Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

Ông Trương Gia Hùng cùng ba người bạn quyết định thành lập công ty TNHH

Thành Gia, với số vốn pháp định khi thành lập là 800.000.000 đồng. Các giao
dịch phát sinh được ghi nhận như sau:

1.Thành lập công ty với số vốn ban đầu là 800.000.000 đồng, các thành viên đã
góp vốn bằng tiền gửi ngân hàng 50% còn lại bằng tiền mặt.

Nợ TK 111_TM: 400.000.000

Nợ TK 112_TGNH: 400.000.000

Có TK 411_Vốn chủ sở hữu: 800.000.000

2.Nhập kho hàng hóa trị giá 200.000.000 đồng thanh toán bằng tiền mặt

Nợ TK 156_HH: 200.000.000

Có TK 111_TM: 200.000.000

3.Đầu tư mua 20.000 cổ phiếu mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu, thanh toán bằng
chuyển khoản

Nợ TK 121_Chứng khoán kinh doanh: 200.000.000

Có TK 112_TGNH: 200.000.000

4.Vay ngắn hạn 500.000.000 đồng bằng tiền gửi ngân hàng

Nợ TK 112_TGNH: 500.000.000

Có TK 311_VNH: 500.000.000

5.Mua một nhà xưởng 600.000.000 đồng thanh toán bằng chuyển khoản

Nợ TK 211_TSCĐHH: 600.000.000

Có TK 112_TGNH: 600.000.000
6.Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên 20.000.000 đồng

Nợ TK 141_TƯ: 20.000.000

Có TK 111_TM: 20.000.000

Yêu cầu: Lập bảng cân đối kế toán (gồm hai cột, một cột là tài sản và cột khác là
nguồn vốn)

Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền


Tiền mặt 180.000.000 Vốn chủ sở hữu 800.000.000
Tiền gửi ngân hang 100.000.000 Vay ngắn hạn 500.000.000
Hàng hóa 200.000.000
Chứng khoán kinh 200.000.000
doanh
Tạm ứng 20.000.000
Tài sản CĐHH 600.000.000
Tổng tài sản 1.300.000.000 Tổng nguồn vốn 1.300.000.000

Câu 1: Hạch toán là gì?


Câu 2: Hạch toán kế toán có những nhiệm vụ gì?
Câu 3: Trình bày những yêu cầu của hạch toán kế toán.
Câu 4: Nguyên tắc kế toán chung gồm những nguyên tắc nào?
Câu 5: Đối tượng chung của hạch toán kế toán và đối tượng cụ thể của hạch toán kế
toán ở doanh nghiệp là gì?
Bài tập:
Bài 1: Tình hình tài sản và nguồn vốn ở doanh nghiệp sản xuất X đầu ngày 1/1/N (Đơn vị tính: triệu
đồng):

STT Tài sản, nguồn vốn Số tiền

1 Nhà, xưởng 300

2 Máy móc thiết bị 150

3 Phương tiện vận tải 100


4 Tài sản hữu hình khác 50

5 Nguyên liệu, vật liệu 250

6 Sản phẩm dở dang 50

7 Thành phẩm 100

8 Tiền mặt X

9 Tiền gửi ngân hàng 190

10 Hao mòn tài sản cố định hữu hình 150

11 Phải thu của khách hàng 20

12 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 650

13 Vay ngắn hạn 200

14 Quỹ đầu tư phát triển 20

15 Quỹ khen thưởng phúc lợi 10

16 Phải trả cho người bán 120

17 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 50

18 Phải trả, phải nộp Nhà nước 40

Yêu cầu:
1. Hãy xác định chỉ tiêu X?
2. Hãy sắp xếp các loại tài sản, nguồn vốn tại thời điểm đầu ngày 1/1/N theo tài liệu trên.

Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền

Nhà, xưởng 300

Máy móc, thiết bị 150 Vốn đầu tư của CSH 650

Phương tiện vận tải 100 Vay ngắn hạn 200

Tài sản hữu hình khác 50 Quỹ đầu tư phát triển 20

Nguyên liệu vật liệu 250 Quỹ khen thưởng phúc 10


lợi

Sản phẩm dở dang 50 Phải trả cho người bán 120

Thành phẩm 100 Phải trả phải nộp nhà 40


nước

Tiền mặt X Lợi nhuận sau thuế 50


chưa phân phối

Tiền gửi ngân hàng 190

Phải thu của khách 20


hàng

Hao mòn tài sản cố (150)


định

Tổng tài sản 1.060+X Tổng nguồn vốn 1.090

Ta có: tổng tài sản = tổng nguồn vốn


 1.060+X=1.090
 X=30 (đvt)
Câu 1: Phương pháp chứng từ kế toán là gì? Vì sao nói đây là phương pháp quan trọng trong
kế toán?
Câu 2: Thế nào là chứng từ kế toán?
Câu 3: Chứng từ kế toán được phân loại như thế nào?
Câu 4: Hãy cho biết trình tự xử lý và luân chuyển chứng từ kế toán
Câu 5: Ghi chép trên chứng từ kế toán phải tuân thủ những nguyên tắc nào?
Câu 6: Hiện nay việc bảo quản và lưu trữ chứng từ được quy định như thế nào?
Bài tập
I. Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ

Giá thực tế vật liệu xuất dùng = Số lượng vật liệu xuất dùng x Giá đơn vị bình quân cuối kỳ

Giá đơn vị bình quân cuối kỳ = Giá trị vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Số lượng vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ

Ví dụ như sau:

Doanh nghiệp A hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tình thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ có tình hình nguyên vật liệu trong tháng 9 như sau:

Tồn kho đầu tháng 4.000kg, đơn giá 118.000đ/kg

1. Ngày 1/9 mua nhập kho 3.500kg giá mua chưa thuế GTGT 10% là 119.200đ/kg. Đã thanh
toán bằng tiền vay ngân hàng

Nợ TK 152_NVL:3.500* 119.200=417.200.000

Nợ TK 133_GTGT: 417.200.000*10%=41.720.000

Có TK 341_VTC: 458.920.000

2. Ngày 6/9, xuất kho 4.900 cho sản xuất sản phẩm

Nợ TK 621_CPNVLTT: 4.900*119.561=585.848.900

Có TK152_NVL: 585.848.900
3. Ngày 8/9 nhận vốn góp kinh doanh 8.000kg nguyên vật liệu, nhập kho theo giá thị trường là
120.500đ/kg

Nợ TK 152_NVL: 8000*120.500=964.000.000

Có TK 411_VCSH: 964.000.000

4. Ngày 10/9 xuất kho 6.500 kg cho sản xuất sản phẩm

Nợ TK 621_CPNVLTT: 6.500*119.561=777.146.500

Có TK 152_NVL: 777.146.500

Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ

Giá đơn vị bình quân cuối kỳ= (4000*118.000+3.500*119.200+8.000*120.500) /


(4.000+3.500+8.000)=119.561 đ/kg

Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn

Giá trị nguyên vật liệu xuất = Số lượng nguyên vật liệu xuất × Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần
nhập

Giá đơn vị bình quân = (Giá trị nguyên vật liệu tồn sau mỗi lần nhập) ÷ (Số lượng nguyên vật
liệu tồn sau mỗi lần nhập)

1. Giá vốn hàng bán


Là giá trị vốn của hàng bán đã tiêu thụ trong một khoảng thời gian cụ thể
(trong một kỳ). Giá vốn hàng bán bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến
quá trình tạo ra sản phẩm.
Chi phí liên quan đến giá vốn hàng bán bao gồm tất cả các chi phí để tạo ra
một sản phẩm như chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí sản xuất hàng hóa,
chi phí nhân công, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí vận chuyển,...
1. Công thức tính FIFO (Nhập trước xuất trước)

2. Công thức tính LIFO (Nhập sau xuất trước)


3. Công thức tính Bình quân gia quyền trong giá vốn hàng bán

DOANH THU THUẦN (TIẾNG ANH LÀ NET REVENUE)


Doanh thu thuần (tiếng Anh là Net Revenue) là khoản tiền doanh
nghiệp nhận về từ việc bán hàng hóa và dịch vụ được khấu trừ các loại
thuế và các khoản giảm trừ (bao gồm: thuế xuất nhập khẩu, doanh thu
bị trả lại, giảm giá bán hàng, chiết khấu thương mại…).
Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp - Chiết khấu bán hàng - Hàng bán bị trả l
Giảm giá hàng bán - Thuế gián thu.

