Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 34

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
-----------

TIỂU LUẬN

MÔN NHẬP MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH


Đề tài: “Quy trình sản xuất nước giải khát Coca-Cola của công ty
Coca-Cola Thủ Đức”

Nhóm thực hiện: Nhóm 6


Giảng viên hướng dẫn: TS. TRẦN DỤC THỨC
Lớp: MAG319_222_1_D02

Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2023


DANH SÁCH NHÓM
Tên thành viên MSSV
1. Kiên Minh Tiến :030338220187
2. Lê Thị Thùy Trang :030338220146
3. Đỗ Thị Kim Tiến :030338220144
4. Hoàng Thị Mỹ Tiên :030338220
5. Hoàng Thị Kiều Trang :030338220145
6. Võ Thị Bích Tiên :030338220143
7. Nguyễn Châu Bảo Trân :030338220
8. Trần Nguyễn Uyên Trân :030736200151
9. Đặng Thị Diễm Trinh :030336200313
10. Trần Thị Thanh Trúc :030338220158
11. Nguyễn Ngọc Tú :030338220
12. Đinh Hồng Cẩm Tú :030334180229
13. Phạm Thị Tứ :030338220166
14. Hồ Thị Nhật Vy :030338220172
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT....................................................................5


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU HÌNH ẢNH.................................................5
LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY COCA-COLA...........................6
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển................................................................6
1.2. Các mảng hoạt động chính........................................................................7
1.2.1. Các mảng chính..................................................................................7
1.2.2. Các mảng hoạt động khác...................................................................7
1.3. Phân tích thị trường...................................................................................7
1.3.1. Phân tích môi trường vĩ mô....................................................................7
1.3.2. Phân tích môi trường 5 yếu tố cạnh tranh theo Michael Porter........11
a. Sức mạnh cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh...............................11
b. Sức mạnh của sản phẩm/substitute.....................................................11
c. Sức mạnh đàm phán của nhà cung cấp...............................................11
d. Sức mạnh đàm phán của khách hàng..................................................11
e. Sự đe dọa của các sản phẩm thay thế mới...........................................11
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THIẾT LẬP DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT.................11
2.1. Công nghệ, thiết bị và kỹ thuật................................................................11
2.2.Vị trí và bố trí mặt bằng............................................................................14
2.2.1. Vị trí..................................................................................................14
2.2.2. Bố trí mặt bằng.................................................................................15
CHƯƠNG III: VẬN HÀNH NHÀ MÁY........................................................15
3.1. Đội ngũ nhân sự Coca-Cola....................................................................15
3.1.1. Thực trạng nguồn nhân lực của Coca-Cola......................................15
3.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty...............................................................16
3.1.3. Số lượng lao động.............................................................................18
3.1.4. Chất lượng lao động..........................................................................20
3.2. Hệ thống phân phối và cung ứng của công ty Coca-Cola.......................20
3.2.1. Hệ thống phân phối...........................................................................20
a. Kênh phân phối trực tiếp.....................................................................21
b. Kênh phân phối bán lẻ........................................................................21
c. Kênh phân phối siêu thị, đại lý...........................................................22
d. Kênh phân phối nhà hàng khách sạn...................................................22
3.2.2. Hệ thống cung ứng............................................................................22
a. Chuỗi cung ứng (Supply Chain):........................................................22
b. Công đoạn thu mua nguyên liệu:........................................................22
a. Hoạt động sản xuất:.............................................................................23
b. Khâu vận chuyển thành phẩm:............................................................23
3.3. Tài chính và kế toán.................................................................................24
3.3.1. Tài chính...........................................................................................24
a. Doanh thu và chi phí...........................................................................24
b. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh............................................25
3.3.2. Kế toán..............................................................................................27
Kết luận..............................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................31
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASM Area Sales Manager
BUM Business Unit Manager
CCIL Coca-Cola Indochina Pte
CNG Compressed Natural Gas
DSM District Sales Manager
FDI Foreign Direct Investment
FO Fuel Oils
GPS Global Positioning System
HBC Hellenic Bottling Company
MBR Membrane Bio Reactor
PET PolyEthylene Terephthalate
PLC Programmable Logic Controller
RO Reverse Osmosis
ROS Return on Sales Ratio
RSM Regional Sales Manager
SM Sales Manager
TCC The Coca-Cola Company
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TNS Taylor Nelson Sofres
URC Universal Robina Corporation
USABC US-ASEAN Business Council
VBCSD Vietnam Business Council For Sustainable Development
VCCI Vietnam Chamber of Commerce and Industry

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU HÌNH ẢNH


Hình II-0-1: Bảng thông số kỹ thuật...................................................................14
Hình III-0-1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty Coca-Cola tại Việt Nam.................18
Hình III-0-2: Cơ cấu lao động theo chức danh...................................................21
Hình III-0-3: Cơ cấu lao động theo trình độ.......................................................22
Hình III-0-4: Cơ cấu về độ tuổi theo các năm của lực lượng lao động..............22
Hình III-0-5: Kết quả kinh doanh của Coca-Cola Việt Nam..............................26
Hình III-0-6: Chi phí quảng cáo của Coca-Cola.................................................27
Hình III-0-7: Lợi nhuận sau thuế........................................................................28
Hình III-0-8: Hành trình xóa lỗ lũy kế của Coca-Cola Việt Nam.......................29
Hình III-0-9: Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp đồ uống hàng đầu năm
2020....................................................................................................................30
Hình III-10: Chỉ số giá hoạt động của Coca-Cola Việt Nam..............................32

