Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Berlin 23 giờ 30 phút, đã lâu lắm rồi nó mới lại thức khuya như cái hồi nó vẫn thường

hay như vậy ở Hà Nội, sự lạnh lẽo trống vắng một mình trong căn phòng lớn, khiến nó
ngẫm … ngẫm về bao sự đổi thay trong cuộc đời nó, kể từ ngày đầu nó đặt chân lên
đất nước Đức này, khoảng gần hai năm về trước. Tốt nghiệp ở một trường Đại học y
danh tiếng tại Hà nội, nó mong ước sang nơi này sẽ là được áp dụng những kiến thức
và kinh nghiệm của nó áp dụng vào nền Y học hiện đại ở đây, nên nó quyết định sang
Đức theo diện học nghề Điều dưỡng chăm sóc người già trong trại dưỡng lão, dù nó
không một người thân nơi đây lại là đứa con gái duy nhất trong nhà. Như bao người
Việt mới đặt chân sang nước Đức nó gặp biết bao nhiêu khó khăn về Giao thông, nhà
cửa, đồ ăn, chi tiêu … rồi những thủ tục rắc rối theo luật nước Đức … nhưng những
thứ đó không phải là những điều nó muốn nhắc đến. Nó nghĩ về nhiều hơn những ngày
tháng không giống như mơ của nó trong trại dưỡng lão. Nó sụp đổ, nó thất vọng và
chán trường hoàn toàn, vì những thứ ở đây là quá khác với những gì nó nghĩ hay tưởng
tượng qua những lời nói, hay đồn thổi ở Việt Nam. Một tháng đầu đi viện công việc
hàng ngày của nó là tắm, cho các cụ ăn, và … đưa các cụ đi vệ sinh. Những thứ mà
trước đây ở Việt nam nó chưa từng bao giờ phải làm, hay hình như trong trường nó
cũng chưa bao giờ nhắc đến. vì đây chẳng phải là những công việc của người nhà bệnh
nhân sao? Sau một tuần đầu, nó thạo việc hơn nên còn được giao cho thêm các cụ phải
ngồi xe lăn, ko tự đi lại được, vấn đề thêm là phải làm sao bế được các cụ trung bình
khoảng 80kg từ giường sang xe lăn? Lại là một vấn đề trường của nó không dạy, vì
hình như ở Việt nam mình đây chẳng phải là công việc của đội vận chuyển hay sao?
Trước nó vẫn gọi suốt mà, nếu cần vận chuyển bệnh nhân đi chiếu chụp. Sau một
tháng, nó thạo như một nhân viên trong khoa về việc tắm rửa bệnh nhân, nên được
giao thêm cả những bệnh nhân nặng liệt giường của khoa, lại thêm một vấn đề về lăn
trở các cụ sao cho đúng để phòng tránh loét tì đè, cái này hình như trước ở Việt nam
có học nhưng chỉ là để tư vấn cho người nhà bệnh nhân thực hiện thôi … Ngày qua
ngày nó nhận lại được là những nụ cười, niềm vui, tấm lòng của các cụ dành cho nó,
cuộc sống trong trại dưỡng lão với các cụ thật tẻ nhạt và cô đơn, khi các con các cháu
họ vì bận việc, vì ở xa mà không đến thăm được, nên họ dành tình cảm cho chúng tôi,
những người chăm sóc họ hàng ngày, họ vui khi tôi nói chuyện với họ, dù lúc đó
khoảng cách ngôn ngữ của tôi vẫn còn lớn lắm, rồi tôi vui khi một cụ biếng ăn nhưng
hôm nay ăn hết phần ăn của cụ khi tôi bón. Thời gian trôi qua, sang tháng thứ 2 tôi
thực tập ở viện, tôi đã thạo những công việc tắm, rửa cho các cụ ăn hay đi vệ sinh.
