Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Bút danh Thanh Hiếu đã dùng ngòi bút tài hoa của mình, ký thác nên những

áng thơ mang đậm sự chiêm nghiệm trong đời thường:


“ Lúc vấp ngã đừng lo, tôi nhé?
Hãy đứng lên, rồi sẽ kiên cường.
Nhìn về phía trước mến thương,
Mênh mông rộng lớn trục đường mở ra. ”
Kỳ thực, đời sống lúc nào cũng muôn vẻ muôn màu, buộc thân mạng con
người phải trải nghiệm, vấp ngã rồi bước tiếp để có thể thưởng thức được
vẻ đa hương sắc nơi nhân sinh sâu thẳm. Quãng đường đời vốn nhiều ngã
rẽ, quan trọng là ta sẽ chọn đi đâu, phiêu bạt chốn nào để quyết định nên
phận số của mình. Trăm năm tuy hạn hữu, song sự lựa chọn và nước đi mà
tạo hóa ban cho những sinh linh như ta là vô hạn định. Bởi vậy, với thi
phẩm “Mùa Lạc”, Nguyễn Khải từng đưa ra một triết lý: “Ở đời này không
có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có đủ sức
mạch để bước qua những ranh giới ấy”. Có thể thấy, triết lý trên hoàn toàn
phù hợp là đúng với những người có hướng nhìn cuộc sống là một ngã đi vô
vàn chỗ rẽ. Liệu, triết lý trên có thực sự tô đậm, dệt nên một thông điệp đời
thường?

“Bạn không thể yếu đuối trên con đường theo đuổi hoài vọng. Hãy dám
vượt qua các rào chắn để tìm con đường của riêng mình.” Đúng vậy, chúng
ta đều là những con người giàu ý chí, nghị lực nên phải mạnh mẽ vượt qua
những “rào chắn”. Vậy, định nghĩa về “con đường cùng” của Nguyễn Khải,
há chăng là chỉ sự kết thúc? Con đường cùng- ý nói những gì cùng khốn, bế
tắc mà không có phương hướng giải vây trong cuộc sống. Sinh hoạt thường
ngày, người ta hay gọi những hẻm rẽ không còn lối ra là con đường cùng.
Ranh giới, nói nom ra là một khoảng phân định giữa cái này với cái kia, là
một giới hạn mà có hoặc không thể bước qua. Chẳng hạn là ranh giới giữa
thiện và ác, giữa hạnh phúc- đau khổ, giữa tương phùng-phân ly… Trong
lời văn của Nguyễn Khải, “ranh giới” là những rào cản chông gai gần kề
bến bờ hạnh phúc, duy chỉ khi bước qua được mới có thể chạm gót đến
ngưỡng bên kia. “Cốt yếu” thì quá dễ am hiểu hàm nghĩa, đó được xem là
nhất sự, đều quan trọng tất nhiên. Thế còn “sức mạnh”? Có thể hiểu, sức
mạnh là vẻ kiên cường rắn chắc, ý chí nghị lực và sức mạnh phi thường để
vượt qua cảnh truân chuyên khổ cực. Khăng khít lại các từ khóa, chủ đích
của tác giả đưa ra triết lý âu cũng là muốn nói: Cuộc đời đương nhiên sẽ
không tàn nghiệt đến nỗi phải làm cho người ta cùng khốn không thể thoái
lui hay quẹo rẽ, chỉ có những rào cản, thách thức vốn đã định sẵn để thử
sức con người. Đời luôn tiềm tàng những cơ hội dìu dắt ta đến sự mĩ mãn,
hiện đương chờ người kiếm tìm. Song, điều kiện để bước tiếp, vượt qua
những rào cản đó chính là: niềm tin- ý chí- kiên cường- nghị lực- quyết
định.
Vì sao, cuộc đời luôn có những khó khăn buộc con người phải biết chèo
chống vượt qua? Thượng đế- ngài đã tạo ra những nghịch cảnh để thử thách
lòng người. Song song đó, tạo hóa đã trao dâng cho con người một cuộc sống
tương đối tốt đẹp về mặt ngoại cảnh. Một chút hỗn tạp là an vui đan cài xen lẫn
với nghịch cảnh giữa bước đường niên hạn đời sống thì đâu có là gì? Như vậy
là lẽ thường tình, âu cũng là để cân hòa cuộc sống. Đấy chính là yếu tố phụ
họa, cốt lõi vẫn là để phân định ai nội lực kiên cường, ai yếu hèn, nhát gan đầu
hàng trước số phận. Người mạnh mẽ chính là người không hàng trước rối ren
nghịch cảnh, họ luôn sẵn sàng nhận lãnh thách thức để vượt qua. Dẫu có thất
bại vấp ngã trăm lần, họ vẫn tự ủi an rằng: “ Không cuộc hành trình của ai là
trơn tru trôi chảy. Chúng ta ai cũng vấp ngã. Chúng ta ai cũng có những bước
lùi. Chỉ cần vượt qua được, chân trời ươm mầm tươi đẹp sẽ mỉm cười với ta.”
Thế gian nghịch cảnh muôn trùng đã đành, song lại rất cần những người hiểu
rõ được sứ mệnh vượt khó đang đặt trên vai mình để không phải biến tan, sống
vô nghĩa như những hạt cát vô danh. Những thách thức khó nhằn đặt ra vốn là
để con người khẳng định giá trị bản thân mình. Giống như: “ Có gió lung mới
biết tùng bá cứng. Có ngọn lửa hừng mới biết thức vàng cao.”

