Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

----------

BÀI TẬP NHÓM

BÁO CÁO GIẢI TRÌNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ

TẠI VIETSTOCK

Môn học : Quản Lý Đầu Tư


Mã lớp học phần : FIB3004 1
Giảng viên : TS. Vũ Thị Loan
: ThS. Phạm Thế Thành
Thành viên nhóm 14 : Ngô Vũ Hương Giang
: Lê La Hằng

Hà Nội, 2023
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................

1. Tổng quan về thị trường...........................................................................................

2. Cơ sở lý thuyết đầu tư...............................................................................................

3. Chiến lược đầu tư.......................................................................................................

3.1 Mục tiêu đầu tư....................................................................................................

3.2 Mức độ e ngại rủi ro............................................................................................

3.3 Các ràng buộc thanh khoản................................................................................

3.4 Mức độ chấp nhận rủi ro.....................................................................................

4. Căn cứ lựa chọn cổ phiếu đầu tư..............................................................................

5. Quá trình giao dịch....................................................................................................

6. Phân tích báo cáo ngành.........................................................................................10

6.1. Báo cáo ngành.......................................................................................................10

6.2. Danh mục đầu tư...................................................................................................14

BÀI HỌC RÚT RA.........................................................................................................17


MỞ ĐẦU

Thị trường chứng khoán được xem là đặc trưng cơ bản, là biểu tượng của nền kinh tế
hiện đại. Chúng ta có thể đo lường và dự tính sự phát triển kinh tế qua diễn biến trên
thị trường chứng khoán. Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán trên thế
giới, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đang phát triển theo quy luật này. Cho
đến nay thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua 7 năm đầu tiên trong lịch sử phát
triển của minh. Gần 7 năm làm quen với hoạt động thị trường chứng khoán, 7 năm
vượt qua nhiều biến cố, bao khó khăn thử thách để từng bước phát triển và đầu tư,
chúng ta đã thu được những thành tựu đáng kể. Đặc biệt gần đây chúng ta cũng chứng
kiến được sự nóng bỏng, sôi động của thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua
cuộc thi đầu tư qua Iwin của sàn SSI do Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội tổ
chức, thu hút đông đảo các “nhà đầu tư” trẻ tham gia đầu tư vào cuộc đua. Cùng với sự
phát triển của thị trường chứng khoán cũng như muốn thử sức, nhóm 1 chúng em đã
thực hiện đầu tư ảo trong vòng 6 tuần trên SSI bằng việc nghiên cứu và sử dụng phân
tích kỹ thuật. Điều này sẽ giúp sức rất nhiều trong việc tích lũy kinh nghiệm và ra
quyết định trong việc đầu tư chứng khoán. Xuất phát từ những lý do trên, nhóm 1
chúng em đã viết báo cáo giải trình hoạt động đầu tư tại IWIN.
BÁO CÁO GIẢI TRÌNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI VIETSTOCK

1. Tổng quan về thị trường

Theo Chứng khoán Beta (BSI), chốt phiên ngày 15/06/2023, chỉ số VN-Index đóng
cửa giảm nhẹ tại 1.116,97 điểm (giảm 0,45 điểm; -0,04%). Thanh khoản khớp lệnh
giảm hơn 20% và dưới mức trung bình 20 phiên cho thấy sự thận trọng của nhà đầu tư.

Theo quan điểm kỹ thuật, chỉ số VN-Index đã điều chỉnh phiên thứ 2 liên tiếp nhiều
khả năng chỉ là sự điều chỉnh mang tính kỹ thuật trong một xu hướng tăng. Một số chỉ
báo kỹ thuật vẫn duy trì tín hiệu tích cực củng cố cho xu hướng hồi phục ngắn hạn.
Tuy nhiên, đã xuất hiện chỉ báo (RSI) đang ở vùng quá mua và chỉ báo (MACD
Histogram) có dấu hiệu hạ dần độ cao, dễ dẫn đến áp lực điều chỉnh.

VN-Index hiện đang có mốc hỗ trợ tại 1.100 điểm, trong khi đó vùng kháng cự hiện tại
đang là 1.120-1.125 điểm, tương ứng với vùng đỉnh ngắn hạn lập được trong tháng
01/2023. Trường hợp thị trường vượt qua vùng kháng cự này kèm theo thanh khoản
tốt, chỉ số có thể sẽ hướng đến vùng kháng cự tiếp theo tại 1.150 điểm..

2. Cơ sở lý thuyết đầu tư
Thị trường vẫn còn dư địa tăng nhưng đang trong một pha điều chỉnh ngắn hạn trong
pha tăng trung hạn. Chiến lược phù hợp nhất chinh là đánh những lệnh ngắn , tìm
những cổ phiếu có hoặc sắp có điểm mua ngắn hạn và thực hiện giao dịch đối với
những cổ phiếu đó.
 Nhận xét chung về thị trường: “Thị trường đang trong pha điều chỉnh ngắn hạn”
3. Chiến lược đầu tư
3.1 Mục tiêu đầu tư
Việc đầu tư chứng khoán thì một sinh viên đang trong tuổi đi học cũng có thể tiếp thu
được kiến thức thực tế, trải nghiệm và va chạm thực tế trên lĩnh vực đầu tư đang rất có
tiềm năng hiện nay. Tất cả những kiến thức này sẽ là hành trang đắt giá cho mỗi sinh
viên sau khi tốt nghiệp.
3.2 Mức độ e ngại rủi ro
Rủi ro đầu tư có thể tăng lên nếu không theo dõi hiệu năng và không thay đổi kịp thời
danh mục đầu tư. Nhóm đã làm một số bài test đánh giá mức độ e ngại rủi ro, kết hợp
với phần hoạch định chiến lược đầu tư và định lượng được mức độ e ngại rủi ro A của
nhóm là 0.035508 > 0 nên nhóm là nhà đầu tư ngại rủi ro.