LỜI MỞ ĐẦU
Trong thị trường nước giải khát tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói
chung, Coca-Cola là một trong số thương hiệu dẫn đầu và luôn khẳng định được
vị thế của mình. Để đạt được những thành tựu như hiện tại, Coca-Cola đã tạo ra
những sản phẩm vượt trội trước những đối thủ cạnh tranh, các sản phẩm dịch vụ
nhằm thỏa mãn khách hàng một cách tốt nhất và đem lại hiệu quả cao trong
kinh doanh
Ngày nay, Coca-Cola được biết đến như là thương hiệu nổi tiếng trên toàn thế
giới, có mặt tại hơn 200 quốc gia với trên 3500 nhãn hiệu khác nhau. Với mạng
lưới phủ khắp toàn cầu, tập đoàn nước giải khát này ngày càng định vị được chỗ
đứng của mình trên toàn thế giới. Không chỉ được biết đến về các sản phẩm,
Coca-Cola còn là nhà tài trợ cho những hoạt động cộng đồng, cam kết mang lại
những điều tốt nhất cho khách hàng trên những thị trường mà nó có mặt. Tại thị
trường Việt Nam Coca-Cola cũng đã có được những thành tựu đáng kể. Để đạt
được điều này thì Coca-Cola đã phải dựa vào những phân tích đánh giá về thị
trường, môi trường kinh doanh... và nhận ra được vị thế của công ty trong nền
kinh tế và cũng như trong trái tim khách hàng của họ. Và một trong những điều
dẫn đến thành công của Coca-Cola là quy trình sản xuất vô cùng hiện đại và tiên
tiến nhất.
Để tìm hiểu quy trình của Coca-Cola đồng thời đưa ra những đánh giá, thì
chúng em xin chọn đề tài “Quy trình sản xuất của công ty Coca-Cola tại thị
trường Việt Nam”. Kết cấu của bài tiểu luận gồm có 3 phần chính:
- Chương 1: Tổng quan về công ty Coca-Cola
- Chương 2: Cơ sở thiết lập dây chuyền sản xuất
- Chương 3: Vận hành sản xuất
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY COCA-COLA
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
- Coca-Cola là 1 thương hiệu nước giải khát có gas nổi tiếng nhất thế giới
lần đầu được phát minh bởi 1 dược sĩ tên là John Stith Pemberton ở
Columbus, Atlanta – người đã sáng chế ra công thức pha chế nước siro
Coca-Cola.
- Năm 1960: Coca-Cola lần đầu tiên được giới thiệu ở Việt Nam.
- Tháng 2/1994: Coca-Cola trở lại Việt Nam trong vòng 24 giờ sau khi Mỹ
xóa bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam. Với tổng vốn đầu tư
gần một tỷ đô la Mỹ kể từ năm 1994, Coca-Cola đã trở thành một trong
những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam
- Tháng 8/1995: Công ty TNHH Coca-Cola Indochina Pte (CCIL) đã liên
doanh với Vinafimex - một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc bộ nông
nghiệp và phát triển nông thôn, hình thành nên Công ty thức uống có gas
Coca-Cola Ngọc Hồi ở Hà Nội.
- Tháng 9/1995: Công ty TNHH Coca-Cola Indochina Pte (CCIL) liên
doanh với Công ty nước giải khát Chương Dương, hình thành nên Công
ty TNHH thức uống có gas Coca-Cola Chương Dương ở TP HCM.
- Tháng 1/1998: Công ty TNHH Coca-Cola Indochina Pte (CCIL) tiếp tục
liên doanh với Công ty nước giải khát Đà Nẵng, hình thành nên Công ty
TNHH thức uống có gas Coca-Cola Non nước.
- Tháng 10/1998: Chính phủ Việt Nam cho phép các Công ty liên doanh tại
miền Nam chuyển sang hình thức Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài.
- Tháng 3/1999: Chính phủ cho phép Coca-Cola Đông Dương mua lại toàn
bộ cổ phần tại Liên doanh ở miền Trung.
- Tháng 8/1999: Chính Phủ cho phép chuyển liên doanh Coca-Cola Ngọc
Hồi sang hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài với tên gọi Công
ty nước giải khát Coca-Cola Hà Nội.
- Tháng 1/2001: Chính phủ Việt Nam cho phép sáp nhập 3 doanh nghiệp
tại 3 miền Bắc, Trung, Nam thành 1 công ty thống nhất gọi là Công ty
TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam, có trụ sở chính tại Thủ Đức,
Thành phố Hồ Chí Minh và 2 chi nhánh tại Hà Tây và Đà Nẵng.
- Ngày 1/3/2004: Coca-Cola Việt Nam đã được chuyển giao cho Sabco –
một trong những Tập đoàn đóng chai danh tiếng của Coca-Cola trên thế
giới.
- Năm 2004 - 2012: Sau khi trở thành công ty 100% vốn nước ngoài, Công
ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam liên tục báo lỗ trong suốt
nhiều năm liền dù doanh thu tăng đều hàng năm. Cụ thể, năm 2004 doanh
thu của Coca-Cola Việt Nam chỉ đạt 728 tỷ đồng thì đến năm 2010 con số
này tăng lên 2.529 tỷ đồng, gần gấp 3,5 lần trong 7 năm. Tuy nhiên, công
ty vẫn báo lỗ.
- Năm 2012: Coca-Cola Việt Nam đã tiếp quản trở lại hoạt động đóng chai
từ Sabeco tại thị trường này.
- Năm 2013, 2014: Sau khi dư luận xôn xao về việc Coca-Cola báo lỗ,
cùng nghi vấn chuyển giá, trốn thuế thì đây là năm đầu tiên Coca-Cola
báo lãi sau nhiều năm liền lỗ liên tiếp. Cụ thể, lợi nhuận năm 2013 và
2014 là 150 và 357 tỷ đồng theo số liệu công bố của cục thuế TP HCM.
- Năm 2015-2019: Công ty liên tiếp tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận,
do đó công ty bắt đầu đóng thuế.
- Năm 2019: Coca-Cola Việt Nam được công nhận là Top 2 doanh nghiệp
phát triển bền vững tại Việt Nam bởi VCCI và Top 1 nhà tuyển dụng
được yêu thích nhất bởi Career Builder.
- Từ năm 2020 đến nay: Coca-Cola trên hành trình phát triển tại Việt Nam
đã và đang mang lại những giá trị bền vững cho cộng đồng. Với sứ mệnh
"Đổi mới thế giới và làm nên sự khác biệt", Coca-Cola tiếp tục kiến tạo
thêm những giá trị mới, khẳng định vai trò và sự đóng góp của mình trên
cả 3 trụ cột phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và hỗ trợ cộng đồng tại
Việt Nam.
1.2. Các mảng hoạt động chính
1.2.1. Các mảng chính
Coca-Cola hoạt động và phát triển là một công ty nước giải khát. Do vậy, hoạt
động kinh doanh sản xuất chính của Coca-Cola là các sản phẩm nước giải khát,
nước uống, nước khoáng,... Ngoài ra, Coca-Cola cũng đang nghiên cứu sản xuất
ra thị trường các sản phẩm nước uống khác như cà phê và bia.

