Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

TRẦN HOÀNG BÁ THI

Y19

CÁCH LÀM BỆNH ÁN TÂM THẦN


I. Hành chính:
- Tên, tuổi, giới, địa chỉ, nghề nghiệp [hiện tại đang làm nghề gì? nghỉ việc bao lâu rồi? trước đó
làm nghề gì?], thời gian nhập viện.
- Tôn giáo [theo đạo gì?]
- Học vấn [trình độ học vấn của mình?]
- Thông tin liên hệ của người thân, hiện đang sống cùng với ai? (Sđt, nghề nghiệp, tuổi tác, nơi
ở....)
- Người đưa bệnh nhân đến khám (gia đình, nhân dân, công an, dân văn phòng, bác sĩ tuyến
trước...)
- Ngày giờ làm bệnh án
- Ngày giờ khám bệnh
II. LÍ DO ĐẾN KHÁM:
Phải ghi rõ
- Đau đầu, chóng mặt, hay quên, mất ngủ, stress, muốn tự tử [rạch tay máu chảy nhiều / uống
hơn 10 viên thuốc]
- Bác sĩ tuyến trước điều trị bệnh ổn xong có lên cơn động kinh, kích thích [đập phá đồ đạc gây
thiệt hại tài sản không rõ lí do], [đánh ba mẹ không rõ lí do]
III. LÍ DO NHẬP VIỆN:
- Kích động [đánh nhau với hàng xóm, người nhà, người xung quanh]
- Không tuân thủ điều trị
- Triệu chứng diễn tiến nhanh
- Mất hệ thống nâng đỡ
- Bỏ ăn uống
- Loạn thần cấp / Loạn thần giai đoạn đầu tiên [Hoang tưởng ảo giác trong khoảng 1 tháng nay /
trước giờ chưa từng bị loạn thần) (Lưu ý: trên bệnh nhân loạn thần phải chủ động đi tìm bệnh
lý thực thể)
- Giai đoạn hưng cảm (Bởi vì dễ có hành vi ảnh hưởng xấu đến bản thân và người xung quanh)
- Sảng (Lưu ý 40-60% sảng là do bệnh lý thực thể)
IV. BỆNH SỬ:
- BỆNH BAO LÂU RỒI? CÁC MỐC THỜI GIAN? (Mấy tuổi là gì làm gì? Tại sao nghỉ học?....)
- CÓ BAO NHIÊU GIAI ĐOẠN LOẠN THẦN RỒI?
- BAO NHIÊU ĐỢT NHẬP VIỆN LOẠN THẦN RỒI? -> Để tiên lượng bệnh và phòng ngừa
tái phát
- XẾP THỨ TỰ CÁC TRIỆU CHỨNG
1. Than phiền chính:
- 7 tính chất
o hoàn cảnh khởi phát,
o thời gian,
o diễn tiến,
o tính chất,
o yếu tố tăng giảm,
o mức độ,
o triệu chứng cơ quan khác đi kèm (tim mạch, tiêu hoá, thận niệu, phổi)
o ảnh hưởng cuộc sống (tự chăm sóc, công việc học tập, mối quan hệ, đời sống xã hội)
2. Triệu chứng tâm thần đi kèm:
a. Hội chứng Trầm cảm (5/9 triệu chứng, kéo dài ≥2 tuần)
- Dạo này cô/chú cảm thấy như thế nào? (vui/buồn/bt) kéo dài bao lâu rồi?
TRẦN HOÀNG BÁ THI
Y19