3.3 Các ràng buộc thanh khoản

Tính thanh khoản của chứng khoán cho phép nhà đầu tư có thể chuyển đổi thành tiền
mặt nhanh khi cần thiết. Điều này khiến thị trường chứng khoán càng trở nên hấp dẫn.
Tính thanh khoản của chứng khoán càng cao chứng tỏ thị trường càng năng động.
Việc mua bán trên thị trường phụ thuộc nhiều vào thời điểm và nhu cầu của các nhà
đầu tư. Khi thị trường đang khởi sắc thì nhà đầu tư cũng hứng thú chi tiền mua bán
hơn. Khi thị trường đang giảm điểm, các nhà đầu tư sẽ có tâm lý hoang mang, dè dặt
và cẩn trọng hơn. “Những con số tài chính” sẽ phản ánh tính hình hoạt động sản xuất –
kinh doanh có ổn định và phát triển hay không. Doanh nghiệp lớn uy tín, làm ăn tốt sẽ
có tính thanh khoản cao và ngược lại, tình hình kinh doanh không tốt, tính thanh khoản
cũng thấp.
3.4 Mức độ chấp nhận rủi ro
- Đầu tư thường có sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Về dài hạn, khoản đầu tư
rủi ro hơn có khả năng mang lại lợi nhuận cao hơn cũng như khả năng lỗ cao hơn
so với khoản đầu tư ít rủi ro.
- Theo thời gian, một khoản đầu tư thận trọng chủ yếu tập trung vào việc bảo toàn
vốn có thể tạo ra mức lợi nhuận thấp hơn tỷ lệ lạm phát, có thể làm giảm đi giá trị
sức mua.
 Chấp nhận rủi ro thấp tới trung bình: sẵn sàng và có thể chấp nhận rủi ro/ biến
động, chú trọng đến bảo toàn vốn đầu tư, và cần thu nhập từ các khoản đầu tư.
4. Căn cứ lựa chọn cổ phiếu đầu tư
BID:

Cổ phiếu ngành ngân hàng có vai trò nâng đỡ và dẫn dắt thị trường, mỗi biến động của
cổ phiếu ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến thị trường nói chung và các ngành khác nói
riêng. Cổ phiếu ngành ngân hàng có chu kỳ rõ ràng, lợi nhuận sẽ biến đổi theo chu kỳ
kinh tế kèm theo các chính sách tiền tệ. Tiếp nữa, BID luôn có mặt trong nhóm cổ
phiếu VN30 thuộc nhóm có số lượng niêm yết nhiều nhất. Khi thị trường chứng khoán
có dấu hiệu bước vào một chu ký tăng điểm thì chính nhóm cổ phiếu ngân hàng sẽ
tăng đầu tiên. Thứ hai, hoạt động kinh doanh của BIDV đang khá tốt dù phải vượt qua
nhiều giai đoạn khó khăn.

BIDV đặt ra kế hoạch kinh doanh trong năm 2023 với: tỷ lệ dư nợ tín dụng dự kiến
tăng 12% - 13%, huy động vốn dự kiến tăng 11%, kiểm soát tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới
1.4%. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập của BIDV năm 2022 là CIR = 32.4%, ở mức khá
thấp so với trung bình toàn ngành, rõ ràng, BIDV đã và đang kiểm soát rất tốt chi phí
hoạt động của mình.

Năm 2022, tổng dư nợ tín dụng và đầu tư của BIDV đạt 1.96 triệu tỷ đồng, tăng 19%
so với đầu năm, trong đó: dư nợ tín dụng đạt 1.5 triệu tỷ đồng, tăng 12.65% so với đợt
đầu năm, và cao hơn 11.8% so với mức thực hiện của năm 2021, đảm bảo giới hạn
NHNN đã giao là 12.7%, dẫn đầu thị trường về thị phần tín dụng (chiếm đến khoảng
12.5% tổng thị phần). Mục tiêu cho đến năm 2025 của BIDV, nợ xấu toàn hệ thống
dưới 3%, tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng cũng sẽ tăng lên 16% -
17%.

BSR:

Cổ phiếu của Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn được nhiều chuyên gia và các
công ty chứng khoán đánh giá triển vọng “tích cực”, điều này xuất pháp từ nhiều yếu
tố: biên lợi nhuận trong hoạt động lọc dầu vẫn ở mức cao, kế hoạch chuyển niêm yết
sang sàn HoSE, nguồn lực tài chính được củng cố mạnh mẽ, kế hoạch đầu tư phát triển
đang được triển khai tích cực,…
Crack spead xăng dầu đã và dự kiến sẽ tiếp tục điều chỉnh giảm trong năm 2023, tuy
nhiên biên lợi nhuận hoạt động lọc dầu vẫn duy trì ở mức cao do nhu cầu tiêu thụ toàn
cầu được thúc đẩy; thị trường dầu thô và xăng dầu thành phẩm tiếp tục bị thắt chặt do
cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine kéo dài, đặc biệt là ở châu Âu; hạn chế gia tăng công
suất lọc dầu trong xu hướng giảm phát thải carbon dài hạn;... Theo các dự báo, mức
crack spread trung bình trong năm 2023 sẽ dao động trong khoảng 17-20 USD/thùng,
giảm 50% so với năm 2022. Tuy vậy, mức này vẫn cao hơn khoảng 50% so với giai
đoạn năm 2019-2020.

Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước vẫn tiếp tục tăng trưởng và đảm
bảo cho tiêu thụ sản phẩm của BSR thuận lợi với sản lượng cao; Nhà máy tiếp tục hoạt
động ổn định, cung cấp ra thị trường sản phẩm tiêu chuẩn; Năng lực tài chính đang
ngày càng lớn mạnh sau khi đạt được kết quả kinh doanh vượt trội trong năm 2022 với
lợi nhuận trước thuế 15.299 tỷ đồng; giá trị tiền, tương đương tiền và đầu tư tài chính
ngắn hạn 25.025 tỷ đồng; giá trị nợ vay dài hạn bằng 0 do trong năm 2022, công ty đã
hoàn thành trả xong nợ vay dài hạn đầu tư nhà máy; dòng tiền hoạt động kinh doanh
cả năm 2022 đạt 6.066 tỷ đồng.

Trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 sắp tới, BSR dự kiến sẽ
trình cổ đông thông qua mức chi trả cổ tức năm 2022 với tỷ lệ 7%. Đây là năm thứ 2
công ty trả cổ tức bằng tiền mặt, trong bối cảnh BSR cần nhu cầu về vốn lớn cho Dự
án nâng cấp mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất mà công ty dự kiến phương án thu
xếp vốn có thể phải thay đổi từ 40% vốn chủ sở hữu, 60% nguồn vốn vay thành 60%
vốn chủ sở hữu, 40% nguồn vốn vay để đảm bảo hiệu quả đầu tư.

Đặc biệt, một trong những động lực của cổ phiếu BSR trong năm 2023 là công ty dự
kiến sẽ chuyển niêm yết cổ phiếu từ sàn UPCoM lên sàn HoSE trong quý III/2023.
Hiện tại BSR đã đáp ứng 11/12 tiêu chí để có thể được niêm yết trên HoSE và công ty
đang tích cực làm việc với các cơ quan có thẩm quyền để xử lý các vấn đề, thủ tục liên
quan. Nếu chuyển sàn niêm yết thành công, đây sẽ là thông tin tích cực đối với cổ
phiếu BSR trong trung và dài hạn khi có thể thu hút thêm sự chú ý từ các quỹ đầu tư
nước ngoài, gia tăng dòng tiền cho doanh nghiệp.

SSI:
Từ năm 2016 – 2021, SSI duy trì việc trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 10%, tương đương
tỷ suất cổ tức là 5.09% (so với giá đóng cửa ngày 14/03/2023), nếu so với lãi suất ngân
hàng ở thời điểm hiện tại thì không phải là một khoản đầu tư hấp dẫn.

P/B của SSI tại mức giá đóng cửa ngày 14/03/2023 đạt 1.27 lần, thấp hơn mức trung
bình P/B 5 năm là 1.8 lần, hơn trung bình ngành. Chuyên gia nhận định đây là vùng an
toàn để nắm giữ cổ phiếu SSI đầu tư trong dài hạn.

Trong năm 2023, dự đoán doanh thu và lợi nhuận của SSI phục hồi nhẹ từ mức nền
thấp của năm 2022, ước tính doanh thu là 5,332 tỷ đồng, tăng 7% YoY và lợi nhuận
đạt 1,540 tỷ đồng, tăng 5% YoY.

SHB:

Trong cả hai phương án kinh doanh năm 2023 đệ trình cổ đông, SHB đều đặt mục tiêu
lợi nhuận vượt mốc 10.000 tỷ đồng. phương án 1 với hạn mức tăng trưởng tín dụng
10%, ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 6,15% lên 10.285 tỷ đồng.
Tổng tài sản ước tăng 8,93% đạt 600.106 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động thị trường 1
dự kiến tăng 12,05% đạt 456.180 tỷ đồng. Phương án 2 với hạn mức tăng trưởng tín
dụng 14%, ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 9,67%, lên 10.626 tỷ
đồng. Tổng tài sản ước tăng 10,09% đạt 606.500 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động thị
trường 1 dự kiến tăng 14,78% lên 467.291 tỷ đồng.

Như vậy, cả hai phương án kinh doanh của SHB đều đặt mục tiêu lợi nhuận vượt
10.000 tỷ. Ngoài ra, cả hai phương án cũng đều dự kiến vốn điều lệ tăng thêm 19,47%
lên 36.645 tỷ đồng và tỷ lệ chia cổ tức dự kiến cho năm 2023 là 15%.

Cụ thể, với lợi nhuận sau thuế năm 2022 chưa bao gồm lợi nhuận SHB tại Lào và
Campuchia là hơn 7.634 tỷ đồng, ngân hàng dự kiến trích lập hơn 1.250 tỷ đồng cho
các quỹ và 5.520 tỷ đồng để chia cổ tức với tỷ lệ 18%. Lợi nhuận còn lại là gần 864 tỷ
đồng.

Về kế hoạch chia cổ tức, SHB dự kiến phát hành hơn 552 triệu cổ phiếu để trả cổ tức
năm 2022 cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ phát hành là 18%, tức cổ đông sở hữu 100 cổ
phiếu sẽ nhận thêm 18 cổ phiếu mới. Nguồn vốn thực hiện từ lợi nhuận sau thuế và sau
khi trích lập các quỹ theo quy định pháp luật theo báo cáo tài chính hợp nhất và báo
cáo tài chính riêng lẻ kiểm toán năm 2022. Ngoài ra, ngân hàng cũng sẽ phát hành
45,12 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) với giá
10.000 đồng/cp. Số cổ phiếu phổ thông phát hành cho người lao động sẽ bị hạn chế
chuyển nhượng 18 tháng kể từ ngày kết thúc đợt phát hành.

IDC:

IDC là một trong những chủ đầu tư KCN hàng đầu tại Việt Nam và đã chuyển đổi
thành công từ công ty Nhà nước sang công ty tư nhân. Ngoài mảng KCN, IDC còn đầu
tư vào các nhà máy thủy điện, kinh doanh điện, xây dựng, thu phí đường bộ và các dự
án bất động sản dân dụng/thương mại. Công ty đang tái cấu trúc sau khi trở thành một
công ty hoàn toàn thuộc sở hữu của tư nhân, tập trung vào mảng kinh doanh cốt lõi là
phát triển KCN và các lĩnh vực liên quan.

Mảng KCN: ước tính doanh thu sẽ đạt mức 4.250 tỷ đồng, giảm 8% yoy. Mặc dù theo
tiến độ, ước tính diện tích có thể bàn giao trong năm 2023 có thể lên đến 143ha (+50%
yoy) dựa trên số lượng MOU & hợp đồng đã được ký kết trong năm 2022 (khoảng
160ha). Tuy nhiên dự kiến doanh thu từ việc chuyển đổi hạch toán ước tính chỉ ở mức
500 tỷ đồng từ chuyển đổi phương pháp kế toán tại hai KCN Quế Võ và Phú Mỹ II,
giảm đáng kể so với con số đột biến gần 2.100 tỷ đồng được ghi nhận trong năm 2022
từ việc chuyển đổi cách thức ghi nhận doanh thu tại các KCN Nhơn Trạch 5, Mỹ Xuân
B1 và Phú Mỹ II mở rộng.

