Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ I MÔN SINH HỌC 11

NĂM HỌC 2023 – 2024


TRẮC NGHIỆM
TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG TRONG SINH GIỚI
Câu 1: Phát biểu nào không phải là một trong các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và
chuyển hóa năng lượng ở sinh vật?
A. Tiếp nhận các chất từ môi trường và vận chuyển các chất
B. Biến đổi các chất kèm theo chuyển hoá năng lượng và tế bào
C. Thải các chất vào môi trường
D. Quá trình biến đổi năng lượng mà không biến đổi các chất trong tế bào.
Câu 2: Quá trình tiếp nhận các chất từ môi trường của thực vật diễn ra như thế nào?
A. Thực vật tiêu thụ chất khoáng, nước, năng lượng ánh sáng, CO 2 để tổng hợp các chất hữu cơ
cần thiết cho cơ thể.
B. Thực vật lấy chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa và lấy O2 từ hệ hô hấp.
C. Thực vật tiêu thụ chất khoáng, nước, năng lượng ánh sáng, O 2 để tổng hợp các chất vô cơ cần
thiết cho cơ thể.
D. Thực vật tiêu thụ chất hữu cơ và CO2 để tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể.
Câu 3: Thực vật lấy chất gì từ môi trường để tổng hợp các chất hữu cơ?
A. O2 và nước. B. Năng lượng ánh sáng, nước và CO2. C. Chất hấp phụ cảm ứng từ rễ. D. O2 từ
hệ hô hấp.
Câu 4: Thứ tự các giai đoạn của quá trình chuyển hóa năng lượng trong sinh giới là:
A. Tổng hợp → Phân giải → Huy động năng lượng.
B. Tổng hợp → Huy động năng lượng → Phân giải .
C. Phân giải → Tổng hợp → Huy động năng lượng.
D. Huy động năng lượng → Phân giải → Tổng hợp.
Câu 5: Sinh vật nào sau đây là sinh vật tự dưỡng?
A. Thực vật.
B. Động vật.
C. Nấm.
D. Vi khuẩn lactid.
Câu 6: Sinh vật dị dưỡng là
A. Các sinh vật chỉ có khả năng tổ hợp chất hữu cơ từ những chất hữu cơ có sẵn.
B. Các sinh vật có khả năng tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ
C. Sinh vật phân hủy các acid vô cơ thành chất dinh dưỡng
D. Sinh vật chuyển hóa năng lượng hóa học trong các hợp chất vô cơ thành năng lượng hóa học
tích lũy trong các hợp chất hữu cơ
Câu 7: Sinh vật quang tự dưỡng là
A. Chuyển hóa năng lượng hóa học trong các hợp chất vô cơ thành năng lượng hóa học tích lũy
trong các hợp chất hữu cơ thông qua quá trình tổng hợp.
B. Chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu
cơ thông qua quá trình tổng hợp.
C. Chuyển hóa năng lượng hạt nhân trong các chất vô cơ thành năng lượng hóa học tích lũy
trong các hợp chất hữu cơ thông qua quá trình tổng hợp.
D. Chuyển hóa năng lượng hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ thành năng lượng ánh
sáng thông qua quá trình tổng hợp.
TRAO ĐỔI NƯỚC, KHOÁNG Ở THỰC VẬT
Câu 8: Động lực vận chuyển các chất trong mạch rây là gì?
A. Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và các cơ quan chứa. B. Lực đẩy
của áp suất rễ.
C. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ. D. Lực kéo do thoát
hơi nước ở lá.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mạch rây?
A. Mạch rây có vai trò vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân và lá.
B. Mạch rây gồm các tế bào sống, thiếu đi một số các bào quan.
C. Mạch rây vận chuyển chất hữu cơ từ lá cung cấp cho các cơ quan của cây.
D. Trong cây, mạch rây vận chuyển các chất theo dòng đi xuống.
Câu 10: Ở thực vật, thoát hơi nước diễn ra chủ yếu qua
A. Lông hút ở rễ.
B. Lỗ chân lông ở thân cây.
C. Khí khổng ở thân.
D. Khí khổng ở lá.
Câu 11: Cây trồng hấp thụ nitrogen trong đất dưới dạng nào?
