ZaloPay

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 47

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG

MÔN HỌC: KẾ TOÁN TÀI CHÍNH

Lớp học phần: ACC705_2211_9_L23

Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Hải Vân

Họ và tên Phân công công việc Phần trăm hoàn


thành công việc

Mai Ngọc Thúy An - Giới thiệu tính năng, đánh giá, vị thế 100%
ZaloPay
050609211810 - Cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của ZaloPay
- Kết luận

Nguyễn Lê Trường An - Các kênh truyền thông kỹ thuật số 100%


- Giải pháp
050609210025

Nguyễn Doãn Trúc Anh - Môi trường kỹ thuật số 100%


- Hoạch định và chiến lược
050609210062

Phan Nguyễn Mai Anh - Các kênh truyền thông kỹ thuật số 100%
- Giải pháp
050609211826

Bùi Thị Quế Chinh - Hoạch định và chiến lược 100%


- Môi trường kỹ thuật số
050609211858
MỤC LỤC

I. Giới thiệu ZaloPay ...................................................................................... 5


1. Vài nét về ZaloPay? .................................................................................. 5
2. Tính năng của ZaloPay............................................................................. 6
2.1. Các bước cơ bản để đăng ký và sử dụng ZaloPay ............................. 6
2.2. Hướng dẫn chuyển tiền trực tuyến trên ZaloPay ............................... 8
2.3. Cách đăng nhập ZaloPay ................................................................... 8
3. ZaloPay có an toàn không? ...................................................................... 9
4. Hướng dẫn cách nạp tiền vào ZaloPay .................................................. 10
5. Đánh giá giao diện ZaloPay................................................................... 11
6. Vị thế của ZaloPay ................................................................................. 13
II. Các kênh truyền thông kỹ thuật số: ........................................................ 16
1. SEO: ........................................................................................................ 16
2. Online PR: .............................................................................................. 17
3. Online partnership: ................................................................................ 18
4. Social media: .......................................................................................... 20
5. Email/ mobile marketing: ....................................................................... 20
6. Display advertising: ............................................................................... 21
7. Đánh giá việc sử dụng các kênh truyền thông kỹ thuật số của ZaloPay.
22
III. Môi trường Kỹ thuật số: ......................................................................... 23
1. Môi trường bên ngoài: ............................................................................ 23
1.1 Môi trường nhân khẩu: .................................................................... 23
1.2 Môi trường chính trị - pháp luật: ..................................................... 23
1.3 Môi trường kinh tế: .......................................................................... 23
1.4 Môi trường văn hóa xã hội: ............................................................. 24
1.5 Môi trường công nghệ:..................................................................... 24
1.6 Môi trường tự nhiên: ........................................................................ 24
2. 5 lực lượng cạnh tranh: ........................................................................... 24
3. Môi trường nội bộ ................................................................................... 25
3.1 Nguồn nhân lực ..................................................................................... 25
3.2 Văn hóa doanh nghiệp .......................................................................... 26
3.3 Kế toán tài chính ................................................................................... 26
3.4 Nghiên cứu phát triển............................................................................ 26
IV. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của ZaloPay ................................................. 27
1. Phát triển APP và WEB của ZaloPay ..................................................... 27
1.1 Website-cổng ......................................................................................... 27
1.2 Web – App ............................................................................................. 27
1.3 MOBILE - APP TO APP ....................................................................... 28
1.4 POS - QR ĐỘNG................................................................................... 29
1.5 POS - QUICKPAY................................................................................. 29
1.6 WEB IN APP ......................................................................................... 29
1.7 QR TĨNH TẠI QUẦY ............................................................................. 30
2. Sự khác nhau giữa App và Web ............................................................. 30
2.1 Website máy tính ................................................................................... 30
2.2 Website di động ..................................................................................... 31
2.2 Chẩn đoán hiệu suất.............................................................................. 32
2.3 App......................................................................................................... 33
V. Hoạch định và chiến lược ......................................................................... 34
1. Tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu ................................................................... 34
2. Giá trị cốt lõi ............................................................................................... 35
3. Phân tích SWOT .......................................................................................... 35
Điểm mạnh .................................................................................................. 35
Điểm yếu ...................................................................................................... 37
Cơ hội .......................................................................................................... 37
Thách thức ................................................................................................... 38
5.4 Hành vi khách hàng của ZaloPay ............................................................. 39
5.5 Mô hình ANSOFF: .................................................................................... 39
5.6 Mục tiêu sử dụng chiến lược ..................................................................... 40
5.7 Lựa chọn chiến lược tiếp cận thị trường mục tiêu .................................... 41
Chiến lược giữ chân khách hàng: ............................................................... 41
Chiến lược marketingmix ............................................................................ 41
CRM: ........................................................................................................... 43
VI. Giải pháp .................................................................................................. 43
VII. Kết luận ...................................................................................................... 44
VIII. Tài liệu tham khảo ................................................................................ 46
I. Giới thiệu ZaloPay:

Trong những năm gần đây, thanh toán di động bùng nổ mạnh mẽ bởi những ưu thế
vượt trội về sự tiện lợi, hiện đại, tính linh động, và tiết kiệm thời gian,… Hàng chục các
ứng dụng thanh toán, ví điện tử đua nhau ra đời như Momo, Payoo, VTCpay, Cake,…
Khi một sản phẩm ví điện tử thâm nhập vào thị trường không chỉ đối mặt với sự cạnh
tranh của các bên đối thủ mà còn đối mặt với việc chinh phục lòng tin của người tiêu
dùng cũng như thay đổi hành vi thanh toán của người tiêu dùng từ truyền thống sang
thanh toán di động để hướng tới một xã hội ít dùng tiền mặt. ZaloPay ra đời cũng gặp
phải những khó khăn đó, nhưng sau một năm ra mắt, ứng dụng này đã được số lượng
lớn người tiêu dùng đón nhận nhờ vào những tính năng nổi bật của sản phẩm và chiến
lược marketing đúng đắn để chạm tới khách hàng. Vậy ZaloPay là gì? Nếu bạn vẫn chưa
hiểu rõ về ứng dụng này và bí quyết để sử dụng, sau đây hãy cùng nhóm tôi tìm hiểu về
ZaloPay và các chiến thuật về kinh doanh số cùa ZaloPay.

1. Vài nét về ZaloPay?

ZaloPay là một ứng dụng ví điện tử dùng để thanh toán các dịch vụ thanh toán,
chuyển và nhận tiền phục vụ nhu cầu cuộc sống và kinh doanh. Ứng dụng này thuộc sở
hữu của Công ty TNHH Zion thuộc Tập đoàn VNG, được tích hợp với cộng đồng 70
triệu người dùng ứng dụng Zalo, ZaloPay phát triển nhanh chóng và có ưu thế khá lớn
trong việc tham gia vào thị trường.

Sơ lược tổng quan về ZaloPay:

– Phát hành lần đầu: 27 tháng 12, 2016

– Phát triển bởi: VNG

– Thể loại: Thanh toán trực tuyến

– Hệ điều hành hoạt động: iOS, Android

– Trang web: https://zalopay.vn/


2. Tính năng của ZaloPay:

ZaloPay có nhiều tính năng độc đáo như chuyển tiền nhanh gọn chỉ sau 2s, trả
tiền bằng cách quét mã QR, hỗ trợ rút tiền từ thẻ ATM có liên kết với ví điện tử
này, gửi tặng lì xì online cho một hoặc nhiều người cùng một lúc, nạp tiền điện
thoại, thanh toán hóa đơn mạng Internet, hóa đơn điện nước,… một cách nhanh
chóng, tiện lợi.

Điều làm nên sự khác biệt giữa ZaloPay với các ví điện tử khác chính là chức
năng chuyển tiền và rút tiền nhanh chóng, tiện lợi. Người dùng có thể rút tiền từ
ZaloPay về bất kì tài khoản thẻ ngân hàng nào đã liên kết vào bất kì thời gian nào
với số tiền là bội số của 10.000 đồng và trong hạn mức giao dịch cho phép.

Ngoài ra, người dùng có thể chuyển tiền đến người thân của mình qua danh bạ,
số điện thoại hoặc ZaloPay ID, người nhận chỉ trong vài giây.

2.1. Các bước cơ bản để đăng ký và sử dụng ZaloPay:

Bước 1: Tải ZaloPay ở đâu?


Hiện Zalopay có hỗ trợ 2 nền tảng phổ biến nhất hiện nay là Android và IOS bạn có thể
dễ dàng tải thông qua GooglePlay và AppStore:

▪ ZaloPay cho Android:


https://play.google.com/store/apps/details?id=vn.com.vng.zalopay&hl=vi

▪ ZaloPay cho IOS: https://apps.apple.com/vn/app/zalopay-thanh-toán-trong-


2s/id1112407590?l=vi

Bước 2: Mở Zalo Pay sau đó đăng ký


Bước 3: Đăng nhập vào giao diện chính của ZaloPay
Bước 4: Định danh tài khoản khi đăng nhập, bạn cần lưu ý và thực hiện chính xác các
hướng dẫn từ ZaloPay. Việc định danh hiện nay là bắt buộc theo quy định hiện hành của
nhà nước. Ngoài ra thì định danh tài khoản còn có nhiều lợi ích cụ thể như sau:

▪ Tài khoản bảo mật với lớp xác thực thông tin cá nhân.

▪ Tránh bị giả mạo hay lợi dụng tài khoản

▪ Hạn mức giao dịch được tăng lên đến 200 triệu đồng

▪ Rút ngắn tối đa việc xử lý khiếu nại liên quan tới tài khoản và vấn đề khác.

Bước 5: Liên kết ZaloPay với tài khoản ngân hàng.


Bạn vào mục liên kết thẻ sau đấy chọn ngân hàng bạn muốn liên kết, chọn loại thẻ và
nhập thông tin cần thiết để hoàn thành việc liên kết.