Mảng năng lượng: năm 2023, chúng tôi dự phóng doanh thu đạt 3.354 tỷ đồng, +17%
yoy. Bên cạnh triển vọng tăng trưởng trong những năm tiếp theo từ các dự án mới.

Sự trở lại hoạt động nhà máy thủy điện Đăk Mi 3 (63MW) từ 11/2022 sau gần 2 năm
đại tu. Với doanh thu hàng năm ở mức 200 tỷ đồng, sự trở lại hoạt động của Đăk Mi 3
sẽ góp phần tăng trưởng KQKD mảng điện của IDC trong năm 2023.

Dự án điện mặt trời vận hành từ cuối 2022. Trong năm 2022, IDC đã hoàn thiện triển
khai thử nghiệm 1MW dự án điện mặt trời áp mái tại KCN Nhơn Trạch 2. Sau giai
đoạn thử nghiệm với quy mô nhỏ, sang 2023, IDC dự kiến sẽ tăng độ phủ điện áp mái
tại KCN này lên 20MW và kế hoạch nâng tổng công suất lên 120-150MW khi thực
hiện dự án tại KCN Nhơn Trạch 2 & Nhơn Trạch 5. Bên cạnh đó, theo giá bán các hợp
đồng ký kết, biên lợi nhuận gộp từ dự án điện áp mái ở mức khoảng 50%, cao hơn rất
nhiều so với mức 3% điện thương mại được mua từ EVN.
Dự án thương mại điện tại KCN Hựu Thạnh có thể bắt đầu từ 09/2023 sau khi hoàn
thành xây dựng trạm biến áp số 1 (63MW) tại KCN này. Đến thời điểm hiện tại IDC
đã đạt được thỏa thuận với EVN về việc mua bán điện cho KCN Hựu Thạnh. Theo kế
hoạch, IDC có thể bắt đầu thương mại điện tại KCN này từ tháng 09/2023 sau khi trạm
biến áp 1 đi vào hoạt động. Dự kiến công ty có thể ghi nhận lần lượt 117 tỷ đồng và
740 tỷ doanh thu trong hai năm 2023-2024, đồng thời có thể ghi nhận mức tăng trưởng
bình quân kép (CAGR) 20%/năm từ việc lấp đầy diện tích khu công nghiệp Hựu
Thạnh mỗi năm.

PVT:

Công ty tiếp tục mở rộng đội tàu trong năm 2023 và đồng thời được hưởng lợi từ xu
hướng tăng giá cước của tàu dầu thô, tàu dầu sản phẩm từ giữa năm 2022 đến hiện tại.
Trong năm 2023, PVT có kế hoạch đầu tư 18 tàu với tổng giá trị 250tr USD. Tuy
nhiên, PVT trên thực tế chỉ đầu từ 5 – 7 tàu cho năm 2023. Ngoài ra, khủng hoảng
kinh tế có thể là một yếu tố làm thay đổi xu hướng giá cước hiện tại.

Dù tiếp tục mở rộng đội tàu và được hưởng lợi từ xu hướng tăng giá cước trong năm
2023,, PVT sẽ khó tăng trưởng do nền cao của năm 2022 với sự đóng góp 292 tỷ đồng
từ thanh lý tài sản. Tuy nhiên, hoạt động cốt lõi vẫn ghi nhận tăng trưởng và P/E 2023
của PVT vẫn khá rể ~8,8x, theo dự phóng. Lợi nhuận Q1/2023 của PVT sẽ tích cực
với mức tăng trưởng từ 30 – 40%.

GVR:

GVR là doanh nghiệp sở hữu diện tích vườn cao su lớn nhất Việt Nam với tổng cộng
hơn 30% diện tích vườn cây cao su cả nước. Việc thanh lý vườn cây hàng năm cũng
giúp GVR trở thành DN đầu ngành cung cấp gỗ nguyên liệu từ gỗ Cao su. Tận dụng
lợi thế diện tích vườn cây lớn, GVR cũng đã chuyển đổi làm KCN và trở thành một
trong những DN lớn nhất trong lĩnh vực này.

GVR có điểm mạnh là đang sở hữu nền tảng tài chính khá tốt với số dư gửi ngân hàng,
cùng với số dư tiền mặt, tương đương tiền, gấp đối dư nợ vay ngắn và dài hạn, giúp tạo
thu nhập tài chính từ lãi tiền gửi, có dòng tiền dồi dào đầu tư và trả cổ tức cho cổ
đông.DN nhìn chung ít chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi môi trường lãi suất cao thòi gian
qua.
Từ năm 2022 đến quý 1/2023, lợi nhuận của GVR liên tục đi xuống do ảnh hưởng bởi
giá cao su giảm thấp ảnh hưởng đến kết quả mảng kinh doanh này, mặc dù có thu nhập
bất thường từ bồi thường đất chuyển đổi làm KCN nhưng cũng không đủ bù đắp.

Sau giai đoan giảm mạnh trong năm 2022, thị giá cp GVR đã có sự tích lũy trong
khoảng 6 tháng trở lại đây. Với năm 2023-năm mà lĩnh vực KCN của GVR dự kiến
không có nhiều đột biến, dự phục hồi của giá cao su hồi sẽ là biến số được được kỳ
vọng tạo động lực cho thị giá cp GVR. Quan sát biến động giá GVR từ khi lên sàn đến
nay, O2F cũng nhận thấy sự tương quan lớn về trung hạn giữa giá cao su thế giới và
giá cổ phiếu này.

TAR:

TAR đặt mục tiêu năm 2023 đi lùi với doanh thu 3,800 tỷ đồng và lãi sau thuế 50 tỷ
đồng, lần lượt đi ngang về doanh thu và giảm gần 34% về lợi nhuận. Cũng trong năm
2023, Công ty cho biết sẽ tiếp tục đầu tư cải tiến máy móc, đầu tư sản xuất lúa theo
tiêu chuẩn hữu cơ, đảm bảo chất lượng gạo xanh sạch, giàu hàm lượng dinh dưỡng
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Định hướng đến năm 2030, sản lượng gạo của Trung An sẽ chiếm 50% kim ngạch
xuất khẩu gạo sạch của cả nước, trong đó 30% tổng sản lượng gạo xuất khẩu là nhóm
gạo thơm và gạo thương hiệu. Công ty luôn chú trọng việc đầu tư vào các cảnh đồng
mẫu lớn, thu hoạch lúa, chế biến gạo, tới khâu thương mại phân phối.

