Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ(1)

- Với tư cách là một môn khoa học, kinh tế chính trị có đối tượng
nghiên cứu riêng.
- Trước C. Mác, ở mỗi thời kỳ phát triển có các hướng tìm đối
tượng nghiên cứu tương ứng:
+ Chủ nghĩa trọng thương nghiên cứu lĩnh vực lưu thông (chủ yếu là
ngoại thương)
Ví dụ: “Nội thương là hệ thống ống dẫn, ngoại thương là máy bơm,
muốn tăng của cải phải có ngoại thương dẫn của cải qua nội
thương” - A. Montchrestien
+ Chủ nghĩa nông nghiên cứu các quan hệ kinh tế ở lĩnh vực nông
nghiệp
Ví dụ: “Chỉ có của cải dân cư ở nông thôn mới đẻ ra của cải quốc
gia” - “nông dân nghèo thì xứ sở nghèo” - F. Quesnay
+ Kinh tế chính trị cổ điển Anh nghiên cứu trong nền sản xuất,
nguồn gốc của của cải vật chất và sự giàu có của dân tộc.
Ví dụ: “KTCT là khoa học về sự làm giàu”
- Kế thừa những thành tựu khoa học KTCT của nhân loại, bằng
cách tiếp cận duy vật về lịch sử, KTCT Mác - Lênin xác định:
+ Đối tượng nghiên cứu của KTCT là các quan hệ xã hội của sản
xuất và trao đổi trong phương thức sản xuất mà các quan hệ này
được đặt trong sự liên hệ biện chứng với trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng của
phương thức sản xuất nhất định.
⇒ Đối tượng được xác định một cách toàn diện ở mức độ khái quát
cao, thống nhất biện chứng giữa sản xuất và lưu thông
Ví dụ: “Không thể có cùng một môn kinh tế chính trị duy nhất cho
tất cả mọi nước & tất cả mọi thời đại lịch sử” Ph. Ăngghen
“Chính trị kinh tế học tuyệt nhiên không nghiên cứu “sự sản xuất”,
mà nghiên cứu những quan hệ xã hội giữa người trong sản xuất,
nghiên cứu chế độ xã hội của sản xuất” Lênin
+ Nghiên cứu quan hệ sản xuất:
1. Trong quá trình tái SX: SX - PP - TĐ - TD
2. Trong tác động qua lại với LLSX
3. Tác động qua lại với kiến trúc thượng tầng
Ví dụ: Quá trình tái sản xuất (cơ sở hạ tầng) ảnh hưởng đến những
chính sách của Đảng và nhà nước (kiến trúc thượng tầng) đồng
thời cũng bị tác động ngược lại
4. Rút ra quy luật kinh tế của sự vận động xã hội → phản ánh những
mối liên hệ nhân quả, bản chất, tất yếu, thường xuyên và lắp đi lắp
lại của các hiện tượng và quá trình kinh tế
Ví dụ: Lênin rút ra được khủng hoảng kinh tế mang tính quy luật
(khủng hoảng - tiêu điều - phục hồi - hưng thịnh) & tính chu kỳ
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA KTCT(2)

- Khái niệm KTCT


Theo nghĩa hẹp: ktct là khoa học nghiên cứu về quan hệ sản xuất, trao
đổi trong một phương thức sản xuất nhất định
Thao nghĩa rộng: Ph.Ăngghen cho rằng ktct theo nghĩa rộng nhất là
khoa học về quy luật chi phối sự sản xuất và trao đổi tư liệu sinh hoạt
vật chất trong xã hội loài người.

- Nền sản xuất xã hội:


Lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất là cơ sở cho đời sống
xã hội Xã hội mới có thể tồn tại và phát triển: hoạy động chính
trị, hoạt động văn hóa, khoa học và tôn giáo
VD: Ănghen “con người muốn hoạt động chính trị,vh,khoa học ,
tôn giáo trước tiên phải có ăn, mặc, ở...”
- 2 mặt của nền sản xuất xã hội
+ Mặt tự nhiên: biểu hiện ở LLSX, khoa học tự nhiên nghiên cứu
mặt tự nhiên của sản xuất
+ mặt xã hội: biểu hiện ở QHSX, KTCT nghiên cứu mặt xã hội của
sản xuất
 Lênin “ KTCT tuyệt nhiên không nghiên cứu sự sản xuất mà
nghiên cứu những quan hệ XH giữa người với người trong sản
xuất, nghiên cứu chế độ xã hội của sản xuất”
-Kinh tế chính trị là gì?
+ Theo phái cổ điển: ktct là khoa học về sự làm giàu
+ Theo quan điểm Mac-lenin: ktct là khoa học nghiên cứu quan hệ
sản xuất, về các quy luật kinh tế chi phối quá trình sản xuất- phân
phối-trao đổi-tiêu dùng của xã hội loài người qua các gia đoạn lịch sử
khác nhau của nó