Cũng là lúc tôi để ý hơn về bệnh học của các cụ. Hôm đó vẫn như những buổi sáng
khác, tôi giúp Fr. V tắm. Cụ khoảng gần 100 tuổi, phải ngồi xe lăn và đeo răng giả. Tôi
giúp cụ tăm, thay đồ xong, bế cụ sang xe lăn, hôm nay cụ mệt không thân thiện, vui
mừng khi gặp tôi như bình thường, nhưng thỉnh thoảng cụ vẫn thế, nếu cụ nhớ đến các
con, các cháu cụ. Sau đó tôi để cụ ngồi trên xe lăn, tôi vào nhà tắm vệ sinh hàm răng
giả rồi mang ra lắp cho cụ. Lúc tôi ra, cụ ngồi lệch sang một bên, nửa bên phải cụ gần
như trượt ra ngoài xe lăn và không có lực, tuy nhiên cụ vẫn còn một chút ý thức, tôi
định lắp răng giả cho cụ thì cơ mặt phải của cụ cũng giảm trương lực, khiến cơ miệng
bên phải của cụ trễ xuống, dù là chỉ một vài phút trước đây cụ vẫn bình thường, nhưng
tôi nhận ra ngay đây là một cơn đột quỵ não, tôi thông báo cho một chị chịu trách
nhiệm trong ca trực ngày hôm đó, rồi chị gọi cấp cứu, tôi giúp chị lấy dấu hiệu sinh
tồn cho cụ, trong chỉ vài phút đội cấp cứu đã đến nơi, họ kiểm tra xong rồi truyền
thuốc cho cụ ngay trên đường đưa cụ đến phòng cấp cưu bệnh viện. Sau khoảng một
tuần thì cụ được ra viện về khoa, với chuẩn đoán là cơn đột quỵ não, nhưng thật may
mắn vì được cấp cứu kịp thời nên cụ không có di chứng, dù cụ có yếu hơn trước nhưng
cụ không liệt như phần lớn các di chứng sau đột quỵ não ở Việt nam. Tôi bất ngờ vì
lần đầu chứng kiến một ca đột quỵ não xử lí nhanh, kịp thời đến vậy và không để lại di
chứng gì cả, và tôi cũng vui, tự hào về bản thân vì đã đóng góp một phần công sức nhỏ
vào trong sự cấp cứu. Từ đó cũng khiến tôi yêu cái nghề mình chọn hơn. Và nhận thấy
những kiến thức ngày trước tôi học được ở Việt Nam không phải là vô dụng. Thời gian
trôi qua, tôi nhận thấy tiếng Đức là thứ công cụ rất rất cần thiết cho tôi khi sống ở đây,
nên tôi quyết định đăng ký cho mình một lớp học tiếng Đức, và tìm bạn để học cùng
tôi trong những thời gian rảnh, và đây cũng là nơi tôi gặp và quen anh, người đã giúp
đỡ tôi rất nhiều trong những khó khăn mà tôi sau đó còn gặp phải. Anh một tràng trai
Berlin 29 tuổi, mong muốn học tiếng việt để tìm hiểu thêm về văn hóa việt, tôi mong
muốn học tiếng Đức vì cuộc sống của tôi yêu cầu. Chúng tôi gặp nhau từ 1-2 lần trong
tuần ở những quán cafe, hay công viên … để giúp nhau học tiếng. Thời gian trôi qua,
những câu chuyện mà chúng tôi đề cập đến không chỉ còn là những câu chuyện quanh
việc học, chúng tôi nói với nhau nhiều hơn về tình yêu, tình bạn … nhưng một người
bạn trai Đức thì tôi vẫn chưa từng bao giờ nghĩ đến, là vì tôi con một. Sau vài tháng
quen nhau, hôm ấy 03.10.2016 ngày thống nhất nước Đức, chúng tôi đi dạo với nhau
trước cổng thành, lúc đưa tôi về, anh ấy lần đầu tiên nói với tôi là anh ấy muốn làm
bạn trai của tôi, nói là thích tôi, .. tôi sững sờ, tim nghừng đập một chút, nhưng nghĩ là
