Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ 2


MÔN: LỊCH SỬ 11. NĂM HỌC 2023-2024

I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


Bài tập 1
Câu 1. Từ giữa những năm 60 đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX, nhóm năm nước sáng lập
ASEAN đã tiến hành chiến lược phát triển kinh tế nào sau đây?
A. Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.
B. Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo.
C. Công nghiệp hóa, điện khí hóa toàn quốc.
D. Quốc hữu hóa các danh nghiệp nước ngoài.
Câu 2. Sau khi tuyên bố độc lập (1984), Brunây đặc biệt chú trọng phát triển ngành kinh tế
nào sau đây?
A. Chế biến dầu mỏ. B. Nông nghiệp. C. Điện hạt nhân. D. Công nghiệp vũ trụ.
Câu 3. Một trong những nhiệm vụ đặt ra cho các nước Đông Nam Á sau khi giành độc lập là
A. tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh.
B. tăng cường sự liên kết giữa các nước tư bản chủ nghĩa.
C. liên minh quân sự chống lại tất cả các nước xã hội chủ nghĩa.
D. nhanh chóng vươn lên phát triển kinh tế đứng đầu thế giới.
Câu 4. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Minh (1406 - 1407) gắn liền với sự lãnh
đạo của vương triều nào?
A. Nhà Tiền Lê. B. Nhà Lý. C. Nhà Trần. D. Nhà Hồ.
Câu 5: Lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm năm 1785 là
A. Trần Hưng Đạo. B. Ngô Quyền. C. Lê Lợi. D. Nguyễn Huệ.
Câu 6. Trận quyết chiến trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống thời Lý là
A. trận Bạch Đằng. B. trận Như Nguyệt.
C. trận Ngọc Hồi - Đống Đa. D. trận Rạch Gầm - Xoài Mút.
Câu 7. Đâu là yếu tố quan trọng để nhân dân ta chiến thắng giặc ngoại xâm trong cuộc đấu
tranh bảo vệ Tổ quốc?
A. Sức mạnh quân sự, kinh tế.
B. Tướng lĩnh tài năng mưu lược.
C. Truyền thống yêu nước, đoàn kết toàn dân.
D. Sức mạnh kinh tế, văn hoá, xã hội.
Câu 8. Nội dung nào sau đây không phải là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam được
hun đúc nên từ lịch sử chống giặc ngoại xâm?
A. Lòng yêu nước tha thiết.
B. Tinh thần đoàn kết keo sơn.
C. Quân phiệt, hiếu chiến.
D. Trí thông minh sáng tạo.
Câu 9. Kế sách “Tiên phát chế nhân” đã được triều đại nào sử dụng để chống lại quân xâm
lược nào?
A. Tiền Lê - quân Tống. B. Nhà Lý - quân Tống.
C. Nhà Trần - quân Nguyên. D. Hậu Lê - quân Minh.
Câu 10. Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên, nhà Trần đã sử dụng
nghệ thuật quân sự nào?
A. Thần tốc, bất ngờ. B. Kế thanh dã.
C. Tiên phát chế nhân. D. Đóng cọc trên sông.
Câu 11: Cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân Âu Lạc chống lại ách đô hộ của phong kiến
phương Bắc là
A. khởi nghĩa Hai Bà Trưng. B. khởi nghĩa Bà Triệu.