- Thường ngày mình có thú vui gì? Mình cảm thấy như thế nào khi được (nói chuyện vs mn, xem
tv, đánh cờ...)? Có còn hứng thú không?
- Dạo này giấc ngủ của cô/chú ra sao? Mấy giờ lên giường? bao lâu vào giấc? ngủ thẳng giấc hay
chập chờn? ngủ được bao nhiêu tiếng? Mỗi buổi sáng sớm ngủ dậy cảm thấy như thế nào?
(khỏe khoắn/mệt) Cô/chú ngủ ngày được bao lâu?
- Dạo này cô/chú ăn uống như thế nào? Cân nặng mình hổm rày ra sao?
- Cô/chú thấy mình, nói chuyện, vận động như thế nào? (nhanh nhẹn/chậm chạp)
- Con nghe cô chú làm nghề … Mình tập trung vào công việc như thế nào? Có hay quên không?
- Có bao giờ cảm thấy tủi thân, thấy mình là gánh nặng cho con cháu?
- Mình có bao giờ nghĩ đến việc kết thúc cuộc đời này không? Bằng cách nào?
b. Hội chứng Hưng cảm (3/7 triệu chứng, kéo dài ≥ 1 tuần đối với hưng cảm, kéo dài
≥ 4 ngày với hưng cảm nhẹ)
- Có khoảng thời gian nào liên tục trong vài ngày đến 1 tuần, cô/chú cảm thấy rất yêu đời, tràn
đầy sức sống, muốn mua sắm thiệt nhiều không?
- Cô/chú mô tả kĩ cho con nghe giai đoạn đó đi: Thấy yêu đời, nói chuyện nhiều với mn xung
quanh hơn bình thường, ngủ ít hơn, mua sắm nhiều thứ…
c. Hội chứng Lo âu
- Gần đây, mình hay lo lắng về vấn đề gì? (gia đình/con cái, công việc/kinh tế, quan hệ đông
nghiệp) Vấn đề nào mình lo lắng nhất?
- Mình lo nhiều như vậy thì ảnh hưởng đến cuộc sống cô/chú như thế nào?
- Tối nằm xuống ngủ lo hay sáng đi làm mới lo?
- Tình trạng nào kéo dài bao lâu rồi?
- Cô/chú kiểm soát sự lo lắng của mình ra sao? Có bao giờ mình lo lắng đến mức chịu không nổi
không? Mình làm gì?
- Mỗi lần lo lắng thấy trong người như thế nào? (mệt, khó chịu, bồn chồn)
- Có thấy đau nhức cơ ở đâu? (đau cứng cổ, vai, lưng)
- Mình tập trung vào công việc như thế nào?? Có giảm không?
- Lo âu như vậy ảnh hưởng đến giấc ngủ cô/chú như thế nào?
d. Hội chứng Loạn thần (5 nhóm triệu chứng, âm tính, dương tính, nhận thức, gây
hấn thù nghịch, trầm cảm lo âu)
- Mình thích ở nhà một mình hay đi chỗ đông người?
- Mấy tháng nay cô/chú có hay ù tai không? Mỗi lần ở trong phòng một mình, có nghe âm thanh
ai đó nói văng vẳng bên tai không? Có trả lời lại không?
- Có nhìn thấy điều gì bất thường không? Kể con nghe
- Gần đây có xích mích với ai? Bạn bè, người thân, đồng nghiệp
- Mình có cảm thấy sợ gì không? (ai đó hại mình, tổ chức nào đó giết mình)
- Triệu chứng hoang tưởng:
o [Ở nhà một mình? Thấy ai đánh? Đánh vào đâu?]
o [Nghe tiếng nói trong đầu?] ≠ ẢO THANH ẢO THỊ -> [nghe tiếng nói bên tai]
3. Khác:
- Điều trị ở tuyến trước ntn? Đáp ứng ntn? Theo dõi điều trị ntn?
- Môi trường sống: thất nghiệp? Tập trung cho công việc? Hay quên?
- Sang chấn tâm lý: là phản ứng của cơ thể sau một sự kiện nguy hiểm?
- Ảnh hưởng tới chức năng cuộc sống?
- Nhận thức của bệnh nhân và người nhà về bệnh, nghĩ như thế nào về bệnh? Có tìm hiểu qua
internet hay người thân về bệnh?
- Tự sát? (ý nghĩ chết chóc, ý nghĩ tự sát, kế hoạch tự sát, hành vi tự sát) (95% các ca tự sát
thành công đều mắc 1 RL tâm thần nào đó, trong đó có 50% là do RL khí sắc)
- Yếu tố thúc đẩy: nhổ răng, chấn thương, cãi nhau với chồng...
V. TIỀN CĂN:
TRẦN HOÀNG BÁ THI
Y19

