Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 23

ÔN TẬP THỰC HÀNH TÂM THẦN

A. ĐỊNH NGHĨA CÁC TRIỆU CHỨNG

TRIỆU CHỨNG ĐỊNH NGHĨA


Hoang tưởng là những ý tưởng sai lầm, không phù hợp
với thực tế khách quan nhưng người bệnh tin chắc là
hoàn toàn chính xác, không thể giải thích, phê phán
được, cho dù có những bằng chứng trái ngược rõ rệt từ
HOANG TƯỞNG
thực tế (Rối loạn nội dung tư duy)
- Hooang tưởng bị hại, HT liên hệ, HT tự cao, HT
bị chi phối, HT ghen tuông, HT được yêu, HT tự
buộc tội…
Ám ảnh là các ý nghĩ, xung động, hình ảnh không
được mong muốn, xuất hiện dai dẳng trên người bệnh
với tính chất cưỡng bách, người bệnh biết đó là sai, tìm
ÁM ẢNH cách chống lại nhưng không sao thắng được
- Ám ảnh khác với tư duy bị áp đặt do NB nhận
biết các ý nghĩ gây khó chịu này là của chính họ
chứ không phải do sự chi phối từ bên ngoài
- Ảo giác là tri giác như có thật về một sự vật, hiện
tượng không hề có trong thực tế khách quan.
- Ảo giác xuất hiện và mất đi không phụ thuộc vào
ý muốn của người bệnh, có thể kèm theo rối loạn
ý thức như sảng hoặc rối loạn tư duy như hoang
tưởng
ẢO GIÁC
- NB có ảo giác luôn tin chắc những gì mình tri
giác được là có thật trong thực tế và hoàn toàn
không có khả năng phê phán. Ngay cả khi biết
rằng những người xung quanh không chia sẻ
những gì mà họ tri giác được thì điều này cũng
không làm lay chuyển sự tin chắc của người bệnh
Ảo tưởng là tri giác sai lầm về sự vật có thật trong thực
ẢO TƯỞNG
tế khách quan
TRIỆU CHỨNG ÂM Là sự mất hoặc suy giảm đi những chức năng tâm thần
TÍNH bình thường
VD: cảm xúc cùn mòn, thu rút về cảm xúc, ngôn ngữ
nghèo nàn, tính thụ động, thu rút - thờ ơ về mặt xã hội,
khó khăn với tư duy trừu tượng, thiếu tính tự phát,
chứng mất nói, mất động lực, mất hứng thú, suy giảm
chú ý,…
Khí sắc là miêu tả trạng thái nội tâm, trạng thái chủ
quan, có tính chất kéo dài, lan toảm có thể khó biểu đạt
KHÍ SẮC
à Khám khí sắc: HỎI để tìm các gđoạn trầm cảm, gđ
hưng cảm, gđ hưng cảm nhẹ
Cảm xúc là biểu hiện bên ngoài của trạng thái nội tâm,
có thể quan sát được. Biến đổi theo từng lúc, thay đổi
phụ thuộc vào môi trường, đáp ứng với sự thay đổi đa
dạng của tình huống hoặc quá trình tư duy (lo âu, hưng
CẢM XÚC
cảm, trầm cảm, cảm xúc thiếu hoà hợp, cảm xúc thu
hẹp, cùn mòn, phẳng lặng)
à Khám cảm xúc: QUAN SÁT vẻ mặt, hành vi, giọng
nói
B. CHẨN ĐOÁN CÁC TRIỆU CHỨNG THEO DSM-V
I. HỘI CHỨNG TRẦM CẢM
II. HỘI CHỨNG HƯNG CẢM
III. HỘI CHỨNG LO ÂU
IV. HỘI CHỨNG LOẠN THẦN
C. CÁCH LÀM BỆNH ÁN TÂM THẦN
I. HÀNH CHÍNH
- Tên, tuổi, giới, địa chỉ, nghề nghiệp [hiện tại đang làm nghề gì? nghỉ việc bao
lâu rồi? trước đó làm nghề gì?], thời gian nhập viện.
- Tôn giáo [theo đạo gì?]
- Học vấn [trình độ học vấn của mình?]
- Thông tin liên hệ của người thân, hiện đang sống cùng với ai? (Sđt, nghề
nghiệp, tuổi tác, nơi ở....)
- Người đưa bệnh nhân đến khám (gia đình, nhân dân, công an, dân văn phòng,
bác sĩ tuyến trước...)
- Ngày giờ làm bệnh án
- Ngày giờ khám bệnh