Bước 6: Sử dụng toàn bộ tính năng ZaloPay cung cấp cho khách hàng
2.2. Hướng dẫn chuyển tiền trực tuyến trên ZaloPay:

Hiện nay, ứng dụng Zalo Pay có 2 hình thức thanh toán bằng ZaloPay là gì? Đó là
qua danh sách bạn bè Zalo hoặc qua số điện thoại đã đăng ký ZaloPay. ZaloPay có ưu
điểm chuyển tiền vô cùng nhanh chóng với vài thao tác đơn giản như:

Bước 1: Đăng nhập tài khoản ZaloPay đã lập

Bước 2: Chọn chuyển tiền trên giao diện chính của ZaloPay

Bước 3: Chọn hình thức chuyển tiền phù hợp (Qua danh sách bạn bè hoặc qua số điện
thoại)

Bước 4: Nhập số tiền và nội dung chuyển

Bước 5: Chọn kênh thanh toán và nhập mã OTP để hoàn tất việc chuyển tiền

Ngoài ra thì bạn cũng có thể quét mã QR của người nhận tiền để hoàn thành việc
chuyển tiền. Bạn có thể tìm mã QR tại phần “Nhận tiền” ở màn hình chính.

2.3. Cách đăng nhập ZaloPay:

Để đăng nhập vào ZaloPay không có gì quá khó khăn. Sau khi mở ứng dụng ZaloPay
tải ở trong máy, hãy đăng nhập bằng chính tài khoản Zalo của bạn. Không có một hình
thức nào khác có thể thực hiện được việc đăng nhập bởi ZaloPay mới chỉ hỗ trợ đăng
nhập bằng hình thức tài khoản Zalo. Bước tiếp theo là hãy bật chế độ truy xuất đối với
ZaloPay nhé.

Bước tạo mật khẩu để xác nhận giao dịch cũng rất quan trọng, vì chỉ có 6 chữ số thôi
nên bạn hãy chọn một mã số dễ nhớ với bạn mà vẫn đảm bảo được độ an toàn. Mật khẩu
thanh toán được sử dụng cho tất cả các giao dịch trên ZaloPay và các thẻ ngân hàng
khác của bạn. Quý khách hàng cũng đừng quên nhập số điện thoại sau bước tạo mật
khẩu thanh toán để tăng độ an toàn cho tài khoản. Quy trình đăng nhập ZaloPay cũng
thành công sau khi bạn nhập mã số từ tin nhắn SMS để xác nhận một lần nữa.

ZaloPay liên kết với ngân hàng nào?

Câu hỏi ZaloPay là gì đã được giải đáp ở phần trên, tiếp theo bạn đọc có thể tìm hiểu
thêm về những ngân hàng đang liên kết với ZaloPay nhé. Trên thực tế, một tài khoản
ZaloPay của bạn có khả năng liên kết với nhiều thẻ ngân hàng. Nhưng 1 thẻ ngân hàng
chỉ có thể liên kết được với 1 tài khoản ZaloPay. Một số ngân hàng nội địa liên kết với
ZaloPay như Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Eximbank, Sacombank, SCB… Trong
khi đó, các tổ chức quốc tế liên kết với ZaloPay là JCB, Visa, Mastercard.

3. ZaloPay có an toàn không?

ZaloPay là lựa chọn được nhiều người tin dùng và đánh giá cao về khả năng bảo mật:

Đạt level 1 hệ thống PCI – DSS là cấp độ cao nhất trong mọi lĩnh vực ngân hàng. Đây
là tiêu chuẩn công nhận dữ liệu thanh toán của ứng dụng đảm bảo an toàn khi thanh toán
điện tử được công nhận toàn cầu.
ZaloPay là một trong hai ứng dụng ví điện tử đầu tiên tại thị trường Việt Nam đạt tiêu
chuẩn ISO 27001. Đây là tiêu chuẩn quốc tế, được công nhận không rò rỉ thông tin cho
bên thứ 3, đảm bảo bảo mật khi sử dụng.

Bảo mật với công nghệ Tokenization: ZaloPay số hóa dữ liệu của người dùng thông qua
Tonken. Hạn chế kẻ gian tấn công vào tài khoản người dùng kể cả khi có lỗi hổng dữ
liệu.

Bảo mật kép với mật khẩu và mã OTP: Ngoài việc xác thực thông tin bằng mật khẩu, tài
khoản của bạn được bảo mật bằng mã thực OTP được gửi về điện thoại.

Sinh trắc học: Với cơ chế bảo mật sinh trắc học khi sử dụng dịch vụ gồm vân tay, nhận
diện khuôn mặt giúp bảo vệ thông tin tài khoản, thông tin giao dịch an toàn

4. Hướng dẫn cách nạp tiền vào ZaloPay:


Trước hết, để nạp tiền vào ZaloPay, hãy chọn “Số dư” tại giao diện chính của ứng dụng.
Sau đó ấn “Nạp tiền”, rồi nhập số tiền cần nạp theo ý muốn của bạn. Cuối cùng hãy chọn
nguồn nạp và hoàn tất giao dịch khi đã nhập chính xác mật khẩu thanh toán. Tại thời
điểm hiện tại, ZaloPay chỉ hỗ trợ nạp tiền từ các ngân hàng có liên kết.

5. Đánh giá giao diện ZaloPay:

- Đa dạng tiện ích trong giao dịch và thanh toán:

+ Chuyển tiền nhanh chóng 24/7 chỉ trong 2 giây sau vài cú chạm.

+ Thanh toán online các hóa đơn điện, nước, Internet, truyền hình,… nhanh chóng, đúng
hạn.

+ Hỗ trợ chuyển tiền để thanh toán dư nợ thẻ tín dụng Visa/MasterCard của các ngân
hàng phát hành tại Việt Nam.

- An toàn và bảo mật:

+ ZaloPay thực hiện tiêu chuẩn bảo mật PCI DSS – Hệ thống tiêu chuẩn bảo mật toàn
cầu. Do đó, thông tin thẻ và số tiền trong tài khoản của bạn được bảo đảm an toàn tuyệt
đối.

+ Vệc thanh toán qua ZaloPay rất an toàn nhờ cơ chế bảo mật bằng mật khẩu và dấu vân
tay/Face ID.
- Giao dịch hoàn toàn miễn phí:

Tất cả các giao dịch trong ZaloPay hoàn toàn miễn phí. Do đó, bạn hoàn toàn yên tâm
khi sử dụng ví ZaloPay để thanh toán, giao dịch online.

- Nhiều ưu đãi hấp dẫn:

ZaloPay hiện đang hợp tác với nhiều đối tác trên nhiều lĩnh vực mua sắm, giải trí, ăn
uống,… để mang đến cho khách hàng nhiều ưu đãi, lợi ích khi cùng sử dụng dịch vụ của
cả hai bên.
Giới thiệu nhiều hoạt động thú vị để tăng sự tương tác với người tiêu dùng Việt Nam và
khuyến khích họ hình thành thói quen sử dụng ví điện tử thay cho tiền mặt như ưu đãi
thanh toán, thẻ điện thoại, giảm giá mua hàng,…

- Không cần đăng ký tài khoản vẫn sử dụng được ZaloPay:

Bạn không cần đăng ký tài khoản mà chỉ cần đăng nhập bằng tài khoản Zalo. Khi đó, hệ
thống sẽ tự động cập nhật danh bạ và bạn bè đang sử dụng ZaloPay.

 ZaloPay làm rất tốt trong việc thiết kế những thứ liên quan về hình thức mặt thẩm
mỹ như ứng dụng và giao diện đẹp mắt, tạo ra được giá trị phụ trợ và khả năng
chuyển đổi cảm xúc trong thiết kế. Từ việc thiết kế logo, biểu tượng ZaloPay
không làm quá cầu kỳ mà thiết kế đơn giản dựa theo logo của ứng dụng Zalo –
làm cho khách hàng dễ dàng ấn tượng và ghi nhớ. Trong ứng dụng hay trang
web của ZaloPay thì những giao diện tiện ích, chức năng được thiết kế sắp xếp
một cách rất hợp lí giúp khách hàng có thể sử dụng, thao tác và tìm kiếm những
tính năng dễ dàng. Vào những dịp lễ, sự kiện khác nhau thì giao diện trên app
hay web của ZaloPay đều được cập nhật theo đúng từng chủ đề của dịp lễ hay
sự kiện đó trông rất đẹp mắt và sinh động, ngoài ra còn có những câu nói, lời
chúc theo chủ đề rất hay và có ý nghĩa giúp thu hút người khách hàng rất tốt.
 Với sự phát triển của công nghệ như hiện nay thì sử dụng ví điện tử trong giao
dịch, thanh toán online là một xu hướng sẽ dần thay thế cho các phương thức
giao dịch truyền thống. Và ví điện tử ZaloPay là một phương thức thanh toán
trực tuyến mà bạn rất nên sử dụng vì nhiều lợi ích của nó mang đến.

6. Vị thế của ZaloPay:

Một báo cáo về kỷ nguyên mới của lĩnh vực thanh toán số của IDC và NTT Data công
bố vào đầu năm 2020 cho thấy, trong khu vực Châu Á, Việt Nam là nước có tỷ lệ thanh
toán không dùng tiền mặt ở mức gần như thấp nhất, chỉ hơn mỗi Philippines. Tỷ lệ thanh
toán bằng tiền mặt ở Việt Nam hiện ở mức 80%, trong khi tại Indonesia là 68%, tại Nhật
là 78%, tại Thái Lan là 60%, tại Trung Quốc là 34% và Hàn Quốc là 36%, ở các nước
phát triển như Mỹ là 30%, UK là 25% và Thuỵ Điển là 15%.

Tỷ lệ giao dịch không tiền mặt ở Việt Nam trong số các nước thấp nhất khu vực (20%/tổng
giao dịch thanh toán) - Nguồn: NTT Data
Với tỷ lệ hơn 52% dân số sử dụng internet và tiếp cận với smartphone hàng ngày, thế
hệ Gen Z (những người sinh sau năm 2.000) và thế hệ Millennials (những người sinh
sau 1980 đến đầu 2.000) đang trở thành lực lượng trẻ thúc đẩy xu hướng tiêu dùng số ở
Việt Nam.