A. NO3 và NH4 B. N2 và NH4+. C. NO2 và NH4+. D. NO2 và NO3.
+ -
Câu 12: NH4 trong đất chuyển hoá thành NO3 là do nhóm vi sinh vật nào?
A. Vi khuẩn cố định nitrogen. B. Vi khuẩn Nitrate hoá. C. Vi khuẩn kí sinh. D. Vi khuẩn phản
nitrate.
Câu 13: Vai trò của nitơ trong cơ thể thực vật:
A. Là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát
triển rễ.
B. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hóa enzim, mở khí khổng.
C. Là thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hóa enzim.
D. Tham gia cấu tạo nên các phân tử protein, enzim, coenzim, axit nucleic, diệp lục, ATP…
Câu 14: Nguồn nitrogen khí quyển được chuyển hoá thành NH4+ là nhờ nhóm vi sinh vật nào?
A. Vi khuẩn cố định nitrogen gen. B. Vi khuẩn Nitrate hoá.
C. Vi khuẩn kí sinh. D. Vi khuẩn phản nitrate.
Câu 15: Người ta ứng dụng hiểu biết của nhân tố ánh sáng đến trao đổi nước và khoáng ở thực
vật vào thực tiễn là:
A. Gieo trồng đúng mật độ.
B. Ủ ấm gốc cây bằng rơm rạ.
C. Hạn chế cây ngập úng.
D. Tưới tiêu hợp lý.
Câu 16: Chất hữu cơ được vận chuyển trong mạch rây có nguồn gốc từ đâu?
A. Được tổng hợp từ các muối khoáng hòa tan trong đất.
B. Trong phân bón.
C. Được tổng hợp ở lá.
D. Tất cả các đáp án đều đúng.
Câu 17: Cây trên cạn hấp thụ nước chủ yếu qua bộ phận nào?
A. Biểu bì của lá. B. Biểu bì của thân. C. Biểu bì của cành. D. Tế bào lông hút ở rễ.
Câu 18: Việc bón quá ít phân bón sẽ dẫn đến triệu chứng gì ở cây trồng?
A. Tăng năng suất cây trồng.
B. Cây còi cọc và chậm lớn.
C. Tăng sinh vật có lợi trong đất.
D. Ô nhiễm đất và nước ngầm.
Câu 19: Người ta nói “Nước tham gia vào những hoạt động, quá trình sinh lí trong đời sống của
thực vật”, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng với câu nói đó?
I. Tham gia vào thành phần cấu tạo của tế vào và chi phối các quá trình sinh lí.
II. Là dung môi hòa tan các chất, tham gia vào quá trình vận chuyển các chất trong cây.
III. Điều hòa nhiệt độ của cơ thể thực vật.
IV. Là nguyên liệu, môi trường của các phản ứng sinh hóa.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 20: Nhóm vi sinh vật cố định nitrogen gồm
A. Vi khuẩn lam và vi khuẩn nốt sần ở rễ cây họ đậu.
B. Vi khuẩn lam và vi khuẩn E.coli.
C. Vi khuẩn E.coli và vi khuẩn nốt sần ở rễ cây họ đậu.
D. Nấm vi sinh và vi khuẩn nốt sần ở rễ cây họ đậu họ đậu.
Câu 21. Nếu một nguyên khoáng (A) từ môi trường đất có nồng độ thấp được hấp thụ vào trong
rễ nơi có nồng độ cao hơn ngoài môi trường đất. Nguyên tố khoáng A được hấp thụ theo cơ chế
nào?
A. Thụ động. B. Chủ động, cần năng lượng.
C. Chủ động, không cần năng lượng. D. Biến dạng màng.
-
Câu 22. NO3 trong đất chuyển hoá thành N2 trả lại cho khí quyển là do nhóm vi sinh nào?
