bai-tap-nhom-ben10-tieu-luan-ve-quan-li-chuoi-cung-ung-cua-coca-cola

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 28

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

BÀI TIỂU LUẬN


CHUỖI CUNG ỨNG
ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA COCA- COLA

Nhóm thực hiện: Nhóm Ben 10


Lớp: 212_DQT0470_04
Giảng viên hướng dẫn: Hứa Thị Bạch Yến

TP. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 03 năm 2022


2

BẢNG ĐÁNH GIÁ % ĐÓNG GÓP


STT HỌ VÀ TÊN MSSV ĐÁNH GIÁ %
1 Phan Hoàng Hưng (Nhóm trưởng) 207QT36451 100%
2 Hồ Quốc Hưng 207QT36441 100%
3 Trần Nghĩa Hiệp 207QT36382 100%
4 Nguyễn Tiến Đạt 207QT36308 100%
5 Trần Gia Thắng 207QT53689 100%
6 Đoàn Trần Thùy Quyên 207QT57933 100%
7 Lưu Thị Huỳnh Như 207QT57917 100%
8 Nguyễn Thị Mỹ Uyên 207QT63222 100%
9 Nguyễn Thị Kim Tuyền 207QT63202 100%
Mục Lục
Phần 1: Cơ sở lý luận
1.1 Lý do lựa chọn đề tài:………………………………………………..4
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:…………………………………………………4
1.3 Đối tượng nghiên cứu:……………………………………………….4
1.4 Đối Tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………..5

PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Khái niệm………………………………………………………6
2.1.1 Quản lí chuỗi cung ứng là gì?..................................................6
2.1.2 Bản chất quản lý chuỗi cung ứng……………………………6
2.1.3 Tầm quan trọng của quản lí chuỗi cung ứng?........................7
2.2 Quản lý tồn kho……………………………………………….8
2.3Giá trị sống của khát vọng:…………………………………….8
PHẦN 3: Giới thiệu về công ty Coca- Cola
3.1 Giới thiệu về công ty nước giải khát Coca Cola:…………….9
3.2 Tình hình kinh doanh của Coca- Cola……………………….10
3.3 Coca- Cola sử dụng quản lí chuỗi cung ứng để làm gì?..........10
3.4 Tồn kho của Coca- Cola……………………………………..11
3.4.1 Tại sao cần quản lý tồn kho………………………………..11
3.4.2 Quản lí tồn kho mang đến lợi ích gì ……………………….11

PHẦN 4: Phân tích quản lí chuỗi cung ứng của Coca- Cola
4.1Mạng lưới đối tác trong chuỗi cung ứng của Coca – Cola………………12
4.2 Kiểm soát hoạt động phân phối trong chuỗi cung ứng Real – Time……
12
4.3Tối ưu hóa quãng đường trong việc phân phối………………………….13
4.4 Giao hàng trực tiếp đến điểm bán mà không cần qua nhà phân phối?....14
4.5Vận hành hệ thống kho chứa tự động?.....................................................14
4.6 Giám sát hiệu suất hoạt động thực tế?.....................................................14

Phần 5: Khách hàng của Coca- Cola


5.1 Đại lý và phần phối……………………………………….……………………….15
5.2 Bán lẻ…………………………………….………………….……………….…….16
5.3 Người tiêu dùng……………………………………………………..……………..18

Phần 6: Đánh giá quản lý hệ thống chuỗi cung ứng của


Coca- Cola
6.1 Ưu điểm………………………………………………………………….…………18
a) Coca- Cola xây dựng chuỗi cung ứng ở Việt Nam …………………………….…...18
b) Tận dụng tối đa được nguồn cung ứng trong chuỗi cung ứng……………………….19
c) Phát triển quan hệ khách hàng và quản lí tốt nhân sự cũng là một thành công của
Cocacola………………………………………………………………………………...19
d) Quản lý và lặp kế hoạch kinh doanh…………………………………………………19
6.2 Nhược điểm…………………………………………………….. ………………….20
a) Các khâu vận chuyển kho bãi, bão quản, quản lý cũng như giám sát sản xuất chưa có sự
thống nhất chặt chẽ về quản trị cung ứng……………………………………………… 20
b) Chưa có sự liên kết và rõ ràng giữa các yếu tố mắt xích trong chuỗi cung ứng. ……20
c) Chuỗi cung ứng chưa linh hoạt……………………………………………………….21

Phần 7: Các giải pháp


7.1 Chuỗi cung ứng xanh………………………………………………………………..21
7.2 Xây dựng, đào tạo, lập ra các phòng về quản lí chuỗi cung ứng………………...….22
7.3 Ứng dụng công nghệ vào quản lí chuỗi cung ứng…………………………………...22
7.4 Xây dụng mạng lưới phân phối……………………………………………………...23
7.5 Kiểm soát tồn kho……………………………………………………………………23
7.6 Tích hợp một hệ thống quản trị sản xuất kinh doanh hợp nhất……………………...23
7.7 Kinh doanh trên nền tảng di động……………………………………………………23
PHẦN KẾT LUẬN
LỜI CẢM ƠN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Lý do chọn đề tài:

Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực thế giới. Do
vậy sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt, đòi hỏi doanh nghiệp luôn phải tìm tòi và
học hỏi các cách mới để nâng cao hiệu quả làm việc, tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo
chất lượng sản phẩm. Chi phí cho vận hành chuỗi cung ứng chiếm tỷ trọng lớn nhất và
việc quản lí chuỗi cung ứng là một trong những nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp so với các đối thủ cùng ngành, có sự tác động lớn tới việc chiếm lĩnh thị
trường và tạo sự tín nhiệm cho khách hàng
Các nghiêm cứu đã chỉ ra rằng quản lí chuỗi cung ứng hiệu quả có thể mang lại: chi phí
giảm từ 25%- 50%. Lượng hàng tồn kho giảm từ 25%- 60%. Cải thiện vòng cung ứng đơn
hàng lên 30%- 50%. Tăng lợi nhuận sau thuế 20%. Chính vì những vai trò quan trọng như
vậy nên việc quản lí chuỗi cung ứng vẫn luôn là vấn cấp thiết cho tất cả các doanh nghiệp
trong và ngoài nước.
Coca- Cola là nhãn hiệu đồ uống giải khát số một trên thế giới và đương nhiên việc quản lí
chuỗi cung ứng của họ đã làm rất tốt. Để hiểu hơn về các hoạt động quản lí chuỗi cung ứng
của họ, chúng em đã làm một bài phân tích về vấn đề này .

1.2 Mục đích nghiên cứu quản lí chuỗi cung ứng của Coca-Cola:
- Sự hình thành và phát triển của Coca Cola phải trải qua rất nhiều giai đoạn, một trong
những nguyên do chủ chốt khiến Coca Cola trở thành một thương hiệu nước giải khát toàn
cầu là nhờ họ đã xây dựng một quy trình quản lí chuỗi cung ứng rất chuyên nghiệp và tỉ
mỉ. Chính việc phân bố nhân lực một cách phù hợp, một quy trình hoạt động trơn tru, là
một trong những điều mấu trốt giúp Coca Cola từ một thương hiệu nhỏ đã trở thành một
tập đoàn chuyên cung cấp nước giải khát hàng đầu thế giới.