Ai cũng biết, con người cần lắm một ý chí kiên cường, sức mạnh nội lực để
vượt qua những gập ghềnh khúc khuỷu. Thứ sức mạnh kiên cường ấy đâu phải
ngày một ngày hai mà thành? Đó là cả một quá trình tôi luyện hằng ngày. Ví
như gặp một bài toán khó, ta trăm phương ngàn kế tìm ra phương hướng giải
sao cho thành toàn; ví như khi điểm kém, ta cố gắng nỗ lực cải thiện điểm số
ngày một thêm cao…Chẳng thể nào ý nghí nghị lực lại được bộc bạch khi người
ta không chịu thúc đẩy nó lớn lên bằng cách thực hành. Đừng vội bảo đối
phương là người thoái hèn nghị lực, bởi không bước ra đời, chẳng làm cái gì
làm sao nghị lực, sự quyết tâm có thể bộc bạch? Ai ai cũng vậy, cũng ẩn chứa
sâu một ý chí vươn lên, nếu chưa thể vượt qua được chuỗi ngày bão táp gió
phong, há chăng là nghị lực chưa mạnh mẽ khơi dậy mà thôi. Nên nhớ, nếu ta
không cố gắng, đâu ai biết là ta có thể làm gì. Hãy cứ tôi luyện, tập làm những
thứ khó khăn khi chúng còn dễ dàng và làm những thứ vĩ đại khi chúng còn nhỏ
bé. Hành trình ngàn dặm bắt đầu bằng những bước chân.

