bất ngờ, ngẫu nhiên, bất ngờ và
k đoán định trước được.
- Khả năng phản ánh hiện thực rộng lớn
VD: Tướng về hưu: Câu chuyện về một gia đình => Mô hình thu nhỏ về một xã hội
- Tính chất đối thoại: giữa các tư tưởng, nhà văn – độc giả.
IV. CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NHT
1. KIỂU NHÂN VẬT THA HÓA (Đã nói ở trên)
2. KIỂU NHÂN VẬT KIẾM TÌM
VD: Nhân vật Chương trong "Con gái thủy thần" đi tìm Mẹ Cả, nhân vật "tôi" trong "Chảy đi sông ơi"
đi tìm con trâu đen, nhân vật diễn viên đóng vai Chiêu Hổ trong "Chút thoáng Xuân Hương" trở về
nông thôn để tìm cảm hứng cho vai diễn sắp tới.
- Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, những nhân vật kiếm tìm thường tạo nên một mô típ “người ra
đi”. Họ luôn di chuyển trong một không gian không giới hạn. Trong họ luôn ôm ấp trong lòng một
niềm tin, một khao khát. Niềm tin và khát khao ấy mạnh mẽ, mãnh liệt đến mức đôi khi làm họ bất
chấp tất cả để dấn thân và những cuộc phiêu lưu đầy những khó khăn gian khổ. Cuối những hành trình
tìm kiếm ấy cũng có khi sự tìm kiếm của họ được đáp đền song cũng có khi chỉ là một con số không vô
nghĩa.
- Các nhân vật kiếm tìm trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp hầu hết đều là những con người ra
đi, họ ra đi là để thực hiện những khát khao vươn tới những điều lớn lao đẹp đẽ hoặc chí ít cũng là để
tìm kiếm những điều mà bản thân họ chưa từng có trong đời. Viết về những con người kiếm tìm, ngòi
bút Nguyễn Huy Thiệp thường toát lên sự đồng tình, trân trọng. Trong nhiều tác phẩm, các nhân vật
kiếm tìm thường xưng “tôi”. Phải chăng đó chính là sự hoá thân của tác giả trên hành trình kiếm tìm.
Cuộc hành trình ấy không chỉ mang ý nghĩa cá nhân mà nó là những cuộc kiếm tìm hướng về cái đẹp,
cái cao cả trong cuộc đời này.
3. KIỂU NHÂN VẬT CÔ ĐƠN, LẠC LOÀI
- Lí do quan trọng nhất là vì họ quá khác biệt so với thế giới xung quanh. Sự khác biệt đó biểu hiện ở
hầu hết mọi phương diện: từ ngoại hình, tính cách, phẩm chất, nhận thức, đến tư tưởng và quan niệm
sống.
VD1: Ông Thuấn - tướng về hưu, cả đời gắn với súng đạn, chiến tranh, với lối sống quân bình, 57 tuổi
về hưu, ông không sao thích nghi được với cuộc sống đời thường xô bồ phức tạp, nghiệt ngã đầy ắp sự
cạnh tranh và toan tính: "Sao tôi cứ như lạc loài!". Không chỉ riêng ông Tướng về hưu, con trai ông –
kĩ sư Thuần – cũng không thoát khỏi nỗi cô đơn. Không chỉ vậy, anh còn nhận thấy: cô đơn là thực
trạng phổ biến với tất thảy mọi người: “Tôi thấy tôi cô đơn quá. Các con tôi cũng cô đơn. Cả đám
đánh bạc, cả cha tôi nữa”.
VD2: Chương trong “Con gái thủy thần” một mình đơn thương độc mã trên hành trình kiếm tìm trước
sự vẫy gọi của những khát vọng về cái đẹp, về hạnh phúc. Anh cứ mải miết đi tìm Mẹ Cả và chắc rằng
trong cuộc hành trình này anh vẫn mãi cô đơn “không có tiền bạc công danh, không có gia đình để yêu
thương lo nghĩ, không có bạn bè” chỉ có “nỗi cô đơn và sự bất lực của mi nào ai thấy được ngoài mi”.