 Những con số trên cho thấy rằng, Việt Nam còn rất nhiều dư địa để phát triển thị
trường thanh toán không dùng tiền mặt (noncash payments).

Không giống như Trung Quốc, thị trường ví điện tử gần như được định hình sẵn cho
ông lớn WeChat và Alipay, thị trường ví điện tử của Việt Nam còn phân mảnh, người
dùng sử dụng ví khi nào có nhiều khuyến mại cho họ hơn là sử dụng như một sản phẩm
thay thế tiền mặt thông thường. Do đó, cuộc chiến “đốt tiền” để giành thị phần của các
ví điện tử dường như không có hồi kết. Sau những đợt “đốt tiền” làm khuyến mại để thu
hút người dùng, cuộc chiến ví điện tử tại Việt Nam đang dần trở thành cuộc chơi của
những ông lớn, mạnh về hệ sinh thái người dùng sẵn có, tiêu biểu là sự kết nối ZaloPay
với hệ sinh thái Zalo - lợi thế 100 triệu người dùng của VNG.

Tuy nhiên MoMo – Đối thủ cạnh tranh to lớn của Zalo thì lựa chọn đơn thương độc mã.

Để giành thị phần, thời gian qua ZaloPay đã đẩy mạnh nhiều chương trình khuyến
mãi mở rộng tập khách hàng như người dùng Zalo Chat với bạn bè và chuyển 5.000
đồng sẽ được hoàn tiền 2 triệu đồng. Hay hoàn tiền vào ví khi thanh toán điện nước,
giảm giá nạp tiền điện thoại hay mua vé xem phim với mức giá 1.000 đồng…nhưng tốc
độ phát triển vẫn rất khiêm tốn. Đầu năm 2020, để tăng tốc, ZaloPay kết nối trực tiếp
với nền tảng Zalo, người dùng có thể tra cứu số dư ví, thanh toán QR Code…trên nền
tảng Zalo. Song, với khát khao “Ngôi Vương Ví Điện Tử tại Việt Nam” ZaloPay đã
đánh đổi cho “Chiến tranh thị phần” bằng việc “Đốt tiền” khiến ZaloPay của VNG năm
2019 ghi nhận lỗ 390 tỷ đồng, luỹ kế lỗ đến 2019 là 572 tỷ đồng, dự kiến năm 2020, số
lỗ của ZaloPay là 625 tỷ đồng, không hề kém cạnh nhiều so với MoMo.
Điểm vượt trội của Zalo so với các đối thủ là thanh toán bằng nhận diện khuôn mặt
(FaceID) trong 2 giây. Có thể do cách hạch toán doanh thu trong hệ thống VNG, doanh
thu của Zion năm 2019 chỉ ghi nhận 85 tỷ đồng, gấp đôi năm trước. Giống như MoMo,
ZaloPay lỗ 4 năm liên tiếp và thường xuyên kinh doanh dưới giá vốn.

ZaloPay chỉ ra thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính tháng 11/2018, có
26 đơn vị cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được cấp phép tại Việt Nam. Đa phần
trong đó, tức khoảng 20 đơn vị là ví điện tử. Tuy nhiên, số lượng ví điện tử đang được
đại đa số người dùng ‘nhớ mặt đặt tên’ chỉ đếm chưa hết hai bàn tay.

Đến hiện tại, các ví điện tử tương đối phổ biến như MoMo, ZaloPay, GrabPay by
Moca, Viettel Pay, AirPay…Nếu như trước đây các ví điện tử này, cùng nhiều ví nhỏ
khác, tranh thủ tung khuyến mãi, quà tặng để thu hút người dùng thì nay đó chỉ mới là
hoạt động bề mặt. Nhiều ví điện tử trong top dẫn đầu đang tận dụng triệt để nền tảng về
hệ sinh thái sẵn có để bức phá trong cuộc đua gần đây.

Trong khi MoMo có thế mạnh đối tác đông đảo thì Viettel Pay đang tận dụng hệ
thống phân phối rộng lớn. AirPay có khách hàng chủ lực đến từ hệ thống phòng game
của Garena còn GrabPay by Moca lại khai thác lượng người dùng khổng lồ từ ứng dụng
Grab. Riêng ZaloPay lại sở hữu một cộng đồng người dùng Zalo sẵn có trên 100 triệu
thành viên.

Tuy nhiên, sự ‘đáng gờm’ của ZaloPay không đơn thuần nằm ở chỗ giới thiệu và tạo
niềm tin cho hàng trăm triệu người dùng Zalo cài thêm ứng dụng ví điện tử mà chính ở
phương thức thanh toán trực tuyến ngay trên giao diện trò chuyện giữa hai người dùng
Zalo.

II. Các kênh truyền thông kỹ thuật số:

1. SEO:

Theo Similarweb.com, ZaloPay chủ yếu thu được lưu lượng truy cập từ việc tìm kiếm
hữu cơ (organic search) và ít tìm kiếm trả tiền (paid search). Phần lớn chúng là các từ
khóa thương hiệu, thu hút sự chú ý của mọi người đến thanh toán online. Giảm thiểu
cạnh tranh như một nền tảng cung cấp thanh toán trên sàn thương mại điện tử. Khi lên
mạng tìm kiếm các cách thức thanh toán khi mua sắm online, sẽ rất dễ dang tìm thấy
ZaloPay. Do ZaloPay hợp tác với nhiều nhãn hàng lớn đang chú trọng phát triển trên
nền tảng số. Các chức năng của các kết quả organic search này giúp ZaloPay tiết kiệm
chi phí và làm cho trang web trở nên hiện hữu hơn.
2. Online PR:

ZaloPay áp dụng thành công việc hợp tác với các influencer như là kênh PR online
chính để nhận được sự công nhận của thương hiệu. Ban đầu khi mới ra mắt Minh Hằng
được chọn làm đại sứ thương hiệu. Minh Hằng được biết đến với vai trò là diễn viên, ca
sĩ được đông đảo khán giả yêu thích. Hơn 10 năm cống hiến nghệ thuật, Minh Hằng xây
cho mình một chỗ đứng vững chắc, bất chất quy luật vật đổi sao dời của làng giải trí.
Ông Phạm Thông – Giám đốc Marketing, đại diện ZaloPay chia sẻ: “Được khán giả yêu
mến với nickname “Bé Heo”, Minh Hằng vô cùng phù hợp để sánh đôi cùng linh vật
của ZaloPay – Heo chiêu tài có đôi tai chiêu tiền, mang đến cho người dùng ZaloPay
những trải nghiệm thú vị trong dịp Tết Kỷ Hợi”. nhờ chính sách mới đem lại nhiều sự
thích thú,mới lạ cho người dùng. Xuyên suốt dịp Tết 2019, lì xì qua ví điện tử ZaloPay
đã thu hút hàng loạt người dùng tham gia bởi hình thức độc đáo, mới lạ cùng những giải
thưởng hấp dẫn. Chỉ sau gần 1 tháng khởi động chiến dịch Tết 2019, ZaloPay đã đạt
mốc tăng trưởng 400% tổng số giao dịch thanh toán so với Tết năm ngoái. Sau đó là
chuỗi những sự kiện ngày càng nổi trội thu hút nhiều người biết đến và sử dụng hơn.
Như năm 2021 với video parody truyện cổ tích “Tấm Cám” với những cái tên được cộng
đồng yêu mến như Huỳnh Lập, Rhymastic, Diệu Nhi đã gây được chú ý ngay từ khi vừa
ra mắt ghi nhận nhiều thành công khi chiến dịch truyền thông mang lại 1,34 triệu người
dùng mới và 10,3 triệu giao dịch trong toàn bộ thời gian diễn ra chiến dịch. Chiến dịch
nhận được sự quan tâm của nhiều đầu báo lớn. Các trang báo như VnExpress, Zing và
Tuổi Trẻ liên tục đưa tin về những tính năng thanh toán mới của ZaloPay.

3. Online partnership:

Hiện tại, ZaloPay thực hiện hợp tác trực tuyến với khá nhiều doanh nghiệp, thương hiệu
nổi tiếng về các lĩnh vực khác nhau như về siêu thị thì có: Big C, Go!; Bách hóa XANH;
LOTTE Mart; Con Cưng… Về lĩnh vực giải trí thì có: CGV; FPT Play; Comico… Về
lĩnh vực mua sắm online: BAEMIN; Tiki; Sendo;... Về vận chuyển, du lịch thì hợp tác
với các doanh nghiệp: Be, Bamboo Airways, Vietjet Air… Còn về lĩnh vực sức khỏe -
y tế thì có Guardian. Nhờ sự hợp tác liên kết đó, bên cạnh hình thức thanh toán bằng ví
điện tử tiện lợi khi khách hàng mua hàng, thanh toán dịch vụ của các doanh nghiệp trên,
ZaloPay còn hợp tác để tung ra nhiều voucher khuyến mãi, mã giảm giá cho khách hàng
khi mua hàng, sử dụng dịch vụ tại các doanh nghiệp ấy. Hình thức liên kết này vừa
hướng tới lợi ích của người tiêu dùng, vừa tăng số lượng người sử dụng dịch vụ của cả
ZaloPay và cả các đối tác liên kết của ZaloPay. Ngoài ra việc có những quan hệ đối tác
này còn giúp cho ZaloPay có thêm những nguồn tiếp thị dồi dào, xây dựng được các
mối liên kết tiếp thị chặt chẽ với các doanh nghiệp khác mà từ đó có thể hoạch định, tạo
ra các chiến lược kinh doanh, marketing khác hiệu quả hơn.
4. Social media:

Social media được coi là một trợ thủ cực kỳ đắc lực cho các chiến dịch marketing và
ZaloPay đã tận dụng điều đó cho các chiến dịch của mình.

Hiện nay, ZaloPay triển khai mạnh mẽ các quảng cáo của mình qua 2 kênh social media
chính là Facebook và Youtube – là hai kênh luôn có lượng người dùng khủng tại Việt
Nam nói chung và thế giới nói riêng. Mỗi kênh mà ZaloPay sử dụng đều ghi nhận lượng
traffic vô cùng đông đảo, Youtube chiếm 93,1 % và Facebook là 6,29% (Theo số liệu
của SimilarWeb).