Doanh thu thuần = Doanh thu - các khoản giảm trừ doanh thu

Lợi nhuận gộp =


doanh thu thuần -
giá vốn hàng bán
Ví dụ: Một doanh nghiệp sau khi chốt sổ thì thu về
1.000.000.000 đồng doanh thu bán hàng. Tính toán các khoản chi phí thì bao
gồm 150.000.000 đồng tiền trả phí nhân công và 200.000.000 đồng tiền hàng
hóa.
Lúc này, công thức tính lợi nhuận gộp như sau: 1.000.000.000 –
(150.000.000 + 200.000.000) = 650.000.000 (đồng).
Sau khi trừ đi giá vốn hàng bán thì doanh nghiệp có mức gross profit là
650.000.000 đồng.
Tỷ suất lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin)
Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp / doanh thu
Sự khác biệt giữa thu nhập ròng và lợi nhuận gộp là gì?
2 khái niệm này hoàn toàn khác nhau vì lợi nhuận gộp (lãi gộp) sẽ trừ đi chi
phí biến đổi hoặc giá vốn hàng bán ra khỏi doanh thu thì thu nhập ròng trừ
chi phí lãi vay và thuế ra khỏi thu nhập của công ty. Người ta thường tính
toán chỉ số thu nhập ròng để đo lường hiệu quả hoạt động và lợi nhuận của
doanh nghiệp.
Đối với tài khoản trung gian:
Các TK trung gian có đặc điểm là không có số dư, Nợ hay bên C6 đều được
kết chuyển toàn bộ vào TK xác định kết quả kinh doanh để xác định lãi hay
lỗ trong kỳ
Sau đây là các quy ước ghi chép vào các tài khoản:
- Nguyên tắc ghi chép vào các tài khoản chi phí được quy ước như sau:
Bên Nợ: số phát sinh tăng trong kỳ
Bên Có: số phát sinh giảm trong kỳ
- Nguyên tắc ghi chép vào tài khoản doanh thu thu nhập khác được quy
ước như sau:
Bên Nợ: số phát sinh giảm trong kỳ
Bên Có: Số phát sinh tăng trong kỳ.
- Nguyên tắc ghi chép vào TK xác định kết quả kinh doanh quy ước như
sau:
Nợ TK: Tập hợp chi phí Kết chuyển lãi
Có: Tập hợp doanh thu hay thu nhập thuần
các loại tài khoản
 Nhóm 1: Gồm loại TK 1 và 2 là nhóm tài khoản tài sản. Nguyên tắc
ghi chép là bên Nợ ghi tăng, bên Có ghi giảm và có số dư bên Nợ, trừ
các TK 229, 214 là các tài khoản điều chỉnh giảm nên nguyên tắc ghi
chép ngược lại.
 Nhóm 2: Gồm loại TK 3 và 4 là nhóm tài khoản Nguồn vốn. Nguyên
tắc ghi chép là bên Có ghi tăng, bên Nợ ghi giảm và có số dư bên có.
 Nhóm 3: Gồm loại TK 5, 6, 7, 8, 9 là loại tài khoản dùng phản ánh
doanh thu, chi phí và xác định kết quả nên nguyên tắc ghi chép của
từng tài khoản được xây dựng riêng biệt. Các tài khoản này không có
số dư cuối kỳ.
tai đây
Kết quả kinh doanh
(lợi nhuận trước thuế
TNDN hoặc lỗ) =
Kết quả hoạt động
CHI PHÍ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP HIỆN HÀNH

Trong đó:
Chi phí thuế
Thu nhập
Lợi nhuận kế toán trước thuế: Được xác
doanh nghiệp
định theo mã số 50 - Tổng lợi nhuận Kế toán
hiện hành =
trước thuế trên Báo cáo kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh:

Các khoản điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế: Thường là các khoản
chi phí không hợp lý/không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh
nghiệp như:

- Chi phí không có hóa đơn chứng từ.

