Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

ĐỀ BÀI

Nhóm bạn thân An, Định, Huyền, Hải, Tuấn dự định thành lập công ty
trách nhiệm hữu hạn sản xuất giường, tủ, bàn, ghế bằng gỗ có trụ sở tại quận
Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Trong cơ cấu góp vốn do họ thỏa thuận thì An góp
200 triệu đồng bằng tiền mặt; Định góp bằng chiếc xe ô tô; Hải góp bằng
200.000 USD; Huyền góp bằng ngôi nhà chung cư thuộc quyền sở hữu của mình
tại đường Xuân Thủy (Cầu Giấy) để làm trụ sở của công ty; Tuấn góp 500 triệu
đồng. Hãy tư vấn các nội dung pháp lý sau cho họ:
1. Họ dự định đặt tên công ty là: Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại
HUYỀNF & DINHJ và trụ sở của công ty tại chung cư ở đường Xuân Thủy,
quận Cầu Giấy.
2. Tư vấn hướng giải quyết cho họ nếu sau khi cơ quan đăng ký kinh doanh
đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn cho
họ thì có đơn tố cáo An đang là viên chức thuộc đối tượng không được thành lập
công ty.
3. Tư vấn thủ tục góp vốn điều lệ công ty cho 5 nhà đầu tư trên.
4. Tư vấn hướng xử lý nếu hết 90 ngày công ty được cấp giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp, Tuấn chỉ góp được 200 triệu đồng; Định đề nghị công ty
cho mình thay đổi hình thức tài sản góp vốn bằng tiền Việt Nam đồng tương ứng
với giá trị của chiếc xe ô tô.
5. Giả định sau khi công ty được thành lập, Tuấn đã chuyển nhượng 50%
phần vốn góp của mình cho Hoa (là vợ Tuấn). Tuấn có thể chuyển nhượng phần
vốn góp của mình tại công ty cho vợ được không? Vì sao?

MỤC CẦN HỎI


2. Tư vấn hướng giải quyết trong trường hợp sau khi cơ quan đăng ký
kinh doanh đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty trách
nhiệm hữu hạn cho họ thì có đơn tố cáo An đang là viên chức thuộc đối
tượng không được thành lập công ty.
2.2. Trường hợp 2 -> Con muốn hỏi trong trường hợp mà An vẫn muốn
góp vốn thành lập công ty thì có phương án nào không ạ.
Trường hợp An đang là viên chức hoặc An đã thôi chức vụ những vẫn đang
trong thời hạn mà viên chức không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản
lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ
phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ theo quy định tại Điều
23 Nghị định 59/2019/NĐ-CP.
Xét trong trường hợp này An sẽ thuộc thuộc đối tượng bị cấm thành lập
doanh nghiệp. Căn cứ theo:
Điểm b Khoản 2 Điều 17 LDN năm 2020 quy định các trường hợp không
được thành lập và quản lí doanh nghiệp có quy định như sau: “b) Cán bộ, công
chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên
chức;...”.
Điểm b Khoản 2 Điều 20 Luật phòng chống tham nhũng 2018 (sửa đổi bổ
sung năm 2020) quy định: “2. Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ
chức, đơn vị không được làm những việc sau đây: ...; b) Thành lập, tham gia
quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty
cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định
khác;...”
Căn cứ vào điều trên thì người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ
chức, đơn vị không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành
doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty
hợp danh, hợp tác xã. Dù đã thôi giữ chức vụ thì cũng không được nếu nó thuộc
lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý. Mà viên chức chỉ có thể
tham gia góp vốn ở từng loại hình doanh nghiệp, cụ thể được quy định tại Khoản
3 Điều 14 Luật viên chức năm 2010. Như vậy, đối với công ty trách nhiệm hữu
hạn thì viên chức không thể tham gia thành lập, mà chỉ có thể góp vốn ở loại
hình doanh nghiệp này mà không tham gia quản lý. Trong trường hợp này An
thuộc đối tượng bị cấm thành lâp doanh nghiệp. Ngay cả trong trường hợp An
chỉ muốn góp vốn chứ không thành lập hay quản lý doanh nghiệp thì cũng
không thể vì một khi đã góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn thì đương
nhiên sẽ có trách nhiệm quản lí công ty. Nếu An góp vốn, công ty sẽ bị thu hồi
giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp theo điểm b Khoản 1 Điều 212 Luật
Doanh nghiệp 2020. Vậy nên hướng giải quyết tối để có thể thành lập công ty đó
là công ty sẽ phải thay đổi thành viên là An.
Do đó, phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký sẽ gửi thông báo
bằng văn bản yêu cầu thay đổi thành viên. Trong thời hạn tối đa là 30 ngày kể từ
ngày nhận được thông báo, phía công ty phải đăng kí thay đổi thành viên là An,
để giữ được công ty Theo điểm b khoản 1 Điều 212 (Thu hồi Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp) Luật Doanh nghiệp 2020: “1. Doanh nghiệp bị thu hồi
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp sau đây: ...; b) Doanh
nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản
2 Điều 17 của Luật này thành lập;”. Quá thời hạn nói trên mà phía công ty vẫn
chưa đăng kí thay đổi thành viên thì sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận đăng kí doanh
nghiệp và buộc phải giải thể theo Điểm d Khoản 1 Điều 207 Luật doanh nghiệp
(trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp) nghiệp đối với tên công ty trách nhiệm hữu hạn
thương mại HUYỀNF & DINHJ mà cơ quan này đã cấp trước đó, không được
tiếp tục kinh doanh.
Trình tự, thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được quy
định chi tiết tại Điều 75 Nghị định 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký
doanh nghiệp1.
4. Tư vấn hướng xử lý nếu hết 90 ngày công ty được cấp giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp, Tuấn chỉ góp được 200 triệu đồng; Định đề nghị
công ty cho mình thay đổi hình thức tài sản góp vốn bằng tiền Việt Nam đồng
tương ứng với giá trị của chiếc xe ô tô. -> Tư vấn như này đã đúng chưa ạ
4.1 Tư vấn hướng xử lý nếu hết 90 ngày công ty được cấp giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp, Tuấn chỉ góp được 200 triệu đồng
Thứ nhất, về tư cách thành viên của Tuấn cần xác định trong trường hợp
này của Tuấn theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 về góp vốn thành lập
công ty TNHH hai thành viên trở lên: “Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ
và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời
hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,
không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục
hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, thành viên có
các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết”2. Tuấn cam
kết góp vốn 500 triệu và doanh nghiệp của họ đã được cấp giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp thì trong khoảng thời gian hạn 90 ngày, Tuấn vẫn có
những quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ vốn mà Tuấn cam kết góp (500
triệu). Tuy nhiên, sau 90 ngày do Tuấn không góp đủ vốn như đã cam kết, công
ty sẽ phải tiến hành phương án giải quyết đảm bảo hợp pháp và hợp lý nhất.
Đồng thời, Tuấn sẽ chỉ còn các quyền tương ứng với số vốn 200 triệu (tương
ứng với 40% số vốn góp đã cam kết) mà Tuấn đã góp được quy định tại điểm b,