“Non cao cũng có đường trèo,


Đường dẫu hiểm nghèo, cũng có lối đi.”
-Ca Dao-
Phải chăng, cuộc sống cũng vậy? Dẫu có dâu bể khó khăn cũng còn một con
đường để tiến lui? Đúng, cuộc sống tuy gian khổ khắc nghiệt, song lại hiếm khi
dồn người ta vào bước đường cùng. Định nghĩa bước đường cùng thực chất
không hề tồn tại, người ta thường gọi thế cũng là vì nhận thức-bản thân-ý chí
của con người. Người nhận thức tích cực, ắt thời cuộc có lối có đường; người
bi lụy oan trách cuộc đời chính là tự dồn mình vào cùng khốn. Tương tự, bản
thân nếu chịu đổi dời sao cho phù hợp với xã hội, ắt còn có thể tìm cách vượt
qua; ý chí nghị lực đã khởi, gian truân khó lòng mà cản đường ngăn lối. Mạnh
mẽ, chịu dấn thân ra đời cũng là cách để con người tự tạo cơ hội cho chính bản
thân mình có thể vượt qua ranh giới gian nay. Thử hỏi, ta hằng ngày lo sợ
không dám mạo hiểm, học hỏi những điều bên ngoài thì liệu có tìm được
phương hướng thoát khỏi giới hạn bản thân? Muốn đường đời có chút hoa
thơm, muốn đời mênh mang rộng mở không bế tắc thì bản thân ta cũng phải
như thế. Phải rộng mở tâm trí học hỏi, phải vững tin rằng mình có thể vượt qua
và trang bị sẵn một nghị lực kiên cường, sự nỗ lực quyết tâm. Như Franco
Molinari từng tâm niệm: “Nghịch cảnh không phải là bước đường cản lối, nó
là tảng đá nâng bước con lên đỉnh cao của cuộc sống”. Hãy cứ coi những thác
ghềnh mang tên khổ ải là vật có giá trị đáng để ta đối mặt, cứ mặc định là vậy,
cuộc đời sẽ mở rộng hướng đi mà không hàn khắc, ngăn bước ta bởi hai chữ
“rào cản”. Nào đâu có cuộc sống tàn nhẫn với loài người, nếu tồn tại định
nghĩa nghịch cảnh mà chẳng có định nghĩa về đường đời vô hạn, há chẳng
phải là con người đều bại trước số phận cả rồi?.

Sở dĩ, nhân sinh cần có một năng lực nhất định để vượt qua những ranh giới
khắc khổ là vì để bản thân có thể thoát khỏi gông cùm khổ ải. Ai ai cũng muốn
mình có được một cuộc sống đẹp tươi hoa mĩ, muốn mình giỏi giang hơn người,
muốn mình giàu có cao sang… Việc hướng đến những điều tốt đẹp ắt hẳn
không còn là một sự việc lạ lẫm đối với con người. Thế nhưng, đời sống đâu tự
dưng cho ta tất thảy? Buộc phải đánh đổi một thứ gì đó. Đánh đổi một tuổi
xuân thì nỗ lực để có được cuộc sống viên mãn về sau; đánh đổi sự ham chơi
ngây dại của tuổi trẻ để đổi lấy sự giỏi giang khi một mai khôn lớn; đánh đổi
sức lực để đổi lấy cái gia cảnh khấm khá… Tuyệt nhiên, con người khôn ngoan
chắc chắn sẽ chấp nhận đánh đổi một ý chí kiên cường, một nghị lực vượt qua
số phận để đổi lấy tháng ngày vinh quang tốt đẹp phía trước. Đời người dài
hạn, sự nguy khốn trong hoàn cảnh, cạm bẫy mà đời ngầm đặt ra không thể
cân đo lượng ra. Nó sẵn sàng lấy đi tất cả của con người nếu như người đó
không có chút gì gọi là ý chí hay tinh thần vượt qua giới hạn số phận đề ra. Có
những người từng là nạn nhân của sự khắc nghiệt nơi trần thế. Họ u sầu, tuyệt
vọng trước cái định luật “nghịch cảnh” của cuộc đời. Để không rơi vào hoàn
cảnh đó, ta cần có niềm tin, ý chí và sự bức phá để vượt qua. Tin vào cuộc
sống, hành động kiên cường chính là để con người nhìn nhận cuộc đời tốt đơn,
không phải lưu giữ ý niệm “ khó khăn đi đôi với sự thảm bại”. Năm tháng dài
rộng như vậy, ai không có năm ba ngày ngớ ngẩn vô tri. Đường trần dài như
vậy, ai không có vài bước chân sai. Cốt lõi nằm ở chỗ là ta có biết sửa đổi,
vươn lên cái khó hay không. Chẳng có gì là tuyệt đối, khó khăn cũng vậy. Cứ
lạc quan tích cực, tràn đầy niềm tin thì dù có ở nôi đất khô cằn cỗi cũng tìm
được mùa hoa cho riêng mình.