Về kế hoạch đầu tư, Công ty sẽ tập trung đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu sang các
tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long bằng hình thức liên kết sản xuất Công ty cung ứng
giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Việc này sẽ giúp Công ty chủ động được
nguyên liệu đầu vào đảm bảo an toàn, chất lượng, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Bên cạnh đó, Công ty cũng đầu tư một số hoạt động sản xuất và kinh doanh mang tính
lâu dài bền vững như xử lý rác thải sinh hoạt ứng dụng công nghệ cao chuyển hóa
thành điện năng và sản xuất phân bón hữu cơ từ Than Bùn để phục vụ cho việc trồng
lúa sạch của Công ty.

NKG:
Động lực phát triển lớn nhất của công ty đến từ hoạt động xuất khẩu sang thị trường
Châu Âu và Bắc Mỹ.

Cụ thể, tỷ trọng doanh thu đến từ thị trường xuất khẩu đã được nâng lên lần lượt là
67% cho quý 2 năm 2021 và 73% cho quý 1 năm 2022. Do vậy, khi thị trường Châu
Âu gặp khủng hoảng, các nhà máy sản xuất thép đóng cửa, đồng thời USD tăng cũng
giúp cho doanh thu lợi nhuận mang về nhiều hơn, đặc biệt là khi công ty đẩy mạnh
hoạt động xuất khẩu.

Đối với thị trường nội địa, nhu cầu tiêu thụ tiếp tục tăng nhờ hoạt động đầu tư công
của Chính phủ sẽ đóng góp rất lớn vào doanh thu của công ty trong quý 4.

Ngoài ra, công ty cũng chú trọng đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, phục vụ cho nhu
cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu trong giai đoạn kinh tế phục hồi. Dự án
nhà máy Phú Mỹ được khởi công, xây dựng vào đầu năm 2022, dự kiến hoàn thành
giai đoạn 1 vào năm 2024 và hoàn thiện hoàn toàn vào năm 2027. Theo ước tính, sau
khi đi vào hoạt động, dự án Phú Mỹ sẽ nâng tổng công suất cảu NKG lên 2.3 triệu tấn.

5. Quá trình giao dịch


Với số vốn 500,000.000 VNĐ được cấp bởi giảng viên trong thời gian đầu tư 4 tuần,
nhóm chúng em đã xác định chiến lược đầu tư và phân bổ danh mục phù hợp. Báo cáo
kết quả đầu tư thực tế trình bày chiến lược, kết quả và bài học của nhóm trong thời
gian đầu tư. Đầu tư trong thời gian ngắn hạn hay nói đúng hơn là đầu cơ thì cần thiết
phải quan tâm đến biến động giá cổ phiếu để thu lại lợi nhuận. Vì vậy, nhóm 14 chúng
em sẽ sử dụng các chiến lược để tối ưu mục tiêu này.
- Tận dụng biến động của thị trường: Chiếm vai trò quan trọng vì đa số các cổ
phiếu hiện nay đều biến động cùng chiều với thị trường. Do đó, nếu xuôi theo xu
hướng thị trường chung thì xác suất dự đoán đúng về xu hướng cổ phiếu sẽ cao hơn
rất nhiều.
- Tìm ra cổ phiếu Leader: Tìm ra những cổ phiếu mang tính chất dẫn đầu, hay có
thể được gọi là “leader trong ngành”. Hoặc cần phải nắm bắt được những thông tin
đặc biệt được hoặc sắp công bố như thâu tóm, sáp nhập, bán cho đối tác chiến lược
giá cao...Những loại cổ phiếu này thường tạo nên sóng lớn trong ngành của nó. Từ
đó, nó sẽ giúp nhà đầu tư thu được lợi nhuận cao nhất cũng như có độ rủi ro thấp
nhất.
- Phân tích kỹ thuật: Là một quá trình đánh giá và nghiên cứu bằng cách sử dụng
các mức giá và mẫu trước đó để dự đoán xu hướng nào sẽ chiếm lĩnh trong tương
lai. Trong đầu tư chứng khoán ngắn hạn, đây là một công cụ quan trọng để nắm bắt
phương thức kiếm lợi nhuận tối đa.

6. Phân tích báo cáo ngành


6.1. Báo cáo ngành
Kinh tế thế giới trong 6 tháng đầu năm 2023 đối với nhiều khó khăn và thách thức,
chiến sự Nga - U-crai-na kéo dài, lạm phát toàn cầu mặc dù đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở
mức cao, Ngân hàng Trung ương của nhiều quốc gia vẫn theo đuổi chính sách tiền tệ
thắt chặt đã tác động mạnh tới tăng trưởng kinh tế, đầu tư, tiêu dùng. Nhiều nền kinh tế
lớn trong đó có các đối tác thương mại quan trọng của nước ta đã tăng trưởng chậm
lại, thậm chí rơi vào suy thoái. Các tổ chức quốc tế dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
năm 2023 tăng nhẹ so với dự báo từ đầu năm nhưng vẫn thấp hơn so với tốc độ tăng
trưởng năm 2022 từ 0,2 đến 1 điểm phần trăm.

Trong tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế 6 tháng đầu năm, khu
vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,07%, đóng góp 9,28%; khu vực công nghiệp
và xây dựng tăng 1,13%, đóng góp 11,87%; khu vực dịch vụ tăng 6,33%, đóng góp
78,85%, trong đó các ngành dịch vụ thị trường như: Bán buôn và bán lẻ tăng 8,49% so
với cùng kỳ năm trước; ngành vận tải, kho bãi tăng 7,18%; hoạt động tài chính, ngân
hàng và bảo hiểm tăng 7,13%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 15,14%.

Về cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2023, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
chiếm tỷ trọng 11,32%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 36,62%; khu vực
dịch vụ chiếm 43,25%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,81% (Cơ cấu
tương ứng của cùng kỳ năm 2022 là 11,21%; 38,00%; 41,85%; 8,94%).

