Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA MỘT SỐ TÊN GỌI CỦA LỄ HỘI NGUYÊN TIÊU

Ths Đoà n Thị Cả nh


1. Mở đầu
Sá ch vở cò n ghi chép và trong dâ n gian ngườ i ta thườ ng gọ i lễ hộ i Nguyên tiêu vớ i
cá c tên gọ i sau: Tết Nguyên tiêu, Rằ m thá ng Giêng, Lễ Thượ ng nguyên, Hộ i Nguyên
tiêu, Tâ n xuâ n, Tâ n niên, Lễ hộ i Hoa đă ng (Hộ i đèn lồ ng mù a xuâ n; Hoa đă ng thà nh
hộ i), Lễ tình nhâ n... Ngoà i nhữ ng tên gọ i có tính lấ y thờ i gian là m mố c thì cá c tên “hộ i
đèn lồ ng” hay “lễ tình nhâ n” là nhữ ng tên gọ i thú vị liên quan đến nguồ n gố c củ a Lễ hộ i
Nguyên tiêu.
“Nguyên tiêu” (元 宵 ) có nghĩa là đêm vọ ng đầ u tiên củ a nă m mớ i. “Nguyên” là
thứ nhấ t, “tiêu” là đêm. Và o ngà y nà y, ngườ i Hoa thườ ng đi chù a miếu cầ u cho mộ t
nă m bình an, khỏ e mạ nh và phá t tà i phá t lộ c. Tết Nguyên Tiêu đượ c tổ chứ c chủ yếu
tạ i cá c hộ i quá n – cũ ng là cơ sở thờ tự ; khá c vớ i Tết Nguyên Đá n tổ chứ c tạ i nhà hoặ c
từ đườ ng.
2. Nguồn gốc và ý nghĩa tên gọi
Nguyên tiêu đã là mộ t lễ hộ i quá lâ u đờ i và có tính chấ t đặ c biệt thể hiện thà nh
nhiều dạ ng thứ c đa dạ ng và phứ c tạ p củ a ngườ i Hoa ở cá c nơi trên thế giớ i nên việc lý
giả i nguồ n gố c củ a lễ hộ i có rấ t nhiều trườ ng phá i và phầ n lớ n đã trở thà nh truyền
miệng vớ i nhiều truyền thuyết.
2.1 Các nguồn gốc được ghi chép trong kinh sử Trung Quốc
Tìm về sử liệu, truy nguyên nhữ ng sá ch sử kinh điển củ a Trung Quố c về lễ hộ i
Nguyên tiêu có thể thấ y dấ u ấ n đượ c chép lạ i rấ t xa. Có ba thuyết đượ c thể hiện trên sử
liệu khá rõ .
Thuyết thứ nhấ t gắ n liền vớ i  m Dương gia. Sử liệu sớ m nhấ t là và o thờ i Há n
triều, chép ở Sử ký – Bộ thô ng sử đầ u tiên củ a Trung Quố c cổ đạ i (Tư Mã Thiên biên
soạ n 109 TCN đến 91 TCN); sau nà y đượ c cá c nhà nghiên cứ u thờ i Tố ng nhắ c lạ i và
đồ ng tình. Hồ ng Mạ i (1123-1202) đờ i Tố ng vớ i tá c phẩ m Dung Trai tùy bút (tá c phẩ m
tù y bú t đầ u tiên củ a Đô ng Phương gồ m 16 tậ p vớ i nhiều đề tà i khá c nhau từ thi họ c
đến y họ c, từ cổ họ c đến thiên vă n họ c), thiên 上元张灯 (Hoa đăng Thượng Nguyên)
dẫ n mộ t câ u trong Sử ký – thiên Lạc thư « 汉家常以正月上辛祠太一甘泉,以昏时夜祠
到明,今人正月望日夜游观灯是其遗事” (Ngườ i Há n thườ ng lấ y ngà y can Tâ n củ a
thượ ng tuầ n thá ng Giêng thờ cú ng Thá i Nhấ t ở đấ t Cam Tuyền, từ đêm tố i cú ng tế đến
sá ng, ngườ i đờ i nay và o ngà y rằ m tră ng trò n củ a thá ng Giêng đố t đèn du ngoạ n là dấ u
vết cò n lạ i củ a sự kiện đó )1. Như thế, từ xa xưa, tụ c đố t đèn trong đêm 15 thá ng Giêng
đượ c ghi lạ i trong Sử ký như mộ t dấ u vết củ a tụ c lệ thờ Thá i Nhấ t củ a  m Dương gia.