Hiện nay Coca-Cola có mặt trên 200 quốc gia với trên 3500 nhãn hiệu khác
nhau: nước ngọt có gas, nước trái cây và thức uống sữa trái cây, nước lọc và trà,
nước thể thao và nước tăng lực. Một số thương hiệu nổi tiếng của Coca như:
cola, sprite, nutriboost, fanta, danisa, aquarius, fuzetea, minute maid,....

1.2.2. Các mảng hoạt động khác


Bên cạnh sản xuất nước giải khát, Coca-Cola cũng gây bất ngờ khi tham gia thị
trường âm nhạc trực tuyến bằng cách tung ra các sản phẩm nhạc trực tuyến có
nhãn hiệu của mình với hơn 250000 bài hát. Những bài hát trực tuyến này được
bán qua mạng với mục đích mở rộng loại hình kinh doanh cũng như quảng cáo
cho loại hình kinh doanh chính là sản xuất nước giải khát.

1.3. Phân tích thị trường


1.3.1. Phân tích môi trường vĩ mô
Tăng trưởng kinh tế
Từ năm 2005 - 2010, Việt Nam có mức tăng trưởng kinh tế đạt lần lượt là 8.4%,
8.2%, 8.4%, 6%, 5.32% và 6.78%. Mức tăng trưởng kinh tế của nước ta trong
các năm từ 2005 – 2007 tương đối cao, nhưng từ năm 2008 – 2009 thì mức tăng
trưởng này giảm khá nhiều do chính sách kiềm chế tăng trưởng kinh tế để giảm
lạm phát của Nhà nước. Và năm 2010 mức tăng trưởng đã tăng lên con số
6,78%.
Mức lãi suất
Lãi suất cơ bản vào năm 2008 dao động mạnh từ 14% - 8.5%, năm 2009 là 7%
và lãi suất cơ bản hiện nay là 8%. Với lãi suất cơ bản hiện nay là 9% thì lãi suất
trần là 12%, điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc vay vốn đầu
tư, mở rộng sản xuất,... Ngoài ra, lạm phát ở Việt Nam tại thời điểm đó tương
đối cao. Mức lạm phát năm 2007 là 16.33%, năm 2008 là 22.97%, năm 2009 là
6.88%, năm 2010 là 11.75%. Lạm phát tăng cao, giá cả các mặt hàng sẽ gia
tăng, người tiêu dùng cố gắng cắt giảm những chi tiêu không cần thiết, tiêu
dùng giảm. Hơn nữa, nền kinh tế bất ổn sẽ gây khó khăn cho hoạt động kinh
doanh của công ty.

- Về thách thức: Lãi suất tăng cao sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc
vay vốn đầu tư, mở rộng sản xuất,... Qua đó có xu hướng giảm các hoạt động
kinh doanh, gây dư thừa sản phẩm và mức chi phí thấp hơn.

- Về cơ hội: Kinh tế tăng trưởng dẫn để chi tiêu của khách hàng nhiều hơn,
doanh nghiệp sẽ có thể mở rộng hoạt động và thu lợi nhuận cao. Đồng thời,
Coca-Cola có nguồn vốn lớn, giá sản phẩm ở mức phổ thông nên nhiều người
ưa thích.

Môi trường công nghệ


Công nghệ ngày càng phát triển và được ứng dụng rộng rãi. Các ứng dụng công
nghệ hiện nay trong ngành giải khát tập trung vào quy trình sản xuất và cải tiến
bao bì sản phẩm, nỗ lực trong việc giảm lượng nước và năng lượng sử dụng
trong sản xuất cũng như tái chế hoặc thu mua lại các chai, can, lọ,…

Quan tâm hơn đến vấn đề sức khỏe


Ngoài chuyện ăn ngon, người Việt còn ngày càng chú ý đến việc ăn uống sao có
lợi cho sức khỏe. Một kết quả khảo sát của Công ty TNS trên 1.200 người, sinh
sống ở TP HCM và Hà Nội, cho thấy có đến 85% người được phỏng vấn trả lời
rằng sức khỏe đối với họ còn quan trọng hơn cả sự giàu có.

- Về thách thức: Coca-Cola cần có những chính sách mới về an toàn vệ sinh
thực phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm để đảm bảo sức khỏe người tiêu
dùng.