BS: Trần Thị Mỹ Hằng


2

C. khởi nghĩa Phùng Hưng. D. khởi nghĩa Lý Bí.


Câu 12. Các cuộc khởi nghĩa trong thời Bắc thuộc của nhân dân Việt Nam diễn ra trong bối
cảnh nào sau đây?
A. Đất nước có độc lập, chủ quyền.
B. Đất nước mất độc lập, tự chủ.
B. Trung Quốc bị Mông Cổ đô hộ.
D. Nhân dân Việt Nam đã bị đồng hóa.
Câu 13. Trong thời kì đấu tranh chống Bắc thuộc, cuộc khởi nghĩa nào sau đây của nhân dân
Việt Nam đã giành được thắng lợi và lập ra nhà nước Vạn Xuân?
A. Hai Bà Trưng. B. Bà Triệu. C. Lý Bí. D. Phùng Hưng.
Câu 14. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của nhân dân Đại Việt chống lại quân xâm lược nào?
A. Nhà Hán. B. Nhà Tống. C. Nhà Nguyên. D. Nhà Minh.
Câu 15. Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, để tập hợp lực lượng đặt cơ sở cho sự hình thành hạt
nhân đầu tiên, Lê Lợi đã tổ chức
A. Hội nghị Bình Than. B. Hội thề Lũng Nhai.
C. Hội nghị Diên Hồng. D. Hội thề Đông Quan.
Câu 16. Năm 1777, nghĩa quân Tây Sơn giành được thắng lợi nào sau đây?
A. Lật đổ chính quyền chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.
B. Đánh tan hơn 5 vạn quân Xiêm xâm lược.
C. Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
D. Đánh tan hơn 29 vạn quân Mãn Thanh xâm lược.
Câu 17. Khác với các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời Lý - Trần, khởi nghĩa Lam Sơn
diễn ra trong bối cảnh
A. nước Đại Ngu đã bị nhà Minh đô hộ.
B. Đại Việt là quốc gia độc lập, có chủ quyền.
C. nhà Minh lâm vào khủng hoảng, suy yếu.
D. nhà Nguyên lâm vào khủng hoảng, suy yếu.
Câu 18. Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa
nhằm
A. lật đổ ách cai trị của quân Thanh.
B. chống lại chính quyền chúa Nguyễn.
C. lật đổ ách cai trị của quân Minh.
D. chống lại chính quyền Lê - Trịnh.
Câu 19: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng ý nghĩa của phong trào Tây Sơn (1771 -
1802)?
A. Mở ra thời kì phát triển mới của đất nước.
B. Đặt cơ sở cho sự nghiệp thống nhất đất nước.
C. Đánh tan các thế lực ngoại xâm hùng mạnh.
D. Đập tan âm mưu thủ tiêu nền văn hoá Đại Việt.
Câu 20. Thành nhà Hồ là di tích lịch sử bắt đầu được xây dưới triều nào?
A. Nhà Trần. B. Nhà Lý. C. Nhà Lê. D. Nhà Hồ.
Câu 21. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly tiến hành trong bối cảnh lịch sử nào sau đây?
A. Nước Đại Việt lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
B. Nhà Trần đang giai đoạn phát triển thịnh đạt.
C. Giặc Tống sang xâm lược nước ta lần thứ nhất.
D. Chế độ phong kiến Việt Nam phát triển đỉnh cao.
Câu 22. Về kinh tế - xã hội, nhằm hạn chế sự phát triển của chế độ sở hữu ruộng đất lớn trong
các điền trang, thái ấp của quý tộc, Hồ Quý Ly đã
A. cho phát hành tiền giấy. B. ban hành chính sách hạn điền.
C. cải cách chế độ giáo dục. D. thống nhất đơn vị đo lường.

