Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐIỆN BÀN

TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ HỒNG PHONG

KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG VÀ GIÚP ĐỠ


HỌC SINH TRONG QUÁ TRÌNH HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN
LỚP 4/4
NĂM HỌC: 2023 – 2024

GV: Nguyễn Hữu Hà Quang


Nhiệm vụ: Giáo viên chủ nhiệm lớp 4/4
TRƯỜNG TH LÊ HỒNG PHONG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỔ CHUYÊN MÔN 5 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Điện Ngọc, ngày 5 tháng 10 năm 2023

KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG VÀ GIÚP ĐỠ


HỌC SINH TRONG QUÁ TRÌNH HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN LỚP 4/4

Căn cứ Quyết định số 1664/QĐ-UBND ngày 08/8/2023 của Ủy ban nhân


dân tỉnh Quảng Nam về Ban hành kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 đối
với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;
Căn cứ Công văn số 453/PGDĐT-TH ngày 22 tháng 8 năm 2022 của
Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Điện Bàn về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
giáo dục Tiểu học năm học 2023-2024;
Căn cứ Kế hoạch số 97/PGDĐT-TH ngày 26 tháng 8 năm 2023 của
Trường Trường TH Lê Hồng Phong về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo
dục Tiểu học năm học 2023-2024;
Căn cứ tình hình thực tế của lớp 4/4.
Giáo viên chủ nhiệm đề ra kế hoạch giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó
khăn năm học 2023 - 2024 như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH


1.Tình hình lớp:
- Tổng số: 35/14 nữ
2. Những thuận lợi, khó khăn:
a) Thuận lợi:
- Có được sự hướng dẫn chỉ đạo của chuyên môn nhà trường về công tác
bồi dưỡng và giúp đỡ học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện, được sự
quan tâm của lãnh đạo nhà trường, phụ huynh học sinh, tập thể lớp thống nhất
cao luôn ý thức đưa phong trào học tập của lớp đi lên, đa số các em ngoan hiền
biết giúp đỡ bạn, nhất là những em còn chậm trong lớp. Cơ sở vật chất tốt, sách
giáo khoa đầy đủ, đồ dùng học tập tốt.
b) Khó khăn:
+ Một số phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con
cái mà thường phó mặc cho thầy cô.
+ Đặc biệt là những gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, bố mẹ lo làm
ăn nên việc chăm sóc con cái không được chu đáo.
+ Một số em chưa có ý thức cao, còn mải chơi mà lơ là trong việc học.
Chưa coi việc học là của bản thân mình mà còn trông chờ vào sự thúc giục của
bố mẹ và thầy cô giáo.
+ Nhìn chung học sinh chưa có khả năng tự học, tiếp thu bài còn thụ
động. Khả năng tiếp thu của các em chưa đồng đều.
+ Học sinh cần giúp đỡ chủ yếu nằm vào các đối tượng gia đình ít quan
tâm đến việc học tập của các em.
II. KẾ HOẠCH VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Đối với HS năng khiếu :
1.1 Căn cứ vào kết quả học tập, chữ viết và những biểu hiện năng
khiếu về các môn học
+ Có năng lực học tập, tính toán nhanh, thông minh
+ Chữ viết đẹp
+ Có kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát vấn đề
+ Có tính tự lực và khả năng làm việc độc lập
+ Có ngôn ngữ diễn đạt, kĩ năng giải quyết vấn đề gọn, rõ ràng, sáng tạo.
1. 2. Nội dung chương trình
- Dạy theo chương trình chung, không dạy những nội dung, kiến thức, kĩ
năng ngoài chương trình.
- Dạy đủ, đúng 6 môn bắt buộc (Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Thể dục,
Đạo đức, Nghệ thuật) theo QĐ số 16/BGD&ĐT
- Khắc sâu đầy đủ và chính xác những kiến thức trọng tâm cơ bản của tiết
học một cách khoa học và có hệ thống, mở rộng có chọn lọc những kiến thức
được nâng cao phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình.
- Ngoài SGK GV cần nghiên cứu thêm sách tham khảo về bồi dưỡng HS
năng khiếu, Tập san giáo dục, báo Thời đại… Để góp phần bồi dưỡng HS năng
khiếu ngày càng đi vào quỹ đạo thực chất và có hiệu quả hơn
1.3. Hình thức tổ chức
- Trong giờ học chính khóa GV lồng ghép câu hỏi mở rộng kiến thức. Khi
có điều kiện thì tổ chức bồi dưỡng trong các tiết học buổi 2.
- Tham gia giao lưu với HS năng khiếu giữa các tổ, lớp trong trường giúp
các em tự tin và có hướng phấn đấu hơn.
1.4. Phương pháp dạy học :
- GV lồng ghép câu hỏi mở rộng kiến thức hoặc yêu cầu HS hoàn thành
thêm bài tập nâng cao trong chương trình ở các buổi học chính khóa và ở buổi 2.
- GV giúp HS vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống xung quanh.
- Tổ chức hội thảo nhỏ để HSNK trình bày cách học, cách nghĩ khi làm
một bài toán, tập làm văn kích thích sự sáng tạo…Qua đó bồi dưỡng năng khiếu,
đồng thời tác động tích cực đến những đối tượng học sinh khác trong lớp.