II. LÝ DO ĐẾN KHÁM

III. LÝ DO NHẬP VIỆN: Phải là các chỉ định nhập viện như:
1. Có ý tưởng tự sát dai dẳng, lên kế hoạch tự sát, đã có hành vi tự sát
2. Không tuân thủ điều trị (phủ nhận bệnh)
3. Không chịu ăn uống
4. Mất hệ thống nâng đỡ (ở một mình)
5. Triệu chứng tiến triển nhanh, không đáp ứng điều trị
6. Các hành vi nguy hiểm khác (kích động làm hại bản thân và người xung
quanh, bỏ nhà đi lang thang, ngôn ngữ vô tổ chức,…)
7. Mất ý thức, định hướng lực
8. Cơn loạn thần đầu tiên/ Cơn loạn thần cấp/ Hưng cảm/ Sảng (tìm triệu chứng
thực thể)

IV. BỆNH SỬ
- Thứ tự xuất hiện các triệu chứng như thế nào? Đáp ứng điều trị ra sao (vẽ trục
thời gian)
- Hỏi theo hướng: MÔI TRƯỜNG – TRI GIÁC – TƯ DUY – HÀNH VI
+ Môi trường: Lúc đó đang ở đâu? Cảnh vật xung quanh như thế nào? Mọi
người đã làm gì? Đã có chuyện gì xảy ra? Mối quan hệ với mọi người xung
quanh
+ Tri giác: Lúc đó BN cảm nhận được gì? Nhìn thấy hay nghe thấy gì? Có nghe
thấy tiếng gì lạ bên tai hay có nhìn thấy gì lạ không?
+ Tư duy: Lúc đó nghĩ gì trong đầu mà lại hành động như vậy? Nghĩ thế nào về
những người xung quanh
!!! CHÚ Ý HỎI NHỮNG ĐIỂM SAU:
1. Yếu tố thời gian:
- Thứ tự xuất hiện các triệu chứng như thế nào, diễn tiến các triệu chứng, đáp ứng
điều trị ra sao? (vẽ trục thời gian)
- Bệnh bao lâu rồi? (Chú ý hỏi những ý gắn với các mốc thời gian cụ thể vd: Lúc
mấy tuổi thì làm gì? Tại sao phải nghỉ học?....)
- Thời gian bệnh
2. Số đợt nhập viện:
- Nhập viện bao nhiêu lần? Chẩn đoán như thế nào? Điều trị? Đáp ứng? Thuốc
điều trị ra sao? Tác dụng phụ?...
- Có bao nhiêu đợt bệnh rồi?
3. Ảnh hưởng tới các chức năng:
Đợt bệnh này ảnh hưởng như thế nào tới chức năng về:
- Nghề nghiệp (vd: Trong thời gian 1 tháng gần đây công việc anh/ chị như thế
nào?)
- Gia đình, xã hội (vd: mối quan hệ giữa những người thân trong gia đình, bạn bè
dạo gần đây như thế nào?)
- Khả năng độc lập
4. Sang chấn tâm lý:
- Sang chấn tâm lý là những sự kiện, thuộc vào khả năng nhạy cảm của mỗi con
người
- Hỏi: BN có trải qua 1 sang chấn tâm lý nào không?
5. Yếu tố thúc đẩy của lần nhập viện này:
- Điều gì xảy ra khiến bệnh nặng thêm?
- Điều gì khiến BN đi khám đợt này?
6. Ý định tự sát:
- BN có ý định tự sát không?
- Đã từng tự sát chưa? Nếu có, bằng cách nào? Mức độ nào? (Ý nghĩ – Kế hoạch
– Từng có hành vi tự sát mà được cứu?)
- Mình có bao giờ nghĩ đến việc kết thúc cuộc đời này không? Suy nghĩ ntn về
cái chết? Có kế hoạch, dự định như thế nào? Muốn chết bằng cách nào? Đã làm
thử chưa?
7. Nhận thức, suy nghĩ của BN về triệu chứng:
- Theo anh chị bệnh của anh chị là do đâu? Nguyên nhân đến từ đâu?
- Anh chị nghĩ như thế nào về bệnh của mình?
- Anh chị nghĩ điều trị sẽ khỏi không? Có muốn điều trị không
à BN phủ nhận bệnh: Tiên lượng xấu
à BN chấp nhận bệnh: Tiên lượng tốt
8. Đưa ra phân loại:
- Hoang tưởng (Rối loạn nội dung tư duy)
- Ảo giác (Rối loạn cảm giác và tri giác)
- Ảo thanh (Rối loạn tri giác)
- Trầm cảm (Rối loạn khí sắc và cảm giác)
- Ngôn ngữ vô tổ chức (RL hình thức tư duy)
- Hành vi vô tổ chức (RL hành vi vận động)