không được nên tôi trả lời anh là tôi không hiểu những gì anh nói. Tối về anh nhắn tin
cho tôi xin lỗi là vì đã nhanh và vội vàng, (nhưng sau này khi ôn lại chuyện cũ, anh
bảo với tôi, thật sự là anh ấy chẳng có quen ai lâu như vậy mới dám nói thích đâu ^^)
Một tuần sau chúng tôi hẹn nhau để học, sau buổi học anh mời tôi đi ăn ở một nhà
hàng ý, và đây là lần thứ hai, anh lấy hết sức bình sinh để nhắc lại với tôi câu nói ấy
bằng tiếng việt, tôi vẫn chối là không hiểu vì anh nói tiếng việt sai. Nhưng thực tế vẫn
là nhưng lo ngại của tôi khi tôi là con một, khi những mối quan hệ các cặp đôi bên này
chỉ là như sống chung, hay sống thử chứ không đi đến hôn nhân như Việt Nam, như
hiểu được tôi nghĩ gì, hôm đó anh nói với tôi rất nhiều, rằng anh quen với tôi một cô
gái người Việt là anh đã tìm hiểu hết những nét truyền thống ở Việt Nam và nói với tôi
yên tâm vì anh thực sự muốn với tôi một mối quan hệ nghiêm túc. Sau đó tôi nhận lời
yêu anh, cũng là bắt đầu những ngày tháng sau này của tôi lúc nào cũng có nhau. Cũng
từ đấy anh là một động lực rất lớn để tôi vượt qua những khó khăn trong cuộc sống,
sau này khi đi thực tập ở viện, tôi chững chạc hơn, và cũng phải làm nhiều việc liên
quan đến điều trị hơn, cũng vì thế mà đôi khi tôi không tránh được xích mích với nhân
viên trong viện. Rồi tôi làm việc chung với nhóm các bạn học sinh đức (chúng tôi chỉ
những học sinh quản lí một khoa), tôi thấy không công bằng khi phân chia công việc
cho tôi, hay khi sắp cho tôi cuối tuần nào cũng phải đi làm … Những lúc đó tôi nghĩ
đến anh ấy, và tự nhủ „ Uhm, thôi mình vất vả một chút cũng được, nhưng có anh ấy
mình sẽ vượt qua“ Cứ như thế càng quen anh ấy tôi càng hiểu và yêu anh ấy hơn, và
hình như tôi cũng nhận lại được tương tự như anh ấy, càng quen nhau chúng tôi càng
yêu nhau và giúp đỡ nhau nhiều hơn. Rồi sau dự án học sinh quản lý một khoa ấy, tôi
được nghỉ mười bốn ngày, và anh ấy cũng đăng ký lịch nghỉ giống tôi, chúng tôi đặt vé
máy bay về Việt Nam để anh ấy ra mắt gia đình tôi và theo đúng như phong tục Việt
Nam chúng tôi tổ chức một đám mang trầu nhỏ, và cũng là làm thủ tục để tiến tới hôn
nhân. Hiện tại, còn bốn tháng nữa là tôi sẽ kết thúc khóa học nghề điều dưỡng chăm
sóc người già, và tôi cũng đã xin được một công việc trong một trại dưỡng lão gần nơi
anh ấy ở, cũng là nơi tôi sẽ chuyển đến khi ra trường, hơn nữa chúng tôi cũng đã gần
hoàn tất thủ tục kết hôn, và dự định kết hôn vào cuối năm nay, sau đó sẽ cùng nhau đặt
vé về Việt Nam, để làm một bữa tiệc nhỏ ăn mừng với gia đình, bạn bè nữa. Dù cuộc
sống lúc nào cũng không hết những trông gai nhưng chúng tôi sẽ cùng nhau cố gắng
để vượt qua. Và nhìn lại sau hai năm tôi rất hài lòng với cuộc sống của tôi hiện tại,
cảm ơn những gì nước đức đã mang lại cho tôi.

You might also like