A. Vi khuẩn cố định nitrogen . B. Vi khuẩn Nitrate hoá.
C. Vi khuẩn kí sinh. D. Vi khuẩn phản nitrate.
Câu 23. Vi khuẩn thuộc chi Rhyzobium sống cộng sinh với cây họ đậu có khả năng cố định
nitrogen vì trong cơ thể các vi khuẩn này có enzyme
A. Caboxylase . B. Nitrogenase . C. Nuclease D. Amilase.
24D, 25A, 26D, 27C, 28B, 29B, 30D, 31B, 32C, 33A, 34A,
35A, 36A, 37A, 38A, 39A
QUANG HỢP Ở THỰC VẬT
Câu 24: Sản phẩm được tạo ra trong pha sáng quang hợp là
A. CO2 và glucose. B. ADP, Pi và NADP+.
C. H2O và O2, NADPH. D. ATP, NADPH và O2 .
Câu 25: Khi nói về vai trò của quang hợp phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Quang hợp tổng hợp chất hữu cơ cung cấp cho toàn bộ sinh vật sống trên trái đất.
B. Quang hợp hấp thu oxygen và thải CO2 nhằm cân bằng lượng khí trong môi trường.
C. Biến đổi hợp chất hữu cơ thành nguồn năng lượng cung cấp cho mọi sinh vật trên trái đất.
D. Biến đổi hợp chất glucose thành năng lượng dưới dạng ATP cung cấp cho mọi sinh vật trên
trái đất.
Câu 26: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về hệ sắc tố Carotenoid của quang hợp?
I. Carotenoid là nhóm sắc tố phụ. II. Carotenoid gồm xanthophyll và carotene. III. β-carotene là
tiền chất của vitamin A. IV. Carotenoid tạo cho lá và các bộ phận xanh của cây có màu xanh lục.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 27: Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp ?
A. Tích lũy năng lượng. B. Tạo chất hữu cơ.
C. Cân bằng nhiệt độ của môi trường. D. Điều hòa không khí.
Câu 28: Diệp lục có màu lục vì:
A. sắc tố này hấp thụ các tia sáng màu lục.
B. sắc tố này không hấp thụ các tia sáng màu lục.
C. sắc tố này hấp thụ các tia sáng màu xanh tím.
D. sắc tố này không hấp thụ các tia sáng màu xanh tím.
Câu 29: Sản phẩm nào của quá trình quang hợp giải phóng ra môi trường?
A. Glucose. B. Khí oxygen. C. Khí Carbonic. D. NADPH.
Câu 30: Nơi diễn ra pha sáng của quang hợp ở thực vật ?
A. Chất nền lục lạp. B. Màng trong ti thể. C. Chất nền ti thể. D. Màng thylakoid.
Câu 31: Bản chất pha tối của quá trình quang hợp là
A. quá trình khử CO2 để tạo thành ATP và NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.
B. quá trình khử CO2 nhờ ATP và NADPH do pha sáng cung cấp để tổng hợp các hợp chất hữu
cơ.
C. quá trình ôxi hoá nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ATP và NADPH, đồng
thời giải phóng O2 vào khí quyển.
D. quá trình khử nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ATP và NADPH, đồng thời
giải phóng O2 vào khí quyển.
Câu 32: Trong lục lạp không có loại sắc tố quang hợp nào?
A. Diệp lục a. B. Chlorophyll b. C. Diệp lục c. D. Carotene.
Câu 33: Pha tối của quá trình quang hợp xảy ra ở đâu?
A. Chất nền stroma của lục lạp. B. Màng thylakoid của hạt Grana.
C. màng trong ti thể. D. Chất nền ti thể.
Câu 34. Trong quá trình quang hợp, oxy được sinh ra từ đâu?
A. H2O. B. CO2. C. Chất diệp lục. D. Chất hữu cơ.
Câu 35. Thực vật nào sau đây quá trình cố định CO2 chỉ xảy ra theo chu trình C3?
A. Lúa, khoai, sắn, đậu. B. Mía, cỏ lồng vực, cỏ gấu.
C. Rau dền, kê. D. Thanh long, xương rồng.
Câu 36. Lúa là thực vật thuộc nhóm nào?