Ý chí- niềm tin- nghị lực là những điều mà con người thảy đều cần có trong suốt
quá trình tồn tại ở cõi đời. Yếu tố trên giúp ta kiên trì chưa sóng xô gió lớn,
không thấy sóng cả mà ngã tay chèo. Ngoài ra, nó còn giúp ta tin yêu vào cuộc
sống, có tuệ nhãn thông thái hơn khi nhìn nhận một vấn đề phức tạp hay vững
bước hiên ngang trên con đường mình đã chọn, đã đi. Đó còn quyết định nên sự
thành bại của người người. Vốn nhiều cạm bẫy nơi trường đời, hễ có chút khó
nhọc với bản thân là buông xuôi nản lòng, liệu có thể thành công? Có, nhưng
rất hiếm khi. Cơ hội tựa đóa hoa, tự tàn tự nở, người qua mặc người. Thế nên,
niềm tin-nghị lực-ý chí-quyết tâm- liều lĩnh chính là tiền đề để đào tạo nên
những người biết nắm bắt cơ hội, tạo ra những con đường cho riêng mình.

“Chỉ với một tài năng bình thường cộng với niềm tin kiên định, mọi người đều
có thể đạt được kỳ tích”– Thomas Buxton. Quả thực, nói về người tận dụng cơ
hội mở đường cho một màu tương lai sáng rực, vượt qua ranh giới bình phàm-
nổi trội thì không thể không nhắc đến Picasso- họa sĩ từng vô danh. Thuở thiếu
thời, gia cảnh ông thuộc hạng cùng đinh nhất nhì ở Paris. Nhờ sự liều lĩnh với
tinh thần hăng hái mạnh mẽ, ông quyết sẽ thay đổi vận mệnh bằng 15 đồng bạc.
Từng thuê sinh viên đến các sạp tranh nổi tiếng hỏi về tranh của Picasso, chưa
đầy một tháng, tranh của ông đã nổi trội và thành trào lưu cho giới thượng lưu
khắp cả nước. Hay Beethoven- nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Ông từ nhỏ
đã khiếm thính, rồi dần điếc toàn phần. Song, vượt qua rào cản trở ngại, ông
vẫn trở thành người tài ba, nổi tiếng khắp thế giới. Beethoven được xem là một
cái danh xưng vĩ đại nhất trong nền nhạc giao thời, là tấm gương tiêu biểu
trong việc vượt lên nghịch cảnh, chinh phục hoài bão đời mình. Song tồn với
hai gương sáng tiêu biểu trên, ta vẫn không thể quên được: Nguyễn Khải- chính
tác giả câu nói, Alexander, Wailt Disney, Nick Vujicic,… đã từng có màn vượt
lên số phận vĩ đại thế nào. Quả thực như Lỗ Tấn nói: “Trên đời này vốn làm gì
có đường? Người ta đi mãi cũng thành đường thôi.”

Cuộc đời vốn là những gam màu sáng tối song hành cùng nhau. Con người
cũng vậy. Có những người luôn hướng về ánh sáng để bóng tối khuất sau lưng,
đồng hành cùng với đó lại có một số người vẫn cứ nhắm mục tiêu là mảng tối u
khuất, bão giông của cuộc đời mình để hướng về. Và thiếu đi ý chí, nghị lực và
niềm tin trong cuộc sống là thế- là những người chỉ hướng về nơi u khuất màn
đêm. Thất bại là cảm giác không ai tránh khỏi. Không có nghị lực vươn lên mà
nở để nghịch cảnh lôi ta xuống vực sâu thẳm, liệu có đáng không? Chỉ là chút
thiếu hút về mặt ý chí mà đánh đổi cả một chặn đường, cơ hội phía trước. Quả
thực là phí hoài, không xứng đáng để đánh đổi. Có thể do điều kiện sống không
mấy tốt đẹp nên tâm tính trở nên bi lụy, có thể do không có nhận thức về lợi ích
của nghị lực, niềm tin hay cứ mặc định “cuộc sống- duy chỉ một đường”, thậm
chí là chỉ biết mơ, ảo tưởng nghị lực mà tỏ ý thoái lui. Dẫu sao vẫn không thể
trách, ta cần có sự cảm thông cho những con người này.

