Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

1.

Tự giới thiệu
- Em xin chào hội đồng phỏng vấn. Em xin tự giới thiệu. Em là Ngô Đức Duy.
26 tuổi. Quê quán: Hải Phòng
- Về công việc, em đã có 4 năm làm việc tại ngân hàng. Công việc gần đây nhất
của em làm là tại ABBANK với vị trí CVQHKH SME. Công việc chủ yếu là
phân tích sản phẩm để tìm kiếm đối tượng khách hàng phù hợp, sau khi tìm
được khách hàng sẽ tiếp tục thu thập hồ sơ để phân tích khách hàng, trình và bảo
vệ hồ sơ lên các cấp phê duyệt.
- Hiện tại, em có định hướng muốn chuyển đổi sang công việc BA. Ngoài những
kinh nghiệm đã có, em có tham gia đào tạo cấp cấp chứng chỉ 36 buổi về IT BA
tại VTI Academy. Được tham gia dự án giả lập để vừa học vừa thực hành. Trong
dự án em được đào tạo về:
1. khai thác yêu cầu nghiệp vụ của KH bằng một số techniques: interview,
document analysis, obsevation, prototype, brainstorming, questionnaires and
surveys. 4 loại requirements cần khai thác được: Business requirement;
Stakeholder requirement; Solution requirement (functional và non-functional);
transtion requirement
2. mô hình hóa những yêu cầu nghiệp vụ đó (Scope model: user story; use case
diagram; cây phân rã chức năng/ Process model: activity diagram/ Interface
model: mockup/ Data model: State transition;ERD-mô hình CSDL quan hệ; sử
dụng lệnh cơ bản mySQL/ Rule model: decision/table tree) để hoàn thành tài
liệu đặc tả yêu cầu URD, đặc tả tính năng SRS
- Tự đánh giá bản thân hiện tại với vị trí BA tại ngân hàng:
+ kiến thức IT: là 1 người trái nghành nên phần kiến thức về công nghệ là thiếu
xót lớn nhất của em hiện nay. Ngoài việc tự tìm hiểu những kiến thức trên mạng
thì em mong muốn có thể được học hỏi, định hướng thêm từ các anh chị đồng
nghiệp và các cấp quản lý để có thể nhanh chóng bổ sung phần kiến thức còn
thiếu này.
+ nghiệp vụ: em đã có 4 năm trực tiếp làm về nghiệp vụ tín dụng cho KH cá
nhân cả doanh nghiệp. Những nghiệp vụ còn lại như thanh toán, thẻ, tiền gửi,…
mặc dù chưa được trực tiếp xử lý nhưng em cũng đã có cái nhìn tổng quan khi
tham gia hỗ trợ trao đổi giữa KH và các phòng ban nội bộ
+ kỹ năng BA: đã được đào tạo như phần trình bày trên. Xong còn thiếu kinh
nghiệm trong thực tiễn. nhưng em tin với lý thuyết bài bản mình được học sẽ
giúp em sớm nắm bắt và xử lý được công việc
Em mong qua phần giới thiệu của mình sẽ giúp anh chị đánh giá được phần nào
về kinh nghiệm làm việc của em. Và em mong nhận được thêm những câu hỏi
từ phía anh chị.
Em cảm ơn ạ.