- Về cơ hội: Coca-Cola đã thông qua đó ra mắt những dòng sản phẩm như
Coca-Cola Diet, Coca-Cola Zero với lượng đường thấp và được đón nhận khá
rộng rãi.

Môi trường tâm lý học


Trong giới trẻ ngày càng nhiều người thích trò chơi điện tử để giải trí hơn là
xem truyền hình. Điều này mang lại cơ hội mới cho các nhà làm quảng cáo trên
thế giới. Ở Mỹ, một số hãng quảng cáo cho McDonald's, Coca-Cola, Pepsi,
Nestle hay Volvo đã bắt đầu cuộc đua tìm cách đưa các sản phẩm vào quảng cáo
trong các trò chơi điện tử.
Nắm bắt được yếu tố này, đây sẽ là cơ hội cho các nhà Marketing thu hút và
nhận được sự quan tâm của giới trẻ nhiều hơn.
VD: Coca-Cola đã từng hợp tác với Liên đoàn bóng đá Việt Nam để đưa ra
những sản phẩm như mẫu lon Việt Nam FIFA WORLD CUP gây chú ý đến giới
trẻ Việt Nam. Bên cạnh đó, việc hợp tác quảng cáo với những người nổi tiếng
(Ngô Kiến Huy, Đức Phúc,...) đã giúp Coca-Cola được nhiều bạn trẻ yêu thích
và nằm lòng hơn. Cuối cùng, nắm bắt được văn hóa của người Việt, Coca-Cola
cũng có những chiến dịch thúc đẩy người tiêu dùng sử dụng những sản phẩm
mình sản xuất làm quà tặng trong dịp Tết.

Môi trường nhân khẩu học


Dân số Việt Nam hiện nay khoảng 86 triệu người, bình quân mỗi năm tăng 947
nghìn người. Việt Nam là một quốc gia đa chủng tộc: có hơn 54 nhóm dân tộc,
trong đó người Việt là đông đảo nhất. Người Việt chiếm khoảng 86% dân số cả
nước và sinh sống tập trung tại khu vực đồng bằng trong khi hầu hết những
nhóm dân tộc thiểu số khác sống chủ yếu tại khu vực trung du và miền núi. Kết
quả từ số liệu điều tra mẫu cho thấy hiện nay, Việt Nam đang trong thời kỳ “cơ
cấu dân số vàng”, thời kỳ mà nhóm dân số trong độ tuổi lao động cao gần gấp
đôi nhóm dân số trong độ tuổi phụ thuộc. Tuy nhiên, nước ta cũng bắt đầu bước
vào thời kỳ già hóa dân số. Ngoài yếu tố là thị trường trẻ, thu nhập của người
tiêu dùng ở các đô thị Việt Nam cũng đã tăng đáng kể trong vài năm gần đây.
Trong một chừng mực nào đó, điều này sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến thói quen tiêu
dùng và lối sống của người Việt Nam.
Dân số đông và tăng lên mỗi năm, dân số tập trung chủ yếu ở đồng bằng, và các
thành phố lớn, vì vậy khu vực này là thị trường chủ yếu. Cơ cấu dân số vàng sẽ
đem lại cơ hội cho các công ty trong ngành có được nguồn lao động trẻ, có tay
nghề.

Môi trường, khí hậu


- Môi trường: Lượng khí và chất thải công nghiệp do các công ty thải ra môi
trường ngoài là vấn đề rất được quan tâm hiện nay. Các sản phẩm từ thiên nhiên
và thân thiện với môi trường ngày càng phổ biến và được nhiều người ưa thích,
ủng hộ.

- Khí hậu: Việt Nam là nước có khí hậu Nhiệt đới gió mùa. Đồng thời, thiên tai,
bão lũ,... xảy ra tương đối nhiều. Điều này gây ảnh hưởng cho sản phẩm của
Coca-Cola cà phê. Bởi yếu tố trên tác động trực tiếp đến nguồn cung cấp cà phê
uy tín cho sản phẩm Coca-Cola cà phê.
- Về thách thức: Thời tiết nắng nóng khiến bảo quản những sản phẩm của Coca-
Cola khó khăn hơn và phải tốn nhiều tiền cũng như những công nghệ tối tân để
chất lượng sản phẩm được đảm bảo.

- Về cơ hội: Thời tiết nắng nóng là xúc tác thúc đẩy nhu cầu sử dụng sản phẩm
nước giải khát từ doanh nghiệp. Dòng sản phẩm Coca-Cola cà phê cũng gây ấn
tượng vì Việt Nam nổi tiếng về cà phê.
VD: Ý tưởng sản xuất vỏ chai thân thiện với môi trường, dễ tái chế đang được
Coca-Cola nghiên cứu và ứng dụng như: Vỏ chai PlantBottle được làm từ nhựa
và 30% thành phần từ cây mía và mật đường tinh chế, có thể tái chế 100%. Việc
sản xuất loại vỏ chai này sẽ giúp giảm 30% lượng khí thải CO2 so với các loại
vỏ chai PET chủ yếu làm từ dầu mỏ hiện nay. (2021)

Sự khan hiếm nguồn nguyên liệu


Nguyên liệu ngày càng khan hiếm vì vậy đối với các sản phẩm giải khát trong
ngành thì việc tái chế hiệu quả vỏ lon nước ngọt là cần thiết.
Ý tưởng sản xuất vỏ chai thân thiện với môi trường, dễ tái chế đang được
nghiên cứu và ứng dụng như: Vỏ chai PlantBottle được làm từ nhựa và 30%
thành phần từ cây mía và mật đường tinh chế, có thể tái chế 100%. Việc sản
xuất loại vỏ chai này sẽ giúp giảm 30% lượng khí thải CO2 so với các loại vỏ
chai PET chủ yếu làm từ dầu mỏ hiện nay.