V. TIỀN CĂN
1. Tiền căn tâm thần:
- Đã từng mắc các RLTT gì? Được chẩn đoán như thế nào? Bao lâu? Tại đâu?
Điều trị như thế nào? (Nếu ngưng thuốc: Việc gì xảy ra khiến cô chú phải ngưng
thuốc?)
- Số đợt nhập viện? Số đợt loạn thần trước đây? Có bao nhiêu đợt hưng cảm,
trầm cảm, lo âu,..Triệu chứng đợt đó như thế nào
- Gần đây có gặp sang chấn tâm lý nào về công việc, gia đình,.. không? Đáp ứng
như thế nào
- Hiện tại có đang sử dụng thuốc hướng thần không?
- Tiền căn sử dụng chất: Trước giờ có sử dụng chất gây nghiện gì không? (Rượu,
ma tuý,..) sử dụng bao lâu rồi? Ngưng bao lâu? Nhập viện do sử dụng chất mấy
lần? Chất đó để lại hậu quả trên cơ thể như thế nào?
- Tiền căn tự sát: Trước giờ có khi nào có ý định tự sát hoặc hành vi tự sát chưa?
Từ khi nào? Bao nhiêu lần? Có giai đoạn nào cảm thấy buồn, thấy cuộc sống vô
nghĩa? Có tự làm đau bản thân? Bằng cách nào? (Suy nghĩ – Kế hoạch – Hành
vi?)

2. Tiền căn bệnh lý y khoa


- Nguyên tắc chung: Hỏi một cách có định hướng để đạt điểm cao
VD: Nếu BN có triệu chứng sốt à Đặt nghi vấn NB có nhiễm trùng không.
Nếu có co giật à NB có động kinh không?
Các thuốc NB đang uống gần đây nếu đang điều trị bệnh à Tiền căn dị ứng
- Các bệnh lý nội khoa: ĐTĐ, THA, suy giáp, cường giáp, Cushing
- Các bệnh lý ngoại khoa: Tai biến, viêm não, chấn thương sọ não,..
- Bệnh thoái hoá: Parkinson, thoái hoá não
- Chuyển hoá: Hạ Na, K, uric cao, bệnh não gan, suy giáp, suy tuyến thượng thận
- Bệnh lý sản khoa (nếu là nữ)
- Ung thư, bệnh lý di truyền, bệnh đồng mắc?...
- Có đi khám bệnh thường xuyên không? Bệnh gì? Ở đâu? Điều trị
- Dị ứng thuốc, thức ăn?