A. Thực vật C3. B. Thực vật C2. C. Thực vật C4. D. Thực vật CAM.
Câu 37. Vì sao gọi là thực vật C3?
A. Vì có sản phẩm cố định CO2 đầu tiên là hợp chất có 3 nguyên tử cacbon.
B. Vì nhóm thực vật này thường sống ở điều kiện khô hạn kéo dài.
C. Vì có sản phẩm cố định CO2 đầu tiên là hợp chất có 4 nguyên tử cacbon.
D. Vì tạo ra 3 loại sản phẩm khác nhau trong pha tối.
Câu 38. Những cây thuộc nhóm thực vật C4 là:
A. mía, cỏ lồng vực, cỏ gấu. B. dứa, xương rồng, thuốc bỏng.
C. thuốc bỏng. D. lúa, khoai, sắn, đậu.
Câu 39. Ở nhóm thực vật CAM, giai đoạn đầu của quá trình cố định CO 2 được thực hiện khi
nào?
A. Ban đêm, khi khí khổng mở. B. Ban đêm, khi khí khổng đóng.
C. Ban ngày, khi khí khổng mở. D. Ban ngày, khi khó khổng đóng.
40A, 41D, 42C, 43A, 44A, 45C, 46A, 47A, 48A, 49A, 50B, 51A, 52A,
53A, 54A, 55B, 56A, 57A.
HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
Câu 40: Trong quá trình hô hấp hiếu khí ở tế bào thực vật, diễn ra giai đoạn theo trình tự nào?
A. Đường phân → chu trình Krebs → chuỗi truyền electron hô hấp.
B. Đường phân → chuỗi truyền electron hô hấp → chu trình Krebs .
C. Chu trình Krebs → đường phân → chuỗi truyền electron hô hấp.
D. Chuỗi truyền electron hô hấp → đường phân → chu trình Krebs .
Câu 41: Giai đoạn đường phân xảy ra ở đâu?
A. tế bào chất.
B. Nhân tế bào.
C. tế bào chất và nhân.
D. ti thể.
Câu 42: Giai đoạn chung của quá trình lên men và hô hấp hiếu khí là:
A. chuỗi truyền electron.
B. chương trình Krebs.
C. đường phân.
D. tổng hợp Acetyl – CoA.
Câu 43: Cho phương trình: C6H12O6 + 6O2 → A + 6H2O + Q (năng lượng). Trong phương trình
trên A có thể là những chất gì?
A. CO2. B. C3H4O3. C. CH3COOH. D. C2H5OH.
Câu 44. Trong quá trình hô hấp hiếu khí ở tế bào thực vật, sản phẩm cuối cùng là gì?
A. CO2, H2O và ATP.
B. Rượu ethanol (C2H5OH).
C. Lactic acid (C3H6O3).
D. Oxaloacetic acid (OAA).
Câu 45. Trong quá trình bảo quản nông sản, hô hấp gây ra tác hại nào sau đây?
A. Làm giảm nhiệt độ. B. Làm tăng khí O2. C. Tiêu hao chất hữu cơ. D. Làm giảm độ ẩm.
Câu 46. Bào quan thực hiện quá trình hô hấp hiếu khí là gì?
A. Ti thể. B. Lục lạp. C. Không bào. D. Bộ máy Gongi.
Câu 47. Hô hấp hiếu khí xảy ra mạnh trong các mô, cơ quan đang có hoạt động sinh lí mạnh
như:
A. Hạt đang nảy mầm, hoa đang nở. B. Hạt bị ngâm vào nước.
C. Cây ở điều kiện thiếu oxi. D. Rễ cây bị ngập úng.
TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT
Câu 48: Thức ăn trong túi tiêu hóa được tiêu hóa như thế nào?
A. Chủ yếu nội bào, một ít ngoại bào. B. Chỉ có tiêu hóa ngoại bào.
C. Ngoại bào và nội bào. D. Chỉ có tiêu hóa nội bào.
Câu 49: Quá trình tiêu hoá nội bào có ở nhóm động vật nào?
A. Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá.
B. Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá và thú ăn thịt.
C. Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá và động vật có ống tiêu hóa.
D. Ở động vật có ống tiêu hóa và động vật có túi tiêu hóa.
Câu 50: Các enzyme để tiêu hóa hóa học thức ăn ở động vật có túi tiêu hóa được tiết ra ở đâu?
A. Lysosome. B. Các tế bào tiêu hóa.
C. Các tế bào thành túi tiêu hóa. D. Các xúc tu.
Câu 51: Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa
A. ngoại bào (nhờ enzyme thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi) và tiêu hóa nội
bào.
B. ngoại bào, nhờ sự co bóp của lòng túi mà những chất dinh dưỡng phức tạp được chuyển hóa
thành những chất đơn giản.
C. nội bào nhờ enzyme thủy phân những chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản
mà cơ thể hấp thụ được.
D. ngoại bào nhờ enzyme thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi.
Câu 52: Ở động vật có ống tiêu hóa
A. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào. B. thức ăn được tiêu hóa nội bào.
C. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào. D. một số thức ăn tiêu hóa nội bào, còn
lại tiêu hóa ngoại bào.
Câu 53. Enzyme thủy phân có trong bào quan nào của động vật chưa có cơ quan tiêu hoá?
A. Lysosome. B. Ribosome. C. Ti thể. D. Lưới nội chất.
Câu 54. Động vật có túi tiêu hóa?
A. San hô, thủy tức, giun dẹp. B. San hô, thủy tức, giun đất, sứa.
C. San hô, sứa, giun dẹp, châu chấu. D. San hô, thủy tức, châu chấu.
Câu 55. Ở tiêu hóa nội bào, thức ăn được tiêu hóa trong
A. không bào tiêu hóa. B. túi tiêu hóa.
C. ống tiêu hóa. D. không bao tiêu hóa sau đó đến túi tiêu hóa.
Câu 56. Tiêu hóa ngoại bào có ở nhóm sinh vật nào sau đây?
A. Sứa, thủy tức, hải quỳ, san hô. B. Trùng giày, trùng biến hình.
C. Sứa, thủy tức, vi khuẩn, trùng giày, trùng biến hình. D. Thủy tức, vi khuẩn, trùng giày,
trùng biến hình.
Câu 57. Tiêu hóa hóa học diễn ra ở đâu?
A. Miệng, dạ dày, thực quản, ruột. B. Miệng, dạ dày, thực quản.
C. Miệng, dạ dày, ruột già D. Miệng, dạ dày, ruột non.
58C, 59A, 60D, 61A, 62B, 63A, 64C, 65A, 66B, 67A, 68C, 69A, 70D,
71A, 72A, 73C, 74A, 75A, 76C.
HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT
Câu 58: Có mấy hình thức trao đổi khí ở động vật?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 59: Giun dẹp trao đổi khí bằng hình thức nào?
A. Qua bề mặt cơ thể. B. Qua hệ thống ống khí. C. Qua mang. D. Qua phổi.
Câu 60: Khi nói đến bề mặt trao đổi khí của động vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Bề mặt trao đổi khí là bộ phận hoặc cơ quan thực hiện trao đổi khí O2 và CO2 với môi trường.
B. Các cơ quan chuyên hoá trao đổi khí như da, mang, phổi.
C. Các cơ quan trao đổi khí có thể là da, mang, phổi, hệ thống ống khí hoặc bề mặt cơ thể.
D. Bề mặt trao đổi khí là bộ phận hoặc cơ quan thực hiện trao đổi khí và luôn khô ráo.
Câu 61: Ở côn trùng, sự thông khí trong các ống khí thực hiện nhờ:
A. sự co giãn của phần bụng. B. sự di chuyển của chân.
C. sự co giãn của hệ tiêu hóa. D. sự đóng mở của mang.
HỆ TUẦN HOÀN Ở ĐỘNG VẬT
Câu 62. Hệ tuần hoàn của động vật được cấu tạo từ những bộ phận nào?
A. Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. B. Tim, động mạch, tĩnh mạch, mao mạch.