- Để có được một bộ máy làm việc thật hoàn chỉnh, thì Coca Cola đã tìm kiếm và chọn lọc
một cách nghiêm ngặc nhất, để tìm ra những người tài giỏi và có tư duy chiến lược để vận
hành công ty. Bao gồm tất cả các hoạt động quản lý hậu cần, lập kế hoạch
và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến việc tìm nguồn cung ứng,
sản xuất và hoạt động ngành Logistics. Không những thế, ngoài việc bộ
máy đứng sau có khả năng điều hành rất tốt như thế. Coca Cola còn chi
một khoảng tiền rất lớn cho hoạt động quảng cáo của mình. Chính nhờ
thế, mà tập đoàn Coca Cola không ngừng lớn mạnh qua các năm.

1.3 Phương pháp nghiên cứu:


- Nghiên cứu tại bàn: để thu thập thông tin thứ cấp từ các nguồn như Internet, báo chí, tạp
chí liên quan tới hàng tiêu dùng, sách,…
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: từ những thông tin đã thu thập, người viết tiến hành
phân tích những thông tin, chắt lọc những thông tin cần thiết và tổng hợp lại để hoàn thành
bài viết này.

1.4 Đối Tượng và phạm vi nghiên cứu:


- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lí chuỗi cung ứng tại công ty Coca- Cola.
- + Nhà sản xuất
- - Coca-cola có dây truyền sản xuất hiện đại. sử dụng công nghệ PROFIBUS của
Danfoss, vận hành đơn giản, tin cậy,giao thức linh hoạt, tiêu chuẩn hóa và thân thiện.
- + Nhà phân phối
- - Năm qua hoạt động coca cola ở Việt Nam rất khả quan. Sản phẩm của coca cola đạt
được mức tăng trưởng cao. Hiện có 50 nhà phân phối lớn, 1500 nhân viên, hàng
nghìn đại lý phục vụ người tiêu dùng Việt Nam.
- - Với ba nhà máy ở ba miền đã tạo thuận lợi cho công ty mở rộng mạng lưới phân
phối ở ba miền cung cấp đầy đủ sản phẩm cho các đại lý ở các khu vực này. Đối với
nước giải khát khâu phân phối là rất quan trọng.
+Nhà bán lẻ
- - Nhà hàng
- - Trung tâm vui chơi
- - Cửa hàng bán lẻ
- - Các hàng quán giải khát
+Khách hàng- Trẻ nhỏ
- - Thanh thiếu niên
- - Phụ nữ công sở
- - Các hộ gia đình
- Trở thành sản phẩm quen thuộc đối với cuộc sống của từng cá nhân và từng gia đình
Việt. Để có được thành công ấy coca cola đã không ngừng tung ra các chiêu quảng
cáo, tiếp thị đặc sắc phù hợp.

-Phạm vi nghiên cứu chuỗi cung ứng là


+ Hoạt động theo mô hình gián tiếp
+Sử dụng mô hình BTS(Sản xuất để tồn kho)
+Văn hóa doanh nghiệp
+Liên kết và rõ ràng giữa các yếu tố mắt xích trong chuỗi cung ứng.
+Nghiên cứu phát triển hệ thống nhân sự hiệu quả
+Các khâu vận chuyển, kho bãi, bảo quản, quản lý cũng như giám sát sản xuất.
- Phạm vi nghiên cứu: từ năm 2009 đến 2019
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1Khái niệm:
2.1.1. Quản lí chuỗi cung ứng là gì?
- Quản trị chuỗi cung ứng (Supply chain management _ SCM) là quản
lý các cung và cầu cho toàn bộ hệ thống của doanh nghiệp. Bao
gồm tất cả các loại hoạt động quản lý hậu cần bao gồm việc lập kế
hoạch và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến việc tìm nguồn
cung ứng, sản xuất và hoạt động ngành Logistics. Việc quản trị yêu
cầu cần sự phối hợp giữa các đối tác trong cùng một chuỗi cung ứng
toàn diện để có thể đem lại sự hài lòng cho khách hàng, và cùng đó
nó đòi hỏi nhiều quy trình khác nhau, bao gồm lưu trữ, vận chuyển
nguyên vật liệu, quá trình xử lý hàng tồn kho, sản xuất…
2.1.2. Bản chất quản lý chuỗi cung ứng
- Quản lý chuỗi cung ứng là một tập hợp các phương pháp thực hành tích hợp và sử
dụng hiệu quả các nhà cung cấp, nhà sản xuất, kho hàng và cửa hàng để cung cấp
hàng hóa được sản xuất đến đúng địa điểm có yêu cầu chất lượng với mục tiêu giảm
thiểu chi phí cho toàn hệ thống trong khi vẫn đáp ứng các yêu cầu về mức độ dịch vụ.
Quản lý chuỗi cung ứng là nhất quán. Thể hiện bằng việc điều phối chất lượng và số
lượng các hoạt động liên quan đến sản phẩm giữa các thành viên trong chuỗi nhằm
nâng cao năng suất lao động, chất lượng và dịch vụ khách hàng nhằm đạt được lợi
thế cạnh tranh bền vững cho tất cả các tổ chức tham gia vào công việc này. Do đó, để
quản lý chuỗi cung ứng thành công, các công ty phải làm việc cùng nhau bằng cách
chia sẻ thông tin về các mặt hàng liên quan như dự báo nhu cầu, kế hoạch sản xuất,
thay đổi công suất, chiến lược tiếp thị mới, phát triển sản phẩm và dịch vụ mới, phát
triển công nghệ mới, kế hoạch cung ứng, ngày giao hàng và bất cứ điều gì ảnh hưởng
đến phân phối, sản xuất và mua hàng.-
- Quản lý chuỗi cung ứng nhấn mạnh việc định vị tổ chức theo cách có lợi cho tất cả
các thành viên trong chuỗi. Do đó, quản lý chuỗi cung ứng phụ thuộc một cách hiệu
quả về mức độ tự tin, hợp tác, hợp tác và thông tin một cách trung thực và chính xác.
Mục tiêu cơ bản của sự thành công của chuỗi cung ứng là quản lý trữ lượng và mức
lưu trữ của hàng hóa. Nó cho phép đủ dự trữ để đáp ứng khách hàng đủ thấp để giảm
thiểu chi phí của chuỗi cung ứng. Để duy trì sự cân bằng giữa cung và cầu về cổ
phiếu hàng hóa, chuỗi cung ứng đòi hỏi phải quản lý thống nhất để tránh trùng lặp
giữa các thành viên chuỗi.
2.1.3. Tầm quan trọng của quản lí chuỗi cung ứng?
- Tiết kiệm được các chi phí cho doanh nghiệp: Nếu doanh nghiệp lường trước được
các rủi ro trong chuỗi cung ứng thì có thể giảm được chi phí lưu kho cũng như là
giảm lượng hàng tồn kho. Bởi họ luôn luôn cung cấp những dịch vụ chất lượng nhất
đến với khách hàng việc phân phối đầy đủ và kịp thời mang sản phẩm đến họ.
- Tạo nên lợi thế cạnh tranh so với đối thủ: Chuỗi cung ứng chiếm tỷ trọng chi phí rất
lớn trong hoạt động của các doanh nghiệp, đồng thời hoạt động đem lại các trải
nghiệm cho khách hàng. Nếu quản trị tốt sẽ giúp các doanh nghiệp giảm giá thành
sản phẩm, đồng thời sẽ tăng chất lượng dịch vụ.
- Tác động đến các khả năng phát triển của doanh nghiệp: Quản trị chuỗi cung
ứng có tác động đến rất lớn đến khả năng phát triển của doanh nghiệp, khả năng
chiếm lĩnh thị trường cũng như là sự tín nhiệm của khách hàng. Bởi chuỗi cung ứng
là ảnh hưởng trực tiếp đến cảm nhận của khách hàng khi sử dụng dịch vụ và sản
phẩm của doanh nghiệp. Thực hiện tốt việc này có thể giúp các doanh nghiệp vượt xa
những đối thủ cạnh tranh cùng ngành.
- Cải thiện được vòng cung ứng đơn hàng: xây dựng một quy trình quản lí chuỗi cung
ứng hoàn chỉnh sẽ giúp cho công ty tính toán được quy trình mua hàng của khách
hàng một cách hợp lí nhất, tính toán được số lượng hàng cần nhập mà không phải tốn
chi phí lưu kho, hay không đủ hàng cung cấp cho khách hàng. Việc để thừa quá nhiều
hàng trong kho khiến chi phí lưu kho cao hoặc không đủ nguồn hàng để cung cấp cho
khách hàng là một trong những điều hết sức nghiêm trọng mà không một công ty nào
mong muốn.
- Tăng độ chính xác trong dự báo sản xuất: dự báo trong kinh doanh là một việc cần
thiết ở các công ty. Biết khi nào thì khách hàng cần tiêu thụ nhiều sản phẩm của công
ty, khi nào thì sản phẩm của công ty bị chậm lại. Nếu như dự báo đúng sẽ giúp công
ty đỡ tốn thất đi một chi phí rất lớn về chi phí lưu kho, hay sự hư hại của sản phẩm. -
- Không những thế, dự báo sản xuất còn giúp công ty luôn có đủ hàng hóa cung ứng
cho khách hàng mà không phải tốn quá nhiều chi phí cho việc lưu kho, việc này là
một thử thách rất lớn đối với các công ty. Tuy nhiên, nếu dự báo chính xác thì sẽ đem
về lợi nhuận rất lớn cho công ty.
2.2. Quản lý tồn kho
Nghị lực là một phẩm chất đáng quý trong cuộc sống của mỗi con người. Những người có
nghị lực cuộc sống luôn sống mạnh mẽ, tự tin, giám nghĩ giám làm. Họ luôn đương đầu
trước những khó khăn và không cảm thấy chùn bước trước bất kỳ vấn đề nào của cuộc sống.