 Như vậy KTCT Mác lênin là khoa học nghiên cứu quan hệ sản
xuất
+ Nghiên cứu quan hệ sản xuất:
1. Trong quá trình tái SX: SX - PP - TĐ - TD
2. Trong tác động qua lại với LLSX
3. Tác động qua lại với kiến trúc thượng tầng
Ví dụ: Quá trình tái sản xuất (cơ sở hạ tầng) ảnh hưởng đến những
chính sách của Đảng và nhà nước (kiến trúc thượng tầng) đồng
thời cũng bị tác động ngược lại
4. Rút ra quy luật kinh tế của sự vận động xã hội → phản ánh những
mối liên hệ nhân quả, bản chất, tất yếu, thường xuyên và lắp đi lắp
lại của các hiện tượng và quá trình kinh tế
Ví dụ: Lênin rút ra được khủng hoảng kinh tế mang tính quy luật
(khủng hoảng - tiêu điều - phục hồi - hưng thịnh) & tính chu kỳ

HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG


- Sức LĐ là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại
trong cơ thể, trong một con người đang sống và được người đó
đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó.
SLĐ là yếu tố cơ bản của mọi quá trình SX
1. Điều kiện biến SLĐ thành HH:
+ Người lao động được tự do về thân thể
Ví dụ: người lao động đi làm thuê, sinh viên y ra trường bán
sức lao động cho bệnh viện tư hoặc công.
+ Người lao động bị tước đoạt hết TLSX
Ví dụ: một bác sĩ mới ra trường không có đầy đủ trang thiết
bị y tế (TLSX) -> bắt buộc phải bán sức lao động cho bệnh
viện mới có thể hành nghề.
=>Câu hỏi: Tại sao CNTB lại tạo ra đầy đủ 2 điều kiện này?
Hai điều kiện trên đều do CNTB tạo nên.
ĐK1: CNTB thông qua cuộc CM dân tộc dân chủ tư sản, lôi kéo được
công nhân, nhân dân, người lao động tự do đi theo để thực hiện CM.
Khi CM thắng lợi, CNTB dành được chính quyền => người LĐ được
tự do về thân thể
ĐK2: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất nổ ra ở Anh bắt đầu
từ ngành dệt. Khi CMCN nổ ra cần rất nhiều nguyên liệu (cỏ) và để
có cỏ cho việc chăn cừu từ đó phục vụ cho công nghiệp dệt => tư sản
đã cướp hết ruộng đất của nông dân, biến ruộng đất thành nơi trồng cỏ
nuôi cừu => người ND muốn tồn tạ phải bán sức lao động cho giai
cấp tư sản => người nông dân chuyển thành giai cấp công nhân.
=> sức lao động trở thành hàng hoá trong phương thức sx TBCN -->
đánh dấu bước chuyển biến lịch sử so với chế độ chiếm hữu nô lệ,
phong kiến. Sự bình đẳng giữ người sở hữu sức lao động và người sử
dụng tư bản đã che đậy chế độ bóc lột cuả CNTB.

2. Thuộc tính của hàng hoá SLĐ:


-Giá trị HH SLĐ:
+ Do thời gian LĐXH cần thiết để SX và tái sản xuất ra SLĐ quy
định.
+ Tính bằng giá trị TLSH cần thiết để duy trì đời sống bình thường:
1. Giá trị TLSH cần thiết cho bản thân (cả vật chất và tinh thần)
để tái sản xuất ra sức lao động) VD: lương cơ bản mỗi tháng
2. Chi phí đào tạo người LĐ
3. Giá trị TLSH cho người thay thế (đảm bảo nuôi sống con cái
của người lao động)
+ Là HH đặc biệt khác HH thông thường vì bao hàm yếu tố tinh thần
và lịch sử. VD: nhu cầu nghe nhạc, nghe hát => tinh thần
Ví dụ: Đồ gốm do máy làm có giá trị rẻ hơn so với đồ gốm do
các nghệ nhân lành nghề làm do người nghệ nhân phải tốn
nhiều thời gian để rèn luyện tay nghề, dùng chất xám, mất
nhiều thời gian và SLĐ để tạo ra. Bên cạnh đó nó còn mang
tính chất nghệ thuật (tinh thần) và có thể có cả lịch sử về sau
- Giá trị sử dụng: Giá trị sử dụng của hàng hóa SLĐ nhằm thỏa mãn
nhu cầu người mua trong quá trình LĐ
VD: 1 bệnh viện tư tuyển bác sĩ Ngoại ,nội, sản….để phù hợp với nhu
cầu thăm khám cuả bệnh nhân