5. Email/ mobile marketing:

Thay vì phải tải riêng ứng dụng để thực hiện tính năng thanh toán trực tuyến như những
ví điện tử khác. ZaloPay vừa có app riêng, vừa tích hợp tính năng thanh toán ngay trên
Zalo. Khi sử dụng Zalo, người dùng dễ dàng thấy được những thông báo về các hoạt
động đặc biệt đến từ ZaloPay. ZaloPay gửi thông báo về những tính năng thanh toán
mới được tích hợp như thanh toán nạp tiền điện thoại tiền trọ, tiền điện nước, học phí,
mua sắm online, ăn uống, vận chuyển, du lịch, đóng bảo hiểm hay những phiếu giảm
giá khi thực hiện các giao dịch thanh toán kích thích hành vi thanh toán, tiêu dùng, mua
sắm trực tiếp của người dùng. Công cụ tiếp thị của ZaloPay đang thu hút và dần trở nên
phổ biến, thông tin được biết đến dễ dàng và hiệu quả hơn nhờ việc sử dụng các công
cụ tiếp thị tối ưu hóa hiệu suất ít tốn kém.

6. Display advertising:

ZaloPay là một trong những ứng dụng ví điện tử hàng đầu tại Việt Nam và thường xuyên
xuất hiện trên đường phố qua những chiến dịch quảng cáo ngoài trời ấn tượng.
Nắm bắt được lợi thế truyền thông ấn tượng của địa điểm quảng cáo ngoài trời tại vòng
xoay Dân Chủ, Zalo Pay đã quảng bá tính năng Phát lì xì độc đáo của mình trên Pano
quảng cáo ngoài trời tại nơi đây để tiếp cận với khách hàng tiềm năng.
Pano quảng cáo tại đường 3/2 Vòng xoay Dân Chủ được đánh giá là một trong những
vị trí Pano hot nhất nội thành Hồ Chí Minh. Đây là nơi giao nhau của sáu con đường
(Ba Tháng Hai – Cách Mạng Tháng Tám – Võ Thị Sáu – Lý Chính Thắng – Nguyễn
Phúc Nguyên – Nguyễn Thượng Hiền), người xe qua lại vô cùng đông đúc, và thường
xuyên tắc đường. Đây chính là điều kiện lý tưởng cho các hình thức quảng cáo biển
bảng, mang đến cho thương hiệu cơ hội xuất hiện trong tầm mắt của người đi đường và
tạo ấn tượng mạnh với họ. Bên cạnh những Pano quảng cáo ngoài trời ấy, ZaloPay được
quảng cáo mạnh mẽ nhất trên ngay chính nền tảng Zalo - nơi có đến 100 triệu người
dùng. Khi mọi người sử dụng mạng xã hội Zalo sẽ thấy những quảng cáo hấp dẫn về
ZaloPay. Mục đích của những kỹ thuật này là thu hút khách hàng tiềm năng và kích
thích phản ứng trực tiếp để truy cập trang web và mua trên ứng dụng.
7. Đánh giá việc sử dụng các kênh truyền thông kỹ thuật số của ZaloPay.

Mặc dù là còn non trẻ trong ngành thanh toán điện tử Việt Nam, ZaloPay vẫn tự chứng
tỏ mình là đối thủ đáng gờm bằng cách sử dụng cả chiến lược tiếp thị truyền thống và
kỹ thuật số. Về phương diện tiếp cận kỹ thuật số, ZaloPay đặc biệt tập trung vào việc
thúc đẩy hình ảnh tích cực và hình thành quan hệ đối tác. Doanh nghiệp tạo ra rất nhiều
nội dung truyền thông xã hội và hình ảnh Việt Nam hoá để kết nối với khách hàng và
do đó, tiềm năng góp phần gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. Hơn nữa, công ty đã thành công
trong việc ca ngợi những khách hàng tiềm năng, duy trì khách hàng đang có với sự
quảng bá những ưu đãi hấp dẫn khi thanh toán bằng ZaloPay. Tuy nhiên, công ty nên
đầu tư nhiều hơn vào thị trường Search Engine Marketing để có thể vượt qua các đối
thủ cạnh tranh khác trên thị trường - MoMo, Moca,Viettel Pay,...

III. Môi trường Kỹ thuật số:

1. Môi trường bên ngoài:

1.1 Môi trường nhân khẩu:

Việt Nam với dân số gần 100 triệu người, trong đó dân số ở độ tuổi từ 16-40 tuổi chiếm
tỷ lệ cao. Ở độ tuổi này hầu hết là học sinh, sinh viên và những người lao động trẻ có
nhu cầu thanh toán tiền nhanh chóng, tiện lợi.

1.2 Môi trường chính trị - pháp luật:

- Chính trị ổn định với nhiều chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế, Chính phủ
đã và đang xây dựng đề án khuyến khích thanh toán trực tuyến. Tuy nhiên, các chính
sách của Nhà nước liên quan tới các dịch vụ tài chính vẫn có thể thay đổi bất ngờ.

- Hệ thống pháp luật Việt Nam cũng hoàn thiện, đảm bảo an toàn và bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng trong môi trường kinh doanh số. Ví điện tử ZaloPay đã được Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam cấp phép thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhưng tất cả các giao dịch
tài chính vẫn phải tuân theo những quy định bảo mật của Ngân hàng Nhà nước và Bộ
Thông tin truyền thông và tuân theo quy định của pháp luật.

1.3 Môi trường kinh tế:

Về tình hình kinh tế, trong năm 2021, kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định, lạm phát kiểm
soát ở mức thấp, mặt bằng lãi suất giảm, tín dụng tăng trưởng tích cực, tỷ giá, thị trường
ngoại tệ ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm, thu ngân sách Nhà nước vượt cao so
với số dự toán, nền kinh tế đạt mức độ tăng trưởng cao,...(báo cáo tại hội nghị giữ vững
ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo các cân đối
lớn của nền kinh tế trong tình hình hiện nay ngày 12/9/2022).

1.4 Môi trường văn hóa xã hội:

Người Việt Nam rất coi trọng nền văn hóa và thói quen sử dụng tiền mặt, đó cũng là
thách thức lớn đối với ví điện tử ZaloPay.

1.5 Môi trường công nghệ:

Thế giới bước sang thời đại công nghệ mới 4.0 tạo nên sự phát triển mạnh mẽ của các
dịch vụ, công nghệ mới. Khảo sát gần đây của Visa cho thấy Việt Nam đã chứng kiến
sự gia tăng trong việc sử dụng ví điện tử và các ứng dụng thanh toán với hơn 85% người
tiêu dùng Việt Nam sở hữu ít nhất một ví điện tử hoặc một ứng dụng thanh toán.

1.6 Môi trường tự nhiên:

Năm 2020 là năm đáng báo động vì năm của dịch bệnh COVID-19. Dịch bệnh làm cho
thói quen tiêu dùng của mọi người cũng thay đổi, họ ưa chuộng việc thanh toán online,
hạn chế ra ngoài, hạn chế tiếp xúc tránh lây nhiễm trong công đồng. Chính vì thế có thể
nói năm 2020 là năm bước ngoặt lớn cho sự phát triển của ví điện tử nói chung và ví
ZaloPay nói riêng.

2. 5 lực lượng cạnh tranh:

- Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là các ví điện tử khác như: Momo, Moca, Vnpay,
Viettelpay,...

- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn chưa tham gia vào thị trường ví điện tử nhưng tương lai có
thể là đối thủ cạnh tranh đáng gườm của Zalopay hoặc các đối thủ đang lớn mạnh ở thị
trường nước ngoài: Paypal, Skrill, Bảo Kim,...

- Sản phẩm thay thế là chuyển/nhận tiền qua ngân hàng, chuyển/nhận tiền qua bưu điện,
chuyển/nhận tiền qua kênh truyền thống,...
- Khách hàng: theo thống kê tháng 9 năm 2022 trên Similarweb, khán giả của ZaloPay
khoảng 59,92% là nam và 40,08% là nữ. Nhóm du khách này có độ tuổi từ 18-34 tuổi,
họ là sinh viên, người lao động trẻ, họ yêu thích mua sắm, ăn uống, họ ưa thích nhanh
chóng, tiện lợi,...

3. Môi trường nội bộ:

3.1 Nguồn nhân lực:

- Nhà cung cấp là công ty mẹ là VNG, công ty con trực tiếp điều hành là Zion

- Là một công ty công nghệ của Việt Nam, ZaloPay được xây dựng từ công sức và trí
tuệ của người Việt. Trong giai đoạn tiếp theo, công ty không chỉ thu hút nhân tài địa
phương, mà còn tìm kiếm những tài năng ở ngoài nước có cùng chung định hướng về
phát triển ứng dụng công nghệ để nâng cao cuộc sống của người Việt Nam.

- ZaloPay đã xây dựng một hệ sinh thái đáp ứng hầu hết các nhu cầu thiết yếu của khách
hàng với các đối tác kinh doanh trong các lĩnh vực như: tài chính tiêu dùng, bảo hiểm,
chuyển tiền, thanh toán, giải trí, thương mại điện tử, mua sắm, vận tải và dịch vụ ăn
uống,...

- Đối tác ngân hàng: Vietcombank, Mbbank, BIDV,...

Đối tác thanh toán: siêu thị BigC, rạp chiếu phim CGV, hãng hàng không Bamboo
Airways, sàn thương mại điện tử Sendo,...