BS: Trần Thị Mỹ Hằng


3

Câu 23. Nội dung nào sau đây thể hiện đúng ý nghĩa của cải cách Hồ Quý Ly?
A. Đưa đất nước bước vào giai đoạn phát triển phồn thịnh.
B. Khẳng định tài năng vượt trội của Hồ Quý Ly.
C. Thể hiện sự ủng hộ của nhân dân đối với triều Hồ.
D. Bước đầu xác lập mô hình phát triển mới của quốc gia Đại Việt.
Bài tập 2
Câu 1. Từ giữa những năm 50 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX, nhóm năm nước sáng lập
ASEAN đã tiến hành chiến lược phát triển kinh tế nào sau đây?
A. Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.
B. Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo.
C. Công nghiệp hóa, điện khí hóa toàn quốc.
D. Quốc hữu hóa các danh nghiệp nước ngoài.
Câu 2. Từ giữa những năm 60 đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX, nhóm năm nước sáng lập
ASEAN đã tiến hành chiến lược phát triển kinh tế nào sau đây?
A. Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.
B. Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo.
C. Công nghiệp hóa, điện khí hóa toàn quốc.
D. Quốc hữu hóa các danh nghiệp nước ngoài.
Câu 3. Một trong những nhiệm vụ đặt ra cho các nước Đông Nam Á sau khi giành độc lập là
A. tái thiết đất nước, khắc phục hậu quả chiến tranh.
B. tăng cường sự liên kết giữa các nước tư bản chủ nghĩa.
C. liên minh quân sự chống lại tất cả các nước xã hội chủ nghĩa.
D. nhanh chóng vươn lên phát triển kinh tế đứng đầu thế giới.
Câu 4. Đâu là biến đổi ở khu vực Đông Nam Á sau Chiếntranh thế giới thứ hai?
A. Các nước trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây.
B. Nhiều nước đạt tốc độ tăng trưởng cao, trở thành nước công nghiệp.
C. Thành lập và mở rộng Hiệp hội khu vực ASEAN.
D. Hiện đại hóa nông nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu.
Câu 5. Ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là cầu nối
A. giữa Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á.
B. giao thông kết nối châu Á và châu Phi.
C. các quốc gia Đông Nam Á.
D. Đông Nam Á và Ấn Độ.
Câu 6. Quốc gia nào là địa bàn “tiền tiêu” của khu vực Đông Nam Á từ phía Bắc?
A. Lào. B. Việt Nam. C.Thái Lan. D. Mi – an – ma.
Câu 7. Thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên ở thế kỉ XIII
gắn liền với sự lãnh đạo của vương triều nào?
A. Nhà Tiền Lê. B. Nhà Lý. C. Nhà Trần. D. Nhà Hồ.
Câu 8: Lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán năm 938 là
A. Trần Hưng Đạo. B. Ngô Quyền.
C. Lê Lợi. D. Nguyễn Huệ.
Câu 9. Trận quyết chiến trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Thanh năm 1789 là
A. trận Bạch Đằng. B. trận Như Nguyệt.
C. trận Ngọc Hồi - Đống Đa. D. trận Rạch Gầm - Xoài Mút.
Câu 10. Năm 1075 - 1077, Lý Thường Kiệt đánh tan quân Tống ở phòng tuyến trên dòng sông
nào?
A. Bạch Đằng. B. Rạch Gầm.
C. Thu Bồn. D. Như Nguyệt.
Câu 11. Đâu là nguyên nhân chủ quan dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ
quốc của nhân dân Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám 1945?

BS: Trần Thị Mỹ Hằng


4

A. Cuộc chiến tranh của ta là chính nghĩa.


B. Cuộc chiến tranh của ta là phi nghĩa.
C. Ta có sức mạnh quân sự lớn hơn địch.
D. Ta nhận được ủng hộ từ bên ngoài.
Câu 12. Nội dung nào sau đây không phải là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam được
hun đúc nên từ lịch sử chống giặc ngoại xâm?
A. Lòng yêu nước tha thiết.
B. Tinh thần đoàn kết keo sơn.
C. Tinh thần hiếu chiến.
D. Trí thông minh sáng tạo.
Câu 13. Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Thanh, vua Quang Trung đã sử dụng
chiến thuật quân sự nào?
A. Thần tốc, bất ngờ. B. Vườn không nhà trống.
C. Tiên phát chế nhân. D. Đóng cọc trên sông.
Câu 14. Trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077), quân và dân nhà Lý đã sử dụng
nghệ thuật quân sự nào sau đây?
A. Đánh nhanh, thắng nhanh. B. Tiên phát chế nhân.
C. Vây thành, diệt viện. D. Vườn không nhà trống.
Câu 15. Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã đánh bại quân xâm lược nào sau đây?
A. Nhà Hán. B. Nhà Tùy. C. Nhà Ngô. D. Nhà Lương.
Câu 16. Cuộc đấu tranh chống ngoại xâm nào sau đây của nhân dân Việt Nam diễn ra trong
thời kỳ Bắc thuộc?
A. Khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực. B. Khởi nghĩa Phùng Hưng.
C. Phong trào Tây Sơn. D. Khởi nghĩa Trương Định.
Câu 17. Ai là người lãnh đạo thành công cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược nhà
Đường năm 722 và được nhân dân suy tôn là “Bố cái đại vương”?
A. Mai Thúc Loan. B. Phùng Hưng.
C. Bà Triệu D. Dương Đình Nghệ
Câu 18. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) diễn ra trong bối cảnh nào sau đây?
A. Đại Việt bị nhà Nguyên cai trị.
B. Đại Việt bị nhà Minh đô hộ.
C. Đại Việt bị chia cắt làm hai Đàng.
D. Đại Việt có độc lập, chủ quyền.
Câu 19. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) kết thúc thắng lợi được đánh dấu bằng sự kiện
nào sau đây?
A. Hội thề ở Lũng Nhai (Thanh Hóa).
B. Hội thề Đông Quan (Hà Nội).
C. Chiến thắng Tốt Động-Chúc Động.
D. Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa.
Câu 20. Năm 1786, nghĩa quân Tây Sơn giành được thắng lợi nào sau đây?
A. Lật đổ chính quyền chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.
B. Đánh tan hơn 5 vạn quân Xiêm xâm lược.
C. Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
D. Đánh tan hơn 29 vạn quân Mãn Thanh xâm lược.
Câu 21. Một trong những điểm khác biệt của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) so với
cuộc kháng chiến chống quân Tống (1075 – 1077) là
A. diễn ra qua hai giai đoạn.
B. diễn ra khi đất nước bị mất độc lập.
C. được đông đảo nhân dân tham gia.
D. có sự tham gia của nhiều tướng giỏi.