- GV lựa chọn phương pháp hình thức tổ chức dạy học phong phú, hấp
dẫn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí HS nhằm tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui, hứng thú học tập và phát triển sở trường, năng khiếu của từng em.
- Xây dựng tốt phong trào “Đôi bạn cùng tiến”, phân công giúp đỡ bạn
2. Đối với đối tượng HS cần giúp đỡ :
- Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của mỗi em trong lớp. Nắm bắt chất lượng
HS qua giảng dạy tháng đầu tiên.
- GVCN báo cáo với tổ chuyên môn, nhà trường về chất lượng đạt được
của học sinh, thực hiện theo sự chỉ đạo của BGH nhà trường, lập kế hoạch về
thời gian cũng như xây dựng nội dung phụ đạo phù hợp từng đối tượng học sinh
trong lớp.
- Họp phụ huynh học sinh đầu năm nêu rõ thuận lợi, khó khăn của lớp,
thông báo cụ thể kết quả học tập của các em để phụ huynh nắm được. Bàn bạc
cách kèm cặp ở nhà cũng như ở lớp.
- Giúp phụ huynh và học sinh nhận thức rõ vai trò của việc học tập ở
trường cũng như ở nhà.
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra và nhắc nhở cho học sinh, giúp các em
có thói quen tự học, tự rèn luyện ở nhà cũng như ở trường.
- Chấm, chữa bài cho học sinh thường xuyên, chỉ rõ sự tiến bộ hoặc chưa
tiến bộ để học sinh có hướng phấn đấu, rèn luyện.
- Động viên, tuyên dương kịp thời những tiến bộ của học sinh giúp học
sinh có thêm động cơ học tập.
- Đánh giá học sinh thông qua kết quả học tập thường xuyên và kết quả
kiểm tra chất lượng hàng tháng.
- Đi sâu đi sát từng HS tìm hiểu xem các em hạn chế mặt nào (phương
pháp học tập, kiến thức, kĩ năng….) để định hướng phụ đạo cụ thể. Đặc biệt cần
tìm hiểu HS mất phần kiến thức nào để có nội dung phụ đạo phù hợp.
- Tạo không khí thân thiện trong trường học: Gần gũi giúp đỡ, chia sẻ với
động viên khuyến khích kịp thời đối với HS cần giúp đỡ làm sao cho các em
cảm thấy cô vừa là thầy vừa là bạn thì mới thật sự có hiệu quả trong giảng dạy
và trong việc hỗ trợ HS
- Phân loại mức độ chưa hoàn thành của học sinh để có nội dung phụ đạo
kịp thời và hợp lí.
- Động viên, giúp đỡ các em trong từng tiết học để tạo phấn chấn trong
học tập cho các em, tạo cho các em ý thức được vai trò, trách nhiệm của bản
thân trong học tập, nâng cao năng lực cá nhân.
- Lập kế hoạch theo tháng (Có sự thống nhất của tổ chuyên môn).
- Tìm tòi nghiên cứu tìm ra những phương pháp giảng dạy có hiệu quả
nhất để HS dễ tiếp thu bài.
- Kết hợp với giáo viên bộ môn và các bộ phận trong nhà trường thường
xuyên giáo dục, động viên kịp thời để khuyến khích việc học tập của các em.
Hàng tháng thông báo cho phụ huynh HS và nhà trường.
2.1 Tổ chức thực hiện:
- Căn cứ vào kế hoạch này giáo viên chủ nhiệm luôn đi sâu, đi sát để kèm
cặp HS chưa hoàn thành của lớp mình phụ trách.
- Lập danh sách, hồ sơ HS cần hỗ trợ của lớp mình để tiện theo dõi giúp
đỡ trong lớp và để báo cáo về khối tổng hợp hàng tháng.
- Thống kê và đối chiếu, so sánh chất lượng qua mỗi lần kiểm tra để rút