- Chi phí khấu hao tương ứng với phần nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ
đồng.

- Lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện của các tài khoản tiền, phải thu
khách hàng.

- Chi phí tiền lương, tiền công không được quy định cụ thể trong Hợp
đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, Quy chế tài chính, quy chế
lương,...

- Chi phí không phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh

- Và các khoản chi phí không được trừ khác .....

Các khoản điều chỉnh giảm thu nhập chịu thuế: Bao gồm:

- Chuyển lỗ 5 năm gần nhất.

- Lãi chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện của các tài khoản tiền, phải thu
khách hàng.
- Thu nhập được miễn thuế: Cổ tức, lợi nhuận được chia,...

- Và các khoản thu nhập khác,....

Thuế suất Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành: được xác định
theo quy định hiện hành (thông thường là 20% như năm 2021).

Lưu ý: có một số trường hợp đặc biệt sau:

Thuế suất Thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi: Áp dụng đối với một
số đơn vị cụ thể như các doanh nghiệp thực hiện đầu tư dự án mới ác
dự án tại địa bàn kinh tế đặc biệt khó khăn, các lĩnh vực phát triển công
nghệ cao, dự án cảng, sân bay, nhà ga và các công trình đặc biệt quan
trọng khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ,.... thì sẽ áp dụng
mức thuế suất theo mức thuế suất được ưu đãi đó.

Thuế suất được giảm theo quy định đặc biệt: Ví dụ như năm 2020,
Chính phủ ban hành Nghị định số 114/2020/NĐ-CP nêu rõ, doanh
nghiệp được giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của kỳ
tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 đối với trường hợp doanh
nghiệp có tổng doanh thu năm 2020 không quá 200 tỷ đồng.

CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN

 Các khoản tương đương tiền được xếp vào mục tài sản ngắn
hạn, tài sản có tính thanh khoản cao nhất.

 Các khoản tương đương tiền (cash equivalents) là các khoản đầu
tư ngắn hạn, có tính thanh khoản cao (có kỳ hạn từ ba tháng
trở xuống), có thể chuyển đổi thành các khoản tiền mặt và không
bị ảnh hưởng đáng kể về giá trị do thay đổi lãi suất.
 Các khoản tương đương tiền chuyển đổi dễ dàng thành một lượng
tiền xác định và không có rủi ro trong việc chuyển đổi thành tiền
tại thời điểm báo cáo.

– Số dư Nợ chi tiết của tài khoản 1281 “Tiền gửi có kỳ hạn” (chi tiết
các khoản tiền gửi có kỳ hạn gốc không quá 3 tháng)

– Số dư Nợ chi tiết tài khoản 1288 “Các khoản đầu tư khác nắm giữ
đến ngày đáo hạn” (chi tiết các khoản đủ tiêu chuẩn phân loại là tương
đương tiền).

Một số loại tài sản được xếp vào khoản tương đương tiền như đã
nêu ở trên bao gồm các khoản:
 Kỳ phiếu ngân hàng: là một loại giấy tờ văn bản có nội dung
cam kết trả tiền vô điều kiện do người lập viết ra. Nội dung của
kỳ phiếu sẽ yêu cầu trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi
hoặc theo lệnh người lập phiếu trả cho người khác được quy định
trong kỳ phiếu đó.
 Tín phiếu kho bạc: là tín phiếu do Kho bạc Nhà nước phát hành
để vay ngắn hạn cho ngân sách Nhà nước, ghi nhận cam kết của
Chính phủ trong việc trả nợ gốc và lãi cho người sở hữu. Tín
phiếu kho bạc là công cụ vay nợ ngắn hạn của Chính phủ thường
được phát hành và có kỳ hạn.
 Tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn gốc không quá 3 tháng