Đô ng Hoà ng Thá i Nhấ t là mộ t tượ ng trưng củ a  m dương gia, về cơ bả n là khá i niệm
vũ trụ thờ i xa xưa nhấ t, hỗ n mang đượ c hó a thâ n thà nh mộ t vị thầ n tiên mang dá ng
dấ p con ngườ i. Quan điểm nà y cũ ng đượ c cá c nhà nghiên cứ u đờ i Tố ng là Châ u Khí
(朱弃) hoan nghênh. Về sau, thờ i Minh, họ c giả Vương Tam Sính (王三聘) trong Cổ kim
sự vật khảo ( 古今事物考) (sơ bả n in nă m 1563) thố ng nhấ t quan điểm nà y và cho rằ ng
đâ y mà mộ t trong nhữ ng quan điểm phổ biến về nguồ n gố c củ a Lễ Nguyên tiêu củ a
ngườ i Há n – Trung Quố c.
Thuyết thứ hai đi từ Đạ o gia, cụ thể trong Tuế thời quảng ký (Mộ t biên niên sử dâ n
gian mang tính tổ ng kết ghi lạ i cá c lễ hộ i có từ trướ c Nam Tố ng, trên cơ sở cá c bằ ng
chứ ng cổ xưa khả o tả lạ i cá c ngà y lễ hộ i dâ n gian theo trình tự thờ i gian trong nă m;
gồ m 40 quyển, do Trầ n Nguyên Tịnh biên soạ n thờ i cuố i Nam Tố ng) dẫ n lạ i Tuế thời
tạp ký ( 岁时杂记 ) củ a Lữ Nguyên Minh:" 道 家 常 以 正 月 十 五 为 上 元 ” 2
(Đạ o gia
thườ ng lấ y ngà y 15 thá ng Giêng là m ngà y Thượ ng Nguyên) (Trong hệ thố ng thuyết
Tam Nguyên củ a Đạ o gia thì ngà y Rằ m thá ng Bả y là m tiết Trung Nguyên, ngà y Rằ m
thá ng Mườ i là m tiết Hạ Nguyên, đượ c gọ i chung là "Tam Nguyên", đồ ng thờ i lấ y Tam
Nguyên phố i hợ p là m Tam quan. Cò n cho rằ ng Thượ ng Nguyên Thiên quan sinh ngà y
rằ m thá ng giêng; Trung nguyên Địa quan sinh ngà y rằ m thá ng bả y; Hạ nguyên Thủ y
quan sinh ngà y rằ m thá ng mườ i. Vì vậ y, ngà y Rằ m thá ng Giêng đượ c gọ i là tiết Thượ ng
nguyên. Trong "Mộng Lương Lục" ( 梦粱录 ) củ a Ngô Tự Mụ c (吴自牧) thờ i Nam Tố ng
cũ ng có nó i: "Lễ hộ i Nguyên tịch ngà y rằ m thá ng giêng, là ngà y Thượ ng nguyên đượ c
Thiên quan giá ng phướ c”
Thuyết thứ ba thì có phầ n nhiều ả nh hưở ng từ Phậ t giá o. Cũ ng Trong Tuế thời
quảng ký ( 岁时广记 ) quyển 1 dẫ n Tăng sử lược – Hán pháp bản truyện”( 僧史略 . 汉
法本传)như sau “西域十二月三十日,乃中国正月之望,谓之大神农变月。汉明帝令烧
灯,以表佛法大明” (Tâ y Vự c ngà y 30 thá ng Chạ p, Trung Quố c ngà y 15 thá ng Giêng,
1
洪迈:《容斋随笔》, 上海:上海古籍出版社, 1996 年。[Hồng Mại, Dung Trai tùy bút, Thượng Hải cổ tịch xuất bản , Thượng Hải
1996, trang 427]

2
陈元靓:《岁时广记》,见《丛书集成初编》第 179 - 181 册,上海:商务印书馆,1937 年。
[Trầ n Nguyên Tịnh, Tuế thời quảng ký, trong “Tùng thư tập thành sơ biên” , Nam Vụ ấ n thư quá n, Thượ ng Hả i 1937, Tr. 179 - 181]