BS: Trần Thị Mỹ Hằng


5

Câu 22. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) mang tính chất nào sau đây?
A. Tính nhân dân rộng rãi.
B. Cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt.
C. Chiến tranh thống nhất đất nước.
D. Khởi nghĩa tự phát của nông dân.
Câu 23. Phong trào Tây Sơn (1771-1802) đã
A. lật đổ ách đô hộ của nhà Thanh ở Việt Nam.
B. hoàn thành thống nhất đất nước về mọi mặt.
C. đánh tan các thế lực ngoại xâm hùng mạnh.
D. ngăn chặn được nguy cơ Pháp xâm lược.
Câu 24. Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, cuộc khởi nghĩa nào sau
đây vừa thực hiện nhiệm vụ đấu tranh giai cấp, vừa thực hiện nhiệm vụ dân tộc?
A. Khởi nghĩa Lam Sơn.
B. Khởi nghĩa Tây Sơn.
C. Khởi nghĩa Lý Bí.
D. Khởi nghĩa Phùng Hưng.
Câu 25. Năm 1397, Hồ Quý Ly cho xây dựng công trình kiến trúc nào?
A. Chùa Diên Hựu. B. Tháp Báo Thiên.
C. Thành Tây Đô. D. Tháp Phổ Minh.
Câu 26. Sau khi lên ngôi và lập ra nhà Hồ, Hồ Quý Ly đã
A. tổ chức kháng chiến chống quân Xiêm. B. tạo ra cục diện chiến tranh Nam-Bắc triều.
C. mở rộng lãnh thổ về phía Nam. D. tiến hành cuộc cải cách sâu rộng.
Câu 27. Trong cải cách của Hồ Quý Ly, việc quy định số lượng gia nô được sở hữu của các
vương hầu, quý tộc, quan lại được gọi là
A. phép hạn gia nô. B. chính sách hạn điền.
C. chính sách quân điền. D. bình quân gia nô.
Câu 28. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ đã đưa đến sự xác lập bước đầu của thể chế
quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền theo đường lối
A. nhân trị. B. đức trị C. kỹ trị. D. pháp trị.
II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI TỰ LUẬN
Câu 1: Nêu những ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với các thuộc địa. Liên hệ với thực
tế Việt Nam.
* Ảnh hưởng tiêu cực
- Về kinh tế:
+ Phần lớn các nước Đông Nam Á vẫn là những nước nông nghiệp lạc hậu.
+ Để lại một hệ thống cơ sở hạ tầng nghèo nàn, lạc hậu.
+ Bị biến thành nơi cung cấp nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa của phương Tây.
- Về chính trị: việc áp đặt bộ máy cai trị, thực hiện chính sách “chia để trị”, chính sách “ngu
dân” của các chính quyền thực dân đã để lại những hậu quả nặng nề và lâu dài cho các nước
Đông Nam Á.
+ Chính sách “chia để trị”, sự phân biệt đối xử giữa các tộc người khác nhau là một trong
những nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự chia rẽ sâu sắc giữa các cộng đồng dân cư.
+ Tình trạng xung đột về sắc tộc, tôn giáo,… còn kéo dài nhiều năm sau khi giành độc lập ở
một số nước như: Mianma, Inđônêxia, Philíppin,…
- Về văn hóa: chính sách nô dịch, áp đặt văn hóa ngoại lai của chính quyền thực dân đã ảnh
hưởng tiêu cực đến việc bảo vệ và phát huy những truyền thống của nền văn hóa các dân tộc ở
Đông Nam Á.
* Ảnh hưởng tích cực:
- Hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải ở nhiều vùng, miền của các nước Đông Nam Á có
sự thay đổi.