1
Phụ lục số 05
2
Theo Khoản 2, Điều 47, Luật Doanh nghiệp 2020.
Khoản 3, Điều 47: “Thành viên chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết có các
quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp”.
Thứ hai, về việc xử lí số vốn góp còn thiếu. Phần vốn chưa góp của Tuấn
sẽ phải được chào bán theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên,
theo quy định tại điểm c, Khoản 3, Điều 47, Luật Doanh Nghiệp 2020: “Phần
vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo nghị quyết, quyết định
của Hội đồng thành viên” nếu có thành viên góp thêm vốn thì có thể tiến hành
đăng kí điều chỉnh tăng vốn góp và việc tăng vốn góp.
Nếu không thể chào bán hết, công ty buộc phải đăng ký thay đổi vốn điều
lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp được trong thời
hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp. Công ty phải tiến
hành họp Hội đồng thành viên, ra quyết định về vấn đề Giảm vốn điều lệ, theo
quy định công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể giảm vốn dưới hình thức
“Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo
quy định tại Điều 47 của Luật này.” 3 . Công ty có thể giảm vốn điều lệ trong các
trường hợp được quy định tại Khoản 3 Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020 nhưng
phải cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác
sau khi giảm vốn. Và khi đó, thành viên chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải
chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa
vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký
thay đổi vốn điều lệ và tỷ lệ phần vốn góp của thành viên. Cụ thể ở đây, Tuấn
vẫn phải chịu trách nhiệm tương ứng với khoản vốn 500 triệu mà Tuấn đã cam
kết góp đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty trong thời hạn 30 ngày đó.
Trường hợp quá thời hạn đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ do thành viên chưa góp
đủ vốn điều lệ theo cam kết, công ty sẽ phải thực hiện thanh tra và bị xử phạt.
Sau đó mới có thể thực hiện thủ tục giảm vốn (do đã quá hạn) theo quy định đối
với tất cả các loại hình công ty, trường hợp không đăng ký thay đổi vốn điều lệ
với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp như đã đăng ký có thể bị phạt
tiền từ 10 - 20 triệu đồng 4 và buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi vốn
điều lệ.
Tóm lại, Tuấn chỉ góp được 200 triệu mặc dù cam kết góp 500 triệu thì
công ty buộc phải chào bán theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên
phần vốn chưa góp đủ của Tuấn nếu có thành viên góp thêm vốn thì có thể tiến