C. Máu và dịch mô. D. Tim, hệ mạch, dịch tuần hoàn.
Câu 63. Dịch tuần hoàn chứa những thành phần chủ yếu nào?
A. Máu hoặc hỗn hợp máu – dịch mô. B. Tim và hệ động mạch.
C. Máu và hệ tĩnh mạch. D. Máu và hệ mao mạch.
Câu 64. Hệ tuần hoàn có chức năng nào sau đây?
A. Vận chuyển các chất vào cơ thể.
B. Vận chuyển các chất ra khỏi cơ thể.
C. Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của
cơ thể.
D. Dẫn máu từ tim đến các mao mạch.
Câu 65. Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?
A. Cá. B. Kiến. C. Khỉ. D. Ếch.
Câu 66. Hệ tuần hoàn kép có ở động vật nào?
A. Chỉ có ở cá, lưỡng cư và bò sát.
B. Chỉ có ở lưỡng cư, bò sát, chim và thú.
C. Chỉ có ở mục ống, bạch tuột, giun đốt và chân đầu.
D. Chỉ có ở mục ống, bạch tuột, giun đốt và chân đầu và cá.
Câu 67. Hệ tuần hoàn đơn có ở những động vật nào?
A. Chỉ có ở mực ống, bạch tuột, giun đốt, và cá. B. Chỉ có ở cá, lưỡng cư và bò sát.
C. Chỉ có ở cá, lưỡng cư. D. Chỉ có ở mực ống, bò sát.
Câu 68. Hệ tuần hoàn hở có đặc điểm
A. Máu chảy hoàn toàn trong hệ mạch
B. Tim có nhiều ngăn
C. Máu có một đoạn chảy ra khỏi hệ mạch đi vào xoang cơ thể
D. Có hai vòng tuần hoàn lớn và nhỏ
Câu 69. Động lực nào sau đây làm cho máu vận chuyển trong hệ tuần hoàn?
A. Sự co bóp của tim.
B. Lực liên kết giữa máu với thành động mạch.
C. Lực liên kết giữa máu với thành tĩnh mạch.
D. Lực liên kết giữa máu với thành mao mạch.
Câu 70. Máu chảy trong hệ tuần hoàn kín như thế nào?
A. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm.
B. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.
C. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh.
D. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.
Câu 71. Tại sao ở bò sát máu đi nuôi cơ thể ít có sự pha trộn giữa máu O2 và màu giàu CO2 so
với lưỡng cư ?
A. Vì tim 3 ngăn có vách ngăn tâm thất không hoàn toàn.
B. Vì tim 3 ngăn có vách ngăn hoàn toàn giữa hai tâm nhĩ.
C. Vì tim 2 ngăn, tâm thất và tâm nhĩ.
D. Vì tim 4 ngăn, 2 tâm thất và 2 tâm nhĩ.
Câu 72. Mao mạch không xuất hiện ở hệ tuần hoàn nào sau đây?
A. Hệ tuần hoàn hở. B. Hệ tuần hoàn kép.
C. Hệ tuần hoàn đơn. D. Hệ tuần hoàn kín.
Câu 73. Trong hệ tuần hoàn kín, máu trao đổi chất với tế bào qua thành phần nào sau đây?
A. Qua thành tĩnh mạch và mao mạch. B. Qua thành động mạch và mao mạch.
C. Qua thành mao mạch. D. Qua thành động mạch và tĩnh mạch.
Câu 74. Hệ dẫn truyền tim gồm:
A. Nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Purkinje.
B. Tim, nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Purkinje.
C. Tâm thất, nút nhĩ thất, bó His và mạng Purkinje.
D. Tâm nhĩ, nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His .
Câu 75. Ở người trưởng thành, mỗi chu kỳ tim kéo dài khoảng
A. 0,8 giây B. 0,6 giây C. 0,7 giây D. 0,9 giây
Câu 76. Ở người trưởng thành, nhịp tim thường vào khoảng
A. 95 lần/phút B. 85 lần/phút C. 75 lần/phút D. 65 lần/phút
77A, 78B, 79B, 80B, 81C, 82D, 83B, 84C, 85D, 86D, 87A, 88B, 89A,
90A, 91B, 92B, 93B, 94B, 95B, 96D
Câu 77. Trong hệ tuần hoàn hở, máu chảy trong động mạch dưới áp lực
A. Cao, Tốc độ máu chảy nhanh B. Thấp, tốc độ máu chảy chậm
C. Thấp, tốc độ máu chảy nhanh D. Cao, tốc độ máu chạy chậm
Câu 78. Ở người trưởng thành, mỗi chu kì tim kéo dài
A. 1 giây ; trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,5 giây
B. 0,8 giây ; trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây
C. 0,12 giây ; trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,4 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây
D. 0,8 giây ; trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,2 giây, thời gian dãn chung là 0,5 giây
Câu 79.Trật tự đúng về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín là
A. Tim → Động mạch→ tĩnh mạch→ mao mạch→ tim B. Tim → động mạch→ mao
mạch→ tĩnh mạch→ tim
C. Tim → mao mạch→ động mạch→ tĩnh mạch→ tim D. Tim → tĩnh mạch→ mao mạch→
động mạch→ tim
Câu 80. Ở lớp cá tim có cấu tạo mấy ngăn?
A. 1 ngăn. B. 2 ngăn. C. 3 ngăn. D. 4 ngăn.
Câu 81. Khi nói đến chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn phát biểu nào không đúng?
A. Từ không có hệ tuần hoàn đến có hệ tuần hoàn. B. Từ hệ tuần hoàn hở đến hệ tuần hoàn
kín.
C. Từ hệ tuần hoàn kép đến hệ tuần hoàn đơn. D. Từ hệ tuần hoàn đơn đến hệ tuần hoàn
kép.
Câu 82. Ở lớp thú tim có mấy ngăn?
A. 1 ngăn. B. 2 ngăn. C. 3 ngăn. D. 4 ngăn.
Câu 83. Mỗi chu kì tim gồm mấy pha?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 84.Trong chu kì tim, các pha hoạt động lần lượt như thế nào?
A. Pha co tâm thất → pha co tâm nhĩ → pha dãn chung.
B. Pha co tâm nhĩ → pha dãn chung → pha co tâm thất.
C. Pha co tâm nhĩ → pha co tâm thất → pha dãn chung.
D. Pha dãn chung → pha co tâm nhĩ → pha co tâm thất.
MIỄN DỊCH Ở NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT
Câu 85. Miễn dịch không đặc hiệu bao gồm những loại nào?
1. Da và niêm mạc.
2. Hệ thống nhung mao trong đường hô hấp.
3. Dịch axit của dạ dày
4. Kháng thể.
5. Nước mắt, nước tiểu.
A. 1,2,3,4,5. B. 1,4,5. C. 1,2,3,4. D. 1,2,3,5.
Câu 86. Miễn dịch không đòi hỏi cơ thể phải tiếp xúc trước với kháng nguyên gọi là gì?
A. Miễn dịch dịch thể.
B. Miễn dịch qua trung gian tế bào.
C. Miễn dịch đặc hiệu.
D. Miễn dịch không đặc hiệu.
Câu 87. Miễn dịch đặc hiệu bao gồm những loại nào?
A. Miễn dịch qua trung gian tế bào, miễn dịch dịch thể.
B. Miễn dịch cơ thể, miễn dịch dịch thể.
C. Miễn dịch qua trung gian tế bào, miễn dịch cơ thể.
D. Miễn dịch qua trung gian tế bào, miễn dịch cơ quan, miễn dịch cơ thể.
Câu 88. Những chất lạ, xâm nhập vào cơ thể làm cơ thể tạo đáp ứng miễn dịch thì được gọi là
gì?
A. Kháng thể. B. Kháng nguyên.
C. Miễn dịch. D. Bệnh truyền nhiễm.
Câu 89. Hiện tượng cơ thể phản ứng quá mức của cơ thể đối với kháng nguyên nhất định được
gọi là gì?