Người sống có nghị lực khi gặp khó khăn họ sẽ mạnh mẽ không chịu đầu hàng mà luôn
tìm tới những cánh cửa mới và sáng tạo để đạt được mục tiêu cho bản thân. Và họ sẽ không
bao giờ chịu khuất phục trước những khó khăn.

Do đó, nghị lực chính là yếu tố thúc đẩy con người luôn nghĩ đến những điều tốt đẹp và
cố gắng phấn đấu để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

2.3. Giá trị sống của khát vọng:


Khát vọng sẽ làm cuộc sống trở nên ý vị hơn bởi vì con người sống không phải chỉ để tồn
tại, mà là tô thêm dấu son cho đời.Và khi con người có mục tiêu, động lực thì nó sẽ là tiềm
đề để biến những ước mơ trở thành hiện thực.

Khát vọng còn là động lực thúc đẩy mỗi người tiến lên, cho dù trên con đường đời có vấp
ngã, nhiều lần muốn bỏ cuộc thì khát vọng sẽ là liều thuốc nâng con người ta đứng dậy,
không để chùn bước mà tiếp tục phải bước đi chinh phục những hoài bão to lớn.

Khi có khát vọng thì bản than sẽ nhận thức được mình là ai, biết được vị trí của bản thân,
những thế mạnh cũng như điểm yếu ở chính mình, từ đó biết cách điều chỉnh để làm chủ bản
thân.
PHẦN 3: Giới thiệu về công ty Coca- Cola
3.1. Giới thiệu về công ty nước giải khát Coca Cola:

- Công ty Coca-Cola, có trụ sở tại Atlanta, Georgia, được thành lập tại Wilmington,
Delaware.

- Logo của công ty:

-
Địa chỉ: Phường Linh Trung-Quận Thủ Đức-Tp Hồ Chí Minh
Website: http://www.coca-cola.com/
Điện thoại:84 8961 000
Fax:84 (8) 8963016
 Hình thức đầu tư: 100% vốn nước ngoài
 Tổng vốn đầu tư: 358.611.000 USD
 Vốn pháp định: 163.836.600 USD
 Mục tiêu: Sản xuất các loại nước giải khát Coca-Cola, Fanta, Sprite...
 Vốn đầu tư thực hiện: 399.058.438 USD
 Đại diện: Ông David Wiggleswort, Tổng giám đốc
 Doanh thu năm 2009: 70.492.065 USD
 Doanh thu năm 2010: 75.213.927 USD
 Nộp ngân sách nhà nước năm 2009: 7.752.552 USD
 Nộp ngân sách nhà nước năm 2010: 9.167.110 USD
 Số lao động: 976 người.
Các mốc phát triển của Coca-cola Việt Nam:
 1960: Lần đầu tiên Coca-Cola được giới thiệu tại Việt Nam.
 Tháng 2 năm 1994: Coca-Cola trở lại Việt Nam và bắt đầu quá trình kinh doanh lâu dài.
- Nhãn hiệu đồ uống của Coca-Cola có tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên
khắp thế giới. Công ty đã không ngừng nghiên cứu phát triển thêm nhiều sản phẩm
mới, từ sản phẩm chủ lực là nước uống có ga, giờ đây Coca-Cola đã đa dạng hóa sản
phẩm với nhiều mẫu mã, màu sắc và hương vị như Fanta, Maaza, Limca…

- Coca- cola trãi dài khắp cả Việt Nam từ nhà hàng tới quán vỉa hè, từ các trung tâm
siêu thị đến các cửa hàng tạp hóa.

3.2. Tình hình kinh doanh của Coca- Cola


Coca Cola sử dụng mô hình SWOT áp dụng bởi tính hữu ích giúp các nhà quản lý
phân tích các yếu tố quan trọng bên trong và ngoài doanh nghiệp để thực hiện các
chiến lược cũng như kế hoạch kinh doanh phù hợp. Coca cola cũng sử dụng chiến lược
đa thị trường nội địa, chiến lược toàn cầu hóa, chiến lược xuyên quốc gia nhằm hướng
đến mục tiêu chung tăng lợi nhuận, xây dựng thương hiệu, đa dạng hóa thị trường để
trở thành một trong những thương hiệu giải khát hàng đầu thế giới.
Vào tháng 12/2021 Coca-Cola được vinh danh tự hào bước vào top 3 doanh nghiệp
bền vững tại Việt Nam. Tình hình covid đã gây ra không ít cản trở và tổn thất nhưng
Coca-Cola vẫn không ngừng cố gắng và kiên trì với mục tiêu thu gom và tái chế đến
năm 2030, gửi thông thông điệp chung tay bảo vệ môi trường, khuyến khích người tiêu
dùng mua sản phâm và tăng doanh thu, ngoài ra Coca-Cola đã chuyển hướng sản xuất
đóng gói các sản phẩm kích cỡ loại lờn để khuyến khích khách hàng dành nhiều thời
gian ở nhà để an toàn sức khỏe trong mùa dịch.