BS: Trần Thị Mỹ Hằng


6

- Hệ thống pháp luật, hành chính của các nước Đông Nam Á cũng có sự thay đổi theo hướng
tích cực, do sự du nhập của văn hóa phương Tây,…
- Gắn kết khu vực với thị trường thế giới;
- Thúc đẩy phát triển một số yếu tố về văn hóa như chữ viết, tôn giáo, giáo dục....
♦ Liên hệ Việt Nam: Ở Việt Nam, hơn 80 năm cai trị của thực dân Pháp đã để lại những hậu
quả nặng nề trên mọi lĩnh vực. Ví dụ như:
- Về chính trị: từ một quốc gia thống nhất, dưới sự thống trị của thực dân Pháp, Việt Nam bị
chia thành 3 xứ với 3 chế độ khác nhau: Bắc Kì là xứ bảo hộ; Trung Kỳ là xứ nửa bảo hộ; Nam
Kỳ là xứ thuộc địa. Tên nước Việt Nam bị xóa trên bản đồ chính trị thế giới.
- Về kinh tế: sự của du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tuy đem lại một số chuyển
biến tích cực, tuy nhiên, đó chỉ là sự chuyển biến mang tính cục bộ ở một số ngành nghề, một
số địa phương. Về cơ bản, kinh tế Việt Nam vẫn nghèo nàn, lạc hậu, phát triển thiếu cân đối và
lệ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp;
- Về xã hội: hầu hết các giai cấp, tầng lớp nhân dân ở Việt Nam bị áp bức, bóc lột nặng nề, lâm
vào cảnh nghèo khổ, bần cùng. Mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp
xâm lược bao trùm xã hội, làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh yêu nước.
- Về văn hóa: đại bộ phận dân cư vẫn trong tình trạng nghèo đói, lạc hậu, trình độ dân trí thấp
(hơn 90% dân số Việt Nam mù chữ); nhiều giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam bị xói
mòn; trong xã hội tồn tại phổ biến nhiều hủ tục, tệ nạn xã hội, như: cờ bạc, mại dâm, hút thuốc
phiện,…
Câu 2: Bảng tóm tắt nội dung chính của các cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu của dân
tộc Việt Nam
Tên cuộc Thời Vương Trận quyết chiến Kết
STT Lãnh đạo
kháng chiến gian triều chiến lược quả
Kháng chiến Sông Bạch Đằng
Thắng
1 chống quân 938 Ngô Quyền Chưa có (Quảng Ninh, Hải
lợi
Nam Hán Phòng)
Kháng chiến Thắng
2 981 Lê Hoàn Tiền Lê Sông Bạch Đằng
chống Tống lợi
Phòng tuyến sông
Kháng chiến 1075- Lý Thường Thắng
3 Lý Như Nguyệt ( Bắc
chống Tống 1077 Kiệt lợi
Ninh)

Trần Thái Bình Lệ Nguyên


Kháng chiến 1258 Thắng
4 Tông Trần Đông Bộ Đầu
chống Mông Cổ lợi
Trần Thủ Độ

Hàm Tử, Tây Kết


Trần Thánh
Kháng chiến ( Hưng Yên)
Tông Thắng
5 chống Mông – 1285 Trần Thăng Long,
Trần Quốc lợi
Nguyên Chương Dương (Hà
Tuấn
Nội)
Trần Nhân
Kháng chiến Sông Bạch Đằng
1287- Tông Thắng
6 chống Mông – Trần (Quảng Ninh, Hải
1288 Trần Quốc lợi
Nguyên Phòng)
Tuấn
Kháng chiến Rạch Gầm -Xoài Thắng
7 1785 Nguyễn Huệ Tây Sơn
chống Xiêm Mút (Tiền Giang) lợi
Kháng chiến Ngọc Hồi - Đống Đa Thắng
8 1789 Quang Trung Tây Sơn
chống Thanh (Hà Nội) lợi
Câu 3: Bảng tóm tắt nội dung chính của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu thời Bắc thuộc