VD3: Không chỉ viết về sự lạc lõng, cô đơn của con người hiện tại, Nguyễn Huy Thiệp còn trở về với
quá khứ tìm về với nỗi cô đơn của những con người trong huyền thoại, sử sách. Nếu hậu thế thường
biết đến Nguyễn Trãi với tư cách một nhà quân sự, chính trị, ngoại giao tài ba lỗi lạc thì Nguyễn Huy
Thiệp còn phát hiện ở trong con người ấy những mặc cảm lạc loài, lạc thời. Nguyễn Trãi từ nhỏ đã
nhận thấy mình “như khoai giữa ngô, như lạc giữa vừng”, khác biệt rất lớn với mọi người. Đến lúc
trưởng thành ông vẫn tiếp tục sống âm thầm “gần như không có bạn, không có tri âm tri kỉ. Dưới một
bề ngoài bình thản rụt rè, Nguyễn Trãi dấu mình trong vỏ ốc” (Nguyễn Thị Lộ). Hay Nguyễn Ánh trong
"Kiếm sắc", được nhắc đến như "một nỗi cô đơn khổng lồ"
V. ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP
1. NGOẠI HÌNH
NHT "dành nhiều đất hơn cả" để khắc hoạ những chi tiết ngoại hình là những nhân vật dị hình và
những người phụ nữ vốn sẵn mang vẻ đẹp “thiên tính nữ”:
+ Nhân vật dị hình: Tốn (Không có vua) với dáng “người teo tóp dị dạng”. Chàng Khó (Trái tim hổ):
“Hai tay dài chấm đầu gối, đôi chân khẳng khiu, lúc nào đi cũng như chạy”. Chú Hoạt có “cái chân thọt
chỉ bé như một thân cây sắn nhỡ” (Chú Hoạt tôi). Ghê người hơn là nhân vật Hạnh (Giọt máu) có “Cái
đầu to tướng ở trước ngực, cái chân què vắt đằng sau” và nhân vật Cún trong truyện ngắn cùng tên với
hình thù kì dị “Đầu nó to tướng, hai chân tay mềm oặt như chẳng có xương, chỉ hơi lệch tâm là người
nó ngã kềnh ra đất”…
+ Nhân vật nữ mang vẻ đẹp: Khi thì là nước da “trắng hồng” cùng với “khuôn mặt dễ ưa” của Quy
(Những người thợ xẻ). Khi thì là vẻ đẹp của một làn môi mọng và đôi mắt sáng trong của M (Mưa)
“môi cô ta lúc nào cũng thắm đỏ. Đáy mắt cô ta xanh như vỏ trứng chim sáo”. Vẻ đẹp đó còn ở “cái
ngấn cổ trắng ngần” của Hương (Chút thoáng Xuân Hương), ở cái “mơn mởn như lộc mùa xuân” của
Vinh Hoa (Phẩm tiết), là vẻ đẹp “rực rỡ như một đoá quỳnh trong đêm” của Nhi (Cánh buồm nâu thủa
ấy), là cái ma lực hấp dẫn hầu hết cánh đàn ông trong bản Hua Tát toát ra từ “đôi hông to khoẻ, thân
hình chắc lẳn, bộ ngực nở nang mềm mại…
2. HÀNH ĐỘNG
- NHT ít khi miêu tả tâm lí nhân vật. Ông chủ yếu để nhân vật tự biểu hiện qua những chuỗi hành
động: “Tôi đi làm, lấy vợ, sinh con. Mẹ tôi già đi. Cha tôi vẫn đi biền biệt”, “ Cha tôi dắt tôi xuống bếp,
chỉ vào nồi cám …tôi lặng đi. Cha tôi khóc. Ông cầm phích đá ném vào đàn chó bécgiê…” (Tướng về
hưu)
3. NGÔN NGỮ NHÂN VẬT
- Trong rất nhiều tác phẩm, hầu như các nhân vật tham gia đối thoại không hướng vào nhau, không
quan tâm đến lời nói của nhau, thậm chí hỏi nhau mà không mong nhận được câu trả lời bởi vì mỗi
người dường như đang đeo đuổi những suy nghĩ của riêng mình.
DC: Trong Những người thợ xẻ: “Ông Thuyết đi, còn trơ trọi năm người chúng tôi giữa cánh rừng
hoang. Anh Bường chửi: “Tiên sư đời, khốn nạn chưa! Các con ơi các con, các con đã biết đời là gì
chưa?”. Tôi bảo: “Cái ông Thuyết trông kinh nhỉ!”. Anh Bường bảo: “Làm việc đi chúng mày! Thằng
Biên thằng Biền chuẩn bị cưa!"
