Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 2

BÀI KIỂM TRA AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NHÓM 4

Họ và tên:...........................................................................

Năm sinh:............................................................................
Bộ phận công tác:...............................................................
Đơn vị công tác: .................................................................

CÂU HỎI KIỂM TRA


(Anh hay chị hãy khoanh tròn vào Một câu trả lời đúng nhất)
1- Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 quy định chi tiết một số điều của luật AT,VSLĐ (Điều 14 luật AT-
VSLĐ) quy định đối tượng tham gia huấn luyện AT,VSLĐ có mấy nhóm:
a. 3 nhóm. b. 4 nhóm. c. 5 nhóm. d. 6 nhóm.
2- Những đối tượng nêu dưới đây đối tượng nào bắt buộc phải được huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trước
khi nhận việc:
a. Tất cả mọi công nhân viên chức. b. Những người học nghề, tập nghề.
c. Những người thử việc. d. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
e. Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động khi làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn
lao động
f. Cả năm câu (a, b, c , d và e ) đúng
3- Yếu tố nguy hiểm là ?
a. yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây mất an toàn làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình
lao động
b. Yếu tố nguy hiểm là yếu tố có thể gây ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
c. Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây ra cháy, nổ, mất an toàn lao động
d. Yếu tố nguy hiểm là yếu tố có hại.
4- Yếu tố có hại là gì?
a. Yếu tố có hại là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động
b. Yếu tố có hại là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động.
c. Yếu tố có hại là yếu tố tác động làm người lao động bị bệnh nghề
5- Tác hại của tiếng ồn đối với người lao động là gì ?
a. Làm giảm sự tập trung, chú ý khi làm việc; làm cho cơ thể nhanh mệt mỏi, giảm năng suất lao động, dễ gây tai
nạn lao động, ...
b. Tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như về xương khớp, hô hấp và tiêu hoá.
c. Gây nhiễm độc, làm giảm khả năng miễn dịch, gây ung thư và một số bệnh mãn tính khác.
d. Tất cả các tác hại trên.
6- Tai nạn lao động do yếu tố nào sau đây gây ra?
a. Do các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất (như điện giật, ngã cao, các vật văng bắn, các vật rơi, đổ sập…) tác
động bất ngờ, đột ngột vào người lao động làm cho người lao động bị thiệt mạng hoặc khả năng lao động bị
giảm tức thì.
b. Do tác hại của các yếu tố (như vi khí hậu, tiếng ồn, rung động, phóng xạ, môi trường độc hại, bụi, nhiệt độ, độ
ẩm, vi trùng …) tác động thường xuyên, từ từ và lâu dài lên người lao động làm cho khả năng lao động của
người lao động bị suy giảm dần dần.
7- Vệ sinh lao động là gì?
a. vệ sinh lao động là giả pháp phòng chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không sảy ra
thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động
b. Vệ sinh lao động là giải pháp an toàn nhất trong quá trình lao động.
c. Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho
con người trong quá trình lao động.
d. Cả a,b,c đều sai
8- Theo luật an toàn, vệ sinh lao động thì người sử dụng lao động có mấy nghĩa vụ:
a. 5 b. 6 c. 7 d. 8 e. Tất cả đều sai.
9- Luật an toàn, vệ sinh lao động quy định người lao động mấy nghĩa vụ:
a. Có 3. b. Có 4 c. Có 5 d. Có 6
10- Các trường hợp sau đây, trường hợp nào được công nhận tai nạn lao động
a. Một công nhân tích cực làm việc, có năng suất và hiệu quả. Một hôm trong giờ làm việc, anh ta tự ý sang tổ