1. Tiền căn cá nhân:


a. Tiền căn bệnh lý tâm thần:
- Trước giờ có bao giờ những lần triệu chứng giống đợt này không?
- Số lần nhập bệnh viện tâm thần để điều trị? Bệnh gì? Lí do đến khám lúc đó? Tuân thủ điều trị?
Bỏ thuốc? Lí do?
- Tiền sử sang chấn tâm lý
- So sánh triệu chứng lúc trước và bây giờ đỡ được bao nhiêu rồi? Còn gì khiến mình khó chịu
phải đi khám?
- Có từng tự sát không? Mức độ tự sát (Ý nghĩ / Lên kế hoạch / Hành vi)
- Có từng sử dụng chất? (Chất gì? Bao lâu? Lần cuối cách đây bao lâu?) Từng cai nghiện chưa?
(Ở đâu? Bao lâu? Như thế nào?)
b. Tiền căn bệnh lý y khoa khác:
- Bệnh lý nội ngoại khoa (Suy giáp cường giáp -> Hưng cảm lo âu, Cushing -> Hưng cảm)
- Bệnh lý thần kinh (Động kinh -> Loạn thần, Parkinson -> Trầm cảm, SSTT, Đột quỵ -> Trầm
cảm 40%)
- Có đi khám bệnh thường xuyên không? Bệnh gì? Ở đâu? Điều trị?
- Dị ứng thuốc thức ăn?
c. Tiền căn phát triển bản thân:
- Lúc mang thai, mẹ có khỏe không? Có đi khám thai đủ? Có dùng thuốc gì trong quá trình mang
thai không?
- Sanh thường hay sanh mổ? Đủ tháng hay không? Có bệnh gì lúc sanh không? Có nằm dưỡng
nhi hồi sức khi sanh không?
- Vận động: biết đi biết lật biết nói (đơn, đôi, bập bẹ) lúc mấy tuổi?
- Suy dinh dưỡng: có chỉ ăn được 1 món hay không? CC, CN phát triển bình thường hay không?
- Mấy tuổi vào mẫu giáo? Mấy tuổi vào lớp 1? Mấy tuổi vào cấp 2? Mấy tuổi vào cấp 3? Có học
đại học không?
- Lúc nhỏ có hay đánh bạn không, có không chơi với bạn nào lúc nhỏ không? Lúc nhỏ hoạt bát
hay rụt rè?
- (Nếu nghỉ học) thì từ lúc nghỉ đến giờ làm gì?
- Từ nhỏ đến giờ có tự chăm sóc bản thân được hay không?
- Tiền căn chích ngừa?
d. Quan hệ xã hội:
- Lập gia đình chưa? Mấy con? Học lớp mấy? Quan hệ trong gia đình như thế nào? (êm ấm, xích
mích)
- Mối quan hệ với gia đình (cha mẹ / anh chị em / vợ chồng): êm ấm, xích mích, ly dị? Mối quan
hệ với đồng nghiệp? Mối quan hệ với hàng xóm xung quanh?
- Sở thích thói quen? Tôn giáo? Nghề nghiệp, stress nghề nghiệp?
- Kinh tế? (Khó khăn / Ổn định)
- Vi phạm pháp luật
- Đời sống tình dục
- Lo NVQS?
2. Tiền căn gia đình:
- Có mấy người? Có sống chung không? Có ai đang bị bệnh gì nặng? Đang điều trị thuốc gì? Sử
dụng chất gì? Tự sát trước đây? (Nếu trong gia đình có người tự sát thì tăng nguy cơ tự sát
lên 4-8%)
- Đang sống với ba mẹ ruột hay ba mẹ nuôi?
- Kinh tế gia đình thế nào? Mối quan hệ của các thành viên trong gia đình như thế nào?
- Bệnh lý tâm thần trong gia đình? Chẩn đoán? Điều trị như thế nào?
- Bệnh lý di truyền trong gia đình?
VI. KHÁM: ***11 bước*** (Phải ghi giờ khám):
TRẦN HOÀNG BÁ THI
Y19