Về sử dụng GDP 6 tháng đầu năm 2023, tiêu dùng cuối cùng tăng 2,68% so với cùng
kỳ năm 2022; tích lũy tài sản tăng 1,15%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 10,0%;
nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 13,20%.

6.1.1. Ngành ngân hàng


Cuối quý 1 năm 2023, tăng trưởng tín dụng toàn ngành chỉ tăng 2,1% so với đầu năm
(thấp hơn đáng kể so với mức 5-6% các quý cùng kỳ trước). Các ngân hàng thương
mại (NHTM) có tỷ trọng cho vay doanh nghiệp (KHDN) lớn đã đạt tăng trưởng tín
dụng cao hơn trung bình ngành (TCB, HDB, VPB, TPB, MSB…). Ngược lại, tín dụng
tại các NH cho vay cá nhân (Khách hàng cá nhân) ghi nhận giảm/chậm lại so với đầu
năm (ACB, VIB, STB…). Nền kinh tế suy yếu đã ảnh hưởng lên thu nhập cũng như
khả năng trả nợ của Khách hàng cá nhân, theo đó làm giảm nhu cầu vay và các Ngân
Hàng sẽ thận trọng hơn khi giải ngân cho nhóm này. Ngược lại với Khách hàng doanh
nghiệp, cụ thể là Bất động sản với vấn đề thanh khoản trước đó đang rất cần thêm
dòng tiền để đảo nợ/tài trợ Hoạt động kinh doanh (tín dụng kinh doanh Bất động sản
tăng 6,5% so với đầu năm).

Bên cạnh việc cắt giảm chi tiêu, Khách hàng cá nhân sẽ có xu hướng tăng “gửi tiết
kiệm” trong môi trường lãi suất cao và kinh tế suy yếu (tiền gửi cá nhân tiếp tục đà
tăng trưởng cho đến tháng 2/2023). Trong khi đó, tiền gửi khách hàng doanh nghiệp
tiếp tục sụt giảm đáng kể cùng thời điểm. Dù thanh khoản trên thị trường liên Ngân
hàng đã dồi dào trở lại, kênh tiền gửi khách hàng hiện vẫn chiếm phần lớn trong tổng
huy động của các ngân hàng. Theo đó, xu hướng nói trên sẽ có lợi cho thanh khoản
của các ngân hàng có tỷ trọng tiền gửi lớn đến từ Khách hàng cá nhân và hệ số LDR
cao như STB, ACB, VCB…

6.1.2. Ngành dầu khí

Năm 2022 đã chứng kiến những biến động mạnh của giá dầu, giá dầu Brent lập đỉnh
14 năm và đã có thời điểm giao dịch ở mức gần 140 USD/thùng. Dòng chảy Dầu khí
trên thế giới được tái định hướng do tác động của cuộc chiến tranh Nga-Ukraine. Do
đó, hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dầu khí đều ghi nhận kết quả kinh
doanh ở mức kỷ lục.

Nguồn cung dầu thô thế giới đã quay về gần mức trước dịch trong khi nhu cầu được
dự báo sẽ giảm trong bối cảnh triển vọng kinh tế thế giới trong năm 2022 và 2023
không mấy tươi sáng do lạm phát và căng thẳng địa chính trị leo thang. Sự suy giảm
trên của nhu cầu được bù đắp một phần bởi xu hướng chuyển dịch từ sử dụng khí sang
dầu khiến cân bằng cung-cầu không mấy chênh lệch và động thái cắt giảm sản lượng
từ từ của OPEC+. Thêm vào đó, nhu cầu dầu được kỳ vọng sẽ phục hồi khi Trung
Quốc dỡ bỏ phong toả, tái mở cửa nền kinh tế kể từ đầu tháng 01/2023. Các tổ chức dự
báo giá dầu Brent bình quân năm 2023 đạt khoảng 80 USD/thùng và được đánh giá là
điểm cân bằng cho cán cân cung-cầu. Nguồn cung dầu thô thế giới đã quay về gần
mức trước dịch trong khi nhu cầu được dự báo sẽ giảm trong bối cảnh triển vọng kinh
tế thế giới trong năm 2022 và 2023 không mấy tươi sáng do lạm phát, dịch bệnh và
căng thẳng địa chính trị leo thang. Giá khí đốt tại các khu vực được dự báo giảm từ 23-
27% trong những tháng tới so với trung bình năm 2022.

Năm 2022 Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) ghi nhận mức doanh thu kỷ
lục, đạt 921,2 nghìn tỷ đồng vượt 67% kế hoạch năm, tăng 48% so với năm 2021. Dù
đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức tác động rất lớn đến các lĩnh vực hoạt động của
Tập đoàn, tuy nhiên, tất cả chỉ tiêu, sản lượng kinh doanh thuộc 05 lĩnh vực của
Petrovietnam đều hoàn thành kế hoạch và ghi nhận mức tăng trưởng cao so với năm
2021.

Cùng với những kỷ lục được ghi nhận là sự đóng góp từ các doanh nghiệp, đơn vị
thành viên trong các lĩnh vực. 2022 là năm ghi nhận kỷ lục về doanh thu kể từ khi hoạt
động của PV GAS với tổng doanh thu đạt 100 nghìn tỷ đồng, tăng 21% so với cùng
kỳ. Nhà máy Đạm Cà Mau ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập
với tổng doanh thu ghi nhận ước đạt hơn 15 nghìn tỷ đồng, tương đương sản lượng sản
xuất urê quy đổi ước đạt 914,38 nghìn tấn.

Đứng trước dự báo ngành dầu khí thế giới và khu vực trong năm 2023, cổ phiếu ngành
dầu khí được đánh giá sẽ có tiềm năng hồi phục mạnh mẽ từ năm 2023. Ở phân khúc
Thượng nguồn: việc giá dầu ổn định mức cao hơn điểm hoà vốn của các doanh nghiệp
thăm dò và khai thác giúp cho dòng tiền quay trở lại phân khúc thượng nguồn và kỳ
vọng tạo nguồn công việc ổn đinh cho các doanh nghiệp dịch vụ công nghiệp dầu khí
như PVS, PVD.