3. Tiền căn phát triền bản thân:


- Lúc mang thai, mẹ có bệnh lý gì không? Có đi khám thai đủ? Có dùng thuốc gì
trong quá trình mang thai không?
- Sanh thường hay sanh mổ? Đủ tháng hay không? Có bệnh gì lúc sanh không?
Có dị tật gì không? Bao nhiêu kg?
- Quá trình phát triển: biết đi biết lật biết nói (đơn, đôi, bập bẹ) lúc mấy tuổi?
Mẫu giáo đi học như thế nào? Mấy tuổi đi học mẫu giáo? Đi học có biểu hiện
như thế nào? Có tương tác với bạn bè, thầy cô không? Những người xung quanh
nhận xét như thế nào
- Suy dinh dưỡng: có chỉ ăn được 1 món hay không? CC, CN phát triển bình
thường hay không?
- Mấy tuổi vào mẫu giáo? Mấy tuổi vào lớp 1? Mấy tuổi vào cấp 2? Mấy tuổi vào
cấp 3? Có học đại học không? Có lên lớp đều không? Học đến lớp mấy? Nếu
nghỉ học thì hỏi Việc gì khiến BN phải nghỉ học? Nghỉ học ở nhà làm gì
- Lúc nhỏ có hay đánh bạn không, có không chơi với bạn nào lúc nhỏ không? Lúc
nhỏ hoạt bát hay rụt rè?
- Từ nhỏ đến giờ có tự chăm sóc bản thân được hay không?
- Khả năng làm việc
- Tiền căn chích ngừa?
- Nếu người trung niên: Hỏi lúc lập gia đình, sinh con, nghỉ hưu? Trình độ học
vấn, nghề nghiệp, hỏi tuổi lập gia đình và quan hệ trong gia đình như thế nào?

4. Tiền căn xã hội


- Mối quan hệ xung quanh như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, thầy cô, hàng
xóm,…(ngày thường NB hay tâm sự với gia đình chuyện gì? Khi đi chơi với
bạn bè thường đi ở đâu?)
- Tôn giáo: NB theo tôn giáo nào? Đã có suy nghĩ như thế nào? (giúp định dạng
loạn thần hay bình thường, yếu tố bảo vệ)
- Công việc: Công việc của anh/chị trong 1 năm qua như thế nào? Mối quan hệ
với đồng nghiệp ra sao? Thường giao lưu với đồng nghiệp chuyện gì? Cảm nghĩ
sao về họ?
+ VD: BN than các triệu chứng trầm cảm, khí sắc trầm, giảm hứng thú, mệt
mỏi,… nhưng BN nói đã đổi 5 công việc trong 1 năm qua àNghĩ đến có giai
đoạn hưng cảm (vì NB trầm cảm không thể thay đổi công việc nhiều như vậy)
à Chẩn đoán rối loạn lưỡng cực I
- Sở thích: Dạo gần đây anh chị thường thích làm gì? Có hứng thú làm gì không?
+ VD: BN mất quan tâm, giảm hứng thú à Cần giả thiết đến HC trầm cảm,
Triệu chứng âm tính hoặc Hội chứng lo âu, lo lắng quá mức
- Pháp luật: anh đã từng có vấn đề gì, hành vi gì liên quan đến pháp luật chưa?
- Thói quen hàng ngày: Mỗi sáng thức dậy thường làm gì? Buổi chiều có đi chơi
với bạn bè không?
- Hoạt động tình dục: Anh có suy nghĩ gì về vấn đề tình dục (mất hứng TD, trầm
cảm, lo âu, lo sợ…)
- Kinh tế: có gặp chuyện gì khó khăn không
- Có tham gia tổ chức xã hội nào không?