- Các nhân vật mỉa mai, "lệch tâm" nhau: “Cha tôi bảo: “Đàn ông thằng nào có tâm thì nhục. Tâm càng
lớn càng nhục”. “Vợ tôi bảo: “Nhà mình nói năng như điên khùng cả. Thôi đi ăn. Hôm nay có Kim
Chi, tôi đãi mỗi người một con gà hầm tâm sen. Tâm đấy. Ăn là trên hết”. (Tướng về hưu)
- Lời thoại của nhân vật thường ngắn ngủi, cộc lốc, rất ít từ đưa đẩy. Về cấu trúc ngữ pháp, phần nhiều,
các lời thoại đều là những câu đơn, thậm chí là những câu đặc biệt. “Tôi bảo: “Viết hồi kí”. Cha tôi
bảo: “Không”. “Vợ tôi bảo: “Cha nuôi vẹt xem”. Cha tôi bảo: “Kiếm tiền à?” Vợ tôi không trả lời. Cha
tôi bảo: “Để xem đã”. (Tướng về hưu).
=> Với kiểu đối thoại cộc lốc này, các nhân vật dường như bị đánh đồng, không còn phân biệt tôn ti trật
tự. Sự kiệm lời của nhân vật khiến người đọc nghi ngờ về đời sống tình cảm cũng như sự phong phú,
sâu sắc trong thế giới tâm hồn họ
- Tuy nhiên, dù ngắn gọn, cộc lốc nhưng đối thoại trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp mang tính cá
thể hoá cao độ, thể hiện rõ nét tính cách của nhân vật. Với Thuỷ, một kẻ toan tính thực dụng, nắm vai
trò “nội tướng”, ngôn ngữ của cô bao giờ cũng tồn tại dưới dạnh mệnh lệnh, khô khan, sắc sảo, ráo
hoảnh tình người: “Không để thế được”, “Cha nuôi vẹt xem”, “Sao không cho vào máy xát? Sao để
ông biết?”, “Anh thôi hút thuốc lá Galăng đi”, “Việc gì?”, “Thế bao giờ đi?”, “Tôi không thích. Thế
ông bảo sao?”, “Mẹ già rồi”, “Đừng đổ sâm, khổ cho mẹ”, “Đừng khóc”. Là một người cha cay nghiệt
suốt ngày cau có, lời nói của lão Kiền (Không có vua) với con cái thường là những lời chửi rủa, thoá
mạ hết sức độc địa: “Mày ấy à? Công chức gì mặt mày? Lười như hủi. Chữ tác chữ tộ không biết , chỉ
giỏi đục khoét”, “Đồ ruồi nhặng! Học với hành! Người ta dạy dỗ mày cũng phí cơm toi”.
VI. ĐẶC TRƯNG THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NHT
1. NGƯỜI KỂ CHUYỆN
a) Người kể chuyện với điểm nhìn ngoại quan
- Nguyễn Huy Thiệp đã hạ thấp khả năng của người kể chuyện một cách tối đa. Người kể chuyện của
ông không đi sâu vào khám phá và thể hiện những tâm tư, tình cảm trong đáy sâu tâm hồn nhân vật,
cũng không dẫn dắt, bình luận về câu chuyện được kể mà chỉ thuật lại với sự lạnh lùng, khách quan
tuyệt đối.
VD: “Tôi ba mươi bảy tuổi, là kĩ sư, làm việc ở Viện Vật lý. Thuỷ, vợ tôi, là bác sĩ, làm việc ở bệnh
viện Sản phụ. Chúng tôi có hai đứa con gái, đứa mười bốn, đứa mười hai. Mẹ tôi lẫn lộn, chỉ ngồi một
chỗ”. Vẫn với cách kể dửng dưng, lạnh lùng cùng những thông tin giống như một bản kê khai lí lịch,
người kể chuyện chỉ làm một việc là cung cấp cho người đọc những thông tin thuần tuý, ngắn ngọn
nhất về nhân vật.
b) Người kể chuyện không đáng tin cậy
- Những cái kết bị bỏ lửng do chính người kể chuyện cũng không chắc chắn.
VD: Trong Vàng lửa, người kể chuyện không biết gì về kết cục số phận của đoàn người đi tìm vàng
trong câu chuyện anh ta kể bởi: “Hồi kí của người Bồ Đào Nha không viết gì thêm. Tôi, người viết
truyện này đã cất công đi tìm các thư tịch cổ và hỏi han nhiều bậc bô lão: Không có tài liệu gì và cũng
không có ai biết gì về thung lũng Quạ hoặc truyện của những người châu Âu thời vua Gia Long. Mọi
cố gắng của tôi trong nhiều năm nay vô hiệu”.