Chi phí năng lượng ngày càng gia tăng


Vì vậy các công ty trong ngành cần tìm kiếm nguồn năng lượng mới thay thế,
vận hành hiệu quả, tiết kiệm chi phí sản xuất.

Sự can thiệp của Nhà Nước vào việc sử dụng và tái chế tài nguyên
Các nhóm dư luận xã hội luôn tạo áp lực đòi hỏi nhà nước và các cơ quan quản
lý kiểm soát chặt chẽ hơn nữa việc khai thác tài nguyên, tái chế nguyên, nhiên
liệu và bảo vệ môi trường. Không chỉ có Coca-Cola mà hiếm có doanh nghiệp
nào dám công khai thoái thác các trách nghiệm này.
VD: Các sản phẩm có phần đóng gói thuộc dạng chai nhựa, lon,... thường khó
phân hủy và có mức độ ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tương đối lớn. Do
đó mà đây là một trong những điểm trừ lớn của Coca-Cola. Qua đó, doanh
nghiệp đã đầu tư công nghệ thân thiện với môi trường. Cơ sở hạ tầng và hệ
thống dây chuyền sản xuất tại Việt Nam có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm 10%
mức tiêu thụ điện, 20% lượng nước thải, hạn chế tiếng ồn,... Các loại rác thải
được phân loại và xử lý kỹ càng để tránh hôi thối, rỉ nước,... Coca-Cola cũng
có những kho lớn để lưu trữ chất thải nguy hiểm và xử lý định kỳ hàng tháng.

Môi trường chính trị - pháp luật


Hệ thống pháp luật tác động đến các doanh nghiệp ngày càng gia tăng: Luật
chống độc quyền, quyền sở hữu trí tuệ, bằng phát minh sáng chế,... sẽ tạo ra cơ
hội cạnh tranh lành mạnh giữa các công ty trong ngành. Với sự phát triển hiện
nay của các nhóm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng sẽ là một đe dọa với các công
ty vì điều này sẽ làm tăng vị thế của người tiêu dùng lên, buộc công ty phải có
trách nhiệm hơn về an toàn sản phẩm, quảng cáo trung thực và có văn hóa,...
VD: Coca-Cola từng có lùm xùm vướng phải luật an toàn thực phẩm, hàng hóa
như sản phẩm để quá hạn, có vật lạ trong chai,... Hay theo thuật thuế thu nhập
doanh nghiệp buộc Coca-Cola phải rõ ràng, minh bạch trong các loại thuế mà
pháp luật yêu cầu. Do đó doanh nghiệp này sẽ chịu áp lực cạnh tranh về sản
phẩm, giá cả và khả năng giành thị phần đối với các doanh nghiệp cùng ngành
khác. Bên cạnh đó về lợi thế, theo Luật chống độc quyền - Luật sở hữu trí tuệ,
Coca-Cola có lợi thế bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm của mình,
giúp doanh nghiệp có thể cạnh tranh mạnh mẽ với đối thủ mà không sợ bị chèn
ép về tính độc quyền.
1.3.2. Phân tích môi trường 5 yếu tố cạnh tranh theo Michael Porter
a. Sức mạnh cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh
Thị trường nước giải khát là một thị trường cạnh tranh cao, với sự cạnh tranh từ
các công ty đồ uống khác như PepsiCo, Dr. Pepper Snapple Group và Nestlé.
Tuy nhiên, Coca-Cola vẫn duy trì vị trí dẫn đầu trong ngành công nghiệp này
với thương hiệu mạnh mẽ và một danh mục sản phẩm đa dạng.

b. Sức mạnh của sản phẩm/substitute


Coca-Cola nắm giữ một danh mục sản phẩm đa dạng, bao gồm nước ngọt, nước
ép, nước trái cây và nước không có ga. Điều này giúp tăng sức mạnh cạnh tranh
của công ty bằng cách đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Tuy nhiên,
các sản phẩm thay thế như nước đóng chai, trà và cà phê cũng tạo ra sức ép
cạnh tranh đối với Coca-Cola.

c. Sức mạnh đàm phán của nhà cung cấp


Coca-Cola là một trong những khách hàng lớn đối với các nhà cung cấp nguyên
liệu như đường, hương liệu và bao bì. Do đó, công ty có sức mạnh đàm phán
cao và có thể kiểm soát giá cả và chất lượng của nguyên liệu cung cấp.

d. Sức mạnh đàm phán của khách hàng


Coca-Cola có một cơ sở khách hàng rộng lớn, bao gồm các nhà bán lẻ, nhà
hàng, khách sạn và người tiêu dùng cuối. Mặc dù khách hàng có sức mạnh đàm
phán trong việc chọn lựa sản phẩm, nhưng Coca-Cola vẫn duy trì một lượng
khách hàng ổn định nhờ vào thương hiệu và chất lượng sản phẩm.

e. Sự đe dọa của các sản phẩm thay thế mới


Trong ngành công nghiệp nước giải khát, xu hướng sức khỏe và phong cách
sống là quan trọng, và người tiêu dùng đang chuyển sang các sản phẩm thức
uống không có calo hoặc thức uống tự nhiên hơn. Điều này tạo ra một đe dọa
đối với Coca-Cola, và công ty đã phản ứng bằng cách mở rộng danh mục sản
phẩm để bao gồm các sản phẩm có lợi.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THIẾT LẬP DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT


2.1. Công nghệ, thiết bị và kỹ thuật
Công nghệ
Công nghệ ngày càng phát triển và được ứng dụng rộng rãi. Các ứng dụng công
nghệ hiện nay trong ngành giải khát tập trung vào quy trình sản xuất và cải tiến
bao bì sản phẩm, nỗ lực trong việc giảm lượng nước và năng lượng sử dụng
trong sản xuất cũng như tái chế hoặc thu mua lại các chia, can, lọ… ý tưởng sản
xuất vỏ chai thân thiện với môi trường, dễ tái chế đang được nghiên cứu và ứng
dụng.