5. Tiền căn gia đình


- Vẽ cấu trúc phả hệ (Bao nhiêu người? Tuổi? Công việc? Tính cách? Sở thích?
Sức khoẻ)
- Lập gia đình chưa? Có mấy con? Con đang học lớp mấy? Tình trạng hôn nhân?
- Mối quan hệ trong gia đình như thế nào?
- Trong gia đình có ai bị các vấn đề về tâm thần như TTPL, hưng cảm, trầm cảm,
lưỡng cực, loạn thần, bệnh lý liên quan thần kinh, di truyền không?
- Có ai sử dụng chất, cai nghiện không?
- Có ai từng tự sát không?
- Trong gia đình có ai bị bệnh động kinh, bệnh nội tiết, chuyển hoá không?
- Kinh tế gia đình như thế nào? Suy nghĩ như thế nào về thu nhập của bản thân

VI. KHÁM
11 BƯỚC KHÁM: Chú ý phải ghi giờ khám
1. Hình dạng vẻ ngoài (quan sát bằng mắt):
- Dáng đứng, điệu bộ, tư thế: run rẫy, co rút, cúi mặt,…
- Cách ăn mặc: Từ tổng quan (màu sắc sặc sỡ/tối màu/gọn gàng/lê thê…) cho đến
tiểu tiết (phụ kiện, trang điểm)
=> Chú ý hỏi BN lý do tại sao lại ăn mặc hay trang điểm như vậy?
- Vệ sinh cá nhân, chăm sóc bản thân
=> Triệu chứng âm tính trong TTPL, Hoang tưởng, trầm cảm nặng, sợ chuyên
biệt, sa sút tâm thần, …
- Ngôn ngữ hình thể (các cử động bất thường): Rối loạn vận động do thuốc
chống loạn thần? Parkinson do thuốc như run, giảm động, dáng di, loạn vận
động muộn: phần xa cơ thể như môi, lắc đầu sang bên, lè lưỡi, nhíu mày? Hội
chứng ngoại tháp do thuốc như chứng bồn chồn do thuốc, loạn trương lực cơ
cấp do thuốc?
- Vẻ mặt: vui/buồn, bình thường/trang điểm, khuôn miệng, cử động mặt bất
thường, Cứng hàm do dùng thuốc chống trầm cảm, HC môi thỏ do dùng thuốc
loạn thần
- Ánh mắt: bần thần, tinh anh, láo liêng. Có thể do ảo thị, trch âm tính TTPL,
trầm cảm nặng ít quan tâm môi trường xung quanh dẫn đến ánh mắt kém, hoang
tưởng. Giao tiếp bằng mắt khi nói chuyện với BS/mọi người nhìn xuống đất khi
nói chuyện,…
- Cử động tay chân: run do lo âu, thay đổi tư thế liên tục, ngồi không yên, bứt
rứt,…

2. Ý thức (Thang điểm Glasgow)

3. Định hướng lực


- Thời gian: Năm? Tháng, ngày, thứ?
- Không gian: Đang ở đâu? Tên bệnh viện? Quận, thành phố nào?
- Bản thân: Tên, tuổi, nghề nghiệp, hôn nhân (tên vợ con)
- Xung quanh: Người ngồi kế là ai? Biết ai là bác sĩ không?
à Kết luận: Định hướng lực đúng/ không đúng
à Bệnh lý thực thể:
- Bệnh lý thần kinh:
+ Chấn thương: Chấn thương đầu
+ Viêm, nhiễm: Viêm nhiễm não tự miễn, viêm não, viêm màng não
+ Mạch máu: Tai biến
+ Thoái hóa: Bệnh lý liên quan thoái hoá, parkinson
- Sa sút trí tuệ phân biệt sảng
- Chuyển hóa: Hạ đường huyết…
- Nội tiết: Cường giáp suy giáp, suy tuyến thượng thận
à Bệnh lý tâm thần: Sảng, Loạn thần, sử dụng thuốc nghiện chất