- Năm 2016, Coca - Cola đạt doanh thu 6.872 tỷ đồng, con số này tăng thêm 346 tỷ
đồng lên 7.218 tỷ đồng ở năm 2017. Số liệu gần đây nhất có được, doanh thu Coca -
Cola Việt Nam trong năm 2019 là 9.297 tỷ đồng, tăng 9% so với năm liền trước đó.

3.3. Coca- Cola sử dụng quản lí chuỗi cung ứng để làm gì?
- Một tập đoàn lớn mạnh như Coca Cola thì việc xây sử dụng quy trình quản lí chuỗi
cung ứng là một việc rất bình thường. Tuy nhiên, để sử dụng quy trình hoạt động một
cách hoàn hảo như Coca Cola thì rất khó để thực hiện. Họ xây dựng một quy trình
quản lí cung ứng đã tiệm cận đến sự hoàn hảo. Chúng ta có thể thấy mỗi hoạt động
nằm trong chuỗi cung ứng của Coca Cola đều sử dụng công nghệ để thống kê. Việc
kiểm soát, theo dõi chi tiết giúp tối ưu hơn về hiệu suất thực tế, giảm thiểu những hao
phí không đáng có và nâng cao công suất phục vụ. Các chỉ tiêu thường xuyên được
tối ưu như: khoảng cách, thời gian, số lần dừng đỗ khi vận chuyển, Mức tiêu hao
nhiên liệu trên từng km, Tốc độ di chuyển lý tưởng, … Họ đã tính toán một cách chi
tiết và hoàn hảo nhất để tối đa chi phí nhằm mang lại doanh thu cao nhất mà Coca
Cola có thể đạt được.
Ngoài những đặc điểm nói trên, Coca Cola còn tuân thủ các nguyên tắc
như:

 Hình thành mỗi quan hệ hợp tác lâu dài với đối tác
 Tuân thủ các hoạt động của chuỗi cung ứng toàn cầu
 Kiểm soát chất lượng chặt chẽ

3.4. Tồn kho của Coca- Cola


3.4.1 Tại sao cần quản lý tồn kho
- Các doanh nghiệp có xu hướng mua số lượng lớn vì điều này làm giảm chi phí cho mỗi
mặt hàng. Sử dụng điều này để làm lợi thế của họ, các doanh nghiệp sử dụng các kho dự trữ
lớn của họ để mang lại tỷ suất lợi nhuận lớn hơn cho mỗi mặt hàng.
- Nếu không có Quản lý hàng tồn kho, một doanh nghiệp sẽ tự đối mặt với một loạt
các vấn đề tiềm ẩn. Ví dụ, thiếu Quản lý Hàng tồn kho (IM) có nghĩa là một doanh
nghiệp có sự mất cân bằng giữa số lượng cung và cầu, khiến doanh nghiệp dễ bị
thua lỗ đáng kể và sắp xảy ra. Điều này cũng gây ảnh hưởng đến khả năng dự báo
nhu cầu một cách hiệu quả của doanh nghiệp, điều này gây ra các mối đe dọa đến
uy tín của doanh nghiệp.

3.4.2. Quản lí tồn kho mang đến lợi ích gì

- Chìa khóa để quản lý hàng tồn kho và hoạt động của công ty là sự hợp tác ba bên giữa các
nhà cung cấp, Coca-Cola và khách hàng của họ. Coca-Cola mua các sản phẩm cần thiết
cho quá trình sản xuất xi-rô và bán công thức cũng như xi-rô cho các đối tác sản xuất,
đóng gói, bán hàng và phân phối đồ uống giữa các nhà bán lẻ, sau đó cung cấp đồ uống
cho người tiêu dùng cuối cùng. Hiện tại, công ty đang tập trung vào việc duy trì các tiêu
chuẩn cao về chất lượng và trách nhiệm của doanh nghiệp, nhằm hướng tới một nền kinh
tế vòng tròn.
- Để giảm thiểu mọi khoảng trống có thể tránh được đối với các lỗi xảy ra, nhà cung
cấp đóng chai của Coke yêu cầu các nhà cung cấp cấp 1 của mình phải đạt được các
chứng nhận hợp lệ tuân thủ các tiêu chuẩn khác nhau để duy trì mối quan hệ hợp tác.
Chúng bao gồm được chứng nhận ISO 9001 về tiêu chuẩn chất lượng, ISO 14001 về
tiêu chuẩn môi trường, OHSAS 18001 về quy định an toàn và sức khỏe và FSSC
22000 về quy định an toàn thực phẩm (Coca-Cola Hellenic Bottling Company, 2019).
Có hệ thống phổ quát này đồng nghĩa với việc tiêu chuẩn hóa cho tất cả các quốc gia
mà Coca-Cola hoạt động bên trong tuân thủ chất lượng và tính nhất quán đối với
hàng tồn kho.

- Đối với nguyên liệu, Coke thực hiện cách tiếp cận với sự đa dạng của nhà cung cấp
để đảm bảo tốt hơn rằng sự tham gia phản ánh tính toàn cầu của các nhà cung cấp
khiến Coke trở thành thương hiệu phổ biến mà nó được biết đến cho đến nay. Coke
sử dụng điều này để thành lập thương hiệu thúc đẩy quyền của phụ nữ, các thành
viên LGBTQA và các cựu chiến binh khuyết tật thông qua việc tham gia vào hoạt
động kinh doanh thượng lưu với họ (Công ty Coca-Cola 2017).

- Vì IM giám sát dòng hàng hóa từ nhà sản xuất đến kho hàng và tiếp tục đến khách
hàng, nên điều quan trọng là phải thiết lập quy trình chuỗi cung ứng cho Coke để
xem nguồn hàng tồn kho của mình như thế nào. Nó bắt đầu với các Nhà cung cấp cấp
2, sau đó đến các Nhà cung cấp cấp 1, dẫn đến nhà máy Coke chính. Từ đó, nó
chuyển sang Khách hàng cấp 1, và sau đó là Khách hàng cấp 2 - là những người tiêu
dùng (Hu, 2016).
PHẦN 4: Phân tích quản lí chuỗi cung ứng của
Coca- Cola
4.1Mạng lưới đối tác trong chuỗi cung ứng của Coca – Cola
- Theo báo cáo thường niên của Tập đoàn giải khát này, thì Coca Cola có tới 225 đối tác
đóng chai trên Toàn thế giới.

- Các đối tác này sẽ thực hiện pha chế, tạo thành các sản phẩm từ mẫu cô đặc mà hãng gửi
đến những nhà máy.

- Sau quá trình pha chế, các sản phẩm sẽ được đóng gói tại chỗ và vận chuyển đến các
điểm phân phối ngay tại địa phương & các vùng lân cận.

- Coca Cola chủ yếu tìm kiếm những đối tác tại địa phương để tối ưu chuỗi cung ứng,
đảm bảo nhà máy sản xuất gần với nơi trồng đường – nguyên liệu vô cùng quan trọng
của các sản phẩm của hãng này. Việc này giúp cho hãng đảm bảo thời gian sản xuất
cũng như góp phần vào việc phát triển tình hình kinh tế tại địa phương.