khác giúp bạn làm việc, không may bị điện giật chết;
b. Sau khi hết giờ làm việc, trên đường từ xí nghiệp về nhà, công nhân A ghé vào thăm bạn cũ, sau đó từ nhà bạn
về nhà mình thì công nhân A bị tai nạn giao thông gây chấn thương cột sống;
2
c. Giữa ca làm việc công nhân B đi tiểu tiện. Trên đường đến toilet, công nhân B bị trượt ngã gẫy chân (vì có ai
đó vô ý làm đổ dầu nhớt trên đường đi nhưng không lau sạch )
11- Những nguyên nhân gây chấn thương khi sử dụng máy móc thiết bị:
a. Do: Thiết kế, chế tạo thiết bị không đảm bảo kỹ thuật an toàn.
b. Do bảo trì, sửa chữa không đúng quy định.
c. Do mặt bằng bố trí máy móc không hợp lý.
d. Người vận hành thiết bị thiếu kỹ năng, thiếu ý thức hoặc chưa được huấn luyên TATLĐ.
e. Thiếu trang bị bảo vệ cá nhân.
f. Câu (a,b.c,d,e) đúng
12- Đường đi của dòng điện qua cơ thế nguy hiểm nhất khi đi từ:
a. Tay qua tay b. Chân qua chân c. Tay qua chân
13- Dòng điện có cường độ bao nhiêu được xem là nguy hiểm nhất đối với con người?
a. 1 mA b. 10 mA c. 100mA
14- Những nguyên nhân gây ra tai nạn điện:
a. Cách điện của thiết bị hư hỏng truyền điện qua phần vỏ kim loại bình thường không mang điện.
b. Không bao che, rào chắn các bộ phận có chuyển động quay.
c. Thiếu biện pháp an toàn điện: Thiết bị cắt tự động, nối đất, nối không...
d. Vi phạm khoảng cách an toàn điện, nhất là đối với điện cao thế.
e. Thiếu trang bị bảo vệ cá nhân.
f. Câu (a, c, d, e, f) đúng .
15- Điều kiện cần thiết cho sự cháy sảy ra khi có đủ các yếu tố sau
a. Chất cháy, O-xy trong không khí b. Nguồn nhiệt.
c. Chất cháy và nguồn nhiệt. d. Cả a và b đều đúng.
16- Biện pháp phòng cháy chữa cháy gồm:
a. Đặt biển báo “Cấm lửa” ỡ những nơi có nguy cơ cháy nổ.
b. Cách ly chất cháy với nguồn nhiệt.
c. Trang bị các phương tiện PCCC.
d. Huấn luyện ý thức PCCC và phương pháp chữa cháy cho NLĐ
e. Câu (a, b, c, d) đúng .
f. Câu (a, b, c) đúng.
17- Biện pháp phòng ngừa bệnh nghề nghiệp của Người lao động:
a. Sử dụng đầy đủ và đúng mục đích PTBVCN đã được trang cấp
b. Đi khám sức khỏe định kỳ theo lịch của đơn vị.
c. Sử dụng hiện vật bồi dưỡng đúng theo chế độ.
d. Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.
e. Cả bốn câu trên đều đúng.
f. Câu (a và b) đúng.
18- Khi một công nhân bị tai nạn lao động, cẳng chân bị biến dạng, nghi ngờ gãy xương, bạn cần phải làm gì?
a. Nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở Y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
b. Nắn kéo đầu chi nghi bị gãy cho thẳng, sau đó cố định bằng nẹp cứng và chuyển nạn nhân về cơ sở y tế gần nhất.
c. Để nạn nhân nguyên hiện trạng, cố định xương gãy, sau đó chuyển nạn nhân đến cơ sở Y tế, không được nắn
kéo đầu chi gãy.
19- Nếu trong đơn vị bạn có một nạn nhân bị bỏng do nhiệt, điều mà bạn cần phải làm là?
a. Ngâm ngay vùng bị bỏng vào nước mát, hoặc đổ nước mát lên vùng da bị bỏng khoảng 10-15 phút, nếu có biểu
hiện phồng rộp dùng gạc sạch băng nhẹ lên, cho nạn nhân uống nhiều nước có pha ít muối và chuyển nạn nhân
đến bệnh viện.
b. Theo kinh nghiệm dân gian: Bôi lên vùng da bị bỏng nước mắm hoặc kem đánh răng để giảm đau và chuyển nạn
nhân về bệnh viện.
c. Dùng kim sạch chọc các nốt phỏng lớn, sau đó dùng gạc sạch băng nhẹ lên vùng bị bỏng và chuyển nạn nhân về
bệnh viện.
d. Cả 3 câu a, b và c đều đúng.
20- Khi tai nạn điện xảy ra, để cấp cứu người bị nạn cần thực hiện theo các bước sau?
a. Tách nạn nhân khỏi nguồn điện, tiến hành sơ cứu và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
b. Tách nạn nhân khỏi nguồn điện và chở đến bệnh viện
c. Giữ nguyên hiện trường và báo cáo cơ quan chức năng
d. Báo cáo với người phụ trách và bộ phận y tế

HỌC VIÊN KÝ TÊN


(Ghi rõ họ và tên)

You might also like