4. Khí sắc, cảm xúc:


=> Khí sắc: là để miêu tả trạng thái nội tâm, có tính chất kéo dài, lan tỏa, có thể
khó biểu đạt.
=> Cảm xúc: miêu tả biểu hiện bên ngoài của trạng thái nội tâm, có thể quan sát
được. Biến đổi theo từng lúc, đáp ứng với sự thay đổi đa dạng của tình huống hoặc
quá trình tư duy.
- Khám khí sắc: Khám bằng cách HỎI:
+ Từ trước đến giờ, anh/chị có giai đoạn nào kéo dài 2 tuần mà anh/chị cảm thấy…
+ Từ trước đến giờ, anh/chị có giai đoạn nào kéo dài hơn 1 tuần mà anh/chị cảm
thấy… (Chú ý phản hồi ngay khi BN có câu trả lời không phù hợp với khi sắc
quan sát được) (Chú ý tìm hội chứng trầm cảm, hưng cảm, hưng cảm nhẹ)
- Khám cảm xúc: Khám bằng cách QUAN SÁT
+ Vẻ mặt bên ngoài: vẻ mặt buồn, miệng không cười
+ Hành vi: ăn mặc đen tối/sặc sỡ, trang điểm, dáng đi chậm chạp, ủ rũ, khóc, im
lặng, ít nói
+ Giọng nói: nghe cách nói chuyện (giọng nói trầm/cao, nói liên tục/chậm chạp,
volume to/nhỏ), ngôn ngữ nghèo nàn,…
- Khác nhau giữa RL khí sắc và Cảm xúc: Rối loạn khí sắc triệu chứng sẽ kéo dài
từ 2 tuần, liên tục. Khác với cảm xúc là biểu hiện nhanh chóng, thoáng qua, nay
buồn mai hết