Sử dụng công nghệ dây chuyền sản xuất tự động, gồm:


1. Sử dụng băng tải khí nén kết nối giữa các hệ thống sản xuất tạo dự
khép kín trong dây chuyền; loại bỏ các loại băng tải trục vít băng chuyển
loại cũ, Việc thay đổi hình dạng của chai nhựa trở nên dễ dàng hơn bao
giờ hết.
2. Hệ thống chai được vận chuyển thông qua cổ chai đưa vào dây chuyền,
chai với hình dạng khác nhau không cần phải điều chỉnh thiết bị, chỉ cần
thay đổi lên các tấm xoay, nilon và phần cong là đủ.
3. Máy phun vệ sinh với thiết kế không gỉ vững chắc và bền bỉ, không
liền với các hệ thống chiết rót, nút chai, để tránh tái lây nhiễm vi khuẩn.
4. Tốc độ chiết rót cao, chế độ định lượng, chiết rót chính xác và không
hao hụt lượng chất lỏng.
5. Xoắn vít các nắp chai được thực hiện, và không biến đổi hình dạng
chai dễ dàng.
6. Tổ chức hệ thống điều khiển PLC cấu tạo từ các linh kiện nhập khẩu
nổi tiếng gồm: Japan's Mitsubishi, France Schneider, OMRON.
Hình II- 0-1: Bảng thông số kỹ thuật

Tại Coca-Cola Việt Nam, mỗi sự đầu tư cải tiến đều là một bước tính toán sâu
cho môi trường. Khi áp dụng công nghệ màng lọc sinh học mới MBR
(Membrane Bio Reactor), Coca-Cola Việt Nam tính toán cho việc tăng hiệu quả
xử lý nâng cao chất lượng nước thải khi trả chúng về tự nhiên. Nguồn nước này
đang được tái sử dụng để tưới tiêu, trồng cây, nuôi cá… tại các nhà máy.

Các dự án tối ưu hóa quy trình vệ sinh súc rửa thiết bị, súc rửa chai, tái sử dụng
nước RO, hệ thống thu nước mưa Coca-Cola Việt Nam giúp giảm thiểu lượng
nước ngầm khai thác hàng năm cho sản xuất. Các cải tiến này giúp cả 3 nhà
máy tiết kiệm từ 3-5% lượng nước sử dụng.

Việc dùng nguyên liệu sạch CNG (khí nén tự nhiên) và nguyên liệu Biomass
(nguyên liệu tái tạo) để thay thế dầu nhiên liệu FO cũng là một bước đi thể hiện
quyết tâm của doanh nghiệp trong việc thực hiện cam kết tăng trưởng hoạt động
kinh doanh, không phải tăng lượng carbon.

Thiết bị, kỹ thuật


Dây chuyền sản xuất Coca-Cola Việt Nam:
- Có 14 dây chuyền sản xuất các loại như sau:
+ 5 dây chuyền đóng chai thủy tinh với công suất thực tế: 300
chai/phút
+ 2 dây chuyền đóng lon: 200 lon/phút
+ 6 dây chuyền sản xuất bột uống liền: 20 gói/phút
+ 1 dây chuyền đóng chai PET: 70 chai/phút

- Dây chuyền đóng chai sản phẩm mới Dasani của Coca - Cola tại Đà
Nẵng. Trong các dây chuyền đóng chai thủy tinh còn có bộ phận xúc rửa
vỏ chai và loại bỏ các vỏ chai không đạt tiêu chuẩn, miền Bắc có 3 dây
chuyền đóng chai và lon. Hiện nay ngoài sản phẩm truyền thống, công ty
đổi mới cải tiến đưa ra thị trường nhiều loại sản phẩm khác nhau nhằm
phục vụ nhiều hơn các đối tượng khách hàng của công ty, như ngoài sản
phẩm chính Coca-Cola công ty còn có các loại nước uống hương vị cam
chanh, đào, dâu,... Các sản phẩm nước uống tinh khiết, nước tăng lực,
DietCoke cho những người ăn kiêng, mẫu mã sản phẩm thường xuyên
được thay đổi nhưng chỉ thay đổi hình thức nhãn hiệu còn kiểu dáng vẫn
được giữ Chất lượng sản phẩm: Sản phẩm sản xuất tuân thủ các tiêu
chuẩn về chất lượng của quốc tế và Việt Nam. Sản phẩm được sản xuất
trên dây chuyền khép kín tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm.

- Quyết định về công suất: Dây chuyền sản xuất khá hiện đại tiết kiệm
đáng kể chi phí sản xuất, lượng nhân công. Với công suất và năng lực của
công ty thì công ty có thể cung cấp 80% nước ngọt có ga trên thị trường
Việt Nam. (160/200 triệu lít/năm) Tuy nhiên thực tế tiêu thụ vào khoảng
trên 100 triệu lít chiếm khoảng 70% năng lực thực tế của công ty. Hiện
nay để tận dụng công suất dư thừa doanh nghiệp chuyển sang đóng chai
mặt hàng nước uống tinh khiết vì theo điều tra nhu cầu về mặt hàng này
đang tăng nhanh.

- Sử dụng hệ thống năng lượng mặt trời để đun nóng nước từ 25oC đến 70-
75oC, cung cấp 80m3 nước/ngày, tiết kiệm 6 triệu MJ mỗi năm. Lắp đặt
các tấm pin năng lượng mặt trời để cung cấp 20-25% tổng nhu cầu sử
dụng điện tại đây.