đượ c xưng là thá ng Đạ i Thầ n Nô ng dịch chuyển. Há n Minh Đế lệnh cho đố t đèn, lấ y đó
là m biểu trưng xiển dương Phậ t phá p); việc đố t đèn và o đêm 15 thá ng Giêng có sự tích
như vậ y, và hình thà nh lễ hộ i Hoa đă ng và tên goi từ đó .3
Nhữ ng cứ liệu đó cho thấ y tụ c đố t đèn gắ n liền vớ i đêm Nguyên tiêu và có từ rấ t
lâ u đờ i. Trong “Dân tục học Trung Quốc cổ” cá c nguồ n gố c nà y đượ c điểm lạ i, vớ i mố c
sớ m nhấ t là và o thờ i Chiến Quố c nướ c Sở thờ cú ng Thá i Nhấ t, quan điểm thố ng nhấ t
cho rằ ng bắ t nguồ n từ thờ cú ng Thá i Nhấ t, dâ n gian cũ ng phá t triển phong tụ c nà y và
đến thờ i Há n Vũ Đế thì thự c sự là dấ u mố c mang thêm mà u sắ c Phậ t giá o; cá c đờ i
Đườ ng, Tố ng, Minh đêm Nguyên tiêu đèn sá ng từ xẩ m tố i đến sá ng hô m sau trở thà nh
mộ t nghi thứ c quan trọ ng trong kinh thà nh và trong dâ n gian, tậ p trung ở cá c đô thị
lớ n thờ i ấ y.
Như vậ y phong tụ c ban đầ u liên quan đến thờ cú ng Thá i Nhấ t (Đô ng Hoà ng Thá i
Nhấ t), sau hợ p nguyên vớ i phong tụ c Phậ t giá o tuy có thờ i kỳ khô ng đượ c thịnh hà nh ở
đầ u triều Tù y nhưng cà ng ngà y cà ng đượ c xiển dương trở thà nh mộ t nghi lễ quan
trọ ng củ a ngườ i Trung Hoa. Quyển 49 Đường hội yếu (Bộ sử ghi chép về điển chương,
chế độ đờ i Đườ ng và lịch sử diên cá ch củ a nó ; gồ m 100 quyển; đượ c biên soạ n dự a
trên sự kế tụ c bộ Đường cửu triều hội yếu củ a Tô Miện và bộ Tục hội yểu củ a nhó m
Thô i Huyễn, Dương Thiệu Phụ c) đã ghi chép rấ t nhiều về việc chơi hộ i Nguyên tiêu và
mô tả kỹ lưỡ ng chi tiết hoa đă ng nghinh phú c cao mấ y trượ ng đặ t trướ c cổ ng kinh
thà nh, ngườ i dâ n chơi cá c trò đố có thưở ng ai thắ ng đượ c nhiều phầ n thưở ng là hoa
đă ng nhấ t thì xem như đượ c may mắ n… thể hiện mộ t thờ i kỳ kinh tế xã hộ i phầ n vinh
thờ i Sơ trung Đườ ng. Cá c tranh vẽ thờ i Minh về vui chơi lễ hộ i Nguyên tiêu cũ ng thể
hiện sự vui vẻ yếu tố lã ng mạ n củ a lễ hộ i nà y và gầ n như khô ng quá thiên về yếu tố tín
ngưỡ ng dù ban đầ u nó xuấ t phá t từ tín ngưỡ ng.
Như thế cá c ghi chép về nguồ n gố c cũ ng như mô tả tậ p tụ c đều xuấ t phá t từ ý
nghĩa soi sá ng củ a hoa đă ng tạ o nên vẻ rự c rỡ lộ ng lẫ y củ a kinh thà nh cũ ng như nhữ ng
đô thị phồ n vinh; đó cũ ng chính là đặ c trưng củ a Nguyên tiêu, thể hiện trong mộ t số
tên gọ i như: Lễ hộ i Hoa đă ng, Hoa đă ng thà nh hộ i, Hộ i đèn lồ ng mù a xuâ n….