Ở phân khúc Trung nguồn: cổ phiếu doanh nghiệp vận tải dầu khí như PVT sẽ tiếp tục
được hưởng lợi từ diễn biến của giá cước vận tại dầu và sản phẩm dầu tại các tuyến
quốc tế. Bên cạnh đó, cổ phiếu GAS sẽ là cổ phiếu hấp dẫn trong năm 2023 khi giá
LNG tại châu Á và các khu vực đã giảm nhanh các tháng cuối năm và kỳ vọng giữ
vững xu hướng trong thời gian tới. Với mặt bằng Crackspread được dự báo sẽ dùy trì ở
mức cao là tín hiệu tốt với các NMLD như BSR ở phân khúc hạ nguồn.
6.1.3. Ngành bất động sản

Theo báo cáo quý 1/2023 của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, thị trường vẫn bị
bao phủ bởi trạng thái trầm lắng và chưa có dấu hiệu phục hồi rõ rệt. Thanh khoản thị
trường sụt giảm mạnh so với cùng kỳ, tỷ lệ hấp thụ chỉ đạt 11%. Nguyên nhân chủ yếu
do lệch pha cung và cầu khi thị trường khan hiếm nguồn cung các dự án nhà ở xã hội,
nhà ở thương mại giá rẻ. Các doanh nghiệp lĩnh vực bất động sản vẫn gặp rất nhiều
khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải thay đổi phương án kinh doanh, quản lý. Trong số
đó, phần lớn doanh nghiệp phải tái cơ cấu nợ, tái cơ cấu hoạt động kinh doanh, thu hẹp
quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh, tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động.

Nhiều doanh nghiệp buộc phải dừng triển khai các dự án mới, dừng phát hành cổ
phiếu tăng vốn; có doanh nghiệp giảm đến 50% lực lượng lao động để ứng phó với
điều kiện khó khăn hiện tại.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của các chính sách vĩ mô, doanh nghiệp trong ngành khó tiếp
cận nguồn vốn vay tín dụng, phát hành trái phiếu và huy động vốn của khách hàng dẫn
đến thiếu vốn, phải giãn tiến độ, dừng triển khai dự án.

Lãi suất cho vay, tỷ giá ngoại tệ, giá xăng dầu, giá vật liệu xây dựng tăng, dẫn đến chi
phí của doanh nghiệp cũng tăng cao.

6.1.4. Ngành chứng khoán

Triển vọng của các mã chứng khoán đến từ các công ty chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục
tạo sóng trên thị trường. Trong bối cảnh lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng giảm, làn
sóng đầu tư chứng khoán ồ ạt từ các F0... đã giúp thị trường chứng khoán liên tục phá
kỷ lục mới.

6.1.5. Ngành thép

Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thép trong Q1/23 đều ghi nhận mức
giảm mạnh so với cùng kỳ, tuy nhiên đã được cải thiện đáng kể về mặt lợi nhuận so
với 2 quý trước đó. Xu hướng này đến chủ yếu bởi: (1) trung bình giá thép xây dựng
và HRC tại Việt Nam trong Q1/23 lần lượt là 15,9 triệu đồng/tấn (-7% svck/+6% sv
quý trước đó) và 660 USD/tấn (-20% svck/+18% sv quý trước đó); (2) giá bán thép
tăng cũng giúp nhiều doanh nghiệp trong Q1/23 ghi nhận hoàn nhập dự phóng giảm
giá hàng tồn kho; (3) chí phí lãi vay trong Q1/23 tăng mạnh svck phản ánh chi phí vốn
tăng và (4) tỷ giá diễn biến thuận lợi hơn và việc chủ động giảm các khoản vay ngoại
tệ giúp các công ty trong Q1/23 đã hạn chế khoản lỗ ròng tỷ giá so với 2 quý cuối năm
2022.

Hầu hết các công ty thép niêm yết đều ghi nhận lợi nhuận ròng Q1/23 khả quan hơn so
với Q4/22. Sau khi tăng mạnh trong những tháng đầu năm, giá thép đã hạ nhiệt thời
gian gần đây và được dự báo sẽ tiếp tục giảm cho tới cuối năm 2023 do nhu cầu yếu,
giá nguyên liệu đầu vào giảm. Lợi nhuận cốt lõi của các công ty thép được kỳ vọng sẽ
dương trong Q2/23. Tuy nhiên triển vọng nửa cuối năm 2023 vẫn còn nhiều khó khăn
khi giá bán thép giảm và nhu cầu vẫn phục hồi chậm.

6.1.6. Ngành cao su

Dẫn số liệu báo cáo của Tổng cục Hải quan cho biết, theo ước tính, xuất khẩu cao su
của Việt Nam trong tháng 5/2023 đạt khoảng 110 nghìn tấn, trị giá 149 triệu USD,
tăng 25,4% về lượng và tăng 22,6% về trị giá so với tháng 4/2023. Tuy nhiên so với
tháng 5/2022 giảm 3,6% về lượng và giảm 23,4% về trị giá.

Giá xuất khẩu cao su bình quân tháng 5/2023 ở mức 1.358 USD/tấn, giảm 2,2% so với
tháng 4/2023 và giảm 20,5% so với tháng 5/2022. 5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu
cao su đạt khoảng 580 nghìn tấn, trị giá 803 triệu USD, giảm 3,3% về lượng và giảm
23,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu báo cáo của Tổng cục Hải quan
cho biết, theo ước tính, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 5/2023 đạt khoảng
110 nghìn tấn, trị giá 149 triệu USD, tăng 25,4% về lượng và tăng 22,6% về trị giá so
với tháng 4/2023. Tuy nhiên so với tháng 5/2022 giảm 3,6% về lượng và giảm 23,4%
về trị giá.