2. Lý do chuyển đổi công việc sang BA?


- Thay đổi định hướng công việc của bản thân: thay vì tập trung vào công việc
phát triển khách hàng thì em muốn tập trung vào chuyên môn nghiệp vụ nhiều
hơn
- Qua tìm hiểu trên blog, em nhận thấy BA là công việc phù hợp với sở thích
cũng như kinh nghiệm hiện tại của bản thân:
+ Theo quan điểm cá nhân của mình thì em thấy BA cần đến tư duy logic và sự
linh hoạt. Tư duy logic để nắm bắt và xử lý vấn để 1 cách hiệu quả. Còn linh
hoạt để làm quen được với nghiệp vụ mới; linh hoạt để xử lý các vấn đề phát
sinh với khách hàng và cả trong nội bộ; với khối lượng công việc nhiều cần linh
hoạt để sắp xếp và quản lý cho phù hợp với deadline
+ Liên hệ với công việc hiện tại em đang làm: Phân tích sản phẩm, phân tích
khách hàng về hồ sơ pháp lý, năng lực, tài chính, tài sản, tín dụng giúp em có kỹ
năng về việc thu thập thông tin, đánh giá, lập luận có cơ sở để tiếp tục trình và
bảo vệ hồ sơ lên các cấp có thẩm quyền phê duyệt
Trong quá trình xử lý hồ sơ, giao dịch cho khách hàng cũng giúp em có thêm kỹ
xử lý những tình huống phát sinh, làm việc với các phòng ban liên quan (pháp
lý, tài sản, vận hành, thẩm định,...), lên kế hoạch công việc thực hiện hàng theo
mức độ quan trọng và tính gấp rút
Cuối cùng, cũng giống như BA, CVQHKH là người trung gian tiếp nhận, phân
tích tính hợp lý trong nhu cầu của khách hàng sau đó chuyển tới những bộ phận
liên quan để đưa ra giải pháp giải quyết những nhu cầu đó.
-Cơ hội phát triển trong tương lai của nghề BA rất nhiều. Cùng với chủ trương
số hóa của Chính phủ sẽ đem đến rất nhiều cơ hội việc làm cũng như cải thiện
thu nhập

3. Phân tích sản phẩm để tìm kiếm đối tượng khách hàng phù hợp
Đối với các nhân: sản phẩm cấp tín dụng thường sẽ yêu cầu điều kiện về độ tuổi,
mức lương, lịch sử tín dụng, tài sản bảo đảm, hạn mức được tối đa được cấp, hồ
sơ cần cung cấp,...
Đối với doanh nghiệp SME: sản phẩm cấp tín dụng thường yêu cầu điều kiện
ngành nghề, doanh thu, lợi nhuận, báo cáo tài chính thuế, tài sản bảo đảm, năng
lực hoạt động, lịch sử tín dụng, xếp hạng tín dụng,...
4. Phân tích, đánh giá để trình và bảo vệ hồ sơ trước các cấp có thẩm quyền
phê duyệt
Phân tích những thứ liên quan đến hồ sơ pháp lý (ĐKKD, điều lệ, ccmd giám
đốc, ảnh công ty, KH liên quan)/ hồ sơ năng lực (hợp đồng đầu vào, hợp đồng
đầu ra)/ hồ sơ tài chính (BCTC, kê khai thuế, sổ phụ)/ hồ sơ tài sản (giấy chứng
nhận QSDĐ; báo cáo định giá)/ hồ sơ tín dụng (tờ trình đề xuất, CIC, xếp hạng
tín dụng, đề nghị và phương án vay vốn của KH)
Từ việc phân tích hồ sơ sẽ đánh giá được chân dung khách hàng liên quan đến
việc KH có đủ tư cách pháp nhân hay không? Năng lực làm việc như thế nào, có
ký được hợp đồng với các chủ đầu tư uy tín hay không, giá trị hợp đồng thường
là bao nhiều? Doanh nghiệp làm ăn có lãi hay không; các chỉ số về KPT có
nhiều hay không tại sao lại cho đối tác nợ; HTK tồn tại là công trình dở dang
hay là sản phẩm chưa bán được, có mang tính thời vụ hay không; KPtrả là nợ
các nhà cung cấp đầu vào tại sao lại nợ, do uy tín được nợ hay là không có tiền
trả nợ? Dòng tiền của khách hàng về như thế nào có khớp với BCTC hay
không?
Tài sản ai là chủ sở hữu, địa chỉ ở đâu, có vướng quy hoạch không, giá trị định
giá bao nhiêu, ngân hàng có thể cấp được hạn mức bao nhiêu trên giá trị đó?
Khách hàng có lịch sử tín dụng uy tín hay không, phương án sử dụng vốn có
hợp lý hay không? => Trình cho KH 1 hạn mức tín dụng (hạn mức được cấp=
nhu cầu VLĐ/vòng quay – phần vốn tự có: vốn lưu động ròng+vay TCTD+ vốn
huy động khác)
* nhu cầu VLĐ= giá vốn hàng bán+ chi phí phí hoạt động