1. Tiêu dùng sẽ tạo ra GT mới lớn hơn GT bản thân HH SLĐ


2. Chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng
⇒ GTSD có tính chất đặc biệt, là nguồn gốc sinh ra GT, SLĐ
biến thành HH là ĐK để tiền biến thành tư bản. Là chìa khoá
để giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung
⇒ Phân bổ nguồn lao động hợp lý cho mỗi ngành
Ví dụ: Mua máy cày giá 40 triệu và dùng máy đó để gặt lúa &
bán ra thị trường với giá 80 triệu (tạo giá trị mới lớn hơn
=>Ý nghĩa thực tiễn với VN: Việc nghiên cứu hàng hoá SLĐ
có ý nghĩa rất quan trọng trong xây dựng thị trường lao động
VN hiện nay.
- Đây là cơ sở để xây dựng chính sách tiền công tiền lương. VD
lương bác sĩ sau 6 năm đào tạo và 1,5 năm thực hành chứng chỉ hành
nghề là 2,34 x 1,8tr chỉ đủ để đảm bảo nuôi sống chỉnh bản thân chưa
đề cập đến chi phí đào tạo và đảm bảo nuôi sống con cái => nhà nước
đang đề cập để cải cách tiền lương cho người khối ngành chăm sóc
sức khỏe
- Là cơ sở xây dựng chính sách sử dụng người lao động sao cho
phù hợp tránh lãng phí “thừa thầy thiếu thợ”, không để xảy ra tình
trạng thừa ngành này thiếu ngành kia. VD: không để kĩ sư chạy grap
mà dám khai có bằng ĐH
=> Ý nghĩa lý luận:
- Là bước tiến của Mác trong việc phát hiện sức lao động là một
loại hàng hóa đặc biệt
- Là chìa khóa chỉ rõ nguồn gốc của giá trị lớn hơn giá trị thặng dư
do hao phí SLĐ mà có
- Là cơ sơ Mác nghiên cứu học thuyết trung tâm đó là giá trị
lượng dư và giải quyết mâu thuẫn công thức chung thông qua đặc
điểm riêng của giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động
- Đánh dấu một bước ngoặt trong phương thức kết hợp người lao
động với tư liệu sản xuất, là bước tiến lịch sử so với chế độ nô lệ và
phong kiến

- Làm thế nào để giá cả SLĐ phản ánh đúng giá trị của mình
Đảm bảo 3 tiêu chí:
+ nuôi sống bản thân
+ chi phí đào tạo
+ giá trị TLSH cho người thay thế