- Nhân viên kiểm soát nội bộ phối hợp với các phòng ban liên quan để xây dựng cải tiến
các quy trình nhằm hạn chế rủi ro và đảm bảo sự hoạt động hiệu quả và chất lượng công
việc của các phòng ban. Kiểm soát tuân thủ về ví điện tử như hạn mức giao dịch, chính
sách cho các loại ví, các sản phẩm, dịch vụ nhằm phù hợp với quy định nội bộ, Ngân
hàng Nhà nước, các cơ quan chức năng và các tổ chức quốc tế.
3.2 Văn hóa doanh nghiệp:

- Thế mạnh của VNG chính là con người và văn hóa doanh nghiệp. Dựa vào kim chỉ
nam là 3 giá trị cốt lõi (Đón Nhận Thách Thức, Phát triển Đối Tác và Gìn Giữ Chính
Trực) các thành viên ở VNG luôn có tinh thần cống hiến vì sự phát triển chung của VNG
và cộng đồng. Với không gian hiện đại, trẻ trung, văn phòng VNG cũng là bối cảnh
được nhiều đoàn làm phim lựa chọn cho những series phim truyền hình hot trên VTV
như Nàng dâu Order và Yêu thì ghét thôi.

- Công ty tuyển dụng các sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học và cao đẳng kỹ thuật
thông qua chương trình thực tập hàng năm. Ngoài ra VNG có chương trình VNG Fresher
dành cho sinh viên năm cuối theo 2 đợt, thường vào tháng 5 và tháng 10 hàng năm.
Khoảng 300 ứng viên được lựa chọn từ các trường đại học, cao đẳng cho những vị trí
thực tập tại VNG.

- Vào tháng 1/2014, theo khảo sát với hơn 17.000 người tham gia của CareerBuilder,
VNG có tên trong danh sách 100 nhà tuyển dụng được ưa thích nhất năm 2013. VNG
được chọn là nơi làm việc tốt nhất tại Việt Nam trong ngành Internet/thương mại điện
tử, theo Anphabee và AC Nielsen.

3.3 Kế toán tài chính:

- Nguồn thông tin riêng của Báo Đầu tư cho biết, ZaloPay (thuộc VNG) đã bất ngờ
chuyển nhượng cổ phần cho một đối tác. Theo đó, ZaloPay đã tiến hành tăng vốn thông
qua việc phát hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược. Sau đợt phát hành này, tỷ lệ sở hữu
của VNG tại Zion (đơn vị vận hành ZaloPay) giảm từ gần 100% xuống còn 60%, đổi
lại, VNG thu về hơn 464 tỷ đồng. Sau đó, ZaloPay tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 900 tỷ
đồng.

3.4 Nghiên cứu phát triển:

- Nhận định thị trường mới ở giai đoạn trứng nước, ông Lê Hồng Minh - chủ tịch VNG
cho biết VNG sẽ tiếp tục đầu tư chủ yếu vào phần kỹ thuật, công nghệ để hoàn thiện sản
phẩm, hướng tới trải nghiệm người dùng tốt nhất, sau đó sẽ từng bước mở rộng tập
người dùng sử dụng ZaloPay.
IV. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của Zalo Pay:

1. Phát triển APP và WEB của ZaloPay:

1.1 Website-cổng:

Người dùng có thể chọn các hình thức thanh toán như Ví/ATM/Visa/JCB/Master
Card để thanh toán thông qua cổng ZaloPay.

Đây là mô hình phù hợp cho môi trường Web

1.2 Web – App:

Người dùng mở app ZaloPay, quét mã QR trên Website của Merchant để thanh toán.
Mô hình này phù hợp cho môi trường thanh toán trên máy POS. Để tích hợp cho môi
trường Web
1.3 MOBILE - APP TO APP:

Người dùng chọn thanh toán bằng ZaloPay trên App của Merchant, sau đó app ZaloPay
được mở lên để thanh toán
1.4 POS - QR ĐỘNG:

Người dùng mở app ZaloPay, quét mã QR trên máy POS của Merchant để thanh toán.

1.5 POS – QUICKPAY:

Người dùng cho phép Thu ngân của Merchant quét mã QR thanh toán trong app ZaloPay
để trừ đi số tiền cần thanh toán ngay tại điểm bán hàng.

1.6 WEB IN APP:

Người dùng vào app ZaloPay, mở app của Merchant (chạy bên trong app ZaloPay) để
mua hàng. Khi thanh toán đơn hàng, số tiền thanh toán được trừ trực tiếp vào số dư
ZaloPay.
1.7 QR TĨNH TẠI QUẦY:

Người dùng mở App ZaloPay và quét mã QR của Merchant (được in ra hoặc hiển thị
trên màn hình), sau đó nhập số tiền của món hàng cần mua và thực hiện thanh toán.
Merchant nhận được số tiền và xác nhận giao dịch thành công.

2. Sự khác nhau giữa App và Web:

2.1 Website máy tính:

Giao diện và chức năng:


- Giới thiệu về doanh nghiệp
- Dành cho Merchant
- Theo PageSpeed insight đánh giá các chỉ số quan trọng về trang web

Mục đích:

- Cung cấp thông tin

- Hỗ trợ cho đối tác để tối ưu hóa chất lượng dịch vụ

- Kết nối được với người dùng

- Nâng cao chất lượng dịch vụ

2.2 Website di động:

Giao diện và chức năng: Sử dụng phương pháp định vị đơn giản, theo chiều dọc chứ
không phải chiều ngang. Các biểu tượng dễ truy cập hơn các liên kết văn bản.

- Theo PageSpeed insight đánh giá các chỉ số quan trọng về trang web
2.2 Chẩn đoán hiệu suất:
Mục đích: Không có sự thay đổi về mục đích so với website trên máy tính

2.3 App :

Giao diện và chức năng:

- Là ứng dụng tải miễn phí


- Có mặt trên cả Android và Ios
- Danh mục các dịch vụ
- Quảng cáo chương trình khuyến mãi
- Thanh tìm kiếm
- Menu điều hướng
- Hộp thư
Mục đích:
- Phục vụ chuyển tiền qua khung chat
- Kết nối với khách hàng qua hộp thư
- Cung cấp các ưu đãi, khuyến mãi, các gợi ý cho khách hàng giúp tăng trải
nghiệm tiêu dùng

➔ Theo Dave Chaffey, mục tiêu của ứng dụng cho hầu hết các tổ chức là nâng cao
nhận thức và doanh số. Việc sử dụng thiết bị di động đã làm thay đổi cách
người tiêu dùng truy cập vào nội dung và dịch vụ trực tuyến để giải trí, xã hội hóa và

quyết định mua sắm (Chaffey). Vì chúng có thể được sử dụng ở các địa điểm khác nhau
nên có nhiều cơ hội mới để thu hút người tiêu dùng thông qua tiếp thị di động và tiếp
thị dựa trên địa điểm.

Hay nói cách khác, ZaloPay và các thương hiệu đặt đồ ăn trực truyền khác sử dụng ứng
dụng là nền tảng chính vì lợi ích mà thiết bị không dây này mang lại cho người dùng
tính phổ biến (có thể truy cập từ bất cứ đâu), khả năng tiếp cận (người dùng của họ có
thể tiếp cận được khi không ở vị trí thông thường), tiện lợi (không cần thiết phải tiếp
cận nguồn điện hoặc kết nối cố định).

V. Hoạch định và chiến lược:

1. Tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu:

- Ông Tom Herron, Giám đốc Phát triển Kinh doanh của VNG nhấn mạnh tầm nhìn của
công ty đối với thanh toán di động: “Dù có lợi thế tập người dùng sẵn có từ các sản
phẩm của VNG, đặc biệt là Zalo, nhưng VNG cũng không nóng vội quảng bá ZaloPay
quá mạnh. Chúng tôi muốn khi khách hàng trải nghiệm sản phẩm, thì đó phải là sản
phẩm đạt chất lượng tốt nhất, thuận tiện nhất”.

- Công ty tiên phong trong lĩnh vực thanh toán di động với sứ mệnh sử dụng công nghệ
để mang đến cơ hội bình đẳng cho tất cả người dân Việt Nam trong việc tiếp cận các
dịch vụ và sản phẩm tài chính.

- Ông Lê Hồng Minh, Chủ tịch VNG cho biết, thanh toán di động sẽ là sản phẩm chiến
lược mà VNG tập trung đầu tư trong năm 2018 cũng như các năm tiếp theo, ZaloPay sẽ
có mạng lưới rộng khắp lãnh đạo VNG khẳng định, ZaloPay sẽ kết nối với một mạng
lưới đối tác rộng khắp để tạo ra được nhiều tiện ích nhất, phục vụ “đời sống hàng ngày”
của người dùng, từ thanh toán tiền tàu xe đi lại, điện nước, các nhu cầu giải trí, ăn uống,
mua sắm… Thương mại điện tử, logistics, F&B (food & beverages) đang là những thị
trường rất giàu tiềm năng, tăng trưởng “hot” tại thời điểm này không chỉ phục vụ các
dịch vụ bên ngoài, ZaloPay cũng sẽ được tích hợp sâu và phục vụ tất cả các sản phẩm
mà VNG đang cung cấp như game, Zalo, Zing…Thương mại điện tử là cuộc chơi lâu
dài, ông Lê Hồng Minh nhấn mạnh, thị trường thương mại điện tử Việt Nam hiện vẫn
trong giai đoạn xây dựng về quy mô, tất cả các doanh nghiệp đều chưa bận tâm nhiều
đến con số lãi lỗ. Đây cũng là đường đi chung của các doanh nghiệp thương mại điện tử
lớn trên thế giới. Amazon, JD.com cũng phải chịu lỗ nhiều năm trước khi bắt đầu có lãi,
Grab, Uber vẫn liên tục phải huy động thêm vốn trong quá trình mở rộng tệp khách hàng
sử dụng. Không kinh doanh bằng mọi giá. Một số cổ đông đặt câu hỏi về việc Zalo vừa
công bố cán mốc 100 triệu người dùng đăng ký, nhưng doanh thu từ quảng cáo trên
Zalo, dù tốt, dường như vẫn chưa tương xứng. Họ mong muốn VNG sẽ có thêm các
công cụ để đẩy mạnh quảng cáo trên các kênh sản phẩm truyền thông như Zalo, Zing…
hơn. Trước những ý kiến này, ông Tom Herron chia sẻ rằng VNG cũng rất kỳ vọng vào
việc tăng trưởng lợi nhuận, nhưng một trăn trở lớn của công ty là làm thế nào để cân
bằng hài hòa giữa mục tiêu kinh doanh với quyền lợi của người dùng. Việc hiển thị
nhiều quảng cáo có thể khiến người dùng cảm thấy không thoải mái với sản phẩm, cũng
như việc tìm hiểu, phân tích dữ liệu người dùng để hiển thị quảng cáo hiệu quả hơn vẫn
cần phải đảm bảo sự riêng tư, bảo mật cho người dùng.

