Rv Sách Chiến Binh Cầu Vồng

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Cầu vồng tượng trưng cho những điều tốt đẹp bằng dãy màu sắc trong trẻo

mang
lại sau những cơn mưa. Phải chăng đằng sau những vệt sáng mờ ảo tưởng như
mong manh kia lại ẩn chứa một sức mạnh thật sâu sắc, mãnh liệt như những nhân
vật trong tác phẩm “Chiến binh cầu vồng” của nhà văn Andrea Hirata. Cuốn sách
là một bức tranh ngập tràn màu sắc: nỗi buồn xen niềm vui, nước mắt lẫn tiếng
cười.
Bất cứ ai chán học và hỏi tôi rằng một cuốn sách tiếp thêm động lực để học tập, thì
tôi sẽ vui vẻ giới thiệu với họ về Chiến binh cầu vồng của Andrea Hirata. Cuốn
sách đại diện tiêu biểu cho các tác phẩm văn học hiện đại của Indonesia được in ra
nhiều thứ tiếng, và nó vẫn đang truyền cảm hứng học tập mỗi ngày cho các bạn trẻ
trên toàn thế giới.

Chiến binh cầu vồng (trong tiếng Indonesia là Laskar Penlang) được dựa trên câu
chuyện có thực về thời thơ ấu của chính nhà văn, nên những nhân vật và những câu
chuyện trong cuốn sách đều rất chân thực và gần gũi. Ngay từ lần xuất bản đầu tiên
năm 2005, NXB Hội nhà văn, khổ 20.5 x 14, dày 428 trang, cuốn sách về ước mơ
và cuộc đấu tranh bền bỉ của thầy trò Muhammadiyah để gìn giữ giáo dục cho
chính mình đã đạt thành công vang dội. Nội dung cuốn sách cũng được chuyển thể
thành phim điện ảnh, nhạc kịch và phim truyền hình. Bộ phim “Chiến binh cầu
vồng” đạt doanh thu cao kỷ lục ở Indonesia đồng thời giành được nhiều giải
thưởng trong nước cũng như quốc tế. Nhờ thành công của bộ phim và cuốn sách
mà lượng khách du lịch tới đảo Belitong đã tăng đột biến.

Chiến binh trong trí tưởng tượng của bạn như thế nào? Là người có sức khỏe
phi thường, lớn mạnh, là kẻ luôn xung trận trong các cuộc giao tranh, xung
đột?

Ở một khía cạnh khác - một lăng kính sống của Andrea Hirata, chiến binh là những
đứa trẻ nghèo sống ở trên đảo Belitong, trong một xã hội Indonesia trước năm
1990 như dòng nước đục ngầu và đầy bất công, chúng đã đấu tranh bền bỉ suốt
chặng đường trưởng thành của mình, để giành lấy quyền học tập như giành lấy cả
sinh mệnh.
Chiến binh cầu vồng mở đầu câu chuyện bằng một buổi khai giảng của một ngôi
trường làng trên đảo Belitong, Indonesia. Buổi khai giảng ấy thật đặc biệt, bởi nó
là buổi học đầu tiên, nhưng cũng có thể là buổi học cuối cùng nếu trường không có
đủ số học sinh là 10 đứa. Có những kẻ luôn tìm đủ mọi cớ để buộc ngôi trường
phải đóng cửa, và không đủ 10 học sinh là một trong số đó. Thầy hiệu trưởng
Harfan, cùng cô Mus, và 9 đứa trẻ khác, dường như nín thở mỗi lúc kim đồng hồ
nhích sang. Tất cả chỉ có thể thở phào khi cậu học sinh cuối cùng của ngôi trường
xuất hiện.

Belitong là một hòn đảo xinh đẹp ở Indonesia, sự phân cấp giàu nghèo ở đó vô
cùng rõ rệt. 10 đứa học trò của ngôi trường làng đến từ những gia đình nghèo. Việc
đến trường của các cô cậu bé ấy là kết quả của việc đấu tranh giữa giữ lấy giấc mơ
con chữ hay mơ về những nông trường khai thác tiêu, khai thác thiếc... Bởi cái đói
thì ở trước mắt, giấc mộng chữ nghĩa dường như quá xa vời. Một sự thật hiển
nhiên mà chua chát đập vào mắt bọn trẻ rằng học chữ có thể sẽ chẳng kiếm được
tiền; nhưng làm cu li hái tiêu hay đốn trầm hương là có thể mua được ngay một
chiếc xe đạp mới.

Những đứa trẻ trong ngôi trường làng ấy gọi nhóm của mình là Chiến Binh Cầu
Vồng. “Chiến binh” nổi bật nhất trong tất cả là cậu bé Lintang thông minh, hiếu
học. Hàng ngày, Lintang phải đạp xe 80 cây số cả đi cả về trên một chiếc xe đạp tả
tơi, băng qua khu rừng có đầm lầy cá sấu để đến trường. Có lần Lintang phải bán
chiếc nhẫn cưới kỉ niệm của cha mẹ để mua ruột và xích xe mới vì chiếc xe đã quá
cũ. Nhưng Lintang chưa bao giờ bỏ một buổi học nào.

“Chiến binh” nổi bật thứ hai là cậu bé Mahar có tài năng nghệ thuật. Dù nghịch
ngợm và hay nghĩ ra những trò tinh quái, nhưng không ai có thể phủ nhận sức sáng
tạo tuyệt vời của Mahar. Hai cậu bé ấy đã làm thay đổi ngôi trường và những
người xung quanh mình.

