Sống cho chính mình - NLXH 11

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Đề: Nhà báo Trần Mai Anh - người mẹ nuôi cưu mang cậu bé Thiện Nhân trong câu

chuyện
từng gây sốt xã hội vài năm trước đã chia sẻ trong chương trình TN&F khi được hỏi về những
dự định trong tương lai và những rào cản trên hành trình giúp người, giúp đời:"Chúng ta không
đánh giá ai, phán xét ai và cũng phải hiểu rằng chúng ta hoàn toàn được quyền sống và hành xử
đúng theo tiêu chuẩn của chính mình đặt ra, miễn là đừng để lại trên đời dấu vết của sự dối,
nguy hại, xấu xí, dù chỉ là một vết mờ nhỏ nhất..." Hãy bày tỏ quan điểm của em về ý kiến trên.
(Nguồn: https://baodongnai.com.vn/dong-nai-cuoi-tuan/202003/viec-tot-can-kien-tri-nhu-chu-
lac-da-di-qua-sa-mac-2991781/)
Bài làm
Mỗi người trong chúng ta, dù có xuất thân từ đâu, dù có là người như thế nào, dù có hoài
bão, ước mơ gì thì đích đến cuối cùng mà tất cả chúng ta hướng đến chính là hạnh phúc. Dẫu
vậy, nhiều người lại xem nhẹ hạnh phúc của bản thân khi sống chỉ để làm vui lòng người khác
mà quên đi mình phải sống cho chính mình. Về vấn đề này, nhà báo Trần Mai Anh - người mẹ
nuôi cưu mang cậu bé Thiện Nhân đã bày tỏ quan điểm của mình trong chương trình “Thiện
Nhân and friends”: “Chúng ta không đánh giá ai, phán xét ai và cũng phải hiểu rằng chúng ta
hoàn toàn được quyền sống và hành xử đúng theo tiêu chuẩn của chính mình đặt ra, miễn là đừng
để lại trên đời dấu vết của sự dối, nguy hại, xấu xí, dù chỉ là một vết mờ nhỏ nhất...” Có thể nói,
chia sẻ của nhà báo Trần Mai Anh đã truyền động lực cho rất nhiều người và có sức lan tỏa mạnh
mẽ trong cộng đồng vì những giá trị, ý nghĩa sâu sắc ẩn sau từng câu chữ.
Trước hết, điều tiên quyết là chúng ta cần phải hiểu rõ những thông điệp, ý nghĩa được
gửi gắm trong lời nói của nhà báo Trần Mai Anh. Cô đã phát biểu rằng: “Chúng ta không đánh
giá ai, phán xét ai và cũng phải hiểu rằng chúng ta hoàn toàn được quyền sống và hành xử đúng
theo tiêu chuẩn của chính mình đặt ra…” Những lời văn trên đã đánh thức bên trong mỗi người
về việc sống và hành xử. Thật vậy, mỗi người đều ấp ủ cho mình những giấc mơ riêng, những
khát vọng riêng và chúng ta chưa bao giờ trải qua những gì họ phải gánh chịu, vì thế việc phê
phán và áp đặt người khác dưới góc nhìn chủ quan là hoàn toàn phiến diện và sai lệch, và cũng
chính lẽ đó, về phía bản thân, chỉ cần mình sống vì hạnh phúc. Phải chăng khi chúng ta sống cho
chính mình thì những lời trách cứ, bàn tán của miệng đời sẽ trở nên vô giá trị hay sao? Tuy
nhiên, sống cho chính mình không có nghĩa là phóng túng, là ích kỷ, bởi: “…miễn là đừng để lại
trên đời dấu vết của sự dối, nguy hại, xấu xí, dù chỉ là một vết mờ nhỏ nhất...”. Có lẽ nhà báo
Mai Anh muốn nhắn gửi đến khán giả rằng chúng ta cần tự tin sống vì bản thân mình, chỉ cần
không gây ảnh hưởng tiêu cực đến người khác, chỉ cần không sa đà vào những góc khuất của xã
hội. Như vậy, qua những chia sẻ trên, ta mới thấm thía được tầm quan trọng của việc sống cho
chính mình, đó là một nhân tố không thể thiếu trong cuộc sống để hướng chúng ta đến bến bờ
của hạnh phúc.