5. Tập trung chú ý


- Tập trung câu hỏi người khám, dễ lo ra, để ý kích thích bên ngoài. Hỏi kết quả
học tập ngày xưa ra sao? Học giỏi không?
- Quan sát: ánh mắt, câu trả lời, hành động, thời gian tốn nhiều hơn. Mình làm
công việc có tập trung không hay bị ảnh hưởng bởi xung quanh? Mỗi lần ngồi
đọc 1 quyển sách được bao lâu?
- 100 - 7 = 93, 86, 79, 72, 65 (Lưu ý tính nhẩm chứ không phải tính tay)
- 100 - 3 = 97, 94, 91, 88, 85
- Đếm ngược từ 20 về 1
à Nguyên nhân thực thể:
- Sa sút tâm thần
- Nhóm thần kinh: Chấn thương, viêm nhiễm,…
- Nhóm chuyển hóa: Hạ đường huyết, RL điện giải Na, K
- Nhóm nội tuyết: Cường giáp, suy giáp,…
à Nguyên nhân bệnh lý tâm thần: Trầm cảm, loạn thần, hưng cảm, lo âu,…
6. Trí nhớ
- Trí nhớ lập tức (10 – 20s): Đọc 1 dãy 9 chữ số hoặc nhớ ba đồ vật không liên
quan hoặc nhẩm 100-7
- Gần (vài phút – 2ngày): 3 đồ vật không liên quan (đồng hồ, cái khăn, cây lúa),
nhắc lại sau 5 phút, sáng nay ăn món gì? Nằm viện được bao lâu rồi? 5 phút sau
lặp lại
- Xa (nhiều tháng nhiều năm): Hồi nhỏ học tiểu học trường nào? Tên cô giáo chủ
nhiệm lớp 12?
à Bệnh lý thực thể:
- Sa sút tâm thần
- Nhóm thần kinh: Chấn thương, viêm nhiễm,…
- Nhóm chuyển hóa: Tăng đường huyết…
- Nhóm nội tuyết: Cường giáp, suy giáp,…
à Bệnh lý tâm thần: Tâm thần phân liệt mạn tính
7. Trí năng:
- Kiến thức chung: Quốc kì VN có hình gì? Thủ đô nước ta tên gì? ở miền nào?
Quê Bác Hồ ở đâu? Kể tên 4 thành phố lớn
- Tính toán: từ phép cộng trừ đơn giản cho đến nhân chia phức tạp
- So sánh và lý luận: Trong 3 con vật: con gà, con ngựa, con vịt, con nào khác?
Tại sao?
- Đọc hiểu: Cho bệnh nhân đọc y lệnh trên giấy (nhẩm) rồi thực hiện theo
à Nguyên nhân bệnh lý thực thể: sa sút tâm thần, chậm phát triển trí tuệ, nguyên
nhân thực thể nhóm thần kinh, chuyển hóa, nội tiết,…
à Kết luận: Trí năng tốt/ không tốt
8. Tư duy:
- Hình thức tư duy: Xem cách trả lời câu hỏi, nội dung trả lời có liên quan không?
+Nhịp độ ngôn ngữ: nhanh: dồn dập, phi tán, nói hổ lốn. Chậm: Tư duy chậm, ngắt
quãng, kiên định, lai nhai
+Hình thức phát ngôn: nói một mình, nói tay đôi, trả lời bên cạnh, nhại lời...
+Kết cấu ngôn ngữ: không liên quan, nói lạc đề, sáng tạo ngôn ngữ, chơi chữ
+Mục đích / ý nghĩa ngôn từ: tư duy thần bí, tư duy tự kỷ, tư duy hai chiều
- Nội dung tư duy: Phân biệt được Hoang tưởng và Ám ảnh (xem lại định nghĩa
phía trên)
+ Quan điểm cuộc sống của anh/chị là gì?
+ Mình có suy nghĩ, hình ảnh nào xuất hiện trong đầu hoài làm mình khó chịu không?
Những hình ảnh đó là gì, nó như thế nào?
+ Anh chị có cảm thấy ai đó đang theo dõi, nghe lén, cho rằng người khác đang bàn
tán về mình không?
+ Anh chị có nghĩ mình là tội phạm, mình có quyền lực hay tài năng đặc biệt nào
không?
9. Tri giác – Cảm giác: Phân biệt Ảo giác và Ảo tưởng
- Cảm giác là quá trình tâm lý nhằm phản ánh những thuộc tính riêng lẻ của các
sự vật, hiện tượng tác động trực tiếp vào các cơ quan cảm giác của ta
- Tri giác là quá trình nhận thức sự vật hiện tượng cao hơn cảm giác, phản ánh sự
vật hiện tượng một cách toàn vẹn, sử dụng nhiều giác quan cùng một lúc. Tri
giác là cơ sở để hình thành các biểu tượng thành phần cần thiết cho các quá
trình tâm lý phức tạp khác như trí nhớ và tư duy
- Các câu hỏi:
+ Có bao giờ anh/chị nhìn một vật, một thứ gì đó ra thành cái gì khác không à
Ảo tưởng
+ Có bao giờ mình ngồi một mình mà nghe thấy có ai đó nói chuyện vào tai
anh/chị, kêu mình làm cái này cái kia không? à Ảo giác
10. Hành vi:
Hành vi chia thành 2 loại:
- Hành vi bản năng: Ăn uống, ngủ nghỉ, tự chăm sóc bản thân,....
- Hành vi có mục đích: Đi học, đi làm, đi chơi,…
à Nếu thiếu thông tin về hành vi nào à Cần hỏi thêm
- Phải xác định được hành vi ngay tại lúc khám: Yên hay không yên, hợp tác hay
không hợp tác, bứt rứt, né tránh, quan sát bên ngoài
- Xác định hành vi trong quá trình bệnh: tìm các hành vi có tổ chức à hành vi vô
tổ chức