4.2 Kiểm soát hoạt động phân phối trong chuỗi cung ứng Real – Time
- Bằng việc ứng dụng công nghệ trong việc vận hành, quá trình phân phối trong chuỗi cung
ứng hàng hóa của Coca Cola được hiển thị, điều chỉnh liên tục theo thời gian thực.

Với mục tiêu, các sản phẩm sau khi được sản xuất sẽ tới các điểm phân phối ngay trong
vòng 48h, các xe tải giao hàng của công ty đều được lắp thiết bị theo dõi hành trình
GPS.Thông qua việc thống kế, báo cáo hàng ngày, các hoạt động vận tải hàng hóa trong
chuỗi cung ứng của Coca Cola được tối ưu liên tục, giảm thiểu nhanh chóng thời gian sản
phẩm đến tay khách hàng, tìm ra được những hành trình ngắn nhất. Bên cạnh đó, giải pháp
này cũng giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt hơn các nhân viên của mình, đảm bảo an toàn
cho hàng hóa.

4.3Tối ưu hóa quãng đường trong việc phân phối


Có thể bạn chưa biết, đội xe giao hàng của Coca Cola chỉ tính riêng tại Mỹ vượt xa nhiều
hãng vận chuyển chuyên nghiệp. Số lượng xe mà hãng này vận hành thậm chí đứng thứ 2
tại Hoa Kỳ chỉ sau hãng bưu chính Quốc Gia.

Số lượng đội xe lớn, cùng với nhiều yêu cầu về giao hàng khác nhau khiến cho việc phân
phối hàng hóa của hãng gặp rất nhiều khó khăn.

Để đảm bảo thỏa mãn tất cả nhu cầu đó, Coca Cola đã triển khai công nghệ tối ưu hóa
tuyến đường chia các lệnh giao hàng trong các thời điểm phù hợp, hạn chế các khung giờ
cao điểm, ùn tắc.

Việc này đem lại sự hài lòng cao cho tất cả các khách hàng/đối tác và giảm thiểu tối đa chi
phí nhiên liệu, chi phí xử lý khiếu nại, gia tăng lòng trung thành với thương hiệu.
4.4 Giao hàng trực tiếp đến điểm bán mà không cần qua nhà phân phối?
Thay vì phải qua các bước trung gian, giảm thiểu thời gian trung chuyển của hàng hóa,
Coca Cola lựa chọn chiến lược đưa hàng hóa đến trực tiếp điểm bán trong vòng 48h.

Với chiến lược này, các sản phẩm của Coca Cola luôn được đảm bảo sẵn sàng trên quầy,
kệ, luân chuyển hàng hóa tồn, cũ, chai định kỳ.

Việc này giúp công ty giảm thiểu chi phí trung gian, giảm thiểu khả năng hư hỏng của hàng
hóa.

4.5Vận hành hệ thống kho chứa tự động?


Coca Cola sử dụng hệ thống truy xuất và lưu trữ tự động ASRS ở nhiều nhà máy của đối
tác.

Với hệ thống này, hãng có thể kho hàng có thể tự động tính toán, luân chuyển hàng hóa
chính xác gần 30.000 kệ hàng trong kho. Hoạt động xuất nhập được thực hiện theo quy
trình khoa học, điều này giúp tăng khả năng lưu trữ trong khi bị giới hạn bị diện tích khai
thác.

Bên cạnh đó, Công ty cũng sử dụng các công nghệ để nâng cao dây chuyền sản xuất, ứng
dụng trí tuệ nhân tạo, robot để thực hiện nhanh chóng các công việc luân chuyển, xử lý đơn
hàng.

4.6 Giám sát hiệu suất hoạt động thực tế?


Chúng ta có thể thấy mỗi hoạt động nằm trong chuỗi cung ứng của Coca Cola, hãng đều sử
dụng công nghệ để thống kê.

Việc kiểm soát, theo dõi chi tiết giúp hãng tối ưu hơn về hiệu suất thực tế, giảm thiểu
những hao phí không đáng có và nâng cao công suất phục vụ.

Các chỉ tiêu thường xuyên được tối ưu như: khoảng cách, thời gian, số lần dừng đỗ khi vận
chuyển, Mức tiêu hao nhiên liệu trên từng km, Tốc độ di chuyển lý tưởng, …

Ngoài những đặc điểm nói trên, Coca Cola còn tuân thủ các nguyên tắc như:

- Hình thành mỗi quan hệ hợp tác lâu dài với đối tác

- Tuân thủ các hoạt động của chuỗi cung ứng toàn cầu

- Kiểm soát chất lượng chặt chẽ …

Tất cả những điều đó tạo nên sự thành công trong chuỗi cung ứng của Coca – Cola.
Phần 5: Khách hàng của Coca- Cola
Bất kỳ ѕản phẩm nào ᴄũng ᴄó đối tượng kháᴄh hàng riêng ᴄủa nó, bạn phải phân tí ᴄh
kháᴄh hang mụᴄ tiêu ᴄủa mình để đưa ra ᴄáᴄ ᴄhiến lượᴄ kinh doanh ᴄủa ᴄông tу .
Bạn không thể bán ᴄáᴄ mặt hàng ᴄao ᴄấp ᴄho kháᴄh hàng trung lưu hoặ ᴄ những mặt
hàng bình dân thì thường không đượᴄ giới thượng lưu để ý. Phân đoạn kháᴄh hàng mà
bạn nhắm tới ᴄó thể là những người hiện tại đang tiêu dung một ѕản phẩm tương đồng
ᴄủa đối thủ ᴄạnh trang hoặᴄ những kháᴄh hang thíᴄh ᴄái mới ᴠới những đặ ᴄ tính
kháᴄ biệt ᴄó ѕứᴄ thiết phụᴄ ᴠới kháᴄh hàng. Bạn phải nhằm đượᴄ kháᴄh hàng mụᴄ
tiêu ᴄủa ѕản phẩm, phân khúᴄ ᴄủa ѕản phẩm
5.1 Đại lý và phần phối.

- Tất cả các doanh nghiệp mua hàng với số lượng lớn và bán cho người bán lại hoặc
cho mục đích thương mại.

- Coca-Cola luôn có mối quan hệ tốt với các đại lý này vì họ không chỉ có quan hệ làm
ăn với Coca-Cola mà họ còn là người thực hiện các thủ tục dỡ hàng, sắp xếp kho
hàng và là cầu nối giữa Coca- Cola và Coca -Cola. Cola và Coca-Cola Khách hàng,
với tư cách là người đại diện cho nhu cầu của người tiêu dùng, có thể cung cấp thông
tin có giá trị về sản phẩm và điều kiện thị trường.

- Coca-Cola tiến hành các hoạt động thu hút đại lý độc quyền với các chính sách ưu
đãi hấp dẫn, tạo mối quan hệ gắn bó giữa công ty và các đại lý. Theo đó, đại lý không
được phép bán sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Đổi lại, Coca-Cola sẽ hỗ trợ chiết
khấu 1000đ / Khoản chiết khấu này được chuyển thành hàng thành phẩm để thanh
toán.