Vậy điều tiếp theo ta cần phải nhắc đến, vì sao việc sống cho chính mình lại giúp chúng
ta chạm đến hạnh phúc? Thứ nhất, sống cho chính mình, được hiểu là không phán xét, đánh giá
người khác. Thật vậy, việc ta chỉ trích, đánh giá ai đó qua những trải nghiệm cá nhân là vô cùng
sai lầm và dễ dàng gây ra những phiền muộn cho đối phương lẫn bản thân. Thử nghĩ mà xem,
chúng ta, không đồng hành cùng họ trên con đường họ đi, không thấu cảm những tổn thương mà
họ phải chịu, không ngồi trên vị trí của họ thì chúng ta có tư cách gì để phê phán họ? Nếu cuộc
sống ta lúc nào cũng bị bủa vây bởi những suy nghĩ tiêu cực, những định kiến, những ý nghĩ sai
lệch về người khác thì làm sao ta có thể hướng đến những giá trị tốt đẹp khác mà cuộc đời ban
tặng. Ở chiều hướng ngược lại, chỉ vì những lời bàn tán tưởng chừng như vô hại của ta mà họ có
thể rơi vào suy sụp, trầm cảm, thậm chí là tách biệt mình. Nếu một xã hội chỉ toàn là những con
người như vậy thì còn đâu chỗ đứng cho niềm tin, cho lòng trắc ẩn, cho lòng bao dung, cho lòng
cảm thông. Khi ấy, dần dần những mối quan hệ giữa người với người sẽ trở nên tan biến, đó
cũng là thời khắc nền văn minh của con người sụp đổ. Đó là lý do ngày nay, trên các nền tảng
mạng xã hội, thế hệ trẻ dần dần có ý thức hơn trong việc bình luận, phát ngôn, đồng thời tất cả đã
bắt đầu chung tay để gìn giữ một không gian mạng tích cực, lành mạnh. Đây là những dấu hiệu
rất tốt cho thấy cộng đồng chúng ta đã, đang và sẽ ngày một thấu hiểu lẫn nhau hơn, đồng thời
cùng hướng đến hạnh phúc. Thứ hai, sống cho chính mình, được hiểu là không quan tâm đến
miệng đời, là tập trung vào những mục tiêu của bản thân. Thật hiển nhiên khi nói rằng trút bỏ
được tất thảy những cảm xúc tiêu cực là cách hiệu quả nhất để ta sống một đời an vui, hạnh
phúc. Đôi khi ta thật khó hiểu đối với những người công kích ta chỉ vì ta và họ, là hai góc nhìn
khác nhau. Dẫu vậy, ta vẫn hãy cứ lạc quan, vì dẫu sao họ cũng chẳng cản trở con đường mà ta
đang đi, và họ cũng không thể quyết định hạnh phúc của ta. Và vì vậy, hiện nay, rất nhiều nghệ
sĩ, nhà sáng tạo nội dung truyền tải thông điệp “Sống là chính mình” đến người xem. Điển hình
chúng ta có các ca khúc được viết bằng những “bình luận tiêu cực”, các câu nói “viral” xoay
quanh những lời lẽ không hay. Về vấn đề này, cô ca sĩ chuyển giới Hương Giang đã trải lòng về
số phận “thân sâu hồn bướm” của mình: “Tôi tự đặt ra mục tiêu cho mình, tôi phải trở thành
người để mọi người tôn trọng, không thể là người ít tiếng nói được”, “tôi phải được sống với
những gì mình muốn, phải là chính mình”. Không chỉ dừng lại ở những cá nhân, xã hội ngày nay
cũng đang khuyến khích giới trẻ sống theo chính mình, điều đó được thể hiện qua phong trào
“YOLO” – “You only live once” (Bạn chỉ sống một lần trên đời) ở Hàn Quốc hay các chương
trình truyền hình tạo sân chơi cho bạn trẻ thỏa sức bộc lộ tài năng, cá tính.
Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ lại có những suy nghĩ sai lệch, rằng sống cho chính
mình đồng nghĩa với sống phóng túng, ích kỷ. Thật không khó để bắt gặp hình ảnh các bạn trẻ vô
cảm trước những vấn đề xã hội, chỉ vì sự ích kỉ và thực dụng, ví dụ điển hình cho thực trạng này
là vụ việc nam du học sinh Việt Nam bị bạo hành trên một con phố tấp nập ở Nhật Bản mà
không có lấy một sụ can thiệp. Không những vậy, nhiều thanh niên trẻ tuổi còn sa đà vào những
tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, rượu chè và viện cớ đó là đam mê, đó là con đường đến thành
công của mình. Nhưng trên thực tế, những người như vậy chỉ đang làm xã hội ngày một đi
xuống, trở thành gánh nặng cho gia đình, người thân. Thật đáng trách và thật đáng tiếc cho
những bạn trẻ, sức sống mãnh liệt cùng tiềm năng to lớn của họ đã bị chôn vùi bời những suy
nghĩ bồng bột, nhất thời như vậy. Phải nhớ rằng, sống cho chính mình là đúng, nhưng thật sai trái
khi chúng ta để sự ích kỉ, thực dụng chiếm lấy tâm trí và gây những hậu quả khôn lường lên
chính cuộc sống của ta và cả mọi người xung quanh.
Vậy qua vấn đề trên, ta cần phải có những nhận thức, hành động thật thiết thực, đúng đắn
để phát huy giá trị thực sự của việc sống là chính mình và lan tỏa chúng đến cộng đồng. Đầu
tiên, bắt đầu từ những hoạt động thường nhật, ta hãy tập cách lắng nghe và thấu hiểu ngườ khác,
từ đó nhìn một sự việc, hiện tượng dưới một góc nhìn đa chiều. Tiếp theo, hãy đặt ra một mục
tiêu rõ ràng cho bản thân mình và không ngừng nỗ lực hướng đến thành công. Trên hành trình
vạn dặm đó, chắc chắn ta sẽ gặp những lời đàm tiếu, phê bình không hay từ người khác, như hãy
cứ tự tin ngẩng đầu tiến lên phía trước, miễn là ước mơ của bạn khiến bạn trở nên hạnh phúc và
không ảnh hưởng đến xã hội thì bạn ngại gì mà không thực hiện nó? Không chỉ vậy, ta cũng nên
trau dồi thêm kiến thức, kĩ năng cho bản thân, không ngừng khám phá, tìm tòi để hiểu bản thân
mình thật sự muốn gì, chỉ khi hiểu mình thì ta mới có khả năng hiểu người. Cuối cùng, điều quan
trọng là tuyên truyền những thông điệp trên đến mọi người xung quanh, chúng ta cũng có thể
nhờ sự hỗ trợ từ các cộng đồng, hội nhóm, chiến dịch, fanpage,… trên các nền tảng mạng xã hội
hoặc các trang báo chính thống. Chỉ một bài viết hoặc cử chỉ nhỏ cũng có thể khiến một người
khác thay đổi bản thân theo chiều hướng tích cực rất nhiều đấy!
Qua tất cả điều trên, ta có thể khẳng định rằng bất kì ai cũng nên sống cho chính mình,
như cách mà nhà báo Trần Mai Anh đã chia sẻ. Vì chúng ta chỉ có một lần duy nhất để sống nên
đừng ngần ngại thực hiện những điều mình mong muốn, những điều làm cho cuộc đời mình
thêm phần hạnh phúc, để rồi một mai ta sẽ không phải tiếc nuối vì những gì đã qua và sẽ vững
vàng đón nhận số phận. Mỗi khi bạn chùn bước, hãy nhớ đến câu nói của nghệ sĩ Thành Lộc:
“Mỗi người đều có quyền lựa chọn cách sống cho riêng mình, miễn là mình hạnh phúc”

You might also like