3
陈元靓:《岁时广记》,见《丛书集成初编》第 179 - 181 册,上海:商务印书馆,1937 年
(Trầ n Nguyên Tịch, , Tuế thời quảng ký, trong “Tù ng thư tậ p thà nh sơ biên”, Thượ ng Hả i, Nam Vụ ấ n thư quá n, 1937, , Tr 179 -
181)
Ả nh: Tết Nguyên tiêu đầ u xuâ n (Thờ i Minh) 4
2.2 Nguồn gốc của Nguyên tiêu theo truyền thuyết dân gian:
Sử liệu thờ i Há n chép về Thá i Nhấ t hay hệ thố ng Đạ o gia, Phậ t giá o về cơ bả n là
nhữ ng truyền thuyết đượ c Sử hó a củ a ngườ i Trung Hoa như mộ t phương phá p chứ
hoà n toà n khô ng thể xem đó là sử họ c như khá i niệm sử họ c sau nà y. Tấ t nhiên yếu tố
sử vẫ n đậ m hơn yếu tố truyền kỳ. Trong dâ n gian thì cò n truyền nhữ ng câ u chuyện về
nguồ n gố c củ a Tết Nguyên Tiêu củ a ngườ i Hoa đượ c truyền tụ ng nhiều, có thể tính hai
truyền thuyết đượ c nhiều ngườ i thừ a nhậ n trong cộ ng đồ ng ngườ i Hoa trên thế giớ i.
Truyền thuyết thứ nhấ t kể rằ ng: ngà y xưa có mộ t con chim phượ ng từ trên thiên
đình bay xuố ng hạ giớ i đã bị mộ t ngườ i thợ să n bắ n chết. Để trả thù cho con chim
phượ ng, Ngọ c Hoà ng đã sai mộ t độ i quâ n thiên đình đú ng ngà y 15 thá ng Giêng xuố ng
hỏ a thiêu toà n bộ con ngườ i và độ ng vậ t dướ i hạ giớ i. Rấ t may cho loà i ngườ i là có mộ t
số vị thầ n trên thiên đình khô ng đồ ng ý vớ i quyết định có phầ n hơi nặ ng tay củ a Ngọ c
Hoà ng. Họ đã liều mình xuố ng hạ giớ i để hiến kế cho chú ng sinh. Thế là nhà nhà treo
đèn lồ ng và bắ n phá o hoa để trên thiên đình tưở ng rằ ng nhà cử a củ a họ đã bị phó ng
hoả . Nhờ đó mà loà i ngườ i mớ i thoá t khỏ i cả nh diệt vong.

4
中国国家博物馆藏 (1966) 新年元宵景图, 江苏苏州市虎丘乡的新庄出土
Truyền thuyết thứ hai đầ y lã ng mạ n: Tương truyền vua Há n Võ Đế (157-87 trướ c
CN) có mộ t sủ ng thầ n tên là Đô ng Phương Só c, bả n tính hiền là nh và hà i hướ c. Mộ t
nă m nọ và o mù a đô ng, tuyết rơi đầ y trờ i, Đô ng Phương Só c ngự hoa viên há i hoa mai
cho vua. Khi ô ng bướ c và o cổ ng vườ n, liền phá t hiện có mộ t cung nữ khó c ló c thả m
thiết chuẩ n bị lao đầ u xuố ng giếng. Đô ng Phương Só c vộ i vã bướ c về phía trướ c để giả i
cứ u và hỏ i lý do vì sao cô phả i tự trầ m. Cung nữ xưng tên Nguyên Tiêu, trong nhà cò n
có cha mẹ và mộ t cô em gá i, từ nhỏ sau khi tiến cung, nà ng chưa mộ t lầ n gặ p lạ i ngườ i
thâ n. Mỗ i nă m thá ng Chạ p đi qua rồ i mù a xuâ n lạ i đến, cà ng thương nhớ ngườ i thâ n
hơn cả ngà y thườ ng, nghĩ rằ ng khô ng thể tậ n hiếu vớ i cha mẹ, chi bằ ng chết đi cò n
hơn. Đô ng Phương Só c nghe xong cả nh ngộ củ a nà ng, rấ t cả m thô ng, liền đả m bả o vớ i
nà ng, nhấ t định sẽ bà y cá ch để nà ng đoà n tụ vớ i gia đình.