- Công ty còn chú ý đến từng chi tiết nhỏ như các xe nâng và phương tiện
vận chuyển của công ty luôn hạn chế vận chuyển giờ cao điểm, bảo
dưỡng xe và bảo đảm thông số khói thải theo yêu cầu ở mức cao nhất để
mang đến sự trong lành nhất có thể cho môi trường tự nhiên quanh nhà
máy.

- Coca-Cola thu thập dữ liệu về thị hiếu của người dân địa phương về đồ
uống thông qua các giao diện trên máy bán hàng tự động. Coca-Cola
phục vụ một lượng lớn đồ uống mỗi ngày thông qua các máy bán hàng tự
động.
- Coca-Cola đã phát minh ra một giải pháp thay thế bọc nhựa bên ngoài các
sản phẩm của mình tại Châu Âu và thay thế vào đó là các khay bằng bìa
giấy.

- Giải pháp mới này được gọi là Keel Clip và được sử dụng đầu tiên trong
sản phẩm đồ uống không cồn. Đây là kết quả của sự hợp tác nghiên cứu
giữa Coca-Cola và doanh nghiệp đóng chai cộng sự của mình Coca-Cola
HBC và Coca-Cola European partners. Với việc sử dụng Keil Clip, Coca-
Cola hướng đến loại bỏ hoàn toàn vỏ bọc nhựa trên các sản phẩm của
mình bán ra thị trường Châu Âu cuối năm 2021.Công ty rất lạc quan về ý
tưởng của mình sẽ giúp giảm 2000 tấn nhựa và 3000 tấn C02 hàng năm.
Sự cải tiến là nhân tố quan trọng trong sự phát triển bền vững của lĩnh
vực đóng gói và các ứng dụng khác liên quan. Keel Clip là một tấm bìa
giấy có định hình lỗ để chứa vỏ lon đồ uống, nó có thể tái sử dụng không
như sản phẩm vỏ bọc nhựa dùng một lần gây hại cho môi trường.

- Mặt khác, các sáng kiến về tiết kiệm năng lượng của công ty, bao gồm cả
cam kết xây dựng 20 đơn vị cấp phát nhiệt – điện tại nhà máy, đã cải
thiện hiệu suất sử dụng năng lượng lên 23%. Cùng với đó, đến năm 2015,
lượng khí thải CO2 được kỳ vọng sẽ giảm 25% so với năm 2004. Chi phí
điện năng của nhà máy cũng giảm đáng kể.

2.2.Vị trí và bố trí mặt bằng


2.2.1. Vị trí
- Hiện nay ở Việt Nam, Coca-Cola có 3 nhà máy sản xuất lớn đặt tại Hà
Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh với hàng nghìn lao động cung cấp một
lượng lớn sản phẩm nước giải khát ra thị trường mỗi ngày. Và công ty
đang tiến hành xây dựng một nhà máy đặt tại Long An với vốn đầu tư là
136 triệu USD.
- Coca-Cola có 99% nhân viên là người Việt, trong tổng số khoảng 4.000
nhân viên tại Việt Nam. Công ty Coca-Cola Việt Nam có 100% vốn đầu
tư nước ngoài. Các nhà máy lớn tại TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội
hiện tại đều hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của công ty. Nên đây được
xem là mắt xích cố định không thể thay thế của Coca-Cola Việt Nam.
Mỗi nhà máy có công suất đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị
trường các khu vực Bắc, Trung, Nam đảm bảo chất lượng sản phẩm trên
toàn quốc.
2.2.2. Bố trí mặt bằng
*Nhà máy Coca-Cola Thủ Đức
Bên ngoài:
+ Địa chỉ: 485 Xa lộ Hà Nội, phường Linh Trung, thành phố Thủ Đức.
+ Nằm ở khu vực gần xa lộ Hà Nội.
+ Tổng diện tích mặt bằng là 60.000 .
+ Quy mô gồm có nhà xưởng sản xuất, nhà kho chứa sản phẩm, khu hạng
mục phụ trợ sản xuất.
+ Thiết kế bên ngoài mang hai màu sắc chủ đạo là trắng và đỏ - màu sắc
đặc trưng của thương hiệu nước giải khát nổi tiếng này.

Bên trong:
+ Dây chuyền sản xuất với quy trình chuẩn được thiết kế hoàn toàn tự động
sản xuất, hiệu suất ổn định, năng lực sản xuất cao. Các hoạt động bảo trì
dễ dàng. Tốc độ sản xuất tự động là hiệu suất cao nhất có thể điều chỉnh
năng lực sản xuất vô hạn và hòa hợp các tiêu chuẩn hợp lý.
+ Nhà kho: Hệ thống kệ drive-in được thiết kế, thi công và lắp đặt trong
kho lạnh, kho bao bì và kho hóa chất của hệ thống kho chứa hàng của
Coca-Cola đặt tại phường. Linh Trung, quận. Thủ Đức, TP.HCM. Toàn bộ
hệ thống kệ drive-in có sức chứa khoảng 4500 pallet. Tải trọng là
1100kg/pallet. Hệ số an toàn là 1,2. Sau khi lắp đặt, Công ty Cơ Khí Việt
đã mời Trung tâm đo lường chất lượng 3 (Trung tâm 3, Quatest 3) kiểm
định và thử tải. Với kết quả thử tải đều đạt các tiêu chuẩn đánh giá, Cơ
Khí Việt và Coca-Cola Việt Nam đã tiến hành nghiệm thu, bàn giao và
đưa vào sử dụng hệ thống kệ chứa hàng cho kho hàng.