A. Dị ứng. B. Mẫn cảm. C. Sốc. D. Viêm.
Câu 90. Đáp ứng miễn dịch nguyên phát xảy ra khi hệ miễn dịch tiếp xúc lần đầu với yếu tố gì?
A. Kháng nguyên. B. Tế bào T.
C. Tế bào B. D. Dịch thể miễn dịch.
Câu 91. Đáp ứng miễn dịch thứ phát xảy ra khi hệ miễn dịch tiếp xúc với loại kháng nguyên
nào?
A. Loại kháng nguyên mới. B. Loại kháng nguyên cũ đã từng tiếp xúc trước đó.
C. Kháng thể miễn dịch. D. Tế bào nhớ.
Câu 92. Tác nhân gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) là gì?
A. Vi khuẩn. B. Virus HIV. C. Vi nấm. D. Giun sán.
Câu 93. Hậu quả của bệnh ung thư đối với hệ miễn dịch là gì?
A. Tăng cường khả năng chống nhiễm trùng. B. Suy yếu hệ miễn dịch.
C. Tạo ra kháng thể đặc hiệu. D. Gây sưng tấy và viêm nhiễm.
Câu 94. Bệnh tự miễn xảy ra khi nào?
A. Khi cơ thể tiếp xúc với virus. B. Khi hệ miễn dịch bị rối loạn.
C. Khi có di căn của khối u ác tính. D. Khi cơ thể thiếu các vitamin cần thiết.
BÀI TIẾT VÀ CÂN BẰNG NỘI MÔI
Câu 95. Nephron, đơn vị cấu tạo chính của thận, bao gồm những phần nào?
A. Cầu thận và niệu quản.
B. Cầu thận và ống thận.
C. Tháp Henle và niệu quản.
D. Tháp Henle và ống thận.
Câu 96. Cân bằng nội môi đảm bảo gì cho cơ thể?
A. Sự tương tác với môi trường bên ngoài.
B. Sự tương thích giữa các cơ quan trong cơ thể.
C. Sự thay đổi nhanh chóng của nội môi.
D. Sự duy trì ổn định các điều kiện lí, hoá trong cơ thể.
97B, 98A, 99A, 100B, 101C, 102B.
Câu 97. Hệ thống điều hoà cân bằng nội môi gồm những thành phần nào?
A. Bộ phận tiếp nhận, bộ phận thực hiện, bộ phận duy trì.
B. Bộ phận tiếp nhận, bộ phận điều khiển, bộ phận thực hiện.
C. Bộ phận tiếp nhận, bộ phận điều khiển, bộ phận duy trì.
D. Bộ phận điều khiển, bộ phận thực hiện, bộ phận duy trì.
Câu 98. Cơ quan nào trong số sau tham gia vào điều hòa cân bằng nội môi bằng cách điều hoà
muối và nước?
A. Thận. B. Gan. C. Phổi. D. Tim.
CẢM ỨNG Ở SINH VẬT
Câu 99. Cảm ứng của sinh vật là gì?
A. Là phản ứng của sinh vật đối với kích thích từ môi trường.
B. Là phản ứng của thực vật đối với kích thích từ môi trường.
C. Là phản ứng của thực vật đối với ánh sáng.
D. Là phản ứng của thực vật đối phân bón.
Câu 100. Các dây leo cuốn quanh cây gỗ là kiểu hướng động nào?
A. Hướng đất. B. Hướng tiếp xúc. C. Hướng sáng. D. Hướng nước.
Câu 101. Ứng động nào của thực vật không theo chu kì đồng hồ sinh học?
A. Cây họ đậu mở lá vào buổi sáng và xếp lá vào lúc mặt trời lặn.
B. Hoa mười giờ, hoa quỳnh nở vào thời điểm nhất định.
C. Lá cây trinh nữ có vận động cụp lá khi bị va chạm mạnh.
D. Vận động quấn vòng.
Câu 102. Cây ăn sâu bọ thường gặp mọc ở đâu?
A. Đất giàu dinh dưỡng. B. Đất nghèo dinh dưỡng. C. Đất thiếu nước. D. Đất giàu muối natri.

You might also like