Mộ t ngà y nọ , Đô ng Phương Só c xuấ t cung, ô ng bà y mộ t quầ y bó i toá n trên con
đườ ng chính củ a kinh thà nh Trườ ng An, nhiều ngườ i tranh nhau để đượ c ô ng xem bó i
cho mình. Thậ t bấ t ngờ , kết quả củ a mỗ i ngườ i đều giố ng như nhau là "đố t chá y thâ n
thể và o ngà y mườ i sá u thá ng Giêng". Thế là cả kinh thà nh Trườ ng An rấ t hoang mang
sợ hã i. Mọ i ngườ i đổ xô tìm hỏ i giả i nạ n. Đô ng Phương Só c cho biết: "Và o buổ i tố i ngà y
rằ m thá ng giêng, Hỏ a thầ n quâ n (Thầ n lử a) sẽ phá i mộ t vị Xích Y Thầ n Nữ (nữ thầ n á o
đỏ ) xuố ng trầ n điều tra, bà là sứ giả phụ ng chỉ Ngọ c Hoà ng thiêu đố t Trườ ng An, ta sao
chép bà i kệ cho cá c ngươi, có thể là m cho đương kim thiên tử nghĩ ra mộ t biện phá p".
Nó i xong, ô ng ném mộ t trang giấ y đỏ , và đi rấ t nhanh. Mọ i ngườ i cầ m trang giấ y mà u
đỏ , nhanh chó ng đi đến hoà ng cung cá o bẩ m cù ng hoà ng thượ ng.
Vua Há n Vũ Đế xem qua, chỉ thấ y trên trang giấ y có dò ng chữ : "Kiếp nạ n tạ i
Trườ ng An, lử a đi và o cung khuyết, ngà y mườ i lă m lử a trờ i, suố t đêm ắ t diệt tuyệt".
Xem xong trong lò ng vua kinh sợ , vộ i mờ i Đô ng Phương Só c tú c trí đa mưu đến hỏ i kế
sá ch đề phò ng. Đô ng Phương Só c giả vờ suy nghĩ mộ t lú c, rồ i tâ u: "Tô i nghe nó i cá c vị
thầ n lử a thích ă n nhấ t là bá nh trô i, nà ng Nguyên Tiêu trong cung chẳ ng phả i đã
thườ ng nấ u bá nh trô i cho hoà ng thượ ng ngự đó sao ? Và o đêm rằ m có thể bả o Nguyên
Tiêu là m bá nh trô i, hoà ng thượ ng thắ p hương thượ ng cú ng, truyền lịnh mỗ i nhà trong
Kinh thà nh đều phả i là m bá nh trô i, cù ng dâ ng cú ng cho Thầ n lử a. Lạ i truyền lệnh cho
thầ n dâ n treo đèn khắ p nơi, khắ p kinh thà nh đố t phá o, bắ n phá o hoa, giố ng như lử a
dậ y khắ p kinh thà nh, như vậ y mớ i có thể giấ u đượ c Ngọ c Đế. Ngoà i ra, nên thô ng bá o
bá tá nh ngoà i thà nh, và o tố i mườ i lă m và o kinh thà nh thưở ng đèn, lẫ n trong đá m đô ng
sẽ giả i trừ tai nạ n". Sau khi vua nghe xong, rấ t vui, liền hạ chỉ lệnh cho mọ i ngườ i là m
theo lờ i tâ u củ a Đô ng Phương Só c.