LƯỢNG GIÁ TRỊ HÀNG HÓA


1. Lượng giá trị hàng hóa
- Lượng giá trị hàng hóa là lượng lao động đã tiêu hao để tạo ra hàng
hóa đó, được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
- Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để tạo ra
một hàng hóa nào đó trong những điều kiện bình thường của xã hội
với trình độ thành thạo trung bình, cường độ lao động trung bình
- Thời gian lao động xã hội cần thiết là đại lượng không cố định vì
+trình độ thành thạo trung bình
+cường độ lao động trung bình
+điều kiện trang thiết bị kĩ thuật trung bình của xã hội ở mỗi nước
khác nhau và thay đổi theo sự phát triển của lực lượng sản xuất
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị của hàng hóa
Năng suất lao động: là năng lực sản xuất của người lao động, được
tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian
hay số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
- Năng suất lao động tăng lên sẽ làm giảm lượng thời gian hao phí lao
động cần thiết trong một đơn vị hàng hóa => lượng giá trị trong một
hàng hóa giảm xuống
- Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động gồm:
+ trình độ thành thạo tay nghề của người lao động
+ trình độ phát triển của KHKT và mức độ vận dụng KHKT vào sản
xuất
+ sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuất
+ quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất
+ các điều kiện tự nhiên
Cường độ lao động: nói lên mức độ hao phí sức lao động trong một
đơn vị thời gian, cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc và căng
thẳng của lao động.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến cường độ lao động
+ trình độ quản lý
+ quy mô, hiệu suất của tư liệu sản xuất
+ thể chất và tinh thần người lao động => quan trọng nhất
Tính chất phức tạp của lao động
- LĐGĐ: là lao động không cần qua đào tạo vẫn làm được
- LĐPT: là lao động thông qua quá trình đào tạo thì mới thực hiện
được
=> Giải pháp nâng cao năng suất lao động hiện nay?
LÝ LUẬN TIỀN TỆ
Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ
Muốn hiểu nguồn gốc của tiền tệ thì phải nghiên cứu sự phát triển của
các hình thái giá trị
- Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên:
+ Đây là hình thái ban đầu của giá trị xuất hiện trong thời kì sơ khai
của trao đổi hàng hóa.
+ Việc trao đổi hàng hóa mới xuất hiện mang tính ngẫu nhiên, đơn
nhất
+ Sản xuất hàng hóa chưa ra đời, chur yếu là sản phẩm dư thừa có nhu
cầu trao đổi để lấy 1 sản phẩm nào đó
VD: 1m vải=20kg thóc
- Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng
+ sản xuất hàng hóa ra đời, trao đổi hàng hóa diễn ra thường xuyên
hơn( cuối thời kì cộng sản nguyên thủy) => nhiều hàng hóa có thể
đóng vai trò là vật ngang giá=> hình thái đầy đủ mở rộng của giá trị
VD: 10m vải= 20kg thóc=5kg chè= 2kg cafe
+ Như vậy gía trị của 1 hàng hóa được biểu hiện ở những hàng hóa
khác đóng vai trò là vật ngang giá
+ Tỷ lệ trao đổi không mang tính chất ngẫu nhiên mà dần dần do lao
động quy định. Tuy nhiên vẫn trao đổi hàng lấy hàng.
- Hình thái chung của giá trị:
+ Sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển hơn--> sự trao đổi hàng hóa
trực tiếp mất dần không còn thích hợp, hàng hóa ngày càng phong
phú hơn--> yêu cầu đặt ra là cần 1 hàng hóa trung gian--> hình thành
nên hình thái chung của giá trị
VD: 10m vải,4 cái áo, 3 cân thóc=1 áo lông thú. Khi đó áo lông thú sẽ
là hàng hóa trung gian
+ Tuy nhiên ở các vùng miền khác nhau thì hàng hóa trung gian khác
nhau, không cố định=>hạn chế trao đổi giữa các vùng miềm
VD: châu mỹ hàng hóa trung gian là caccao, coca; Nhưng Hy lạp cổ
đại hàng hóa trung gian lại là chảo đồng=> khó khăn khi trao đổi hàng
hóa giữa 2 vùng này
- Hình thái tiền
+ Sản xuất hàng hóa phát triển, quan hệ trao đổi giữa các vùng mở
rộng=> cần phải thống nhất vật ngang giá, để tránh cản trở sự trao đổi
giữa các quốc gia=> vật ngang giá được cố định ở vàng bạc=> tiền tệ
ra đời.
+Theo tiến trình phát triển của lịch sử, tính ưu việt của kim loại=> bạc
rút khỏi đơn vị tiền tệ
Kết luận:
-Nguồn gốc: tiền tệ ra đời là kết quả của sự phát triển lâu dài của sản
xuất hàng hóa và trao đổi hàng hóa. Khi tiền tệ ra đời thế giới hàng
hóa được chia thành cực,1 cực là tất cả hàng hóa thông thường,1 cực
là hàng hóa đóng vai trò tiền tệ
- Bản chất của tiền tệ: Tiền là một loại hàng hóa đặc biệt tác khỏi thế
giới hàng hóa thông thường, đóng vai trò làm vật ngang giá chung cho
các hàng hóa khác. Tiền tệ thể hiện lao động xã hội kết tinh trong
hàng hóa và phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa người sản xuất hàng
hóa với nhau.
Liên Hệ:
Sự ra đời của tiền tệ - vật ngang giá chung của các loại hàng hoá
mang lại nền kinh tế nước ta rất nhiều lợi ích;
- Vai trò quan trọng nhất là tăng trưởng nền kinh tế VN: Ở thời đại
TG chịu ảnh hưởng của xung đột giữa Nga và Ukraina, tình trạng lạm
phát trên TG đang đe dọa nền kt của rất nhiều quốc gia
- Phát triển mở rộng, phát triển nền kt hàng hóa
- Mở rộng quan hệ quốc tế: lĩnh vực xh,tài chính,tiền tệ ngân hàng...
- Khống chế tỉ lệ thất nghiệp, tạo công ăn việc làm: dựa vào công cụ
tiền tệ, niowcs ta mở rộng đầu tư, kinh doanh, xây dựng, mở rộng các
nhà máy ...
Chức năng của tiền tệ
- Là thước đo giá trị: tiền để đo giá trị của hàng hóa
- Phương tiện lưu thông
- Phương tiện tích trữ: tiền đầy đủ giá trị (vàng)
- Chức năng thanh toán
- Tiền tệ quốc tế; tiền phải đầy đủ giá trị
QUY LUẬT GIÁ TRỊ

- Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa
và trao đổi hàng hóa
- ND:
+ Quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa phải được tiến hành
trên cơ sở của hao phí lao động xã hội cần thiết
=>Trong sản xuất yêu cầu hao phí lao động cá biệt của chủ thể
sản xuất nhỏ hơn hoặc bằng hao phí lao động xã hội cần thiết thì
mới bán được hàng hóa trên thị trường và được xã hội thừa nhận
sản phẩm
=> Trong lĩnh vực lưu thông: tất cả hàng hóa tham gia lưu thông
phải tuân thủ nguyên tắc trao đổi ngang giá
+ Quy luật giá trị hoạt động và phát huy tác dụng thông qua sự
vận động của giá cả xung quanh giá trị, dưới sự tác động của
quan hệ cung-cầu
+ Tác động cơ bản của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng
hóa
Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua
sự biến động của giá cả thị trường
- Trong sản xuất, thông qua biến động giá cả người sx sẽ biết
tình hình cung-cầu và quyết định phương án sản xuất.
+ Cung<cầu => giá cả>giá trị => lợi nhuận cao => thu hút
LĐXH => mở rộng sản xuất.
VD: lao động xã hội cần thiết sản xuất ra 1 cái áo là 8h, trên thị
trường định giá cái áo đó là 80k

+ Cung>cầu => giá cả<giá trị => lợi nhuận sẽ giảm => giãn thải
LĐXH => thu hẹp quy mô sản xuất.
VD:
Nhà máy 1: sản xuất cái áo mất 6h giá trị cái áo đó trên thị
trường là 60k. như vậy hao phí lao động cá biệt < hao phí lđxh
cần thiết=> nhà máy 1 có lãi
Nhà mays2: sản xuất mất 10h, giá trị trên thị trường là 100k.
như vậy hplđcb>hplđxh cần thiết=> nhà máy 2 lỗ.

- Trong lưu thông, điều tiết hàng hóa từ nơi giá cả thấp đến nơi
giá cả cao, từ nơi cung > cầu đến nơi cung < cầu từ đó hàng hóa
giữ các vùng được cân bằng, điều chỉnh sức mua thị trường
VD:
Thứ hai, kích thích cải tiến kĩ thuật, hợp lý hóa sản xuất
nhằm tăng năng suất lao động
- Hàng hóa được trao đổi theo giá trị xã hội, giá trị biệt hóa<giá
trị xã hội khi bán giá trị xã hội sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn
và ngược lại vì vậy để đứng vững người sản xuất phải tìm cách
làm cho giá trị biệt hóa của mình nhỏ hơn hoặc bằng giá trị xã
hội
=> Phải cải tiến kĩ thuật, áp dụng công nghệ mới, đổi mới pp
quản lý, thực hiện tiết kiệm làm cho LLSX phát triển, năng suất
lao động tăng lên, chí phí sản xuất hàng hóa giảm xuống
=> Không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, quảng cáo, tổ
chức khâu bán hàng
Thứ ba, phân hóa những người sản xuất thành kẻ giàu người
nghèo một cách tự nhiên
- Người sản xuất nào có mức hao phí lao động cá biệt < hao phí
LĐXH cần thiết => thu được lãi cao, có điều kiện mở rộng sản
xuất => người giàu
- Người sản xuất nào có mức hao phí lao động cá biệt > hao phí
LĐXH cần thiết => không bù được chí phí sản xuất, thua lỗ, phá
sản => người nghèo

- Quy luật giá trị đem lại 2 mặt


+ Tích cực: đào thải nhân lực yếu kém, kích thích nhân tố tích
cực phát triển, buộc con người trong lao động sản xuất phải luôn
luôn năng động, nhạy bén thì mới tồn tại được trong nền kinh tế
thị trường cạnh tranh khốc liệt
+ Tiêu cực: mất cân đối nền kinh tế dẫn đến phân hóa xã hội
thành người giàu và người nghèo khoảng cách này ngày càng
tăng lên, là hố sâu ngăn cách quyền lợi kinh tế giữa các vùng
miền và giữa các ngành nghề với nhau.

Khắc phục chênh lệch giàu nghèo


- Đào tạo việc làm cho người dân vùng núi, vùng sâu vùng xa
- Hỗ trợ tín dụng cho người nghèo, hỗ trợ phát triển sản xuất để nang
cao thu nhập
- Phát triển cơ sở hạ tầng các vùng khó khăn
- Xây dựng hệ thống pháp luật để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và
quyền lợi cho người lao động

You might also like