Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

\Ngạn ngữ Gruzia từng quan niệm: “Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức

là hạt giống của hạnh phúc.” Thật vậy, việc học được ví như một phương tiện đưa
con người đến biển trời tri thức, cho ta một cuộc đời hạnh phúc và còn ban tặng
một kho tàng kiến thức để những sinh mệnh bé nhỏ như ta có một hành trang, vốn
kinh nghiệm nhất định để tỏa sáng nơi cuộc đời. Để chạm đến ngưỡng của sự công
thành danh toại, bắt buộc con người phải tích lũy được ít nhiều kiến thức hay kinh
nghiệm với ngành nghề, mục tiêu mà mình đưa ra. Muốn làm được điều đó, sự tư
duy, sáng tạo của con người luôn là tất yếu và cốt lõi. Bởi thế, nhà bác học đại tài
Anh-xtanh đã đưa ra một tư tưởng, rằng: “Kiến thức chỉ có được qua tư duy con
người”. Phải chăng, đó là một ý kiến, tư tưởng xác đáng thực sự cần chiêm
nghiệm và bàn luận?
Nơi nhân sinh phức tạp, nơi đâu cũng tồn tại những định nghĩa rất cần được con
người giải đáp. Vậy, kiến thức là gì? Kiến thức là vốn tri thức mà con người có
được. Có thể hiểu, kiến thức là bao hàm những hiểu biết, sự trải nghiệm và những
dòng lý thuyết mà ta được học từ trường lớp hay trong quá trình tự tìm hiểu, học
tập nơi trường đời và được tiếp thu ở ngoài xã hội…. Còn tư duy là gì? Tư duy
không tự dưng mà có, đó là khả năng thiên bẩm trong việc tiếp thu, suy luận và
sáng tạo của con người. Từ một lý thuyết hay một khối kiến thức mặc định, ta có
thể biến tấu hoặc nghĩ suy thành một điều mới mẻ, logic thì đó gọi là tư duy. Qua
định nghĩa trên, có thể hiểu câu nói của Anh-xtanh đang tồn đọng, ẩn chứa một
hàm ý: Kiến thức chỉ được tiếp thu một cách tốt nhất, nhanh nhất với những ai
thông tuệ tinh anh. Duy chỉ có sự sáng tạo và đầu óc tư duy mới có thể tạo dựng
nên kiến thức.
“ Thành công sẽ không bao giờ đến với những người chỉ biết chờ đợi vận may.
Thành công nào cũng đến từ mồ hôi và nước mắt.” Cuộc đời vốn là để sống có ý
nghĩa, để đi và để trải nghiệm. Trên chặng đường bước đến thành công của sự
nghiệp, việc học chính là cách thức nhanh nhất đưa con người đến nơi gọi là danh
vọng, đỉnh cao của thành công. Để việc học, sự trau dồi tri thức trở nên suôn sẻ
hơn, đỡ va phải những khó khăn trong quá trình tiếp thu thì ta phải có kiến thức-
kỹ năng trong việc học tập, tiếp nhận. Người có kiến thức trong lĩnh vực hiện đang
theo đuổi thường khôn khéo, biết ứng xử những tình huống nguy khốn hay nắm
vững những gì căn bản nhất. Con người nếu có lòng nhiệt thành và sự đam mê bất
tận với hoài bão ước mong, song anh ta lại không có lấy một kiến thức nền thì khó
mà thành toại trong cuộc sống. “Nhiệt huyết thiếu đi tri thức giống như là ngọn
lửa không ánh sáng”-Thomas Fuller. Nhiệt thành với mục tiêu hướng đến mà
không có lấy một mảy kiến thức, ta chẳng khác gì một tàu thuyền ôm mỏ neo
quanh năm nằm mộng nơi chân trời. Thế mới thấy, kiến thức chiếm tầm quan
trọng ở cuộc sống biết nhường nào.