Tuổi trẻ mong muội, đôi lúc ta ham mê những huyễn mộng phù phiếm bên ngoài
mà quên đi chặng đường dài phía trước? Những nỗ lực, sức mạnh về ý chí, tin
yêu vào cuộc đời của ta cần phải được đáp đền một cách trọn vẹn. Gác lại
những thú vui vô nghĩa, hãy tôi luyện bản tính mạnh mẽ trước giông bão đời
thường, để một mai gió cuốn đi còn biết tạo dựng, dấn thân vào con đường mới.
Chớ hoài phí thời gian, cứ tự tin in dấu chân vào muôn nẻo đường xa. Cuộc
sống vốn là đại dương vô tận, đại dương phải có sóng. Đó là quy luật nghìn thu,
bản thân ta dấn thân thì cứ việc, vạn sự đều chẳng cố định, cứ tin tưởng vào
bản thân, cứ đi xa rồi mới thấy được sự vô tân của cuộc sống. “Không có con
đường nào khó, chỉ có chân ngại lối xa. Cuối con đường dần ló mặt trời lên,
xua tan tối qua.”

Ta nghị lực, ta tin vào cuộc đời quả thực là một điều đáng mừng. Song, phải
biết tự lượng sức mình, có trí tuệ để xem khi nào nên tiến khi nào thoái lui. Ví
như ta là hạt cát ở đại dương nhưng lại mộng mơ nơi chân trời vô tận, há chăng
là vô nghĩa, phí hoài tuổi đời mình?. Chẳng phải là ranh giới nào con người
cũng vượt qua được. Tùy người tùy cảnh, không nên chạy đua theo khuynh
hướng mà đánh mất chính bản thân mình. Lại càng không nên chỉ biết nghe lời
người khác mà không giữ định kiến cho riêng mình, ta phải làm chủ được con
đường mình đi, mình chọn và dấn thân. Lại chẳng nên chọn quá nhiều con
đường để rồi phải mệt nhọc, bởi “Kiên định đi theo một phương hướng chính là
cách quan trọng để khiến cuộc đời mình trở nên vĩ đại.”Chỉ có thế, ta mới có
được sự hạnh phúc, mĩ mãn và cảm nhận được sức mạnh phi thường của bản
thân đã phá hết mọi ranh giới, rào cản nơi nhân sinh. Thấm nhuần được triết lí,
ta cần có một trí tuệ sâu sắc để nhìn nhận, một ý chí kiên cường để đi tiếp hết
quãng đời.
Đương ở cõi đời, con người cần ít nhất một nghị lực sống, một lòng nhiệt thành
và niềm tin, ý chí quật cường vươn lên trong bể bãi nương dâu. Chớ dại gì mà bỏ
cả một đại dương xanh biếc, thẳm sâu chỉ vì những cơn sóng nhỏ. Kiếp phù sinh là
hữu hạn, đường đi lại tận cùng, đừng vì những tảng đá ven đường rào cản mà bỏ
cả một chặn đường rực nắng đang chờ ta phía trước rồi lại phải thốt lên hai từ
“giá như”. Cơ hội chẳng hết, đường đi chẳng cùng, nếu không đi được ngã trái cứ
sang ngã phải. Dẫu có thất bại, âu cũng là những bài học lớn lao. Bởi thế, từng có
một chân lý rằng:
“Con đường nào sơ khai mà bằng phẳng
Không bùn lầy cũng sỏi đá chông chênh
Cuộc đời ai không trải qua cay đắng
Không vài lần vấp ngã lại đứng lên. “

You might also like