BS: Trần Thị Mỹ Hằng


7

Tên khởi Chính Ý nghĩa


Thời Lãnh
STT nghĩa quyền
gian đạo
cai trị
Hai Bà - Mở đầu quá trình đấu tranh giành lại độc lập, tự
Trưng chủ của người Việt trong thời Bắc thuộc.
- Được đông đảo nhân dân hưởng ứng chứng tỏ
tinh thần đấu tranh mạnh mẽ, bất khuất của
Trưng người Việt.
Nhà - Tạo nền tảng, truyền thống đấu tranh và cổ vũ
Trắc,
1 40-43 Đông
Trưng cho các phong trào khởi nghĩa giành độc lập, tự
Hán
Nhị chủ sau này.
- Nêu cao tinh thần anh dũng, sức mạnh, ý chí
quật cường của người phụ nữ Việt Nam trong
lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân
tộc.
Bà Triệu - Tiếp nối truyền thống đấu tranh yêu nước
chống ngoại xâm của người Việt.
- Thức tỉnh ý thức dân tộc, tạo đà cho cuộc khởi
Triệu Thị Nhà nghĩa Lý Bí sau này.
2 248
Trinh Ngô
- Khẳng định vai trò của người phụ nữ Việt Nam
trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước
của dân tộc.
Lý Bí - Giành được quyền độc lập tự chủ sau 500 năm
- Khẳng định ý chí, sức mạnh, sự trưởng thành
Lý Bí, của ý thức dân tộc trong đấu tranh chống ách đô
542- Triệu Nhà hộ.
3
602 Quang Lương - Tiếp nối truyền thống đấu tranh yêu nước của
Phục người Việt.
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc
đấu tranh yêu nước của người Việt sau này.
Phùng - Thể hiện ý chí, quyết tâm giành lại độc lập tự
Hưng chủ của người Việt
776- Phùng Nhà - Cổ vũ tinh thần và góp phần tạo cơ sở cho sự
5
791 Hưng Đường
tháng lợi hoàn toàn trong công cuộc đấu tranh
giành lại độc lập, tự chủ đầu thế kỉ X
Câu 4. Các bài học lịch sử từ các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc có ý
nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay? Lấy 01 ví dụ
chứng minh.
- Các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc để lại những bài học kinh nghiệm tập
hợp, xây dựng lực lượng; bài học về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, bài học về nghệ
thuật quân sự, bài học về kết thúc chiến tranh
- Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, bài học lịch sử của các cuộc khởi
nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc vẫn còn nguyên giá trị.
+ Có vai trò đặc biệt quan trọng trong công cuộc giữ vững ổn định chính trị - xã hội, phát triển
kinh tế - văn hóa…
+ Có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xây dựng và củng cố nền quốc phòng, giữ
vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ...