11. Phán đoán nhận thức về bệnh của mình:


- Cô/chú có biết mình bị bệnh không?
- Cảm thấy như thế nào về bệnh của mình? Có biết từ đâu gây ra bệnh không?
- Mình thấy điều trị sẽ khỏi chứ? Có muốn điều trị không?
à Nghĩ mình không có bệnh = Nhận thức về bệnh kém: tiên lượng điều trị xấu
VII. TÓM TẮT BỆNH ÁN
- Bệnh nhân nam / nữ, x tuổi, nhập viện vì xxx
- Bệnh x năm, diễn tiến liên tục (uống thuốc nhưng triệu chứng không giảm, uống
thuốc nhưng chưa hết triệu chứng) / không liên tục, có các triệu chứng sau:
- TCCN: (lời bệnh nhân / người nhà)
- TCTT: (khám tóm tắt, không mô tả)
- Ảnh hưởng đến chức năng sống: (nghỉ việc / sống nhờ thu nhập con cái, gia
đình / không đi làm / đi tù...)
- Tiền căn: chưa ghi nhận bệnh lý nội ngoại khoa
- Chưa ghi nhận tiền sử sử dụng chất kích thích gây nghiện

VIII. ĐẶT VẤN ĐỀ


1 trong 4 vấn đề: Hội chứng trầm cảm chủ yếu, Hội chứng hưng cảm, Hội chứng lo
âu, Hội chứng loạn thần

IX. BIỆN LUẬN CHẨN ĐOÁN


1. Hội chứng loạn thần:
- Nguyên nhân thực thể
+ Tại não: Chấn thương não, mạch máu não, viêm nhiễm thần kinh trung ương,
u não, thoái hóa (Parkinson), động kinh
+ Ngoài não: hạ đường huyết, cushing (giai đoạn đầu), wilson, thiếu vitamin
B12, u thượng thận, suy giáp, ung thư,…
- Do thuốc:
- Sử dụng chất: rượu, caffein, cần sa, ma túy đá, rượu, cần sa, phencyclidine,
ketamine, LSD, chất dạng hít, amphetamine, cocaine, scopolamine, nước biển,
rượu bia thuốc lá,…
- Bệnh lý tâm thần khác: TTPL, RL cảm xúc phân liệt, RL loạn thần cấp, RL
dạng phân liệt,… (chẩn đoán dựa vào các tiêu chí theo DSM-V)

2. Hội chứng trầm cảm


- Nguyên nhân thực thể:
+ Tại não: mạch máu não (40%), chấn thương, viêm nhiễm tktw, động kinh,
parkinson, sa sút tâm thần
+ Ngoài não: Suy thượng thận, suy giáp, suy tuyến yên, ung thư,...
- Do thuốc:
- Do chất: rượu, morphine, cần sa, thuốc ngủ benzodiazepine,…
- Bệnh lý tâm thần nghĩ đến: rối loạn trầm cảm chủ yếu (chẩn đoán dựa vào 5/9
tiêu chí theo DSM-V)

3. Hội chứng hưng cảm:


- Nguyên nhân: viêm não, viêm màng não, cường giáp,…
- Do thuốc:
- Do chất
- Bệnh lý tâm thần nghĩ đến: Rối loạn lưỡng cực, Cảm xúc phân liệt, Tâm thần
phân liệt (chẩn đoán dựa vào 5/9 tiêu chí theo DSM-V)

4. Hội chứng lo âu (biện luận tương tự như 3 hội chứng trên)

X. KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ


- Các tiêu chí cần nhập viện: BN loạn thần hoặc có giai đoạn hưng cảm cấp à
Cho nhập viện để giảm những hành vi nguy hiểm
- Kế hoạch điều trị:
+ Loạn thần: Thuốc chống loạn thần
+ Hưng cảm: Thuốc ổn định khí sắc
+ Trầm cảm: Thuốc chống trầm cảm

You might also like