2. Giá trị cốt lõi:

ZaloPay muốn tạo nên một phương án chi trả trực tuyến một cách toàn diện, giúp kết
nối được nhiều khách hàng hơn bằng việc trải nghiệm bằng việc trải nghiệm ứng dụng
này.

3. Phân tích SWOT:

Điểm mạnh:

- Nhà cung cấp dịch vụ cho ví điện tử Zalopay là doanh nghiệp lớn hàng đầu cả nước
trong lĩnh vực internet và nội dung.

- VNG là công ty kinh doanh lâu năm, uy tín trên thị trường, tạo dựng được niềm tin
cho khách hàng khi sử dụng ví điện tử.
- Triển khai công tác kiểm soát thường xuyên, định kỳ nhằm phát hiện sớm rủi ro, gian
lận phát sinh từ các giao dịch ví điện tử. Định kỳ thực hiện rà soát các quy định chống
rủi ro, gian lận, nhằm đảm bảo các quy định còn hiệu lực và phù hợp.

- Mọi hoạt động của Ứng dụng ZaloPay được thực hiện theo nguyên tắc công khai, minh
bạch, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và nhằm hướng tới một giải pháp mua bán tiện
lợi, nhanh chóng, an toàn, phát huy tối đa giá trị của thương mại điện tử.

- Con người và văn hóa doanh nghiệp là nơi làm việc tốt nhất tại Việt Nam trong ngành
Internet/thương mại điện tử, theo Anphabe và AC Nielsen.

- Điểm mạnh cạnh tranh của ZaloPay nằm ở sự liên kết với ứng dụng Zalo – nên tảng
trò chuyện hàng đầu Việt Nam với hơn 100 triệu người tiêu dùng. Tận dụng nền tảng
Big Data và thương hiệu từ Zalo nên nguồn vốn dồi dào, lượng data người dùng có sẵn
tạo ra sự thân thiết đối với người sử dụng.

- ZaloPay có nhiều tính năng độc đáo: chuyển tiền nhanh chóng, thanh toán tại quầy
bằng cách quét mã QR (nếu dùng điện thoại Android, bạn có thể thanh toán qua NFC
hay bluetooth), thanh toán hóa đơn các loại như: điện, nước, Internet, truyền hình… dễ
quản lý qua lịch sử giao dịch,...

- Từ đầu năm 2020, ZaloPay ra mắt tính năng mới, cho phép người dùng Zalo có thể
thực hiện thao tác chuyển tiền ZaloPay ngay trong khung trò chuyện Zalo dễ như gửi
một tin nhắn hay gửi một tấm hình. Tại Việt Nam, ZaloPay là đơn vị đầu tiên và duy
nhất triển khai tính năng chuyển tiền ngay trong chat.

- Liên kết với các đối tác ngân hàng nên người tiêu dùng dễ dàng liên kết tài khoản ngân
hàng, xác nhận thông tin, danh tính nhanh chóng, hỗ trợ rút tiền từ thẻ ATM có kết với
ZaloPay, miễn phí rút tiền từ ví về thẻ ngân hàng, nập tiền từ thẻ ngân hàng vào ví.

- Ví điện tử ZaloPay thực hiện tiêu chuẩn bảo mật PCI DSS (hệ thống tiêu chuẩn bảo
mật toàn cầu) nên thông tin thẻ và số tiền trong tài khoản của người dùng được an toàn
tuyệt đối. Ngoài ra, ZaloPay còn sử dụng cơ chế bảo mật và dấu vân tay/Face ID nên
việc thanh toán trở nên an toàn hơn rất nhiều.
Điểm yếu:

- Mặc dù có nhiều ưu điểm, nhưng sử dụng ví điện tử vẫn có thể phát sinh một số nhược
điểm như khách hàng có thể bị mất tài khoản nếu để lộ thông tin của mình, nhất là khi
truy cập thường xuyên vào các trang web không đáng tin cậy.

- Tiện ích chưa nhiều, quy định về chuyển tiền còn hạn chế với những người muốn
chuyển nhiều tiền trong ngày. Mỗi lần chỉ chuyển, khách hàng được khoảng 10 triệu và
khoảng 200 triệu/ngày. Nếu chuyển tiền từ ZaloPay ra ngân hàng thì chỉ được 3 lần
trong vòng 24 giờ.

Cơ hội:

- Việt Nam là thị trường mới nổi, hiện vẫn nằm trong top 10 quốc gia sử dụng tiền mặt
nhiều nhất thế giới nên có cơ hội đón đầu trong thanh toán điện tử. Với một nền kinh tế
trẻ trung và sôi động trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, Việt Nam rất có triển vọng trong
cuộc cách mạng thanh toán số vì vậy ZaloPay rất biết nắm bắt cơ hội để phát triển.

- Lãi suất thấp, mức độ tăng trưởng kinh tế cao khiến nguồn vốn tăng tạo điều kiện cơ
hội cho VNG phát triển Zalopay. Chính phủ đặt ra mục tiêu, cuối năm 2020, tỷ trọng
tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp nhất hơn 10% và 8% vào năm
2025. Điều này có nghĩa là trong thời gian tới ví điện tử ZaloPay sẽ có nhiều tiềm năng
để phát triển.

- Công nghệ hiện đại tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp. Tỷ lệ sử dụng điện thoại di
động thông minh và internet của người Việt Nam ngày càng tăng lên giúp các ứng dụng,
dịch vụ trực tuyến tiếp cận dễ dàng hơn với người tiêu dùng.

- Môi trường cạnh tranh khốc liệt của các ví điện tử cũng góp phần thúc đẩy sự phát
triển của dịch vụ, thị trường.

- Trong sự tình hình diễn biến dịch bệnh COVID-19 vẫn còn phức tạp, phải thực hiện
các lệnh chỉ thị giãn cách của xã hội. Việc hạn chế tập trung đông ăn uống, giao
dịch, hạn chế ra đường tu tập đông khiển các ngành dịch vụ được tác động lớn đến
người tiêu dùng. Từ đó tạo cho người dân có tâm lý giao dịch online nhằm đảm bảo sức
khỏe cho bản thân cũng như cho toàn xã hội.
Thách thức:

- Do văn hóa và thói quen người tiêu dùng Việt Nam xưa nay, IDG – Tập đoàn Dữ liệu
quốc tế Việt Nam và Asean cho biết 80% người dân vẫn sử dụng tiền mặt trong cuộc
sống hàng ngày, 98% sử dụng tiền mặt cho các giao dịch dưới 100.000 đồng. Dù tỷ lệ
thanh toán qua di động cao ở Việt Nam nhưng giá trị giao dịch trung bình của mỗi người
dùng còn thấp, vì họ chỉ thanh toán tiêu dùng hàng ngày.

- Giá trị thanh toán hiện tại của mỗi người Việt thấp như vậy, nhưng mảng thanh toán
điện tử này lại tốn số tiền đầu tư vô cùng lớn dẫn đến tình trạng ví điện tử ZaloPay đều
báo lỗ liên tiếp nhiều năm.

- Ông Phạm Thanh Tùng – đại diện Nielsen Việt Nam cho biết người tiêu dùng thế giới
đang có xu hướng ngày càng trở nên ít trung thành với các thương hiệu mình đang sử
dụng. Câu chuyện này cũng không ngoại lệ đối với các doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực thanh toán trung gian qua ví điện tử tại Việt Nam. Người tiêu dùng thích được
khuyến mại, đến mức “tìm kiếm khuyến mại” là mục đích mua sắm hàng đầu của 85%
khách hàng trên môi trường trực tuyến (theo báo cáo của Nielsen năm 2019).

- Nhìn chung chiến lược marketing của ZaloPay chưa có phần nổi bật so với các đối thủ
khác.

- Phải cạnh tranh với các đàn anh mạnh trong hàng ví điện khác như: Momo, Moca,
Cake,... bằng các tiêu chí đặc biệt là các chính sách giá thông qua các chương trình
khuyến mãi. ZaloPay cũng phải đối mặt với thách thức đó là định hướng thị trường trong
những năm sắp tới.

- Theo quy định, khi khách hàng muốn nạp tiền vào ví điện tử phải liên kết với tài khoản
ngân hàng bằng cách cung cấp các thông tin về tài khoản ngân hàng đó, có nhà băng yêu
cầu chụp cả giấy chứng minh nhân dân 2 mặt. Đây được coi là một "lá chắn" tài chính
cho khách hàng thay vì nạp thẳng tiền vào ví như hiện nay. Thế nhưng quy định này sẽ
làm hạn chế việc mở rộng người sử dụng ví, bởi dân số có tài khoản ngân hàng hiện nay
chỉ khoảng 30%, đặc biệt vùng nông thôn còn thấp hơn. Tuy nhiên, một số chuyên gia
cũng cho rằng, nếu không có sự liên kết qua tài khoản ngân hàng thì việc chống rửa tiền,
chống tham nhũng sẽ khó, do đó cần thiết phải có sự liên kết này.
5.4 Hành vi khách hàng của ZaloPay:

Nhận biết: khách hàng bắt gặp quảng cáo trên mạng xã hội, ZaloPay liên kết với nhiều
ứng dụng nổi tiếng tại Việt Nam như: Shopee, Tiki, Baemin, Gojek… và đặc biệt là
ZaloPay được tích hợp trong ứng dụng Zalo khi bật vào khung chat.

Tìm hiểu: sau khi thấy những ưu đãi khuyến mãi khi sử dụng ZaloPay, khách hàng bắt
đầu cảm thấy thích thú và tải ứng dụng về sử dụng các mã giảm giá mà ZaloPay tung
ra.