**NGUYÊN TẮC** 4S
- Site (Vị trí): yên ổn
- Safety (An toàn): cách xa 2 cánh tay, ngồi gần cửa hơn bệnh nhân, có nút báo động kế bên, có
hộ lý sau lưng
- Setting (Khám): BN ngồi 900 so với bác sĩ, điện thoại để chế độ rung
- Study (Nghiên cứu): nghiên cứu hồ sơ trước khi khám
1. Vẻ ngoài:
- Cởi áo ra khám vết thương do kích động hoặc do người khác đè ép, xem vết xăm trổ, vết chích,
xem móng tay có dơ không…
- Dáng đứng, điệu bộ, tư thế: run rẫy, co rút, cúi mặt…
- Dáng vẻ cân đối? -> Uống thuốc nhiều tăng cân
- Hội chứng chuyển hoá
- Vệ sinh cá nhân, tự chăm sóc bản thân -> Triệu chứng âm tính trong TTPL, Hoang tưởng, trầm
cảm nặng, sợ chuyên biệt, sa sút tâm thần, …
- Quần áo: sạch sẽ, màu sắc sặc sỡ, tối màu…
- Vẻ mặt: vui, buồn, bình thường, trang điểm?
- Mắt: bần thần, tinh anh, láo liêng (ảo thị, trch âm tính TTPL, trầm cảm nặng ít quan tâm môi
trường xung quanh dẫn đến ánh mắt kém, hoang tưởng, …)
- Ngôn nghữ cơ thể
- Rối loạn vận động do thuốc chống loạn thần? (Parkinson do thuốc, loạn vận động muộn: phần
xa cơ thể như môi, lắc đầu sang bên, lưỡi)
2. Ý thức: khám thang glasgow
Severe: 3-8 Moderate: 9-12 Mild: 13-15
3. Định hướng lực:
- Thời gian: Năm? Tháng, ngày, thứ?
- Không gian: Đang ở đâu? Tên bệnh viện? Quận, thành phố nào?
- Bản thân: Tên, tuổi, nghề nghiệp, hôn nhân (tên vợ con)
- Xung quanh: Người ngồi kế là ai? Biết ai là bác sĩ không?
➔ Kết luận: Định hướng lực đúng , tốt / không đúng, không tốt
➔ Bệnh có thể gặp: loạn thần, sstt, sảng (bệnh gây sảng, nhóm nn thần kinh: chấn thương đầu,
tai biến, viêm nhiễm não tự miễn, động kinh thoái hoá, parkinson, chuyển hoá: tăng đường
hạ đường tăng na, nội tiết: cường giáp suy giáp suy tuyến thượng thận)
4. Khí sắc, cảm xúc:
- Hiện giờ, cô/chú cảm thấy trong người như thế nào?
- Quan sát vẻ mặt bên ngoài, cách nói chuyện, cử chỉ hành vi, cảm thấy như thế nào hiện tại?->
cảm xúc
➔ Định nghĩa khí sắc cảm xúc, trầm cảm hưng cảm, hưng cảm nhẹ và hưng cảm, lưỡng cực
1 và 2