kinh nghiệm cho những lần sau. Phân loại đối tượng học sinh về các môn để có
kế hoạch phụ đạo.
3. Thời gian thực hiện:
Tháng Nội dung công việc Ghi
chú
Tháng 9/2023 - Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của mỗi em trong lớp. -
Nắm bắt chất lượng HS qua giảng dạy tháng đầu tiên
- Lập danh sách những học sinh thuộc diện học sinh năng
khiếu, học sinh tiếp thu chậm.
- Tổ chức họp PHHS.
- Lập nhóm Zalo để liên lạc với PH.
- Thực hiện bồi dưỡng, phụ đạo học sinh.
Tháng 10/2023 - Thực hiện bồi dưỡng và phụ đạo học sinh ngay ở các
tiết học.
- Tiếp tục sàng lọc phân loại đối tượng học sinh thông
qua kết quả kiểm tra khảo sát để xây dựng kế hoạch bồi
dưỡng, phụ đạo cho mỗi đối tượng.
- Biểu dương kịp thời học sinh đã có tiến bộ (dù nhỏ
nhất).
- Thực hiện lồng ghép tích hợp để giáo dục học sinh.
- Thực hiện lồng ghép tích hợp các nội dung giáo dục để
giáo dục HS.
- Báo cáo kết quả giữa kì cho PH nắm.
- Liên lạc với PH để điều chỉnh kế hoạch nếu có.
Tháng 11/2023 - Bồi dưỡng HS tại lớp, phụ đạo học sinh (HS cần giúp
đỡ về rèn đọc, viết, đối với HS năng khiếu bồi dưỡng
Toán, Tiếng Việt)
- Kiểm tra, đối chiếu sự tiến bộ của HS chậm tiến bộ và
việc phát huy tính sáng tạo trong học tập của những học
sinh năng khiếu.
- Thực hiện lồng ghép tích hợp các nội dung giáo dục để
giáo dục HS.
- Báo cáo kết quả giữa kì cho PH nắm.
- Liên lạc với PH để điều chỉnh kế hoạch nếu có.
Tháng 12/2023 - Gặp gỡ, trao đổi với PHHS có HS cần giúp đỡ.
- Thực hiện công tác phụ đạo học sinh cần giúp đỡ và bồi
dưỡng HS năng khiếu.
- Kiểm tra, đối chiếu sự tiến bộ đối của HS chậm tiến bộ
và việc phát huy tính sáng tạo trong học tập của những
học sinh năng khiếu.
- Thực hiện lồng ghép tích hợp các nội dung giáo dục để
giáo dục HS.
- Tăng cường thời gian bồi dưỡng để các em tham gia các
hội thi.
Tháng 1/2024 - Thực hiện công tác phụ đạo học sinh cần giúp đỡ và HS
bồi dưỡng.
- Tiếp tục sàng lọc phân loại đối tượng học sinh thông
qua kết quả kiểm tra cuối học kì I để xây dựng kế hoạch
bồi dưỡng, phụ đạo cho mỗi đối tượng HS.
- Đối chiếu kết quả đạt được với chỉ tiêu đề ra.
Tháng 2/2024 - Gặp gỡ, trao đổi với PHHS có HS cần giúp đỡ.
- Quan tâm bồi dưỡng, phụ đạo học sinh ngay trong từng
tiết học.
- Kiểm tra đối với những học sinh chậm tiến bộ vào cuối
mỗi tháng để nắm bắt mức độ tiến bộ của học sinh.
- Thực hiện lồng ghép tích hợp các nội dung giáo dục
để giáo dục HS.
- Tăng cường thời gian bồi dưỡng để các em tham gia các
hội thi.
Tháng 3/2024 - Tiếp tục chú ý đến những học sinh đã tiến bộ, tăng
cường phụ đạo và bồi dưỡng HS về môn Toán và Tiếng
Việt.
- Kiểm tra đối với những học sinh thuộc diện chậm tiến
bộ vào cuối mỗi tháng để nắm bắt mức độ tiến bộ của
học sinh.
- Đối chiếu kết quả đạt được với chỉ tiêu đề ra.
- Tăng cường thời gian giúp đờ HS CHT để các em tham
gia kiểm tra cuối kì II.
Tháng - Quan tâm bồi dưỡng, phụ đạo học sinh ngay trong từng
4+5/2024 tiết học.
- Tăng cường thời gian giúp đờ HS CHT để các em tham
gia kiểm tra cuối kì II.
- Tổng kết công tác phụ đạo và bồi dưỡng.