Lưu ý: Trường hợp tại ngày kết thúc kỳ kế toán, đối với các hợp đồng
tiền gửi có kỳ hạn gốc trên 3 tháng nhưng thời gian đáo hạn dưới 3
tháng, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định
và không có rủi ro trong việc chuyển đổi thành tiền thì kế toán cũng
không được phân loại là tiền và tương đương tiền khi lập và trình bày
báo cáo tài chính, nhưng có thể được coi là tương đương tiền cho mục
đích phân tích các chỉ tiêu tài chính. (Căn cứ theo trả lời của Bộ Tài
Chính ngày 11/05/2021).
Ngoài ra, trong quá trình lập báo cáo, nếu nhận thấy các khoản được
phản ánh ở các tài khoản khác thỏa mãn định nghĩa tương tương tiền
(có kỳ hạn từ 3 tháng trở xuống, khả năng thanh khoản cao) thì kế toán
được phép trình bày trong chỉ tiêu này.

Ngược lại, các khoản trước đây được phân loại là tương đương tiền
nhưng quá hạn chưa thu hồi được phải chuyển sang trình bày tại các chỉ
tiêu khác, phù hợp với nội dung của từng khoản mục.

Các khoản đầu tư vào chứng khoán có tính thanh khoản cao, chẳng hạn
như cổ phiếu, trái phiếu và các sản phẩm phái sinh, không được tính
vào tiền và các khoản tương đương tiền. Mặc dù những tài sản đó có
thể dễ dàng chuyển thành tiền mặt chúng vẫn bị loại trừ. Các tài sản
được liệt kê trên là các khoản đầu tư trên bảng cân đối kế toán.

NGUỒN TÀI SẢN


Tài sản của một cá nhân hoặc doanh nghiệp có thể được hình thành từ
nhiều nguồn khác nhau. Dưới đây là một số nguồn chính:

Thu nhập từ công việc: Là một trong những nguồn chính để mọi
người kiếm tiền và xây dựng tài sản. Thu nhập này có thể đến từ lương,
thù lao, hoặc các hình thức thu nhập khác liên quan đến công việc hoặc
nghề nghiệp.

Đầu tư: Đầu tư trong chứng khoán, bất động sản, doanh nghiệp, hoặc
các cơ hội đầu tư khác có thể tạo ra lợi nhuận và tăng giá trị tài sản.

Kinh doanh: Doanh nghiệp có thể tạo ra lợi nhuận và tăng giá trị tài
sản thông qua hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận này có thể tái đầu tư để
mở rộng doanh nghiệp hoặc được rút ra như lợi nhuận cá nhân.

Di sản: Di sản như nhà đất, xe hơi, trang sức, nghệ thuật, và các tài sản
giá trị khác là một nguồn quan trọng để hình thành tài sản cá nhân.
Tiết kiệm và đầu tư tài chính: Việc tiết kiệm và đầu tư thông minh có
thể giúp tăng giá trị tài sản theo thời gian. Điều này có thể bao gồm tiết
kiệm trong ngân hàng, đầu tư vào quỹ đầu tư chung (mutual funds),
hoặc các sản phẩm tài chính khác.

Kế thừa: Việc nhận được tài sản từ gia đình hay người thân qua di sản
là một nguồn hình thành tài sản quan trọng.

Thu nhập từ bất động sản: Cho thuê nhà, đất, hoặc tài sản bất động
sản khác có thể tạo ra thu nhập đều đặn.

NGUYÊN TẮC GIÁ GỐC (COST PRINCIPLE)


Nguyên tắc giá gốc trong tiếng Anh là Cost principle hay Historical
cost principle. Nguyên tắc giá gốc là nguyên tắc kế toán theo đó các đối
tượng kế toán được ghi nhận theo giá gốc ban đầu khi hình thành và
không cần điều chỉnh theo sự thay đổi của giá thị trường trong suốt thời
gian tồn tại của đối tượng kế toán đó ở đơn vị kế toán.