Quyết định: khách hàng so sánh những ưu đãi với các ứng dụng ví điện tử khác như:
Momo, Moca, ViettelPay và chọn ZaloPay để thanh toán.

Quay lại: khách hàng thử sử dụng thêm, áp những mã giảm giá, khám phá ZaloPay để
nhận được những ưu đãi tốt nhất từ ứng dụng.

Trung thành: sau khi trải nghiệm, khách hàng có thể đóng góp ý kiến đến ZaloPay nếu
có phát sinh những vấn đề ngoài ý muốn, giúp ZaloPay hoàn thiện hơn, đánh giá ứng
dụng và giới thiệu bạn bè sử dụng ZaloPay để nhận thêm nhiều ưu đãi tốt.

5.5 Mô hình ANSOFF:

Sản phẩm hiện có Sản phẩm mới

Chiến lược phát triển thị trường: Chiến lược đa dạng hoá:
Như chúng ta đã đề cập ở phần đầu, ZaloPay lại sở hữu một cộng đồng
ZaloPay là công ty xuất xứ tại ngay đất người dùng Zalo sẵn có trên 100 triệu
nước mình. ZaloPay gần như đã có mặt thành viên. Tuy nhiên, sự ‘đáng gờm’
trên mọi nền tảng, với thị trường 4.0 của ZaloPay không đơn thuần nằm ở
như hiện nay thì việc chi trả bằng tiền chỗ giới thiệu và tạo niềm tin cho hàng
mặt hiện nay sẽ có xu hướng giảm mà trăm triệu người dùng Zalo cài thêm
thay vào đó trả bằng thẻ hay chuyển ứng dụng ví điện tử mà chính ở phương
khoản sẽ được ưu chuộng hơn. thức thanh toán trực tuyến ngay trên
giao diện trò chuyện giữa hai người
dùng Zalo.
Chiến lược này được ZaloPay tung ra
đầu tháng 11/2018 với tên gọi “Đại
chiến xâu tiền – Giành liền 100 triệu.”
Cụ thể, người dùng ZaloPay có thể
chuyển tiền, thanh toán, lì xì cho nhau
ngay trên khung chat Zalo. Thao tác để
giao dịch cũng đơn giản như gửi cho
nhau một tấm ảnh, một đoạn âm thanh
thường ngày. Họ chỉ cần mở biểu
tượng “Tệp đính kèm” và chọn
“ZaloPay” ngay trong giao diện trò
chuyện giữa hai người dùng.
Đa dạng hóa kênh thanh toán: Zalopay
hiện nay có thể thanh toán trực tuyến
khi mua hàng ở các sàn thương mại
điện tử như: Lazada, Shopee, Tiki,..

Chiến lược thâm nhập thị trường: Chiến lược phát triển sản phẩm:
Dù là đàn em đi sau về ví điện tử nhưng Không chỉ còn bằng việc thanh toán
ZaloPay cũng thể hiện được nét đặc giữa người mua và bán, giờ ZaloPay
trưng khác với những ví điện tử còn lại còn có thể mua vé xem phim: trên các
như là Chuyển tiền trực tiếp giữa rạp như Lotte Cinema, BHD Star,..
những người dùng mạng xã hội với thanh toán dịch vụ truyền hình trục
nhau. Tuy nhiên, ở Việt Nam, ZaloPay tuyến, thanh toán ứng dụng, mua thẻ
là đơn vị tiên phong và có lợi thế rõ nét cào online, đăng ký 3G/4G, vận
nhất để phát triển P2P Payment trên chuyển du lịch, mua vé máy bay,…
nền tảng trò chuyện trực tuyến. Chiến
lược ‘đốt tiền’ để khuyến mại để thu
hút người dùng vào sự thuận tiện khi
thanh toán cùng với độ bảo mật gần
như tuyệt đối. Ví dụ như chỉ cần tạo tài
khoản Zalopay sẽ được tặng 100.000
vnđ vào ví điện tử,...

5.6 Mục tiêu sử dụng chiến lược:

- “75% giao dịch vẫn còn là tiền mặt. Cuộc chiến của chúng tôi là chống lại tiền mặt,
không phải đối đầu với các ví điện tử” CEO ZaloPay – Anupam Pahuja cho hay.

- Thanh toán không dùng tiền mặt


- Phổ biến hóa hình thức mua sắm trực tuyến đến người tiêu dùng Việt Nam và quảng
bá hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam đến với thị trường quốc tế.

- Tham vọng của ZaloPay là len loi vào mọi ngõ ngách của cuộc sống, có thể dùng di
động để thanh toán tại các quán tạp hóa, và phê nhỏ, cửa hàng lẻ. ZaloPay muốn trở
thành một phần trong cuộc sống hằng ngày của mọi người về mặt tài chính và con đường
duy nhất là giảm sử dụng tiền mặt

5.7 Lựa chọn chiến lược tiếp cận thị trường mục tiêu:

Chiến lược giữ chân khách hàng:

ZaloPay luôn đi theo chiến lược ưu tiên trải nghiệm người dùng, họ đồng hành với người
dùng trong việc xác định và thực hiện những mục tiêu thanh toán đã đề ra ban đầu.
Thường xuyên kiểm tra và phân tích lại quy mô hoạt động tổ chức thanh toán trên diện
rộng, xác định mục tiêu hướng tới về giá trị lợi nhuận, thương hiệu và niềm tin của người
dùng vào dịch vụ, không ngừng phát triển chất lượng thanh toán như tích hợp thêm
nhiều tiện ích mới trở thành xu hướng hiện nay, thêm nhiều ưu đãi khi thanh toán bằng
ZaloPay, voucher giảm giá, quà khủng từ chương trình khuyến mãi,... Rồi sau đó lên kế
hoạch thực hiện trong ngắn hạn tích hợp thanh toán những dịch vụ mới nổi lên gần đây
như đi chợ online trong mùa dịch bệnh hay kế hoạch khuyến mãi cho những sự kiện sắp
diễn ra như 20/10 miễn phí giao hàng khi mua hoa tại những shop hoa chấp nhận thanh
toán bằng ZaloPay v.v . Kế hoạch dài hạn đặt ra như thêm vào nhiều tiện ích mà những
đơn vị khác chưa thực hiện như thanh toán tiền trọ, phí chung cư càng ngày càng hoàn
thiện, đưa người dùng trải nghiệm toàn diện các dịch vụ đều có thể thanh toán trực tuyến
thông qua ZaloPay. Từ kế hoạch lớn bao quát được định ra đó đưa ra những kế hoạch
chi tiết hơn, tinh chẩn cho tối ưu hóa trải nghiệm người dùng nhất có thể.

Chiến lược marketingmix:

Product: ZaloPay chọn sản phẩm để quảng bá đến khách hàng là ứng dụng ví điện tử
thanh toán dịch vụ nhanh chóng tiện lợi. Dịch vụ phát triển trong bối cảnh khách hàng
có tâm lý mua sắm, thanh toán online, muốn tiết kiệm thời gian,…
Price: Giá cước phí của ZaloPay hoàn toàn miễn phí với dịch vụ rút, chuyển tiền từ ngân
hàng,... Bên cạnh đó, các dịch vụ khác như nạp tiền điện thoại, thanh toán hóa đơn,...
ZaloPay còn cho khách hàng rất nhiều mã giảm giá đặc biệt là khi họ thanh toán lần đầu
tiên.

Promotion: Ra mắt sau những ứng dụng ví điện tử khác như Momo, VNPay,.. nhưng
ZaloPay dần chiếm được lòng tin của khách hàng và giữ vững trạng thái của mình trên
thị trường. ZaloPay sử dụng những chiến lược marketing để tiếp cận những khách hàng
mới cũng như giữ chân khách hàng cũ như hợp tác với nhiều người nổi tiếng, treo những
biển quảng cáo ngoài thị trường đầy thú vị,... Nổi bật, năm 2018 ZaloPay khởi động
nhiều chương trình hướng đến cung cấp và đa dạng hóa tiện ích cho người dùng, trong
đó có chương trình “ZaloPay đi, lì xì đầy ví”. Trong chiến dịch còn có hoạt động
livestream tương tác “Đếm like lì xì” với sự tham gia của nữ ca sĩ Mỹ Tâm - cô xuất
hiện với vai trò đại sứ đồng hành cùng ZaloPay và lì xì người hâm mộ khắp cả nước vào
đêm 30 Tết. Đồng thời người gửi còn có thể tham gia cuộc đua trở thành “Trùm lì xì”
với các giải thưởng là chuyến du lịch Nhật Bản hoặc iPhone X. Có thể nói chương trình
khá thành công, được sự tham gia của đông đảo người hâm mộ và thảo luận trên báo chí
điện tử cũng như các kênh social.

Place: Các giao dịch mua bán, thanh toán sử dụng qua ZaloPay đều rất tiện lợi cho cả
khách hàng lẫn các đối tác. Việc sử dụng điện thoại phổ biến trong bối cảnh hiện nay là
một lợi thế cho ZaloPay để phân phối các sản phẩm và dịch vụ của mình đến với khách
hàng chỉ qua màn hình điện thoại.

People: ZaloPay sử dụng đội ngũ khách hàng là người tiêu dùng sẵn có của Zalo.

Process: Nhóm đối tượng của ZaloPay là khách hàng thế hệ 4.0. Để tăng độ gần gũi và
thúc đẩy tiêu dùng của khách hàng, trong dịp Tết Kỷ Hợi 2019, ZaloPay cũng sẽ đem
đến hơn 300.000 phần quà độc đáo dành cho người dùng tham gia cuộc đua lì xì hay
đơn giản là chuyển tiền và thanh toán ngay trong khung chat Zalo.
CRM:

Lòng tin của khách hàng: ZaloPay phục vụ khách hàng với tiêu chí nhanh chóng, tiện
lợi. ZaloPay kết hợp với Zalo - ứng dụng có bảo mật cao hàng đầu Việt Nam tạo dựng
lòng tin cho khách hàng khi sử dụng thanh toán.