- Sử dụng tin đồn và giai thoại tràn ngập các câu chuyện.
VD: Trong truyện Chảy đi sông ơi, người ta đồn đại về lão trùm Thịnh khá rùng rợn: “Lão mở quán
mì vằn thắn … lão dùng thịt chuột đánh bả thạch tín. Bát mì vằn thắn mang cho chó ăn chó chết.
Người ăn thịt chó cũng lại chết luôn. Quán mở nửa tháng thì lão dẹp tiệm, lão chất rơm vào trong
quán rồi đốt đùng đùng. Có người kể rằng khi lửa bốc cao thì ở trong quán có con chuột to bằng bắp
chân người phóng thẳng ra ngoài cứ cười hềnh hệch”. Mẹ Cả, nhân vật huyền thoại trong "Con gái
thuỷ thần" cũng xuất hiện dưới dạng những tin đồn. Người thì bảo nàng là “con thủy thần để lại”,
người thì nói sau này “ông từ đền Tía đón về nuôi”, người khác lại đồn “thím Mòng trên phố chợ đón
về nuôi”, có người lại đồn “các xơ trong nhà tu kín đón về, đặt tên thánh cho Mẹ Cả là Gianna Đoàn
Thị Phượng”.
2. KẾT CẤU TRUYỆN
- Kết hợp cách mở đầu theo lối truyền thống và cách kết thúc theo lối hiện đại:
+ Mở đầu theo lối truyền thống: Các truyện ngắn của NHT thường mở đầu bằng lời dẫn trực tiếp, giới
thiệu hoàn cảnh, nhân vật, trong tác phẩm.
DC: “Ngày ấy, ở Hua Tát có một cô gái tên là Pùa. Sắc đẹp của nàng khắp các mường không ai bì kịp,
da trắng như trứng gà bóc, tóc mượt và dài, môi đỏ như son. Chỉ khổ một nỗi là Pùa bị liệt hai chân,
suốt năm suốt tháng nằm một chỗ” (Trái tim hổ). Trong "Thương nhớ đồng quê", tác giả viết: “Tôi là
Nhâm. Tôi sinh ở làng quê, lớn lên ở làng quê. Trong "Giọt máu": "Nửa đầu thế kỉ trước, ở Kẻ Noi,
huyện Từ Liêm, có ông Phạm Ngọc Liên là bậc đại phú".
+ Kết truyện theo lối hiện đại: kết thúc bỏ lửng, kết thúc với nhân vật chính tiếp tục ra đi, kết thúc mở
ra nhiều kiểu khác nhau trong việc giải quyết các xung đột và số phận nhân vật, kết thúc đảo ngược so
với cổ tích, và thực tế lịch sử…
DC: Truyện "Con gái thủy thần" khép lại với lời hát và hành trình bất tận hướng ra biển để tìm "Mẹ
Cả". Kết thúc "Vàng lửa", tác giả đưa ra 3 cái kết khác nhau để người đọc được tự do lựa chọn:
1) Đoàn tìm vàng còn sót lại ba người trong đó có Phăng. Việc khai thác mỏ vàng được giao cho
Phăng phụ trách trong hai năm. Về sau, Phăng bị vua Gia Long đầu độc chết.
2) Đoàn tìm vàng còn sót lại một mình Phăng. Thoát chết trở về kinh, Phăng được vua Gia Long ban
thưởng rất hậu. Phăng trở về Pháp, mang theo về một người vợ An Nam, lập một ngân hàng và sống
sung sướng đến già.
3) Tất cả đoàn tìm vàng bị lính triểu đình giết chết hết. Mỏ vàng sau này được vua Gia Long giao cho
một người trong hoàng tộc khai thác.
=> Mở đầu theo lối truyền thống, kết thúc theo lối hiện đại, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trở thành
những kết cấu không khép kín.