Nhữ ng truyền thuyết kiểu nà y rấ t nhiều, mang mà u sắ c lã ng mạ n, từ đó có thể
hình dung tụ c đố t đèn gắ n bó rấ t sâ u sắ c vớ i lễ hộ i Nguyên tiêu. Cá c á ng thơ vă n dâ n
gian Đô n Hoà ng đều thể hiện vẻ đẹp lung linh, đèn sá ng rự c rỡ nà y…
Ngườ i Trung Quố c cò n gọ i Nguyên tiêu là Lễ Tình nhâ n, dù khô ng có sử liệu
nhưng đượ c lý giả i đó là ngà y mà phụ nữ Trung Quố c xưa đượ c vui chơi, thỏ a má i hơn
ngà y thườ ng, và vẻ đẹp rự c rỡ củ a ngà y lễ lẫ n nhữ ng truyền thuyết đầ y mơ mộ ng kia
lạ i là mộ t ví dụ . Nhữ ng ghi chép củ a cá c sá ch phong tụ c cổ Trung Hoa nhấ t là thờ i
Đườ ng, thờ i Minh đều tá i hiện hình ả nh kinh thà nh sá ng rự c rỡ , nhiều trò chơi diễn ra,
khô ng khí vui vẻ ná o nhiệt, ai nấ y đều mang mộ t ướ c vọ ng đầ u nă m, nên cũ ng là nơi
gieo nhâ n duyên hẹn hò củ a nam thanh nữ tú …vì thế họ lã ng mạ n gọ i đâ y là Lễ Tình
nhâ n củ a Trung Hoa.
3. Nguồn gốc loại hình của Tết Nguyên tiêu của người Hoa tại Việt Nam
Di dâ n do lịch sử và di dâ n do kinh tế, ngườ i Hoa đã trở thà nh mộ t bộ phậ n dâ n
tộ c cấ u thà nh nên sự đa sắ c mà u củ a cá c dâ n tộ c Việt Nam. Họ mang theo tín ngưỡ ng,
tậ p tụ c trong đó có lễ hộ i Nguyên tiêu đến Việt Nam (tấ t nhiên cầ n hiểu rằ ng, vớ i sự
ả nh hưở ng củ a vă n hó a Trung Hoa thờ i cổ trung đạ i, Việt Nam cũ ng có Tết nguyên tiêu,
nhưng lễ hộ i Nguyên tiêu củ a ngườ i Hoa mang mộ t nộ i hà m khá c và phương thứ c thể
hiện đặ c trưng dâ n tộ c). Tuy rằ ng ở Trung Quố c, nguồ n gố c lễ hộ i Nguyên tiêu đượ c lý
giả i trên nhiều phương diện và có rấ t nhiều nguồ n gố c mang tính truyền thuyết nhưng
phâ n tích ở tính mô hình, lễ hộ i nà y nằ m trong mô hình lễ hộ i củ a cá c nướ c sử dụ ng
nô ng lịch; kết thú c mộ t nă m cũ , mở ra mộ t nă m mớ i gắ n liền vớ i cá c phong tụ c nghi
thứ c lễ hộ i và chuẩ n bị xuấ t hà nh là m ă n v.v… nên khi theo ngườ i Hoa đến cá c nướ c
khá c thì yếu tố nguồ n gố c sử họ c và nguồ n gố c truyền thuyết có thể nhạ t đi nhưng yếu
tố loạ i hình đậ m hơn. Vì thế ở Việt Nam cũ ng như mô hình trên thế giớ i, ngườ i Hoa
kiều có khuynh hướ ng đoà n tụ gia đình và bả o lưu cũ ng như phô trương cá c đặ c sắ c
vă n hó a củ a nhó m dâ n tộ c qua lễ hộ i Nguyên tiêu. Ở quậ n 5, ngườ i Hả i Nam cò n gọ i
đâ y là tết nhỏ , họ lí giả i đả o Hả i Nam mộ t vù ng đấ t bao quanh là biển, Nguyên tiêu là
dịp đoà n tụ gia đình trướ c lú c ra khơi. Ngườ i Hẹ ở vù ng nú i cao cũ ng lý giả i đâ y là thờ i
điểm tụ họ p để trướ c khi đi xa, là m ă n cho mộ t nă m mớ i. Ngườ i Quả ng Đô ng, Triều