Lưỡng cực 1 Lưỡng cực 2


Trầm cảm (±) RL trầm cảm chủ yếu
Hưng cảm Hưng cảm Hưng cảm nhẹ
Tần suất Trầm cảm = 3 hưng cảm Trầm cảm = 33 hưng cảm
Hưng cảm Hưng cảm nhẹ
Time 1 tuần 4 – 7 ngày
Suy giảm chức năng xã hội nghề Chuyển từ làm việc nặng sang làm việc
Ảnh hưởng
nghiệp nhẹ
Loạn thần (+) (-)
TRẦN HOÀNG BÁ THI
Y19

➔ Cảm xúc là one word, định nghĩa các loại rl cảm xúc
5. Tập trung chú ý: -> Trong sảng
- Chủ quan: tập trung câu hỏi người khám, quan sát dễ lo ra, để ý kích thích bên ngoài. Hỏi kết
quả học tập ngày xưa ra sao? Học giỏi không?
- Quan sát: ánh mắt, câu trả lời, hành động, thời gian tốn nhiều hơn. Mình làm công việc có tập
trung không hay bị ảnh hưởng bởi xung quanh? Mỗi lần ngồi đọc 1 quyển sách được bao lâu?
- 100 - 7 = 93, 86, 79, 72, 65 -> Tính nhẩm trong đầu nói đáp án thui
- 100 - 3 = 97, 94, 91, 88, 85
➔ Nghiệm pháp 100-7 5/5 lần
➔ Nguyên nhân: sa sút tâm thần, bệnh lý thực thể: chấn thương, mạch máu, viêm nhiễm tktw,
bệnh chuyển hoá hạ đường huyết, RL điện giải Na, K,…. Thêm … 5 nguyên nhân, trầm
cảm, loạn thần, hưng cảm
6. Trí nhớ: -> thang MMSE
- Lập tức (10-20s): 15, 48, 26, 73, 54, 79, 86 hoặc ba đồ vật không liên quan
- Gần (vài phút – 2days): 3 đồ vật không liên quan (mắt kính, cái xe, cái bàn), nhắc lại sau 5 phút,
sáng nay ăn món gì? Nằm viện được bao lâu rồi? 5 phút sau lặp lại
- Xa (nhiều tháng nhiều năm): Hồi nhỏ học tiểu học trường nào? Tên cô giáo chủ nhiệm lớp 12?
➔ Nguyên nhân: sa sút tâm thần, bệnh thực thể não (chấn thương não, viêm nhiễm tktw, bẹnh
chuyển hoá…)
7. Trí năng: -> trong chậm phát triển (phụ thôi không quan tâm)
- Kiến thức chung: Quốc kì VN có hình gì? Thủ đô nước ta tên gì? ở miền nào? Kể tên 4 thành
phố lớn? Ước lượng TP. HCM cách Hà Nội? Hiệp hội các nước Đông Nam Á có bao nhiêu
nước? Tác giả truyện kiều, thuyết tương đối? Chiến tranh TGT2 năm nào?
- Tính toán: 20-12, 6x5, 9x9, 100/4, 6x12
- So sánh và lý luận: Trong 3 con vật: con gà, con ngựa, con vịt, con nào khác? Tại sao?
- Đọc hiểu: “Giơ 2 tay lên trời”
➔ Nguyên nhân: sa sút tâm thần, chậm phát triển trí tuệ, nguyên nhân thực thể: chấn thương,
mạch máu, viêm nhiễm tktw….
➔ Kết luận: trí năng tốt / không tốt
8. Tri giác, cảm giác:
- Ảo giác: vị trí (thật/ giả), nội dung (ảo thanh ngôi thứ hai, ngôi thứ ba), thời gian, hậu quả, triệu
chứng khác kèm theo (hoang tưởng)
- Có bao giờ cô nhìn một vật, thứ gì đó thành cái gì khác không? (nhìn cọng dây điện thành rắn,
cái quạt thành bông hoa)
- Mình ngồi một mình, có ai nói chuyện vào tai cô/chú, kêu mình làm cái này cái kia không?
Mình đáp trả như thế nào?
9. Tư duy:
- Hình thức:
+Nhịp độ ngôn ngữ: nhanh: dồn dập, phi tán, nói hổ lốn. Chậm: Tư duy chậm, ngắt quãng, kiên
định, lai nhai
+Hình thức phát ngôn: nói một mình, nói tay đôi, trả lời bên cạnh, nhại lời...
+Kết cấu ngôn ngữ: không liên quan, nói lạc đề, sáng tạo ngôn ngữ, chơi chữ
+Mục đích / ý nghĩa ngôn từ: tư duy thần bí, tư duy tự kỷ, tư duy hai chiều
- Nội dung: hoang tưởng, ám ảnh
+Hoang tưởng: mô tả đủ 4 tính chất (nội dung, thời gian, hậu quả, triệu chứng kèm theo). Phân loại theo
nội dung. Nếu hoang tưởng không phân loại được -> miêu tả đầy đủ nội dung ra miễn nó là hoang tưởng
là được.
TRẦN HOÀNG BÁ THI
Y19