- Coca-Cola thực hiện phương thức mua bán với đại lý độc quyền, họ không được trả
lại khi đã mua hàng, nhưng Coca-Cola sẵn sàng bù lỗ khi khuyến mại giảm giá và
sẵn sàng ký gửi hàng thiếu mà không cần nhắc đến. -Cola thuyết phục các đại lý trở
thành đối tác chiến lược để tận dụng chính sách mua 5 tặng 1. Ngoài ra, Coca-Cola
còn hỗ trợ các đại lý của mình bằng cách: cung cấp bảng quảng cáo. Đặt quảng cáo
để quảng bá sản phẩm.
- Hoạt động của Coca-Cola tại Việt Nam rất tích cực trong năm ngoái. Các sản phẩm
của Coca-Cola đều ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ. Hiện có 50 nhà phân phối
lớn. 1500 nhân viên, hàng nghìn đại lý phục vụ người tiêu dùng Việt Nam đã cho
thấy quy mô của các nhà phân phối Coca-Cola.
5.2 Bán lẻ.

- Tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa tiêu dùng cho cá nhân và hộ gia đình.
Sản phẩm của Coca-Cola được bán tại các cửa hàng trên khắp cả nước, bao gồm các
siêu thị và cửa hàng bán lẻ nhỏ. Các nhà bán lẻ cung cấp phân phối cơ bản. Mặc dù
họ là trung gian của Kênh 2, các nhà bán lẻ vẫn phải chịu sự giám sát của Coca-Cola.
Họ phải ký kết các thỏa thuận hoặc cam kết trực tiếp với Coca-Cola hoặc với các đại
lý của Coca-Cola.

- Nhà bán lẻ là những người trực tiếp phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng nên
họ hiểu rõ hơn ai hết nhu cầu và thị hiếu của họ. Vì vậy, Coca-Cola rất chú trọng đến
các nhà bán lẻ của mình. Coca-Cola thường xuyên hợp tác với các nhà bán lẻ để thực
hiện các chương trình khuyến mãi cho người tiêu dùng.

- Có khoảng 1 triệu cửa hàng phân phối sản phẩm Coca-Cola trên toàn thế giới và
khoảng 1% lượng Coca-Cola được tiêu thụ trên toàn thế giới mỗi ngày. Tại Việt
Nam, có 3 nhà máy đóng chai trên cả nước và số lượng cửa hàng hiện có trên thị
trường là khoảng 130.000 cửa hàng (2008).

- Trong các siêu thị, các sản phẩm của Coca-Cola luôn được trưng bày vừa tầm mắt
hoặc phía trước và giữa lối đi hoặc những nơi bắt mắt nhất. Tất nhiên, để có được vị
trí thuận lợi như vậy, Coca-Cola cũng phải bỏ ra một số tiền không nhỏ.
Tại các nhà hàng, quán bar, cửa hàng nước giải khát, bạn sẽ thấy các sản phẩm của
Coca-Cola được bày bán rộng rãi và phổ biến nhằm đáp ứng nhu cầu giải khát của
mọi người.
- Rạp chiếu phim và trung tâm vui chơi giải trí cũng được Coca-Cola sử dụng tối đa
cho việc phân phối các sản phẩm của mình. Và Coca-Cola luôn có cách trưng bày bắt
mắt nhất để thu hút khách hàng.

- Ngoài ra, sự kết hợp tuyệt vời giữa Coca-Cola với McDonald's cũng mang đến cho
thực khách cảm giác dễ chịu khi thưởng thức món ăn này. Lợi dụng việc người tiêu
dùng cho rằng khi vào nhà hàng thức ăn nhanh, họ chỉ tập trung vào việc lựa chọn
món ăn chứ không phải loại thức uống, Coca-Cola đã phân phối rộng rãi sản phẩm
của mình tại các nhà hàng. McDonald's và vận chuyển trở thành thói quen không thể
thiếu của khách hàng. khi bước vào nhà hàng McDonald.
5.3 Người tiêu dùng.

- Đối tượng mục tiêu của các sản phẩm Coca-Cola rất đa dạng và phong phú. Coca-
Cola phù hợp với hầu hết các đối tượng khách hàng, từ người già đến trẻ em. Sản
phẩm cũng khẳng định được vị thế của mình trong lòng khách hàng ở mọi lứa tuổi,
giới tính khác nhau.

- Khách hàng tiềm năng của Coca-Cola được xác định dựa trên rất nhiều tiêu chí và
đương nhiên việc nghiên cứu các đối tượng khách hàng này của CocaCola được đầu
tư và nghiên cứu rất chi tiết.