Nhận diện khách hàng: ZaloPay tập chủ yếu tập trung vào nhóm đối tượng là những bạn
trẻ, nhân viên văn phòng,... từ đó cho ra những chiến lược truyền thông, các gói sản
phẩm, ưu đãi đến đại đa số các nhóm khách hàng này.

Tương tác với khách hàng: ZaloPay dùng cách tương tác gián tiếp để giao tiếp với khách
hàng thông qua các chương trình khuyến mãi, các biển quảng cáo ngoài trời, các câu
slogan gần gũi. Thông qua đó giúp cho khách hàng cảm nhận được sự quan tâm mà
ZaloPay muốn đem lại, kết nối mối quan hệ cho cả hai bên.

VI. Giải pháp:

Thực tế cho thấy, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã thay đổi thói quen kinh doanh và
thanh toán tiêu dùng của người Việt Nam. Từ việc phân tích thực trạng cũng như chỉ ra
các cơ hội và thách thức mà thị trường ví điện tử Việt Nam đang phải đối mặt, chúng ta
có một số đề xuất như sau:

- Hoàn thiện và đồng bộ hóa hành lang pháp lý để quản lý, giám sát, tạo điều kiện thuận
lợi đối với các hình thức thanh toán điện tử mới, ban hành quy định về trách nhiệm của
nhà cung cấp dịch vụ, người sử dụng và bên thứ ba, đảm bảo an ninh, an toàn và hoạt
động ổn định, hạn chế rủi ro phát sinh. Xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích
phát triển, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các ngân hàng thương mại và các
tổ chức không phải ngân hàng, tăng cường các biện pháp bảo vệ lợi ích hợp pháp của
người sử dụng các dịch vụ thanh toán điện tử.

- Đa dạng tính năng các ví điện tử nhằm đáp ứng nhu cầu tối đa của khách hang. Đa
dạng tính năng là yêu cầu tất yếu giúp người sử dụng có thể nạp tiền vào ví với nhiều
cách thức: nạp tiền từ thẻ điện thoại, nạp tiền thông qua tài khoản thanh toán, chuyển
khoản thông qua ngân hàng, Internet Banking, Mobile Banking…
- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, công tác truyền thông và phối hợp với cơ
quan báo chí để thực hiện các chương trình truyền thông nhằm nâng cao nhận thức và
củng cố niềm tin của người tiêu dùng. Bên cạnh đó tập trung phát triển, mở rộng các mô
hình ứng dụng các phương tiện và hình thức thanh toán mới, hiện đại, phục vụ cho khu
vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

- Tăng cường an ninh mạng, bảo mật, an toàn thông tin: Cần có biện pháp đảm bảo an
ninh, an toàn cho các hệ thống thanh toán quan trọng. Phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với
các cơ quan chức năng bảo vệ pháp luật. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước nên chủ
động theo dõi, cập nhật tình hình an ninh mạng trong nước và quốc tế để cảnh báo cũng
như chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành kịp thời phòng chống, xử lý các rủi ro, lỗ hổng
bảo mật công nghệ thông tin.

- Với thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, hàng loạt các ngành và các loại
hình kinh doanh cùng với các hình thức thanh toán giao dịch mới ra đời. Ví điện tử là
một trong những hình thức thanh toán mới đã xuất hiện và sẽ phát triển trong thời gian
tới. Hình thức này tồn tại bên cạnh các hình thức thanh toán truyền thống và dần dần
chiếm lĩnh thị phần của các hình thức thanh toán truyền thống.

- Với sự ủng hộ từ phía nhà nước cùng với sự tăng trưởng vượt bậc như hiện nay, thì có
lẽ trong tương lai hình thức thanh toán điện tử sẽ lên ngôi làm thay đổi thói quen người
tiêu dùng. Theo báo cáo của Việt Nam IT Landscape 2020 cho thấy thị trường thanh
toán điện tử 2020 có sự phát triển gia tăng đáng kể dù dịch bệnh vẫn còn, vì người tiêu
dùng vẫn luôn có nhu cầu mua sắm.

VII. Kết luận:

IDC cho rằng cần có sự kết hợp nỗ lực từ cả khu vực tư nhân và nhà nước để tăng
cường sử dụng thanh toán điện tử để giảm thiểu việc sử dụng tiền mặt tại Việt Nam.

Theo IDC, ví di động sẽ phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn 2022-2030 tại Việt Nam,
đặc biệt là với các thế hệ trẻ thanh toán bằng điện thoại thông minh. Do đó để đón đầu
xu hướng trong thời gian tới, ZaloPay hiện nay đang chạy đua không ngừng để mở rộng
khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ. Với tính năng tích hợp mới, người dùng có
thể chuyển tiền cho bạn bè, người thân, lì xì trong nhóm và thanh toán ngay tại nền tảng
chat của Zalo. Toàn bộ giao dịch đều do ZaloPay xử lý, đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc
tế PCI-DSS, các quy định của ngân hàng nhà nước và hoàn toàn miễn phí. Nhờ tích hợp
công nghệ, chiến dịch ZaloPay đã gặt hái những thành quả ấn tượng với 1,34 triệu người
dùng mới, vượt KPI 34%, và ghi nhận 10,3 triệu giao dịch, gấp 3 lần mục tiêu đề ra. Có
thể nói, bước đi đột phá về mặt công nghệ của ZaloPay đã trở thành đòn bẩy cho chiến
dịch Tết 2020 giành chiến thắng đầy tự hào tại MMA toàn cầu, và đặc biệt khẳng định
sự tiên phong của ZaloPay trong việc mang đến những trải nghiệm mới mẻ cho người
dùng.

Tiện lợi, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian xếp hàng để rút tiền ở các ATM vào cuối
năm, là ba trong nhiều yếu tố khiến hình thức chuyển tiền qua ví điện tử được đông đảo
người dùng đón nhận. Zalo đã trở thành ứng dụng chat yêu thích của người Việt. Đặc
biệt trong dịp xuân về, người dùng Zalo có thể gửi cho nhau những lời chúc ý nghĩa và
hình ảnh vui nhộn dù ở bất cứ đâu, chỉ cần được... kết nối mạng. Với tính năng tích hợp
vào khung chat Zalo, chiến dịch của ZaloPay nâng tầm trải nghiệm lì xì trực tuyến của
người Việt, gắn kết phong tục truyền thống vào đời sống hiện đại một cách tiện dụng và
sáng tạo hơn. Những lời chúc mừng năm mới qua Zalo được kèm theo tính năng lì xì
nhóm độc đáo, để mọi người vừa trao nhau lời hay ý đẹp, vừa có thể chia sẻ lộc may
mắn đầu năm. Tất cả nằm gọn trong một khung chat Zalo và dễ dàng như cách người
dùng chat trên ứng dụng.

Tóm lại, nhìn vào sự phát triển của thương mại điện tử, có thể suy ra một số điểm về
cuộc cách mạng thanh toán. Thương mại điện tử theo kiểu truyền thống được thực hiện
thông qua các trang web, người dùng truy cập vào một trang web cụ thể và mua hàng.
Giờ đây chúng ta đã bước vào kỉ nguyên của thương mại mạng xã hội, các công ty như
Pinterest, TikTok, đang đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua hàng và các giao
dịch thường được thực hiện thông qua các nền tảng này mà không cần truy cập vào trang
web của sản phẩm. ZaloPay đang tiên phong thực hiện phương thức thương mại mới,
gọi đó là "thương mại giao tiếp" ("conversational commerce") kết hợp với chiến lược
kinh doanh số. Người dùng không cần phải truy cập vào một trang web hay mạng xã hội
mà vẫn có thể mua hàng và thanh toán ngay trong một cuộc trò chuyện. Chẳng hạn như,
bạn có thể trò chuyện với ai đó trên ứng dụng và thực hiện một giao dịch thương mại
ngay trong khung chat, không cần phải thay đổi ngữ cảnh hay chuyển qua website để
mua hàng và thanh toán. Điều này đang diễn ra và mới chỉ là bước khởi đầu của "thương
mại giao tiếp". Người dùng có thể trao đổi về hàng hóa, giá cả với người bán trên Zalo
và chuyển tiền cho người bán trên cùng nền tảng trò chuyện này.

VII. Tài liệu tham khảo:

1. Lương Hạnh (2019), ZaloPay là gì? Những chiến lược marketing “siêu lợi hại” của
ZaloPay, truy cập ngày 25/10/2022, từ: ZaloPay là gì? Những chiến lược marketing
"siêu lợi hại" của ZaloPay (marketingai.vn)

2. Tú Ân (2018), ZaloPay sẽ là "quân bài chiến lược" của VNG, truy cập ngày
25/10/2022, từ: ZaloPay sẽ là quân bài chiến lược của VNG (baodautu.vn)

3. TTXVN (2022), Việt Nam giữ ổn định trong sự bất định, chủ động trong thế bị động,
truy cập ngày 22/10/2022, từ: Việt Nam giữ ổn định trong sự bất định, chủ động trong
thế bị động (dangcongsan.vn)

4. Toàn cảnh ngành ví điện tử (E-wallet) tại Việt Nam 2021, truy cập ngày 22/10/2022,
từ: Toàn cảnh ngành Ví điện tử (E-wallet) tại Việt Nam 2021 | Tomorrow Marketers

5. Trang web ứng dụng ZaloPay, truy cập 27/10/2022, từ: ZaloPay - Ví điện tử quốc dân
ngay trong Zalo

6. Zalo - ZaloPay Tết 2021: Thấu hiểu insight - Triệt để công nghệ, truy cập ngày
25/10/2022, từ: Campaign: Zalo - ZaloPay Tết 2021: Thấu hiểu insight - Triệt để công
nghệ (brandsvietnam.com)

7.Dave Chaffey, 2015 “Digital Business And E-Commerce Management”, Sixth edition
published, Peason Education Limited.
8. Ví điện tử zalopay sẵn sàng cho 100 triệu người dùng zalo. chuyển tiền 24/7. thanh
toán hóa đơn. đi chợ online. mua và đặt vé. và nhiều tiện ích khác (2022), truy cập
27/10/2022, từ: zalopay.vn Traffic Analytics & Market Share | Similarweb.

You might also like