- Kết cấu theo kiểu "chùm truyện"
DC: "Chút thoáng Xuân Hương" gồm ba truyện nhỏ. Sự xuất hiện lặp lại hình ảnh Xuân Hương dưới
nhiều góc độ: bảng lảng cổ tích (Truyện thứ nhất), đứng ngoài “tầm với” (Truyện thứ hai) hay gần gụi
đời thường (Truyện thứ ba) đã tạo nên cái nhìn đa chiều về hình tượng Xuân Hương - một nữ sĩ tài hoa
trong văn học trung đại
DC: "Con gái thủy thần" cũng được kết cấu với 3 truyện nhỏ, mỗi truyện ghi dấu cuộc gặp gỡ của
nhân vật Chương với một "phân mảnh" của Mẹ Cả: cô giáo Phượng (Truyện thứ nhất), cô Phượng con
ông trùm xứ đạo (Truyện thứ hai) và cô chủ Phượng (Truyện thứ ba). Song rút cục, Chương ngộ ra
rằng tất cả đều không phải và mãi mãi không phải là Mẹ Cả. Vì thế anh tiếp tục hành trình tìm kiếm
trong cô đơn.
3. SỰ XUẤT HIỆN CỦA YẾU TỐ KÌ ẢO VÀ NHỮNG GIẤC MƠ
Yếu tố kỳ ảo là một hình thức đắc dụng giúp nhà văn đi sâu khám phá thế giới tinh thần hết sức trừu
tượng khó nắm bắt của con người, để từ đó “thấu triệt” con người ở phần nhân tính, mơ hồ và huyền
diệu.
3.1. Yếu tố kì ảo
- Được thể hiện qua những chi tiết như sói trả thù, những giai thoại về Mẹ Cả, về con trâu đen,…
3.2. Những giấc mơ
- Freud và các nhà nghiên cứu phân tâm học khác cho rằng giấc mơ vừa là “người gác giấc ngủ” vừa
“thực hiện một ham muốn” thường bị kìm nén bởi một cá nhân có ý thức. Trong truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp, giấc mơ thường phản ánh những khát vọng, những ham muốn mà con người không hoặc
chưa đạt được trong cuộc đời thực.
VD: Cậu bé Đăng (Tâm hồn mẹ), vì mất mẹ nên lúc nào cậu bé cũng khao khát tình mẹ và sợ hãi sự cô
đơn. Đăng đã mơ thấy “Thu với nó đứng ở trên cao… gió lồng lộng. Thu bảo: “Này Đăng, tao sẽ đi
trên khoảng không bằng đôi chân này…”. Nói xong, Thu đi thật. Nó bước vào khoảng trống không, hai
tay bơi rẽ không khí. Đăng áp người vào hàng lan can, cảm giác cô đơn côi cút làm nó ớn lạnh. Nó gọi
Thu: “Đợi với! Đợi tao đi với! Hãy bảo tao đi như thế với. Hãy bảo tao như thế với!...”.
VD: Hạnh (Huyền thoại phố phường) là một kẻ thực dụng, muốn có thật nhiều tiền để phất lên, hoà
mình vào giới thượng lưu chốn thị thành. Nỗi ám ảnh đó theo y cả trong giấc ngủ, y mơ thấy pho tượng
đồng đen cao lớn “đứng lên đi lại, bật cười ha hả. Pho tượng đặt thanh kiếm dài xuống ghế, bàn tay có
những móng dài xoè trước mặt y những xấp tiền mới. Hạnh nghe rõ âm thanh loạt xoạt của những tờ
giấy bạc”.
VD: Khảm (Không có vua) mơ thấy mình “đi giết lợn, giết mãi không chết, con lợn cứ nhăn răng ra
cười, thế là bị đuổi đi dọn một bể cứt. Bể cứt xây xi măng, kích thước 10 x 6 x 1,5mét, dung tích 90
khối. Mưa bão đến, bể cứt trôi phăng phăng, em ngập trong ấy, cứt vào mồm, cả lỗ tai…” => Sự uế
tạp trong giấc mơ quái đản mà Khảm ngập mình vào đó phải chăng đã phản ảnh đời sống của Khảm
trong hiện tại, khi mà anh ta đang ngập ngụa trong một môi trường sống mà hầu như mọi nền tảng đạo
lí, mọi giá trị đích thực của cuộc sống đều đã bị huỷ hoại
4. SỰ XUẤT HIỆN Ở YẾU TỐ THƠ
- Thơ được dùng làm lời đề tựa các câu chuyện.
VD: "Trong con gái thủy thần": "Cái tình chi/ Mượn màu son phấn ra đi"; "Kiếm sắc" được đề từ bằng
câu thơ quen thuộc: "Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung", "Nguyễn Thị Lộ" được đề bằng một câu
thơ của Maiakovsky: "Vấp phải đời phàm tục/ Chiếc thuyền tình vỡ tan".