+Ám ảnh: những suy nghĩ, xung động, lời nói không mong muốn xuất hiện trong đầu bệnh nhân với
tính chất cưỡng bách, lặp đi lặp lại, bệnh nhân biết nó là sai, tìm cách chống lại nhưng không được.
10. Hành vi: Quan sát bên ngoài: bức rức, ngồi không yên, né tránh, không hợp tác
- Miêu tả ngay tại thời điểm khám. Vd: sáng nay không yên kích động chọc ghẹo
- Hành vi trong cả quá trình bệnh:
➔ Hành vi vô tổ chức
- Hành vi bản năng: ăn uống ngủ nghỉ, tự chăm sóc bản thân
- Hành vi tự chủ: (...)
11. Phán đoán nhận thức về bệnh của mình:
- Cô/chú có biết mình bị bệnh không?
- Cảm thấy như thế nào về bệnh của mình? Có biết từ đâu gây ra bệnh không?
- Mình thấy điều trị sẽ khỏi chứ? Có muốn điều trị không?
➔ Nghĩ mình không có bệnh = nhận thức về bệnh kém: tiên lượng điều trị kém
VII. TÓM TẮT BỆNH ÁN:
- Bệnh nhân nam / nữ, x tuổi, nhập viện vì xxx
- Bệnh x năm, diễn tiến liên tục (uống thuốc nhưng triệu chứng không giảm, uống thuốc nhưng
chưa hết triệu chứng) / không liên tục, có các triệu chứng sau:
o TCCN: (lời bệnh nhân / người nhà)
o TCTT: (khám tóm tắt, không mô tả)
- Ảnh hưởng đến chức năng sống: (nghỉ việc / sống nhờ thu nhập con cái, gia đình / không đi
làm / đi tù...)
- Tiền căn: chưa ghi nhận bệnh lý nội ngoại khoa
- Chưa ghi nhận tiền sử sử dụng chất kích thích gây nghiện
VIII. ĐẶT VẤN ĐỀ:
- 4 vấn đề đã học, không đặt vấn đề RL nhân cách, RL giấc ngủ

HC trầm cảm HC hưng cảm HC loạn thần HC lo âu


2/5 bắt buộc phải
3/6 đối với người
có ảo giác, hoang
Tiêu chuẩn 5/9 trong 2 tuần 3/7 trong 1 tuần lớn
tưởng hoặc ngôn
1/6 đối với trẻ em
ngữ