3
Điểm c, Khoản 3, Điều 68, Luật Doanh nghiệp 2020.
4
Theo Khoản 3, Điều 28, Nghị định 50/2016/NĐ-CP.
hành đăng kí điều chỉnh tăng vốn góp và việc tăng vốn góp. Nếu không thể chào
bán hết, công ty phải tiến hành thay đổi vốn điều lệ, tỉ lệ vốn góp của các thành
viên trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phải góp đủ vốn. Như vậy, công ty của
họ có thể giảm vốn do không góp đủ trong thời hạn tối đa là 120 ngày kể từ
ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các thành viên
khác.
Ngoài ra, Điểm a Khoản 3 Điều 46 Nghị định số 122/2021/ NĐ –CP quy
định nếu quá 30 ngày mà công ty không tiến hành đăng kí điều chỉnh vốn điều
lệ sẽ bị xử phạt hành chính.
4.2. Tư vấn hướng xử lý nếu hết 90 ngày, Định đề nghị công ty cho mình
thay đổi hình thức tài sản góp vốn bằng tiền Việt Nam đồng tương ứng với
giá trị của chiếc xe ô tô
Trường hợp thứ nhất, Định đã hoàn thành xong việc góp chiếc xe theo
quy định tại Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2020 và đúng thời hạn quy định tại
Điều 47 Luật này. Trong trường hợp này, chiếc xe đã thuộc quyền sở hữu của
công ty. Vì vậy, Định không thể yêu cầu công ty cho mình thay đổi tài sản góp
vốn bằng tiền VNĐ tương ứng với giá trị của chiếc xe. Tuy nhiên công ty cí thể
giải quyết bằng cách bán lại chiếc ô tô cho Định. Khi đó, vì là giao dịch giữa
công ty với người có liên quan, nên việc bán lại căn nhà phải được Hội đồng
thành viên chấp thuận5. Trong trường hợp này vì Định có liên quan đến các bên
trong hợp đồng, nên không được tính vào việc biểu quyết6, do đó phải được các
thành viên còn lại nhất trí.
Trường hợp thứ hai, Phần này nhóm con đang có 2 ý kiến như dưới
nhưng chưa thống nhất được ạ
Ý kiến 1: Định chưa hoàn thành việc thanh toán góp vốn theo Khoản 3
Điều 35 và Khoản 2 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020. Theo Điểm a Khoản 3
Điều 47, do đã đã hết 90 ngày là thời hạn quy định thành viên phải góp vốn cho
công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp
mà Định chưa góp vốn theo cam kết nên Định sẽ không còn là thành viên của
công ty. Lúc này, phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo
nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên. Sau đó, công ty sẽ phải đăng
ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã
góp giống trường hợp của Tuấn đã nêu trên. Công ty phải đăng ký thay đổi

5
Điểm a Khoản 1 Điều 67 Luật Doanh nghiệp 2020
6
Khoản 2 Điều 67 Luật Doanh nghiệp 2020
thành viên do có thành viên không thực hiện cam kết góp vốn. Nếu công ty
không đăng ký thay đổi thành viên thì sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp.
Ý kiến 2: Có thể thấy pháp luật chỉ ra quy định về việc chuyển đổi loại tài
sản góp vốn diễn ra trong thời gian 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mà trường hợp của Định là xảy ra sau thời
gian đó, nên việc chuyển đổi loại tài sản góp vốn cần căn cứ vào quy định trong
Điều lệ của công ty. Nếu Điều lệ công ty không quy định việc đổi loại tài sản
góp vốn sau thời hạn 90 ngày như trên thì Định không thể thực hiện chuyển đổi,
nhưng nếu có thì trường hợp của Định sẽ có thể giải quyết như sau:
1. Chủ tịch Hội đồng thành viên triệu tập họp Hội đồng thành viên để thống
nhất thực hiện việc thay đổi tài sản góp vốn của Định.
2. Định giá tài sản góp vốn là chiếc ô tô như đã tư vấn ở trên.
3. Thông báo tới Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền (Phòng đăng
kí kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở) trong vòng 10 ngày theo quy định tại
Điều 31 Luật Doanh nghiệp 2020 và chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp
vốn là Đồng Việt Nam tương ứng với giá trị của chiếc xe ô tô cho công ty theo
điểm b khoản 1 Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2020: “Đối với tài sản không đăng
ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản
góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợp được thực hiện thông qua tài
khoản”.

You might also like