Ngoài 10 cô cậu học sinh đầu câu chuyện, về sau nhóm tiếp nhận thêm Flo, Chiến
Binh Cầu Vồng có 11 thành viên. Ngoài ra, không thể không kể đến hai “chiến
binh” vĩ đại khác, người vừa là người dẫn đường vừa là hậu phương vững chãi trên
con đường tìm kiếm tri thức của các cô cậu bé: thầy hiệu trưởng Harfan và cô Mus.
Họ nghèo khổ nhưng tận tâm, đã thắp sáng và giữ vững ngọn đèn giáo dục.
Tác phẩm để lại cho người đọc những trăn trở, suy nghĩ cho người đọc. Đọc để
thấy chúng ta may mắn. Trong khi những đứa trẻ khác phải đấu tranh quyết liệt để
dành một “quyền cơ bản được quy định trong Hiến pháp”, quyền học tập thì chúng
ta được nhận một cách hiển nhiên. Trong khi nhiều người phí hoài cơ hội được học
tập của mình thì những đứa trẻ như Lintang dù cố gắng thế nào cũng không thể đến
trường được. Rồi chúng ta cũng sẽ cảm thấy như tác giả.
Tôi thất vọng vì có quá nhiều đứa trẻ thông minh buộc phải bỏ học nửa chừng
vì lí do tài chính. Tôi nguyền rủa tất cả những kẻ ngu dốt mà cứ làm ra vẻ
thông minh. Tôi căm ghét những đứa trẻ con nhà giàu không chịu học hành
đàng hoàng.
Liệu ai cũng may mắn như tác giả? Sau bao nhiêu năm làm một công việc nhàm
chán, kế hoạch A không thành, kế hoạch B cũng thất bại, có thể viết tiếp một kế
hoạch C, từng bước nỗ lực, học tập, lao động để hoàn thành nó? Trường học, đối
với chúng ta đôi khi đơn giản là nơi sáng lên nghe giảng, chiều đi về. Nhưng đối
với những đứa trẻ Mã Lai nghèo khó này, ngôi trường Muhammadiyah “đã trở
thành một biểu tượng, một biểu tưởng của niềm hi vọng được cắp sách đến trường
của những trẻ em nghèo khổ. Nếu ngôi trường này sụp đổ, trẻ em nông thôn sẽ mãi
mắc kẹt trong những vườn tiêu, nhà máy cùi dừa khô, những chiếc thuyền đang
chờ xảm và những của hàng của người Hoa. Chúng sẽ thiếu tin tưởng vào những
ngôi trường làng và không tin vào việc học nữa.”
Chiến binh cầu vồng là một câu chuyện chân thực, cảm động về hiện thực cuộc
sống, về tình bạn và tình thầy trò và hơn hết là về ý nghĩa đích thực của việc dạy và
học.
Học thức thể hiện lòng tự trọng, giáo dục thể hiện lòng sùng kính đối với đấng
tạo hóa, học tập không phải lúc nào cũng buộc chặt với những mục tiêu như
lấy được bằng cấp hay trở nên giàu có. Học tập là cao quý, là ca tụng nhân
bản, là niềm vui khi được cắp sách tới trường và là ánh sáng văn minh.
“Những thứ không thể làm bạn chùn bước thì nhất định làm bạn mạnh mẽ hơn”.

Đây không chỉ là một câu chuyện thuộc về quá khứ đất nước Mã Lai, hay một câu
chuyện riêng tư nào đó của những đứa trẻ nghèo khó ở ngôi trường lâu đời mà
cũng xập xệ nhất Belitong - ngôi trường Muhammadiyah. Mà còn là câu chuyện
của mọi thế hệ của mọi thời đại, vì nó nói lên chân lý của việc học, sức mạnh của
tri thức, cốt cách của nhà giáo và giá trị của một nền giáo dục đích thực. Dẫu thời
đại có tiên tiến và phát triển đến đâu thì giáo dục mãi mãi được đề cao và đáng
được coi trọng.

Bởi thời đại ngày nay, việc đi học không còn là quá khó nên đôi khi ta quên mất:
học để làm gì? Vì sao chúng ta phải học? Học thế nào cho đúng? Vậy thì đây chính
là một cuốn sách hun đúc suy nghĩ của bạn về việc học.
Từ cách những đứa trẻ trong ngôi trường này đấu tranh cho việc học, chúng mạnh
mẽ và lớn lên từng ngày, nói rộng hơn, chúng đang đấu tranh trước một chế độ tàn
độc và vô cảm, và đấu tranh cho chính số phận hẩm hiu của mình.

“Sức mạnh của một dân tộc, của một đất nước không chỉ dựa vào tài nguyên thiên
nhiên sẵn có, mà từ tri thức được xây đắp bằng trí tuệ mỗi người.” Phó thủ tướng
Trần Hồng Hà – phát biểu tại chương trình “Thay lời tri ân” năm 2023. Trong thời
bình hôm nay, chính những người trẻ đã noi theo các thế hệ đi trước, đã tự dặn
lòng: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc
hôm nay”. Và họ tự đặt cho mình nhiệm vụ ra sức học tập, trau dồi kiến thức mọi
mặt; không ngừng rèn luyện để hoàn thiện bản thân, tích cực tiếp cận những tiến
bộ của thời đại, đem hết tinh thần và nhiệt huyết cống hiến cho quê hương, đất
nước ngày một “sánh vai cùng các cường quốc năm châu”. Bản thân em đang là
đội viên sao nhi đồng, em xin hứa thực hiện tốt “Năm điều Bác Hồ dạy”, sẽ luôn
cố gắng học tập, rèn luyện và trau dồi bản thân thật tốt, xứng đáng là “Con ngoan
trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ!”

You might also like