*Tiếp cận mất ngủ, phân biệt mất ngủ của trầm cảm và hưng cảm*
1. Tiếp cận mất ngủ
- Mất ngủ bao lâu rồi? -> liên quan tiên lượng điều trị
- Tại sao mất ngủ?
o Sang chấn tâm lí
o Bệnh lý cơ thể đi kèm?
o Chất và thuốc
o Thay đổi môi trường (tiếng ồn, chỗ lạ)
o Thay đổi chế độ sinh hoạt, giờ giấc ngủ
- Mô tả giấc ngủ:
o Mấy giờ lên giường?
o Nằm bao lâu thì ngủ?
o Khi nào thức dậy?
o Ngủ có mơ không? Có sâu giấc không?
o Đang ngủ thì tỉnh giấc mấy lần?
o Bao lâu ngủ lại được?
→ Mất ngủ khi: Thời gian tiềm giấc ngủ > 1h hoặc giảm thời gian ngủ hơn so với trước
TRẦN HOÀNG BÁ THI
Y19

→ Ngủ nhiều khi: Tăng thời gian ngủ so với trước kia
IX. BIỆN LUẬN:
- HC loạn thần:
o Nguyên nhân thực thể
▪ Tại não: Chấn thương não, mạch máu não, viêm nhiễm thần kinh trung ương,
u não, thoái hóa (Parkinson), động kinh
▪ Ngoài não:
• Chuyển hóa: hạ đường huyết, cushing (giai đoạn đầu), wilson, thiếu
vitamin B12, bệnh liên quan Porphyrin
• Nội tiết: u thượng thận, suy giáp
• Ung thư: hội chứng cận ung
• Viêm nhiễm: toxoplasma gondii, giang mai, hiv, herpex, influenza
(covid 19)

o Thuốc:
o Chất: rượu, caffein, cần sa, ma túy đá, rượu, cần sa, phencyclidine, ketamine, LSD,
chất dạng hít, amphetamine, cocaine, scopolamine, nước biển, rượu bia thuốc

o Bệnh tâm thần nội sinh: TTPL, RL cảm xúc phân liệt, trầm cảm có loạn thần, RL dạng
phân liệt...
- HC trầm cảm:
o Nguyên nhân thực thể:
▪ Tại não: mạch máu não (40%), chấn thương, viêm nhiễm tktw, động kinh,
parkinson, sa sút tâm thần
▪ Ngoài não:
• Nội tiết: suy thượng thận, suy giáp, suy tuyến yên...
• Ung thư: 30%
TRẦN HOÀNG BÁ THI
Y19

o Thuốc:

o Chất: rượu, morphine, cần sa, thuốc ngủ benzodiazepine....


o Bệnh tâm thần nội sinh: RL trầm cảm chủ yếu, xem thêm bài cô Phi
- HC hưng cảm: tương tự mấy cái trên, này là thuốc gây hưng cảm
TRẦN HOÀNG BÁ THI
Y19

X. ĐỀ NGHỊ CẬN LÂM SÀNG:


- Ghi rõ lí do đề nghị: ví dụ Hc chuyển hóa do thuốc (đề nghị bilan lipid), không đề nghị tràn
lan

ĐỒNG CẢM

1. Gồm:
- Nội dung: lặp lại điều bệnh nhân nói nhằm tập trung hơn vào tình huống mang tính nội dung,
mở ra câu chuyện.
- Cảm xúc: phản hồi về những cảm xúc đi kèm với thông điệp nội dung được nói bằng lời hoặc
bằng cử chỉ nét mặt, cơ thể -> thể hiện sự lắng nghe, chủ động, tạo sự thấu cảm, giúp thiết lập
mối quan hệ điều trị tin cậy.
- Tóm tắt (câu hỏi mở): kết hợp giữa phản hồi nội dung và phản hồi cảm xúc, thường được dùng
để tóm tắt 1 chủ đề hoặc buổi thăm khám, giúp tạo sự thấu cảm và thiết lập mối quan hệ điều
trị tin cậy
2. Ví dụ:
VD1. Tôi muốn tự tử
→ Chị nói với tôi chị muốn tự sát
→ Dường như chị rất tuyệt vọng khi chị nói với tôi về việc chị muốn tự sát
→ Có chuyện gì đã xảy ra với chị vậy?

You might also like