Tại thị trường trong nước, tháng 5/2023, giá mủ cao su nguyên liệu tiếp tục duy trì
quanh mức 225 - 280 đồng/TSC. Tại Bình Phước, giá mủ cao su nguyên liệu được
Công ty cao su Phú Riềng thu mua ở mức 270 - 280 đồng/TSC. Tại Bình Dương, giá
thu mua mủ cao su nguyên liệu của Công ty cao su Phước Hòa dao động ở mức 270 -
280 đồng/TSC. Tại Gia Lai, mủ cao su được Công ty cao su Mang Yang thu mua với
giá 225 - 235 đồng/TSC, ổn định so với cuối tháng 4/2023.
Tổ chức Nghiên cứu Cao su quốc tế (IRSG) dự báo, tổng nhu cầu cao su tự nhiên và
cao su tổng hợp trên thế giới sẽ phục hồi trong năm 2023, đạt 30,64 triệu tấn, tăng
2,6% so với năm 2022. Mức tiêu thụ cao su tự nhiên toàn cầu được dự báo sẽ tăng
2,1% trong năm 2023.Tuy nhiên, trong dài hạn, nhu cầu cao su trên thị trường thế giới
sẽ phụ thuộc vào diễn biến của cuộc xung đột Nga – Ukraine và kết quả tăng trưởng
thực sự của Trung Quốc trong thời gian tới.

6.2. Danh mục đầu tư

Dựa vào thông tin tài chính và phi tài chính, kết hợp với phân tích kỹ thuật, quan điểm
của nhóm về thị trường chứng khoán trong gian đoạn này là tốt. Dù vậy, nhóm vẫn đặt
ra tình huống thị trường xấu để xác định mức cắt lỗ cho từng mã cổ phiếu. Ngoài ra,
nhóm tự đánh giá bản thân lần đầu thử sức đầu tư, chưa có kinh nghiệm. Đồng thời,
nhóm mong muốn ứng dụng các kiến thức đã học trong bộ môn Quản lý đầu tư nên
nhóm có thêm danh mục F (danh mục tài sản phi rủi ro).

ST Mã CP Tên Doanh Khối Số tiền Tỷ Lãi/lỗ


T nghiệp lượn trỌng
g
1 BID Ngân hàng 1000 44.650.000 2.11% -2.46%
TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt
Nam
2 BSR CTCP Lọc hóa 1000 16.600.000 22.95% 5.42%
Dầu Bình Sơn
3 SSI CTCP Chứng 1000 23.000.000 44.63% -1.96%
khoán SSI
4 SHB Ngân hàng 1000 11.850.000 2.07% -2.11%
TMCP Sài Gòn -
Hà Nội
5 IDC Tổng Công ty 1000 39.800.000 2.28% 11.81%
IDICO - CTCP
6 PVT Tổng công ty cổ 1000 21.200.000 1.5% 0.02%
phần Vận Tải
Dầu Khí
7 GVR Tập đoàn Công 1000 17.200.000 22.3% 6.69%
nghiệp Cao su
Việt Nam
8 TAR CTCP Nông nghiệp 1000 15.600.000 5.55% 0.64%
Công nghệ cao
Trung An
9 NKG CTCP Thép Nam 2300 18.240.000 1.43% 6.87%
Kim
Tổng lợi nhuận kỳ vọng của danh mục 24.92%

7. Kết quả đầu tư

Với số vốn: 500 triệu VNĐ, thời gian đầu tư là 18/5/2023 – 16/6/2023. Lợi suất nhóm
thu được trong quá trình đầu tư là 24.92%. Cụ thể tiền lãi và khả năng sinh lời của
từng mã cổ phiếu nhóm đã tổng hợp trong bảng dưới đây:

Bảng kết quả giao dịch:

Sau thời gian 1 tuần tham gia đầu tư, nhóm thu về được 9,335,000 VND tiền lãi. Cổ
phiếu chịu lỗ nhiều nhất là BOD (-1,100,000 VND tương đương -2,46%), tiếp theo là
SSI và SHB. Cổ phiếu có lợi nhuận cao nhất là IDC với lãi 4,700,000 VND
(+11.81%), tiếp theo là GVR với lợi nhuận là 1,150,000 VND tương đương 6.69%.
Tuy thời gian đầu tư ngắn hạn, so với mục tiêu ban đầu với mức lợi nhuận là 15%/năm
thì chưa đạt kết quả tốt nhưng kết quả hiện tại của nhóm cũng có thể gọi ở mức tốt khi
kiểm soát tốt danh mục đầu tư, cắt lỗ đúng thời điểm. Cùng với sự học hỏi sẽ tạo được
danh mục đầu tư có tỷ suất lợi nhuận như mục tiêu ban đầu.
BÀI HỌC RÚT RA

Sau 4 tuần thử sức đầu tư ảo, nhóm đã biết thêm được các kiến thức về đầu tư, nhận
định thị trường, quản lý rủi ro… Và đặc biệt là các bài học kinh nghiệm mà nhóm em
đã đúc kết được để có thể phát triển hơn trong tương lai đó là:

- Tuân thủ kỷ luật: Trong chứng khoán, điều tối kỵ đó là giao dịch theo cảm xúc.
Nhà đầu tư cần đặt ra những tiêu chí mua, bán, cắt lỗ, và tuân thủ theo đúng kỷ luật
của mình. Điều này đòi hỏi nhà đầu tư cần trải qua nhiều giai đoạn của chứng
khoán và phải rèn luyện để nâng cao tinh thần quyết đoán trong đầu tư của mình,
mà không để cảm xúc chi phối
- Luôn dành thời gian để nghiên cứu thị trường chứng khoán
- Chốt lời và cắt lỗ: Với mỗi lệnh mua, nhà đầu tư nên biết chính xác mức giá cắt lỗ
nếu như mọi thứ không diễn ra theo đúng kế hoạch. Chúng ta cần xác định mức giá
này một cách rõ ràng trước khi giao dịch. Phương châm “hãy nghĩ đến rủi ro đầu
tiên” có nghĩa nhà đầu tư phải hiểu rủi ro vốn có của mỗi giao dịch và chuẩn bị tâm
thế đối diện với những điều tưởng chừng như không thể xảy ra.
- Hãy đa dạng hoá: Không thể dự đoán thị trường với độ chính xác 100%. Đó là lý
do tại sao các nhà đầu tư chọn phân bổ tài sản. Đa dạng hoá không phải là một đảm
bảo chống lại rủi ro, nhưng nó có thể giúp giảm bớt tác động của bất kỳ khoản đầu
tư đơn lẻ nào.

You might also like