Đành rằng kiến thức rất quan trọng đối với đời sống, nhưng ta vẫn không thể phủ
nhận rằng kiến thức và sự tư duy luôn là hai thứ song hành, thậm chí tư duy còn
được đề cao và có tầm ảnh hưởng hơn cả tri thức. Tư duy là tiền đề để con người
nâng cao vốn tri thức mà mình sẵn có, nâng cao giá trị bản thân và vạch kẽ ra
những con đường giúp bản thân có thể tiến xa hơn. Người có tư duy luôn giữ cho
mình quan điểm khác biệt, sáng tạo và trên hết phải hợp lý, đứng đắn. Họ suy nghĩ
sâu xa, tưởng chừng như làm rối ren, phức tạp lên sự việc nhưng đó chính là tâm
điểm khởi đầu cho một sự mới mẻ, một tư tưởng học vấn, tư tưởng đời thường hay
một chân lý sống khác. Khi kiến thức được tô màu lên sự sáng tạo và tân trang lại
một cách mới mẻ, há chẳng phải là ta được ích lợi, tiếp thu và học hỏi được nguồn
tri thức mới, lấy đó làm kinh nghiệm sống để tư duy càng tư duy, phát triển bản
thân mình ngày một tài ba hơn? Thế giới này tứ phương bao la lớn rộng, và học
tập chưa bao giờ là đủ. Bên cạnh đó, “học mà không biết nghĩ, ắt phí công”- lời
dạyKhổng Tử.
Sở dĩ, kiến thức chỉ đến với những người có tư duy là vì người có đầu óc tư duy
luôn nhanh nhạy sắc bén hơn những cá thể bình phàm, có lối sáng tạo và một chút
thiên phú, quan trọng nhất là họ thường có hướng nhìn đúng về cách sống, học
tập. Học nhiều không có nghĩa là sẽ biết nhiều, ta phải sẵn có sự thông minh và
một bản năng “tư duy” thì mới có thể học một hiểu mười. Cuộc đời vô vàn ý vị,
nhưng vẫn không có gì sánh bằng sự phức tạp, tuyệt diệu của bộ não con người.
Hằng ngày nghĩ suy toan tính, nhưng ta vẫn chưa vận dụng hết công lực của não
bộ. Nên, đừng ngại rèn luyện kĩ năng tư duy cho chính bản thân mình. Có kiến
thức là để chu toàn suôn sẻ trong công việc học tập, có tư duy là để gầy dựng nên
vô vàn kiến thức mới. Cứ mạnh dạn đặt ra hàng loạt câu hỏi có lý, cứ tự tin đứng
lên bức phá bản thân, cứ tạo ra một chân trời sáng tạo mới nhưng vẫn giữ được
bản sắc của chính gốc. Chỉ có như vậy, kiến thức mới đến được với con người.
Nghĩ một chiều đơn điệu, ai cũng làm được. Nghĩ đa chiều, sâu xa nhưng đúng
đắn, rất hiếm khi. Những định luật sâu xa hay những thành công vĩ mô lúc nào
cũng khoác lên lớp áo “khắc khổ, khó khăn”, bao giờ cũng tiềm tàng lối thoát và
giải pháp buộc con người phải dùng tư duy và suy nghĩ để tìm ra. Thành công
trong việc gỡ rối những móc xích đó, ta chính là người trí khôn ở mức khá sâu
dày.
Muốn bản thân vượt bậc, kiến thức và tư duy luôn phải song đôi và là điều tất yếu
trong quá trình bức phá bản thân. Kiến thức giúp ta khẳng định giá trị của bản
thân ở mức giới hạn nào đó, cung cấp tri thức và vốn hiểu biết để một mai chân ta
có đi xa để trải nghiệm cũng không phải bỡ ngỡ ngơ ngác. Tư duy chính là để con
người trở nên thông thái hơn, để ta học được cách bảo vệ bản thân, tạo dựng nên
một bộ óc nhạy bén và thâm sâu, sự sáng tạo và lối hùng biện hơn người. Vì thế,
người tài giỏi thực sự luôn phải phối hợp nhịp nhàng giữa kiến thức và tư duy.
“Học kiến thức phải giỏi rồi suy nghĩ, suy nghĩ, lại suy nghĩ. Chính nhờ cách ấy
tôi đã trở thành nhà khoa học”- Anh-xtanh. Đó chính là bằng chứng thiết thực
nhất cho việc “tri thức và tư duy” luôn song hành.