Châ u vớ i ý thứ c kinh doanh rấ t rõ , tính thị dâ n cao nên Nguyên tiêu lạ i là nơi để vui
chơi, giao kết cộ ng đồ ng, bang giao là m ă n, và cầ u tà i cầ u lộ c…
Như vậ y vớ i nhiều nguồ n gố c, trườ ng phá i và đặ c biệt yếu tố loạ i hình là hộ i hè
nên Nguyên Tiêu có khả nă ng dung nạ p đượ c rấ t nhiều thứ và sẽ phá t triển mạ nh tạ i
cá c đô thị lớ n, cá c vù ng khô ng phả i đô thị sẽ nặ ng ở tính nghi lễ. Nguồ n gố c ban đầ u chỉ
cò n là mộ t dấ u tích vì khô ng cò n nhiều ngườ i biết đến nó , dù sá ch vở có ghi chép; và
cà ng lâ u ngà y gầ n như họ khô ng cò n quan tâ m về nguồ n gố c củ a nó ; ở Trung Quố c thì
Nguyên tiêu vẫ n cò n nhiều biểu hiện gầ n vớ i nguồ n gố c, cò n ở Chợ Lớ n – quậ n 5 Thà nh
phố Hồ Chí Minh bâ y giờ , có thể xem như nơi tụ hộ i lớ n nhấ t củ a ngườ i Hoa Nam Bộ -
Nguyên tiêu đã có chỗ xa vớ i nguồ n gố c ban đầ u, chỉ cò n giữ lạ i ý nghĩa lớ n nhấ t là
ngà y lễ hộ i có tính cộ ng đồ ng; và là dịp phô diễn nhữ ng đặ c sắ c củ a cộ ng đồ ng nhó m
vớ i ý thứ c bả o tồ n vă n hó a dâ n tộ c rấ t mạ nh mẽ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


TIẾ NG TRUNG
1. 黎清秋, (2013), 臺灣與越南傳統節慶文化的比較研究, 國立臺中教育大學語 教育
學 系 碩 士 班 碩 士 論 文 . (Lê Thanh Thu, 2013, Nghiên cứu so sánh văn hóa Lễ tết
truyền thống Đài Loan và Việt Nam; luậ n vă n Thạ c sỹ, Đạ i họ c Sư phạ m Quố c gia Đà i
Trung)
2. 司马迁:《史记》,北京:中华书局,1982 年. (Tư Mã Thiên, Sử Ký, Trung Hoa Thư cụ c,
Bắ c Kinh, 1982)
3. 洪迈:《容斋随笔》,上海:上海古籍出版社,1996 年。(Hồ ng Mạ i, Dung Trai tùy bút,
Thượ ng Hả i cổ tịch xuấ t bả n , Thượ ng Hả i, 1996)
4. 陈元靓:《岁时广记》,见《丛书集成初编》第 179 - 181 册,上海:商务印书馆,1937
年。(Trầ n Nguyên Tịnh, Tuế thời quảng ký, trong “Tùng thư tập thành sơ biên” ,
Nam Vụ ấ n thư quá n, Thượ ng Hả i 1937, Tr. 179 – 181)
5. 朱弃:《 曲消旧闻 》,见《 历代史料笔记丛刊 》,北京:中华书局,2OO2 (Châ u Khí,
Khúc tiêu cựu vấn, trong Cổ đại sử liệu bỉ ký tùng san, Trung Hoa thư cụ c, Bắ c Kinh,
2002)
5. 王三聘:《古今事物考》,上海:上海书店, 1987 年。 (Vương Tam Sính, Cổ kim sự
vật khảo, Thượ ng Hả i thư điếm, Thượ ng Hả i, 1987)

TIẾ NG VIỆ T
6. Trù ng Dương, (2017), Nguyên tiêu của một Huê kiều dòng họ ở Sài Gòn hơn 200
năm
https://tuoitre.vn/nguyen-tieu-cua-mot-hue-kieu-dong-ho-o-sai-gon-hon-200- nam-
1263289.htm
7. Cao Quố c Phiên, Dân tục học Trung Quốc cổ (Dịch giả Đà o Vă n Họ c), Nxb Vă n hó a
thô ng tin, 1995

SÁ CH Ả NH
8. 中国国家博物馆藏,新年元宵景图,江苏苏州市虎丘乡的新庄出土, 1996 年 (Bả o
tà ng Quố c gia Trung Quố c, Tâ n niên Nguyên tiêu ả nh đồ , Khả o cổ khai quậ t tạ i Tâ n
Trang, Thị trấ n Hổ Khâ u, Thà nh phố Tô Châ u, Tỉnh Giang Tô )

You might also like