9. VỢ NHẶT

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

9.

VỢ NHẶT

9.1. Một số yêu cầu chính


(Chú ý: 9.1.1 và 9.1.2 là đề khái quát, đề thi thường chỉ hỏi một khía cạnh, các luận điểm sẽ nằm
trong đề khái quát. Nếu khả năng ghi nhớ của con chưa tốt thì chỉ cần cố gắng nhớ đề khái quát
thôi, sau đó tùy vào đề thi thực tế để thêm bớt luận điểm sao cho linh hoạt nhé)
9.1.1. Phân tích tình huống truyện
- Giới thiệu tình huống truyện
+ Khái niệm:
• Tình huống truyện là một tình thế đặc biệt của đời sống, chứa đựng biến cố, góp phần làm
nổi bật tính cách nhân vật, tư tưởng tác phẩm.
• Phân loại: Tình huống nhận thức, tình huống hành động, tình huống tâm trạng. CTNX
thuộc kiểu tình huống nhận thức.
+ Tình huống truyện trong “Vợ nhặt”: Tình huống nhặt vợ bất ngờ, khó tin
- Phân tích tình huống truyện
+ Tình huống lạ:
• Tình huống được gợi mở ngay từ nhan đề của tác phẩm: Nhan đề tả thực, gai góc, trụi
trần, không mang tính biểu tượng như “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
• Tình huống đùa hóa thật: Tràng (nghèo, xấu, thô kệch, hơi dở tính, dân ngụ cư, khó lấy
vợ) chỉ qua câu hò phất phơ giữa chợ (“Muốn ăn cơm trắng mấy giò này…”) mà lấy được
vợ một cách chóng vánh, dễ dàng
• Tình huống thật như đùa: Việc hệ trọng được thực hiện một cách bâng quơ, xoàng xĩnh
+ Từ cái lạ:
• Giá trị nghệ thuật: Tình huống độc đáo -> Tạo sự tò mò cho người đọc và sự hấp dẫn cho
tác phẩm.
• Giá trị hiện thực: Cái đói (làng quê ngày đói, đám cưới ngày đói, con người ngày đó)
• Giá trị nhân đạo: Xót thương (số phận) – Phê phán (chế độ) – Khẳng định (phẩm chất: giàu
yêu thương, giàu khát vọng) – Tin tưởng (khả năng đổi đời)

9.1.2. Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật
(Mỗi một từ ứng với một chặng trong diễn biến tâm lý của nhân vật, con xác định dựa vào đoạn
trích cụ thể trong đề nhé)
- Nhân vật Tràng: Liều lĩnh -> Hạnh phúc -> Ý thức bổn phận -> Dự cảm tương lai.
- Bà cụ Tứ: Ngỡ ngàng -> Buồn lo -> Thương xót -> Hạnh phúc
- Cô vợ nhặt: Trâng tráo -> E thẹn -> Biến đổi -> Dự cảm tương lai.
- Dân làng: Lo thay -> Vui lây
(Đề bài hỏi đoạn trích nào thì nhận diện xem tâm trạng chủ đạo được miêu tả trong đoạn trích ấy
là gì.)
9.1.3. Phân tích sự biến đổi của nhân vật Tràng hoặc thị
Đề này rất có thể sẽ ghép 02 đoạn văn ứng với hai chặng trước và sau khi thành vợ chồng để so
sánh sự biến đổi của nhân vật. Có thể triển khai thành 02 luận điểm:
- Tình cảnh thê thảm của người nông dân nghèo trong nạn đói
- Những biến chuyển của nhân vật: trước và sau
9.1.4. Phân tích một số đoạn
Các đoạn trích nhỏ trong Vợ nhặt thường xoanh quanh 02 luận điểm sau:
- Tình cảnh thê thảm của người nông dân nghèo trong nạn đói
- Tình thương, niềm tin, khát vọng sống của người nông dân nghèo trong nạn đói

9.2. Một số yêu cầu phụ


9.2.1. Nhận xét tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Kim Lân
- Xót thương cho số phận…
- Lên án thế lực bạo tàn…
- Khẳng định phẩm chất tốt đẹp…
- Tin tưởng vào khả năng đổi đời của người lao động,
-> Tư tưởng nhân đạo vừa kế thừa tư tưởng nhân đạo trong văn học truyền thống, vừa tiếp thu và
sáng tạo tư tưởng nhân đạo thời đại mới – thời đại cách mạng.
9.2.2. Nhận xét cái nhìn của Kim Lân về con người:
Lưu ý:
+ Triển khai gần giống 9.2.1: Cái nhìn xót thương (số phận), cái nhìn trân trọng (phẩm chất), cái
nhìn tin tưởng (khả năng đổi đời)
+ Nếu đề chỉ hỏi về sự mới mẻ trong cái nhìn: Cần nhấn mạnh cái nhìn tin tưởng vào khả năng
đổi đời, khả năng đấu tranh của con người (VHVN trước 1945 hầu như không có ý này, nếu có
cũng rất mỏng manh: Chị Dậu đánh lại cai lệ và người nhà lý trưởng nhưng kết cục vẫn là “trời tối
đen như mực, đen như cái cái tiền đồ của chị”; Chí Phèo đâm chết Bá Kiến cũng là phản kháng
nhưng sau vẫn tự sát, “cái lò gạch cũ” đóng lại tác phẩm)
9.2.3. Nhận xét cái nhìn của Kim Lân về hiện thực
- Cái nhìn chân thực, mang tính khái quát cao: Bức tranh làng quê ngày đói, con người ngày
đói, đám cưới ngày đói.
- Cái nhìn sâu sắc, tinh tế, mới mẻ: Không chỉ phản ánh bề mặt mà còn đi vào bề sâu của hiện
thực để khám phá đời sống tâm hồn nhân vật (phẩm chất, khát vọng, khả năng đấu tranh.)
9.2.4. Nhận xét nghệ thuật văn xuôi Kim Lân: Nghệ thuật xây dựng tình huống, Nghệ thuật xây
dựng nhân vật, Nghệ thuật xây dựng chi tiết, Ngôn ngữ bình dị mà sâu sắc.

(Trên đây là những tình huống khái quát, con cần phụ thuộc vào tình huống cụ thể từng đề bài để
thêm bớt sao cho linh hoạt. Con cũng có thể diễn đạt cách khác, miễn là đủ ý nhé.)

You might also like