Đâu chỉ có nhà bác học Anh-xtanh là tư duy về trí óc, nước nhà Việt Nam vẫn luôn
tự hào về cái tài, cái hay của vị lãnh tụ vĩ đại- Bác Hồ. Bác luôn tư duy và có nhận
thức trong việc học, ngay cả trong quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, Người
vẫn sáng tạo lối đi, nhìn xa trông rộng nơi con đường mình đã chọn. Khác với Tô
Bội Châu, Bác chọn đi về phương Tây để học hỏi, tiếp thu những cái hay để phát
triển nước nhà. Hay cụ Huỳnh Thúc Kháng- người đã đỗ thủ khoa những hai lần
trong các kỳ thi Hương-Hội. Cụ học rất giỏi, lại được cái tư duy và sự ham học
hỏi. Sáng tối đều một cảnh đèn sách, cụ luôn dấn thân để học cái “vô tận” của
kiến thức. Khi cụ bị đày ra côn đảo, cụ vẫn học tiếng Pháp sau những buổi lao
động khổ sai. Học ít hiểu nhiều, nhờ sự tư duy trong quá trình học mà cụ có thể
tinh thông thành thạo tiếng Pháp. Ngoài ra, song tồn với tấm gương đó là những
nhà bác học đại tài, với bộ não tinh thông và đầy tràn đầy sự tư duy: Newton,
Tesla, Galileo…Kiến thức thật chất mênh mông nhưng con người ít nhất vẫn có
thể chinh phục, song, sự tư duy vẫn là cách để con người học hỏi, cho ra những
kiến thức mới mẻ phục vụ cho sự hiểu biết của bản thân. Sự tư duy bao giờ cũng
được khơi màu từ ý tưởng. Bởi thế, Picasso từng quan niệm: Ý tưởng là điểm khởi
hành. Khi ta thực hiện nó, nó bắt đầu biến đổi bởi tư duy. Muốn tôi luyện nên tư
duy, con người cần ít nhất một lý tưởng, một mục tiêu để nghĩ suy- chiêm nghiệm-
nghiên cứu-hành động.
Trên thế giới, việc loài người chưa thực sự có tư duy là một chuyện quá đỗi
thường tình. Không có tư duy chẳng phải là đồi bại xấu ác, đơn thuần là thiếu chủ
động trong việc học hỏi, nghĩ suy; còn rập khuôn trong vấn đề tiếp nhận tri thức.
Song, vẫn không phải tự nhiên mà con người lại đa phần thiếu đi sự tư duy như
vậy. Phần lớn là do nền giáo dục nhà trường, do lạm dụng phương thức thuộc
lòng hay công nghệ đã sẵn có những lời giải, đáp án, văn mẫu,… việc đó thực sự
làm cùn tư duy, mòn sáng tạo. Bởi thế, phong phanh vẫn tồn tại ý kiến:“Nhà
trường đôi khi làm cùn tự duy, phá hủy tiềm năng về sự sáng tạo” quả thực là
không sai. Sâu xa hơn, con người chưa có được tư duy âu cũng là vì chưa hiểu rõ
được lợi ích củatư duy, còn mập mờ trên con đường đi tìm được phương châm
sống với bản thân mình. Hiểu rõ được khối lợi ích to lớn đó, tìm được phương
châm học hỏi đồng nghĩa với việc trí óc của ta sẽ mở mang, ngày một tư duy hơn
nữa. Dẫu rằng điều kiện sống khắc nghiệt, nhưng ta phải biết tôi luyện, rèn dũa
vốn tri thức và sự tư duy, suy luận của mình để nâng cao giá trị bản thân. Rồi ta sẽ
làm được, tựa như một đóa hoa sen rực rỡ sắc hương sắc nơi hôi tanh mùi bùn.
Hòa mình vào cuộc đời đầy rẫy phức tạp rồi tự lắng đọng ngẫm nghĩ lại bản thân,
đôi lúc tôi chưa thật sự tư duy để mở đường cho việc tiếp nhận kiến thức. Phải
chăng, là tuổi trẻ còn bồng bột nông nỗi nên chưa thể tìm ra phương cách để đón
nhận tri thức một cách tốt nhất? Chúng ta- những người còn tuổi ăn tuổi học,
những người đã dấn thân với công việc cần trang bị một tư duy sắc bén để không
phải ngây dại hay làm bù nhìn trước kiến thức. Có kiến thức thôi là chưa đủ, quan
trọng ta phải chọn lọc, thực hành. Thực hành đúng nhưng mang bản chất mới mẻ,
sáng tạo mới là người hay. Nên, cũng chính Anh-xtanh đã từng nói: Trí tưởng
tượng- một thứ luôn quan trọng hơn kiến thức.
“ Khôn thì trong trí lượng ra
Dại thì học lóm người ta bề ngoài ”.