=> Cách đề tựa này phần nào hé lộ chủ đề hoặc số phận các nhân vật, gợi cho ta suy nghĩ về nghĩa của
văn bản và tính liên văn bản trong cấu trúc truyện. Trong con gái thủy thần, hé lộ cuộc ra đi tìm kiếm
của nhân vật Chương. Lời tựa của "Kiếm sắc" lại hé lộ mối thương cảm cho nhân vật Đặng Phú Lân
cũng như những người tài hoa trong một giai đoạn lịch sử. Với tài năng của mình ông ta vừa là tâm
phúc nhưng cũng vừa là mối đe dọa cho bậc đế vương, vì thế ông ta ắt bị diệt trừ.
- Thơ còn là những bài hát của các nhân vật trong truyện, trong trường hợp này, nó mang đậm cảm
hứng phê phán.
DC: "Tướng về hưu" khắc họa một đám cưới dung tục, bát nháo với bài hát: "Ừ ê cái con gà quay/ Ta
đi lang thang khắp miền giang hồ/ Tìm nơi nào có tiền/ Tiền ơi mau vào túi ta/ Ừ… ê cái con gà rù”
=> Phê phán mục đích sống của nhiều người trong cuộc sống hiện tại khi mà sức mạnh của đồng tiền
lấn át mọi thứ tình cảm cũng như mọi giá trị đạo đức
Còn rất nhiều bài hát nữa xuất hiện rải rác trong một số truyện ngắn khác của Nguyễn Huy Thiệp. Đó
là những khúc ca đầy dự cảm và tiên tri của Ngô Thị Vinh Hoa trong Kiếm sắc, Phẩm tiết, là những
khúc ca hướng về một tình yêu tuyệt đối của chàng Trương Chi trong truyện ngắn cùng tên, là tiếng hát
của người mẹ bị ruồng bỏ trong nỗi mặc cảm về thân phận trong Đời thế mà vui. Một số bài ca là tiếng
nói bên trong tâm hồn của một chàng trai mới lớn trước những ngổn ngang suy tư về con người, cuộc
đời trong Thương nhớ đồng quê, của Đề Thám trong Mưa Nhã Nam...
=> Thơ xuất hiện dưới hình thức những bài hát xen kẽ trong những trang văn xuôi của Nguyễn Huy
Thiệp, dù được đặt vào bất cứ nhân vật nào, trong bất cứ hoàn cảnh nào thì nó cũng đều chuyển tải
những ý nghĩa nhất định. Nó là tấm gương phản ánh thế giới nội tâm nhân vật hoặc là nơi kí thác tâm
tư, tình cảm của tác giả.
VII. MỞ RỘNG
1. Tư tưởng của Nguyễn Huy Thiệp
Vô sự với tạo hóa, trung thực đến đáy, chẳng sợ không xứng làm người
QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC, LUÂN LÝ TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH LUÂN LÝ HỌC
- Luân lý sinh tồn con người tự nhiên, bản năng >< con người luân lý (nhân tính)
- Luân lý của tự nhiên: môi trường sinh thái >< thiết chế đời sống xã hội, con người xã hội duy lý
- Đạo đức xã hội, luân lý truyền thống (lý thuyết) >< đạo đức thực tiễn, luân lý của cuộc đời
2. Truyện giả sử của Nguyễn Huy Thiệp – đổi mới văn xuôi hiện đại
- Truyện giả sử - giả thuyết về nhân vật lịch sử (lịch sử được nhìn từ điểm nhìn văn hóa) (Vàng lửa,
Phẩm tiết, …)
+ Quan niệm duy tân sử: Lịch sử như tôi hình dung
+ Tư tưởng của Nguyễn Huy Thiệp: Kéo vĩ nhân xuống giữa cuộc đời. Lịch sử được sử dụng như một
chất liệu để nhào nặn thành nghệ thuật => nhà văn đưa ra quan niệm mới về con người, về cuộc đời.
Nhiệm vụ của VHNT là nó đặt ra những khả năng có thật của cuộc sống.
=> Đặt kinh nghiệm cá nhân lên ngôi, đòi quyền bình đẳng với kinh nghiệm cộng đồng.
- Truyện ‘’giả cố tích’’, ‘’giả truyền thuyết’’: màu sắc huyền thoại hóa (Những ngọn gió Hua Tát,
Trương Chi)
=> Mối quan hệ giữa cái thật – cái giả, hư – thực, tình – tiền – quyền => tinh thần giễu nhại, giải thiêng
huyền thoại

You might also like