CÁC THUẬT NGỮ LIÊN QUAN


Đối tượng kế toán (Accounting Object) là các khách thể quản lí kinh
tế thuộc phạm vi cung cấp thông tin của kế toán.

Đối tượng kế toán ở mọi loại hình đơn vị đều có chung bản chất trên
phương diện tiền tệ và cấu trúc tài chính, từ đó hình thành nên đối
tượng chung của kế toán, bao gồm:

+ Tài sản và sự vận động của tài sản; hoặc:

+ Tài sản và các hoạt động kinh tế - tài chính; hoặc:

+ Tài sản, nợ phải trả, thu nhập, chi phí, kết quả hoạt động.
Đơn vị kế toán (Accounting Entity) hay còn gọi là thực thể kế toán là
đơn vị kinh tế có tài sản riêng, chịu trách nhiệm sử dụng và kiểm soát
tài sản đó và phải lập báo cáo kế toán.

Nội dung của nguyên tắc giá gốc theo VAS số 1 – Chuẩn mực chung
được qui định cụ thể như sau:
- Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc.

- Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương
tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lí của tài sản đó vào thời
điểm tài sản được ghi nhận.

- Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có qui định khác
trong chuẩn mực kế toán cụ thể.

Chú ý: Theo nguyên tắc giá gốc thì khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế
liên quan đến việc mua tài sản cố định, công cụ dụng cụ, nguyên liệu,
vật liệu… thì giá trị của chúng được xác định theo giá gốc chứ không
phải theo giá trị trường, tính tại thời điểm mua và cộng với các chi phí
liên quan để đưa chúng vào sử dụng (không bao gồm thuế GTGT).

NGUYÊN TẮC THẬN TRỌNG (Conservatism principle)


Nguyên tắc thận trọng có nội dung chính là: Kế toán được phép ghi
nhận tăng chi phí hoặc ghi giảm tài sản khi có dấu hiệu xảy ra, còn ghi
nhận doanh thu hoặc tăng nguồn vốn, tài sản chỉ khi có bằng chứng
chắc chắn.
Phân loại nguyên tắc thận trọng
Nguyên tắc thận trọng trong kế toán được phân loại thành hai trường
hợp là: thận trọng có điều kiện và thận trọng không có điều kiện.

Nguyên tắc thận trọng có điều kiện


Nguyên tắc thận trọng có điều kiện xảy ra khi các thông tin kinh tế tiêu
cực có ảnh hưởng tới lợi nhuận được ghi nhận nhanh hơn các thông tin
kinh tế tích cực.
Nói cách khác, nguyên tắc thận trọng có điều kiện có đặc điểm là thời
điểm và điều kiện không giống nhau khi ghi nhận các thông tin kinh tế
tiêu cực và tích cực vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Theo đó, các qui định về kế toán (do các cơ quan có thẩm quyền ban
hành) cho phép doanh nghiệp ghi nhận giảm giá trị tài sản hoặc ghi
nhận chi phí khi có bằng chứng cho thấy có khả năng xảy ra, trong khi
chỉ được phép ghi nhận doanh thu hay tăng tài sản ghi có bằng chứng
chắc chắn.

Nguyên tắc thận trọng vô điều kiện


Nguyên tắc thận trọng vô điều kiện xảy ra khi doanh nghiệp thực hiện
việc ghi nhận một cách nhất quán giá trị tài sản thấp hơn giá trị kế toán
ròng
Ví dụ 1
Doanh nghiệp A có nguồn vốn khoảng 5 tỷ đồng, ngày 20 /10 Doanh
nghiệp A xuất bán 50 laptop trị giá là 500 triệu đồng. Doanh nghiệp A
phải lập một khoản dự phòng đúng bằng trị giá của cái máy tính đó
(một khoản dự phòng trị giá triệu đồng) để phòng trường hợp khách
hàng trả lại do trục trặc lỗi kỹ thuật.