-Ca Dao-
Cuộc đời vốn không có ngõ cụt, và con đường để tiếp nhận kiến thức đối với mỗi
ngưởi cũng vậy. Nếu không thể tư duy, con người không phải không được quyền
chăm chỉ học hỏi bởi “cần cù bù thông minh”, chí thiển tài hèn nếu chịu khó, nhẫn
nại vẫn làm nên cơ đồ. Chăm chỉ học tập, ham tìm tòi rồi mai sau ta vẫn tích lũy
được vốn kiến thức làm kinh nghiệm. Đầu óc biết nhiều ham học, ắt sẽ tự sinh ra
tư duy để liên kết kiến thức. Họa chăng, nếu không có tư duy thì con người sẽ khó
khăn hơn trong việc học hỏi. Khó khăn ở chỗ là ta không có sự mần tượng suy
luận, việc tiếp nhận kiến thức âu cũng chậm hơn đôi ba bước so với những người
có tư duy. Song, đừng thế mà nản lòng buông xuôi vì có chí tất thành công. Thành
công không phải một yếu tố tạo thành, nó phải bao gồm nhiều yếu tố. Tương tự, tư
duy không tạo nên con người thành công, tư duy chỉ là phương tiện đưa con người
đến mục đích.
Đôi khi, sự tư duy chưa đặt đúng chỗ, thành ra ta lại trở thành người “phức tạp
hóa” vấn đề. Việc lạm dụng sự tư duy chẳng những khiến mọi vấn đề mặc định là
đơn giản trở thành mớ hỗn tạp rối ren mà còn khiến mọi người ức chế, muốn phê
bình và khó chịu. Ta có tư duy là một điều đáng mừng, nhưng ta phải đủ nhận thức
và sáng suốt để biết mình nên đặt sự tư duy vào trong hoàn cảnh nào. Chỉ có thế,
sự tư duy của con người mới bộc bạch được khối lợi ích tối đa và giúp cho đời
sống con người ngày một nâng cao, phát triển hơn.
“Biết cách học , chọn lọc tri thức là đủ chứng tỏ bạn thông thái”- Henry Brooks
Adams. Học tốt quả thực là một vấn đề nan giải. Ví như ta leo lên đỉnh núi cao
dốc, truân chuyên khó nhọc mới đi được đến đỉnh. Tiếp nhận cái xấu lại rất dễ
dàng, nhưng lại càng tai hại. Nó cũng được ví như đang vinh quang trên đỉnh núi
cheo leo, hễ sa chân là nhào xuống nơi sâu thẳm vực sâu. Thế nên, con người phải
biết chọn lọc nguồn tri thức để tiếp nhận, tránh những kiến thức phủ lớp hào
nhoáng bên ngoài nhưng bên trong lại đồi trụy vô cùng. Ta lại càng không nên
dùng sự tư duy để mần tượng, chế tác hay hiểu ra những kiến thức sai lệch, vô bổ.
Như một trang giấy, sự tư duy cũng có hai mặt. Hễ tư duy đúng cách, bạn sẽ trở
thành người giỏi giang đa tài. Hễ sai cách, bản thân từ tốt dễ thành xấu, đầu óc
mang tư tưởng lệch lạc, suy nghĩ quá độ, đa nghi sẽ dễ khiến người người lánh xa.
Bao đời nay, ông cha ta vẫn thường răn dạy con cháu: “Một phút nghĩ còn hơn là
cả ngày quần quật”. Sự tư duy chính là ngọn đuốc chứa đựng tia lửa hồng giúp ta
khơi dậy niềm đam mê, khát khao và hành động của mình. Cuộc đời vốn niên hạn,
tiết kiệm thời gian hay chọn cho mình một phương châm, lý tưởng sống luôn là kim
chỉ nam giúp con người sống có ý nghĩa hơn và cũng là nấc thang để đưa ta đến
với thành công vĩ đại hay là phương tiện để đột phá bản thân mình. Thấm thía
được lợi ích của sự tư duy và tầm quan trọng của kiến thức, ta cần gắng sức tôi
luyện để bản thân sao cho có sẵn một vốn tư duy phong phú nhằm tô điểm thêm
cho đời người. Nơi ta sống luôn cho phép ta lựa chọn hướng đi và một tư duy sáng
tạo, bởi không có tự do lựa chọn, không có sự sáng tạo. Không có sự tư duy sáng
tạo, không có cuộc sống.

You might also like