- Đối với trẻ em mặc dù uống nhiều Cocacola là có hại cho sức khỏe có thể gây béo
phì, sâu răng… Nhưng nếu các bậc phụ huynh có thể cho con em mình uống một
lượng vừa đủ thì lại rất có lợi. Cocacola còn là nước uống biểu tượng cho sức trẻ, sức
khỏe của thanh thiếu niên.
- Với người tiêu dùng của mình,Cocacola cũng có chính sách chăm sóc rất tốt.
Cocacola luôn coi trọng các đánh giá và ý kiến đóng góp của khách hàng.Họ sẵn
sàng tặng khách hàng 1 thùng Cocacola nếu khách hàng sử dụng phải một sản phẩm
không đảm bào chất lượng của Cocacola.
Phần 6: Đánh giá quản lý hệ thống chuỗi cung ứng của
Coca- Cola
6.1 Ưu điểm.
a) Coca- Cola xây dựng chuỗi cung ứng ở Việt Nam
- Dù gia nhập thị trường Việt Nam sau Pepsi nhưng Công ty TNHH Coca-Cola Việt
Nam. đã xây dựng chuỗi cung ứng của mình rất tốt.
Điều này được chứng minh bằng sản lượng tiêu thụ các sản phẩm của Coca-Cola
đứng thứ nhất và thứ hai trên thị trường nước giải khát tại Việt Nam. Vào Việt Nam
với sự thiếu thốn về cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như nghèo nàn, lạc hậu, Coca-Cola
VN cũng đang từng bước vượt qua khó khăn để phát triển mạnh mẽ và chiếm được
lòng tin của người tiêu dùng Việt Nam.
- Các kết quả trên đạt được nhờ áp dụng và quản lý tốt chuỗi cung ứng. Thực hiện
đổi mới một cách đồng bộ và thống nhất. Để có những chiến lược kinh doanh dài
hạn như vậy đòi hỏi phải có sự phối hợp và hợp tác tối ưu giữa các khâu của chuỗi
cung ứng như: nhà cung cấp nguyên vật liệu, công ty, vận chuyển và kho bãi, nhà
phân phối, phân phối sỉ và lẻ… và nhiều yếu tố khác.
b) Tận dụng tối đa được nguồn cung ứng trong chuỗi cung ứng.
- Đó là nguồn cung về nguyên liệu nhiên liệu giá rẻ và sẵn có. Nguồn cung lao động
dồi dào và có tay nghề cao, người lao động cần cù chịu khó, sang tạo …
- Hơn 70% nguyên vật liệu nội địa hóa Coca Cola có thể cắt giảm đáng kể chi phí
dịch vụ logistics vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển. Coca- Cola sẽ hưởng lợi
nhiều hơn khi rút ngắn thời gian chờ, giúp giảm các loại chi phí liên quan đến việc lưu kho
vì đã có thể mua nguyên vật liệu ngay khi cần. Đồng thời, thời gian vận chuyển ngắn hơn
cũng giúp giảm nguy cơ trì hoãn lô hàng do yếu tố thời tiết, còn nguy cơ các lô hàng bị trì
hoãn do những bất đồng chính trị thì gần như không có. Coca Cola có cơ hội kiểm tra sản
phẩm một cách trực quan hơn bằng những chuyến khảo sát tại cơ sở của nhà cung cấp.
c) Phát triển quan hệ khách hàng và quản lí tốt nhân sự cũng là một thành công của
Cocacola.
-Dù có mặt tại Việt Nam sau Pepsi nhưng Coca-Cola Việt Nam vẫn không ngừng mở
rộng thị trường và tìm kiếm khách hàng.
-Coca-Cola đã từng bước có được chỗ đứng lớn trong lòng người tiêu dùng Việt
Nam. Trở thành sản phẩm quen thuộc đối với cuộc sống của mỗi cá nhân và gia đình Việt
Nam.
Để đạt được thành công này, Coca-Cola đã liên tục tung ra các chiêu trò quảng cáo và tiếp
thị đặc biệt phù hợp với văn hóa Việt Nam. Bên cạnh hàng loạt các chương trình khuyến
mãi, giảm giá… hấp dẫn.
d) Quản lý và lặp kế hoạch kinh doanh
-Đóng góp vào sự thành công của Coca-Cola không thể không kể đến các kế hoạch
kinh doanh của công ty. Đây là những tiền đề cơ bản để công ty có thể đứng vững trên thị
trường, chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh và chuỗi cung ứng của mình. Thông
qua kế hoạch kinh doanh dài hạn, Coca-Cola có thể tận dụng mọi nguồn lực về dự trữ
nguyên liệu, quản lý tài chính chặt chẽ để có thể đầu tư một cách hiệu quả nhất. Các chính
sách thương mại giúp điều tiết cung và cầu trên thị trường để đáp ứng kỳ vọng của người
tiêu dùng. Giảm thiểu rủi ro không chỉ cho hoạt động kinh doanh cốt lõi mà cho toàn bộ
chuỗi cung ứng.
6.2 Nhược điểm.
-Ngoài những mặc tích cực từ việc quản lí chuỗi cung ứng. Coca Cola cũng ĐÃ
TỪNG gặp không ít khó khăn từ quy trình này. Trước đây, khi sản xuất ra sản phẩm họ đã
chỉ tạo duy nhất một hương liệu để tạo độ ngọt cho sản phẩm. Do quy trình chuỗi cung ứng
của họ không biết được nguyên do từ đâu, chính điều này đã khiến Coca Cola không có
được chỗ đứng trên thị trường. Nhưng về sao họ đã biết được và tìm cách khắc phục. Đối
với các nước phương Tây, Coca Cola sử dụng củ cải đường là nguyên liệu chính cho sản
phẩm nước giải khác của họ, ở các nước thuộc khu vực Châu Á thì đường mía là nguyên
liệu dùng để tạo độ ngọt cho sản phẩm, còn về Châu Mĩ Coca Cola sử dụng sirô ngô để
làm chất tạo ngọt. Có thể thấy Coca Cola đã tìm hiểu rất rõ từng khu vực trên thế giới khác
nhau và tung ra sản phẩm phù hợp nhất đối với từng vùng.
a) Các khâu vận chuyển kho bãi, bão quản, quản lý cũng như giám sát sản xuất chưa có
sự thống nhất chặt chẽ về quản trị cung ứng.
-Do quá trình vận chuyển và bảo quản không tốt nên một số sản phẩm Coca-Cola bị
khách hàng phàn nàn chưa hết hạn sử dụng đã bị nấm mốc làm hỏng. Nguyên nhân có thể
do vỏ chai bị bung ra trong quá trình vận chuyển.
-Việc giám sát sản xuất kém dẫn đến lỗi sản phẩm như pin xuất hiện trong nước
Coca-Cola.
-Điều này cho thấy không có sự liên kết giữa công ty sản xuất với các nhà phân
phối và đại lý. Mới xảy ra hiện tượng đáng tiếc sản phẩm đến tay người tiêu dùng với
những sai sót không thể phủ nhận.
b) Chưa có sự liên kết và rõ ràng giữa các yếu tố mắt xích trong chuỗi cung ứng.
-Đây là tình trạng chung của nhiều chuỗi cung ứng và rất tiếc Cocacola Việt Nam
cũng mắc phải tình trạng này. Họ không thể thống nhất thông tin giữa các thành phần của
chuỗi cung ứng và không thực sự liên kết chặt chẽ với nhau, dẫn đến những bất đồng và
bất đồng. Nhìn chung, Coca-Cola Việt Nam đã kiện đại lý vào năm 2005.
-Coca-Cola thu hút đại lý độc quyền bằng những chính sách ưu đãi hấp dẫn, tạo sự
gắn bó giữa công ty và đại lý: đại lý không đổi lại Coca-Cola -Cola sẽ trả cho đại lý an
giảm giá độc quyền 1.000đ / hộp.
-Nhưng khi giao hàng và nhận hàng, việc lập hóa đơn rất tóm tắt. Các sĩ quan hầu
như không có một tài liệu hợp lệ nào để ràng buộc. Ngược lại, công ty dựa vào giấy nợ để
khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự. Chỉ riêng 10 đại lý có dính líu đến vụ kiện đòi nợ
Coca-Cola mà TAND TP.HCM đang xử, số nợ đã lên tới gần 6 tỷ đồng, chưa kể tiền lãi
chậm đóng và gần 70.000 vỏ chai. của chai được chuyển đổi. bằng bạc.
-Sự việc này đã gây tổn hại rất lớn cho Coca-Cola Việt Nam và làm mất hình ảnh
của Coca-Cola trong lòng người tiêu dùng.
c) Chuỗi cung ứng chưa linh hoạt.
Coca-Cola vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng ở khắp mọi nơi. Sản phẩm
Coca-Cola là thức uống có ga, khi uống có vị ngọt, đặc biệt khi uống với đá sẽ tạo cho
người uống cảm giác dễ chịu, sảng khoái. Nếu trong bữa ăn có món ăn khó tiêu thì nên
dùng kèm với Coca-Cola sẽ giúp chúng ta bớt khó chịu và đầy bụng. Tuy nhiên, việc dùng
nó làm thức uống lâu dài là không nên vì không tốt cho sức khỏe, đặc biệt không tốt cho
người bị tiểu đường, máu nhiễm mỡ. Vì vậy, Coca-Cola phải có khả năng thích ứng với
“thị trường ốm yếu” như vậy, nhìn thấy được nhu cầu của người tiêu dùng để đảm bảo giữ
vững thị trường và mở rộng thị phần hơn nữa.

Phần 7: Các giải pháp


7.1 Chuỗi cung ứng xanh.
-Thiết lập 1 chuỗi cung ứng mới theo mô hình Chuỗi cung ứng xanh cho công ty Cocacola
VN, hướng đến mục tiêu xa hơn là phát triển bền vững, thân thiện với môi trường và sức khỏe
cộng đồng. Đây sẽ là một lợi thế cạnh tranh của các công ty trong việc mở rộng thị trường và gia
tăng lợi nhuận. Chiến lược phát triển bền vững của COCA-COLA bao phủ toàn bộ chuỗi giá trị,
được thực hiện thông qua bốn chương trình trọng tâm:
1. Thiết kế sản phẩm hướng đến môi trường.
2. Những hoạt động tiến hành ở giai đoạn cuối của chu kì.
3. Quản lý mạng lưới các nhà cung ứng.
4. Hệ thống quản lý môi trường.

