Phac Do Benh Co Tim Phi Dai-2019

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 3

BỆNH CƠ TIM PHÌ ĐẠI

Khoa Nội Tim mạch 4


Bệnh viện Tim Tâm Đức
I. ĐỊNH NGHĨA
Bệnh có nét đặc trưng là thất trái dày mà không kèm yếu tố làm dày thất trái thứ phát như hẹp
van động mạch chủ, tăng huyết áp, tim vận động viên.
II. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
Khó thở
Đau ngực
Ngất
Hồi hộp
Chẩn đoán
Tiền căn gia đình có người thân bệnh cơ tim phì đại, đột tử.
III.CẬN LÂM SÀNG
1. Xét nghiệm sinh hóa và huyết học
Tổng phân tích tế bào máu, đường huyết đói, creatinin máu, ion đồ máu, AST, ALT, tổng
phân tích nước tiểu, NT-proBNP/BNP nếu bệnh nhân có triệu chứng suy tim.
2. XQuang ngực thẳng
3. Điện tâm đồ 12 chuyển đạo
Thất trái phì đại
Thay đổi ST-T bao gồm T đảo ở chuyển đạo trước ngực thành bên
Lớn nhĩ trái
Q hẹp và sâu
4. Điện tâm đồ liên tục 48 giờ
Phát hiện loạn nhịp tim như ngoại tâm thu, rung nhĩ cơn, nhịp nhanh thất không kéo dài
5. Siêu âm tim
Thể phì đại
Vị trí dày thành tim
Nghẽn trong tim
Hở van hai lá
SAM
Chức năng co bóp cơ tim
6. MSCT tim
Đánh giá hình ảnh động mạch vành
7. Cộng hưởng từ tim
Khi siêu âm tim cho hình ảnh không rõ hoặc nghi ngờ dày vùng mỏm tim.
Khảo sát chức năng tâm thu thất trái.
Đánh giá sợi hóa cơ tim
8. Xét nghiệm di truyền
Giúp xác định kiểu gene và tầm soát bệnh cho thân nhân bệnh nhân
IV. CHẨN ĐOÁN
Bề dày thành tim tối đa được đo trên siêu âm tim hoặc MSCT tim hay MRI tim:

1
Người lớn: bề dày thành tim tối đa ≥ 15 mm (không tiền căn BCTPĐ gia đình)
bề dày thành tim tối đa ≥ 13 mm (có tiền căn BCTPĐ gia đình)
Trẻ em: bề dày thành tim tối đa Z-score >2
không kèm yếu tố làm dày thất trái thứ phát như hẹp van động mạch chủ, tăng huyết áp, tim
vận động viên.
V. ĐIỀU TRỊ
1. Thuốc
Ức chế beta
Verapamil, Diltiazem
Kháng đông
Lợi tiểu quai hoặc thiazide: khi có triệu chứng suy tim sung huyết
2. Can thiệp: khi có tắc nghẽn đường ra thất trái
Chỉ định: chênh áp qua buồng tống ≥ 50mmHg, phân độ NYHA III-IV và/hoặc ngất
khi gắng sức tái phát dù đã điều trị bằng thuốc tối đa.
a. Chích alcool vào nhánh vách động mạch liên thất trước
b. Phẫu thuật cắt vách liên thất
c. Tạo nhịp hai buồng
Chỉ định: cho bệnh nhân có chênh áp qua buồng tống thất trái khi nghỉ hoặc khi
gắng sức ≥50mmHg, nhịp xoang và không đáp ứng với điều trị nội khoa, chống
chỉ định với phẫu thuật cắt vách hay thủ thuật chích alcool vào nhánh vách của
động mạch liên thất trước.
3. Khảo sát điện sinh lý
Chỉ định: Bệnh nhân có nhịp nhanh trên thất tái phát hoặc dai dẳng (cuồng nhĩ, nhịp
nhanh nhĩ, nhịp nhanh do vòng vào lại nút nhĩ thất, nhịp nhanh do đường phụ nhĩ
thất), hội chứng kích thích sớm.
4. Phòng ngừa đột tử
Máy phá rung cấy được
Chỉ định
 Bệnh nhân sống sót sau ngưng tim do nhịp nhanh thất hoặc rung thất, hoặc bệnh
nhân có nhịp nhanh thất kéo dài gây ngất hoặc rối loạn huyết động và có thời gian
sống còn dự kiến > 1 năm (Loại I).
 Ứớc tính nguy cơ đột tử >6% và có thời gian sống còn dự kiến > 1 năm (Loại IIa).
 Ứớc tính nguy cơ đột tử ≥ 4% và < 6% và có thời gian sống còn dự kiến > 1 năm
(Loại IIb).
 Người thân trực hệ hàng thứ nhất đột tử do BCTPĐ (loại IIa).
 Bề dày thành tim tối đa ≥ 30 mm (loại IIa).
 Nhịp nhanh thất không kéo dài, xem xét thêm các yếu tố khác như nghẽn đường ra
thất trái, tăng tín hiệu muộn/MRI tim, phình mỏm thất trái, đột biến gene “ác tính”
(loại IIa).

2
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Elliott MP, Anastasakis A, Borger MA, Borggrefe M and al. 2014 ESC Guidelines on
diagnosis and management of hypertrophic cardiomyopathy The Task Force for the
Diagnosis and Management of Hypertrophic Cardiomyopathy of the European Society of
Cardiology (ESC). European Heart Journal. doi:10.1093/eurheartj/ehu284.
2. Bernard JG et al. 2011 ACCF/AHA Guideline for the Diagnosis and Treatment of
Hypertrophic Cardiomyopathy. Journal of the American College of Cardiology. Vol. 58,
No. 25, 2011. doi:10.1016/j.jacc.2011.06.011

Ngày 16 tháng 05 năm 2019


BS Trưởng khoa

BS Trần Vũ Minh Thư

You might also like