BS: Trần Thị Mỹ Hằng


8

+ Bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt
Nam cũng có giá trị đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam trong bối cảnh tình hình khu
vực và thế giới có nhiều biến đổi…
* Ví dụ:
- Bài học về: tập hợp, xây dựng lực lượng và khối đoàn kết toàn dân tộc
+ Đại dịch Covid-19 đã gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội và mọi mặt
đời sống của nhân dân. Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, bảo vệ sức khỏe, tính
mạng của nhân dân là trên hết, tháng 7/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi
gửi đồng bào, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài về công tác phòng, chống đại dịch
Covid -19.
+ Cùng với lời kêu gọi của đồng chí Tổng Bí thư, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam cũng ra lời kêu gọi “Toàn dân đoàn kết, ra sức phòng, chống dịch Covid-
19”.
=> Hưởng ứng những Lời kêu gọi đó, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và kiều bào Việt Nam ở
nước ngoài đã đoàn kết, đồng lòng cùng với Đảng, Chính phủ, các cấp chính quyền, các ngành,
… triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt ngăn chặn và từng bước đẩy lùi dịch bệnh.
Câu 5. Liên hệ những việc làm của HS để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc
- Chăm chỉ, sáng tạo, học tập, lao động để mai sau xây dựng đất nước
- Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp
khả năng
- Biết ơn những người đã hi sinh để bảo vệ Tổ quốc mang lại cuộc sống bình yên hôm nay.
- Tích cực học tập, rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ.
- Trung thành với Tổ quốc, cảnh giác trước âm mưu của các thế lực thù địch, phê phán, đấu
tranh với những việc làm gây tổn hại đến an ninh quốc gia, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn
lãnh thổ của Tổ quốc.
- Tích cực tham gia, vận động người thân tham gia các hoạt động an ninh, quốc phòng ở địa
phương, tham gia nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
Câu 6. Ý nghĩa của cải cách Hồ Quí Ly
- Bước đầu ổn định tình hình xã hội, củng cố tiềm lực đất nước để chuẩn bị đối phó với giặc
ngoại xâm.
- Thể hiện tinh thần dân tộc, ý thức tự cường của Hồ Quý Ly và triều Hồ.
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về việc trị nước.
* Nguyên nhân cải cách bị thất bại
- Một số nội dung cải cách còn bộc lộ điểm hạn chế, không triệt để, gây ảnh hưởng đến khả
năng thu phục và đoàn kết nhân dân.
- Công cuộc cải cách của Hồ Quý Ly được thực hiện trong hoàn cảnh đầy khó khăn và phức
tạp của đất nước: vừa phải giải quyết cuộc khủng hoảng bên trong, vừa phải đối phó với nguy
cơ xâm lược từ bên ngoài, do đó, triều Hồ khó có khả năng tập trung mọi nguồn lực của đất
nước để tiến hành cải cách.
- Cuộc xâm lược của nhà Minh là một nhân tố khách quan khiến công cuộc cải cách của Hồ
Quý Ly và nhà Hồ thất bại.
* Đọc thêm:
Diễn biến khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- Nổi dậy ở Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Nội), đông đảo nhân dân hưởng ứng.
- Nghĩa quân đánh chiếm Mê Linh (Vĩnh Phúc), Cổ Loa (Hà Nội) và Luy Lâu (Bắc Ninh). Thái thú Tô
Định bỏ chạy về nước
- Trưng Trắc xưng vương, đóng đô ở Mê Linh.
- Năm 42, Mã Viện đem quân sang tấn công. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại.
Diễn biến khởi nghĩa Bà Triệu
- Năm 248, Bà Triệu lãnh đạo nhân dân vùng Cửu Chân nổi dậy ở căn cứ núi Nưa (Triệu Sơn, Thanh
Hoá).

BS: Trần Thị Mỹ Hằng


9

- Khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng ra Giao Chỉ, làm rung chuyển chính quyền đô hộ.
- Trước tình hình đó, quân Ngô do Lục Dận chỉ huy kéo sang đàn áp. Khởi nghĩa thất bại.
Diễn biến khởi nghĩa Lí Bí
- Năm 542, Lý Bí lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa ở Giao Châu, lật đổ chính quyền đô hộ.
- Mùa xuân 544, khởi nghĩa thắng lợi. Lý Bí lên ngôi vua; lập ra nhà nước Vạn Xuân, đóng đô ở vùng
cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).
- Năm 545, quân Lương tiếp tục xâm lược, Lí Bí giao binh quyền cho Triệu Quang Phục lãnh đạo khởi
nghĩa và giành thắng lợi.
- Đến năm 602, nhà Lương đem quân sang đàn áp, cuộc khởi nghĩa thất bại.
Diễn biến khởi nghĩa Phùng Hưng
- Năm 776, Phùng Hưng phát động khởi nghĩa ở Đường Lâm (Hà Nội). Nghĩa quân đánh chiến phủ
Tống Bình, giành quyền tự chủ trong một thời gian ngăn.
- Năm 791, nhà Đường đem quân sang đàn áp và chiếm lại.

BS: Trần Thị Mỹ Hằng

You might also like