- Sự hỗ trợ của những chương trình này, COCA-COLA đã nỗ lực loại bỏ những rủi ro, nhằm
đạt được sự đồng thuận của các cổ đông và gia tăng lợi nhuận..Mục tiêu của COCA-COLA
là phát triển công nghệ tiên tiến, những sản phẩm không gây ảnh hưởng đến môi trường và
có thể được tái sử dụng, tái sản xuất hay tiêu hủy được.

- Trong các quyết định và hành động của mình, COCACOLA luôn tính đến thực tế là các
vấn đề môi trường ngày càng ảnh hưởng nhiều hơn đến các dự án phát triển toàn cầu.
COCACOLA công nhận tầm quan trọng của việc hợp tác thảo luận các vấn đề toàn cầu
cũng như các vấn đề về sử dụng tài nguyên và phát thải CO2. COCACOLA tham gia vào
các chương trình hợp tác nghiên cứu để thực hiện các sáng kiến thông qua các hiệp hội
ngành và các tổ chức toàn cầu. Đồng thời, COCACOLA cũng nỗ lực giảm tiêu thụ năng
lượng trong các hoạt động sản xuất và thương mại của mình, bao gồm: các nguồn năng
lượng cho không gian làm mát, sưởi ấm và chiếu sáng. Trong giao thông vận tải, việc tăng
giảm chi phí đã tạo ra tác động tích cực đến môi trường.

- Giảm thiểu chất thải là một mục tiêu môi trường liên quan chặt chẽ đến chất lượng sản
phẩm, bao gồm: chất lượng thiết kế, chất lượng sản phẩm, chất lượng dây chuyền sản xuất
và chất lượng công việc thực hiện trong giai đoạn sản xuất.
7.2 Xây dựng, đào tạo, lập ra các phòng về quản lí chuỗi cung ứng.

- Thành lập Hội đồng chuỗi cung ứng Toàn cầu, bao gồm các tiểu ban tập trung vào
việc tuân thủ chiếc lược chuỗi cung ứng của Coca Cola. Hội đồng có cổng thông tin
tập trung riêng, nơi các nhân viên và những người tham gia chuỗi cung ứng chia sẽ
kinh nghiệm và cácphương pháp hay nhất của họ.

- Xây dựng một đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm cao để đảm nhận những vị trí chủ
chốt tại công ty, điều này sẽ giúp cho quy trình chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả
nhất.
7.3 Ứng dụng công nghệ vào quản lí chuỗi cung ứng.

- Ứng dụng cộng nghệ vào vận hành và quản lý chuỗi cung ứng. Hoạt động kinh doanh nếu
không chặt chẽ sẽ phát sinh ra rất nhiều vấn đề. Áp dụng công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp
quản lí chính xác, nhanh chóng và hiệu quả hơn, giảm thiểu tối đa sai sót thông tin, hạn chế
phụ thuộc vào các báo cáo, con người, tiết kiệm thời gian.

- Ứng dụng công nghệ giúp kiểm soát theo thời gian thực: các thông tin về doanh số, số
lượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ,…
7.4 Xây dụng mạng lưới phân phối.
-Xây dụng mạng lưới phân phối hiệu quả là chìa khóa giúp doanh nghiệp chinh phục được
thị trường
+ Nghiên cứu, lựa chọn thị trường mục tiêu
+ Lựa chọn phương pháp tiếp cận thị trường
+ Lên kế hoạch quản lý kênh phân phối
+ Đầu tư vào bộ máy nhân sự
7.5 Kiểm soát tồn kho.
-Nhiều doanh nghiệp cho rằng chuỗi cung ứng bắt đầu từ nhà kho và kết thúc khi hàng hóa,
sản phẩm đến được kệ cửa hàng. Tuy nhiên, kiểm soát tồn kho mới là vấn đề cốt lõi, vì nhu cầu
khách hàng thay đổi nên lượng hàng hóa dự đoán cho việc dự trữ phải tính đến.
-Quản lí hàng tồn kho cần phải quản lí cả vể số lượng và giá trị hàng hóa:
+ Quản lý hàng tồn kho bằng mã vạch
+ Kiểm kho định kì
+ Quản lý hàng xuất- nhập- tồn
+ Xây dựng quy trình kiểm kho cho công ty
7.6 Tích hợp một hệ thống quản trị sản xuất kinh doanh hợp nhất.
-Tầm nhìn toàn cảnh về bán hàng, tài chính, mua hàng, quản lý hàng kho, sản xuất cho
phép doanh nghiệp đưa ra các quyết định vững chắc nhờ đó nâng cao lợi nhuận của công ty và đạt
được một quy trình quản lí mới.
7.7 Kinh doanh trên nền tảng di động.
-Bùng nổ công nghệ thông tin và xu thế phát triển của kinh tế số hiện nay, kinh doanh trên
nền tảng di động đang trở thành xu thế chung của toàn cầu. Ứng dụng công nghệ vào việc quản lý
để gia tăng việc tiếp thị, quảng cáo đúng đối tượng và bán hàng hiệu quả.
PHẦN KẾT LUẬN
Trong bối cảnh nền kinh tế đang chịu ảnh hương nặng nề của suy thoái kinh tế,quản trị cung
ứng ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong cạnh tranh và là hoạt động
không thể thiếu trong mọi tổ chức.
Trên đây là một số vấn đề lý luận cơ bản được khái quát mong có thể giúp quý thầy cô và các
bạn có thêm thông tin. Quản lí chuỗi cung ứng của Cocacola đã có những ưu điểm nhưng cũng
bộc lộ những nhược điểm nhất định. Nhưng nhìn chung đây là một chuỗi cung ứng thành công,
nhanh nhạy có thể đáp ứng và nắm bắt nhanh chóng những thay đổi.
Rất hy vọng trong tương lai,các doanh nghiệp Việt Nam sẽ rút ra được các bài học kinh
nghiệm và ngày càng quan tâm đến việc xây dựng và quản trị chuỗi cung ứng cho riêng mình.

LỜI CẢM ƠN

Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy cô bộ môn quản trị vận hành. Đặc biệt là cô Bạch
Yến đã hỗ trợ trong quá trình học tập cũng như làm bài. Cảm ơn tất cả các nguồn đã cung
cấp các thông tin bổ ích về môn học cũng như trong quá trình làm bài tiểu luận hôm nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. https://als.com.vn/chuoi-cung-ung-cua-coca-cola

[2]. https://www.linkedin.com/pulse/art-inventory-management-arjun-bhugra

[3]. https://timviec365.vn/blog/khach-hang-tiem-nang-cua-coca-cola-new15453.html

[4]. https://carter-logistics.com/disadvantages-of-poor-supply-chain-management/

[5]. Https://ibottling.com/7-amazing-things-of-coca-cola-supply-chain-management/

[6]. https://www.grin.com/document/167301

[7]. GS.TS.Đoàn Thị Hồng Vân,(2011).Quản trị cung ứng,Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố

Hồ Chí Minh.

[8]. Nguyễn Công Bình,(2008).Quản lý chuỗi cung ứng,Nhà xuất bản thống kê.

[9]. https://idms.vn/202107/giai-phap-can-thiet-cho-quan-ly-chuoi-cung-ung/

You might also like