5. Em làm gì ở trong dự án giả lập


Dự án giả lập em được thực hành là dự án: Xây dựng hệ thống bán sách online
trên website
Context: ngoài việc bán hàng trên cửa hàng theo cách truyền thống sẽ tích hợp
việc bán hàng trên cả website
Sau khi interview với stakeholder sẽ thu thập được những thông tin để từ đó tiến
hành phân tích. Trước khi phân tích sẽ phân loại thông tin (sử dụng kỹ thuật
FURPs- những mong muốn về chức năng, tính dùng được, tính tin cậy, hiệu
suất, hỗ trợ) => Viết User Story => Cây phân rã chức năng => Vẽ Use Case
Diagram bằng tool StarUML => Vẽ Activity Diagram => Vẽ mockup bằng tool
Balsamiq => Vẽ mô hình CSDL quan hệ ERD => Decision trees => Viết tài liệu
URD, SRS
Use Case Diagram: nêu ra những tính năng được sử dụng bởi các đối tượng là
khách hàng (đăng ký đăng nhập, tạo giỏ hàng, thanh toán online, theo dõi đơn
hàng), sale (quản lý đơn hàng, thông tin khách hàng), quản lý, bộ phận kho
(quản lý nhập, xuất kho), marketing (quản lý campaign CTKM), kế toán (quản
lý tiền công nợ)
Trong đó em tham gia viết tài liệu cho tính năng: tìm kiếm sản phẩm, tạo giỏ
hàng, thanh toán online bằng thẻ tín dụng

6. Câu hỏi tổng quan


BA là gì? Business analysis is the practice of enabling chage in an
organizational context, by defining needs and recommending solutions that
deliver value to stakeholders

Quy trình phát triển phần mềm: Business Analyst => Design =>
Implementation => Testing => Evolution

Mô hình phát triển phần mềm:


+ Water fall: Analysis => Design => Develop => Test => Deploy => Maintain
+ Mô hình Agile: Đặc trưng: Interation (tính lặp)/ Evolutionary (tăng trưởng)/
Adaptive (thích nghi)
Mô hình scrum: (Sprint 1) Analysis => Design => Develop => Test => Deploy
(sprint 2) => Analysis => ...
+ 3 trụ cột: Transparency (tính minh bạch)/ Inspection (thanh tra)/ Adaption
(thích nghi)
+ các vai trò trong scrum: PO (tạo ra product backlog và đưa backlog vào từng
sprin); Scrum master; Development team (đội sản xuất bao gồm BA, Dep,
Tester,...)
+ Quy trình trong 1 sprint: PO tạo product backlog => Sprint Planning (đưa
backlog nào vào sprint/ đầu ra của sprint?) => Triển khai thông thường 1-4
tuần: Daily meeting => Kết thúc: Sprint Review (chỉ ra những hạng mục đã
hoàn thành sau 1 sprint và nghe góp ý từ PO)+ Sprint Restrospective
(development team trao đổi để tìm cách tăng hiệu quả trong sprint tiếp theo)
Tài liệu SRS có gì?- Software Requirement Specification
Mô tả chi tiết yêu cầu cho phần mềm, tập chung vào các yêu cầu chức năng và
phi chức năng của hệ thống (bao gồm cả yêu cầu về dữ liệu, giao diện)
1. Mục đích, ý nghĩa, các từ viết tắt của tài liệu
2. Yêu cầu mức độ tổng thể: dữ liệu ERD (mô hình CSDL quan hệ);
business flow; use case diagram; state transition
3. Đặc tả use case (user story, workflow, mockup, business rule...)
4. Yêu cầu phi chức năng
5. Phần phụ lục
Chức năng:
+ Giúp đội phát triển xây dựng phần mềm chính xác
+ Giúp chuyên viên kiểm thử xây dựng kịch bản test
+ Giúp các bên liên quan hiểu rõ hệ thống, tránh conflict
+ Giúp dễ dàng bảo trì, nâng cấp

You might also like