Ví dụ 2
Công ty X là doanh nghiệp chuyên kinh doanh vật liệu xây dựng, Công
ty có bán cho Công ty Y 100 tấn Thép trị giá 100.000 đồng chưa bao
gồm VAT 10%, Công ty Y đã chấp nhận thanh toán trong vòng 15 ngày.
Khi đó khoản doanh thu của Công ty chắc chắn thu được.

PHIẾU CHÀO HÀNG CỦA NHÀ CUNG CẤP


Phiếu chào hàng của nhà cung cấp là một tài liệu chính thức mà nhà
cung cấp gửi đến khách hàng để đưa ra thông tin chi tiết về sản phẩm
hoặc dịch vụ mà họ cung cấp cùng với các điều kiện kinh doanh, giá cả,
và các điều khoản khác. Dưới đây là một số thông tin thường có trong
phiếu chào hàng:
Thông tin Cơ bản:
Tên và địa chỉ của nhà cung cấp.
Thông tin liên hệ, bao gồm số điện thoại và địa chỉ email.
Ngày làm phiếu và hiệu lực của nó.
Thông tin Khách hàng:
Tên và địa chỉ của khách hàng hoặc công ty.
Thông tin liên hệ của khách hàng.
Mô tả Sản Phẩm hoặc Dịch Vụ:
Sự mô tả chi tiết về sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp.
Các đặc điểm kỹ thuật hoặc chi tiết cụ thể nếu là sản phẩm.
Giá Cả:
Giá của sản phẩm hoặc dịch vụ, có thể được liệt kê theo đơn vị hoặc
theo số lượng.
Điều Khoản và Điều Kiện:
Các điều khoản thanh toán (ví dụ: số ngày để thanh toán sau ngày xuất
hóa đơn).
Điều kiện giao hàng và chi phí vận chuyển.
Hiệu Lực của Phiếu:
Thời gian hiệu lực của phiếu chào hàng, tức là thời gian trong đó giá cả
và điều kiện có thể được áp dụng.
Thông tin Thuế và Phí:
Mức thuế và các phí khác có thể áp dụng.
Điều Khoản và Điều Kiện Thanh Toán:
Các thông tin về cách thanh toán, ví dụ: chuyển khoản ngân hàng, thẻ
tín dụng, hoặc các phương thức thanh toán khác.
Chữ Ký:

Chữ ký của người đại diện cho nhà cung cấp, đảm bảo tính pháp lý của
tài liệu.
Phiếu chào hàng giúp khách hàng và nhà cung cấp hiểu rõ về điều kiện
kinh doanh và giá cả, đồng thời là cơ sở để thương lượng và lập hợp
đồng mua bán sau đó.
Những thước đo trong hạch toán kế toán
a) Thước do hiện vật
Sử dụng các phương thức cân, đong, đo, đếm để giám sát tình hình tài
sản, tình hình thực hiện các chỉ tiêu về mặt số lượng như số lượng vật
tư dự trữ, số lượng vật liệu tiêu hao, số lượng sản phẩm sản xuất được

Đơn vị của thước đo tùy thuộc vào đặc tính tự nhiên của các đối tượng
được tính toán. Ví dụ: để đo trọng lượng ta sử dụng các đơn vi: tấn, tạ,
kg…,đo độ dài: m,dm,…

b) Thước đo lao động


Xác định lượng thời gian lao động hao phí trong quá trình kinh doanh
hay trong công tác nào đó, người ta sử dụng thước đo lao động như
ngày công, giờ công…

Giúp xác định năng suất lao động của công nhân, là cơ sở để xác định
tiền công và phân phối thu nhập cho người lao động.

c) Thước đo giá trị


Sử dụng tiền làm đơn vị tính thống nhất để phản ánh các chỉ tiêu kinh
tế, các loại vật tư, tài sản.

Cho phép tính được các chỉ tiêu tổng hợp về các loại vật tư, tài sản
khác nhau, tổng hợp được các loại chi phí khác nhau trong một qua
trình sản xuất như chỉ tiêu tổng giá trị tài sản, tổng chi phí sản xuất,
tổng giá thành sản phẩm.

You might also like