Trên đây là kế hoạch bồi dường và hoạch giúp đỡ học sinh trong quá trình
học tập và rèn luyện lớp 4/4 năm học 2023-2024.

Điện Ngọc, ngày 5 tháng 10 năm 2023


Giáo viên chủ nhiệm

Nguyễn Hữu Hà Quang


DANH SÁCH HỌC SINH NĂNG KHIẾU ĐẦU NĂM
Học
STT Họ và tên Môn năng khiếu Ghi chú
lớp
1 Huỳnh Văn Anh Khôi 4/4 Toán, TV, Tiếng Anh
2 Đinh Phước Gia Kiệt 4/4 Toán, TV
3 Phan Hoàng Minh 4/4 Toán, TV, Tiếng Anh
4 Dương Hải Nhi 4/4 Toán, TV, Tiếng Anh
5 Trần Phương Nhi 4/4 Toán, TV
6 Phạm Võ Anh Thy 4/4 Toán, TV
7 Nguyễn Ngọc Phương Trinh 4/4 Toán, TV
8 Nguyễn Hoàng Vy 4/4 Toán, TV

DANH SÁCH HS CẦN GIÚP ĐỠ ĐẦU NĂM


Học Nội dung cần giúp đỡ (hỗ
STT Họ và tên Ghi chú
lớp trợ)
Tính toán chậm. Kĩ năng
1 Lê Hữu An 4/4 viết văn chưa tốt, còn mắc
nhiều lỗi chính tả
4/4 Tính toán còn chậm. Kĩ
2 Nguyễn Viết Gia Bảo
năng viết văn chưa tốt
4/4 Tính toán còn chậm. Kĩ
3 Nguyễn Hữu Hoà năng viết văn chưa tốt, còn
mắc nhiều lỗi chính tả
4/4 Tính toán còn chậm. Kĩ
4 Nguyễn Quốc Huy năng viết văn chưa tốt, còn
mắc nhiều lỗi chính tả
4/4 Kĩ năng viết văn chưa tốt,
5 Lý Tuệ Nhã
hay mất tập trung.
4/4 Tính toán chậm. Kĩ năng
6 Nguyễn Anh Phúc viết văn chưa tốt, còn mắc
nhiều lỗi chính tả
KẾT QUẢ HỌC TẬP GIỮA HKI
HỌC SINH NĂNG KHIẾU
Học
STT Họ và tên Toán Tiếng Việt
lớp
1 Huỳnh Văn Anh Khôi 4/4 T T
2 Đinh Phước Gia Kiệt 4/4 T T
3 Phan Hoàng Minh 4/4 T T
4 Dương Hải Nhi 4/4 T T
5 Trần Phương Nhi 4/4 T T
6 Phạm Võ Anh Thy 4/4 T T
7 Nguyễn Ngọc Phương Trinh 4/4 T T
8 Nguyễn Hoàng Vy 4/4 T T
HỌC SINH CẦN GIÚP ĐỠ
Học
STT Họ và tên Toán Tiếng Việt
lớp
1 Lê Hữu An 4/4 H H
2 Nguyễn Viết Gia Bảo 4/4 T T
3 Nguyễn Hữu Hoà 4/4 H H
4 Nguyễn Quốc Huy 4/4 H H
5 Lý Tuệ Nhã 4/4 H H
6 Nguyễn Anh Phúc 4/4 H H
KẾT QUẢ HỌC TẬP CUỐI HKI
HỌC SINH NĂNG KHIẾU
Học
STT Họ và tên Toán Tiếng Việt
lớp
1 Huỳnh Văn Anh Khôi 4/4 T T
2 Đinh Phước Gia Kiệt 4/4 T T
3 Phan Hoàng Minh 4/4 T T
4 Dương Hải Nhi 4/4 T T
5 Trần Phương Nhi 4/4 T T
6 Phạm Võ Anh Thy 4/4 T T
7 Nguyễn Ngọc Phương Trinh 4/4 T T
8 Nguyễn Hoàng Vy 4/4 T T
HỌC SINH CẦN GIÚP ĐỠ
Học
STT Họ và tên Toán Tiếng Việt
lớp
1 Lê Hữu An 4/4 H H
2 Nguyễn Viết Gia Bảo 4/4 T H
3 Nguyễn Hữu Hoà 4/4 H H
4 Nguyễn Quốc Huy 4/4 H H
5 Lý Tuệ Nhã 4/4 H H
6 Nguyễn Anh Phúc 4/4 H H
KẾT QUẢ HỌC TẬP GIỮA HKII
HỌC SINH NĂNG KHIẾU
Học
STT Họ và tên Toán Tiếng Việt
lớp
1 Huỳnh Văn Anh Khôi 4/4 T T
2 Đinh Phước Gia Kiệt 4/4 T T
3 Phan Hoàng Minh 4/4 T T
4 Dương Hải Nhi 4/4 T T
5 Trần Phương Nhi 4/4 T T
6 Phạm Võ Anh Thy 4/4 T T
7 Nguyễn Ngọc Phương Trinh 4/4 T T
8 Nguyễn Hoàng Vy 4/4 T T
HỌC SINH CẦN GIÚP ĐỠ
Học
STT Họ và tên Toán Tiếng Việt
lớp
1 Lê Hữu An 4/4 H H
2 Nguyễn Viết Gia Bảo 4/4 T T
3 Nguyễn Hữu Hoà 4/4 H H
4 Nguyễn Quốc Huy 4/4 H H
5 Lý Tuệ Nhã 4/4 H H
6 Nguyễn Anh Phúc 4/4 H H
KẾT QUẢ HỌC TẬP CUỐI HKII
HỌC SINH NĂNG KHIẾU
Học
STT Họ và tên Toán Tiếng Việt
lớp
1 Huỳnh Văn Anh Khôi 4/4 T T
2 Đinh Phước Gia Kiệt 4/4 T T
3 Phan Hoàng Minh 4/4 T T
4 Dương Hải Nhi 4/4 T T
5 Trần Phương Nhi 4/4 T T
6 Phạm Võ Anh Thy 4/4 T T
7 Nguyễn Ngọc Phương Trinh 4/4 T T
8 Nguyễn Hoàng Vy 4/4 T T
HỌC SINH CẦN GIÚP ĐỠ
Học
STT Họ và tên Toán Tiếng Việt
lớp
1 Lê Hữu An 4/4 H H
2 Nguyễn Viết Gia Bảo 4/4 T H
3 Nguyễn Hữu Hoà 4/4 H H
4 Nguyễn Quốc Huy 4/4 H H
5 Lý Tuệ Nhã 4/4 H H
6 Nguyễn Anh Phúc 4/4 H H

You might also like