CHƯƠNG III: VẬN HÀNH NHÀ MÁY


3.1. Đội ngũ nhân sự Coca-Cola
3.1.1. Thực trạng nguồn nhân lực của Coca-Cola
Tính đến thời điểm đầu năm 20220, Coca-Cola có 99% nhân viên là người Việt,
trong tổng số khoảng 4.000 nhân viên tại Việt Nam. Doanh nghiệp từ những
năm đầu hoạt động tại Việt Nam, luôn đặt ưu tiên cho việc phát triển tài năng
Việt như nâng cao năng lực nhân lực địa phương, xây dựng đội ngũ chuyên viên
chất lượng cao theo tiêu chuẩn toàn cầu. Tính đến nay, Coca-Cola có 99% nhân
viên là người Việt. Mỗi năm, doanh nghiệp đầu tư 1,4 triệu USD để tuyển dụng,
phát triển nguồn nhân lực trong nước.

Bên cạnh mục tiêu phát triển nguồn nhân lực nội tại, Coca-Cola đã và đang tiến
hành tổ chức các chương trình khơi mở tiềm năng thực sự cho lãnh đạo trẻ, thực
hiện dự án “Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam phát triển bền
vững” phối hợp với Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC); Hội đồng
doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) thuộc Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
3.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty

Hình III- 0-2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty Coca-Cola tại Việt Nam

Qua bảng sơ đồ trên, ta thấy được công ty đã và đang áp dụng mô hình quản lý
theo khu vực. Tại Việt Nam, Coca-Cola có ba văn phòng đại diện cho và ba nhà
máy đóng chai đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Tất cả các
điểm này đều hoạt động theo một hệ thống thống nhất theo trụ sở chính ở Thủ
Đức, TP HCM. Hệ thống bao gồm bộ phận sau:

Bộ phận Tài chính kế toán có các chức năng chính: Phân tích tình hình
tài chính của công ty; Nhận định và dự báo các cơ hội kinh doanh; Xây dựng
phương án tiết kiệm chi phí; Đảm bảo các hoạt động tài chính theo đúng quy
định của pháp luật.

Bộ phận Sản xuất tác nghiệp có các chức năng chính: Lập kế hoạch
sản xuất, bộ phận này sẽ lập kế hoạch khâu nhập nguyên vật liệu từ ban đầu cho
đến khi hoàn sản phẩm; Mua sắm vật tư: bộ phận này trực tiếp làm việc với các
cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị, bao bì để bảo đảm cung cấp đúng, đủ và kịp
thời; Kỹ thuật: lập kế hoạch, thiết kế, lắp đặt, vận hành và bảo trì toàn bộ máy
móc, và dây chuyền sản xuất; Kho vận và điều phối: Nhận đơn hàng và xử lý
các đơn hàng để phân phối đến các điểm giao hàng đúng thời gian chất lượng,
số lượng và địa điểm; Quản lý chất lượng: Đảm bảo các sản phẩm sản xuất ra
đúng công thức tiêu chuẩn quốc tế; Sản xuất, chịu trách nhiệm sản xuất, đưa ra
các sáng kiến để nâng cao hiệu quả sản xuất.
Bộ phận Marketing: phòng này tại các chi nhánh thường trong bộ phận
bán hàng. Đưa ra chiến lược Marketing phù hợp với từng thị trường quảng cáo,
khuyến mại, nghiên cứu thị trường, quảng cáo sản phẩm. Trong hoạt động
Marketing được phân làm 2 phần: Quản lý thương hiệu và Quản lý hoạt động
Marketing.

Bộ phận Bán hàng: thực hiện các chiến lược của công ty về tiếp thị và
bán hàng, đồng thời đảm bảo về doanh số, giá cả, phân phối, trưng bày sản
phẩm, thu thập thông tin phản hồi, truyền đạt thông tin, xử lý thông tin tiêu thụ
và thu hồi vỏ chai.

Hệ thống bán hàng của Coca-Cola Việt Nam phân theo ba miền Bắc – Trung –
Nam với các cấp bậc quản lý riêng biệt: quản lý miền là RSM (Regional Sales
Manager), quản lý khu vực là BUM (Business Unit Manager), quản lý vùng
DSM (District Sales Manager) và các ASM (Area Sales Manager), SM (Sales
Manager).

Hệ thống bán hàng của công ty phân thành hai loại: Bán hàng trực
tiếp và bán hàng gián tiếp.

- Hệ thống bán hàng trực tiếp: Sản phẩm được vận chuyển từ nhà sản xuất
đến tận tay người mua cuối cùng trong kênh. Người mua này có thể là
người tiêu dùng hay người mua đi bán lại cho các nhóm đối tượng khách
hàng khác như quán ăn, siêu thị, nhà hàng, khách sạn. Ưu điểm: khối
lượng tiêu thụ lớn, thường xuyên.
- Hệ thống bán hàng gián tiếp: Sản phẩm được vận chuyển từ nhà sản xuất
qua trung gian thương mại, nhà phân phối các đại lý... để đến tận tay
người tiêu dùng cuối cùng. Hệ thống này phục vụ cho nhóm đối tượng
người tiêu dùng nhỏ lẻ. Ưu điểm: tiết kiệm chi phí, tận dụng được các
nguồn lực sẵn có của các trung gian phân phối.

Ngoài ra, trong hệ thống bán hàng còn có bộ phận đào tạo và phát triển kỹ năng
để huấn luyện và đào tạo các kỹ năng cho nhân viên.

Bộ phận Nhân sự có các chức năng chính: Có trách nhiệm lên kế


hoạch, chính sách nhân sự, trả lương thưởng, các khoản phúc lợi, đề bạt và sa
thải; Phát triển nguồn lực; Tạo môi trường làm việc thuận lợi cho nhân viên;
Ngoài ra, công ty Coca-Cola Việt Nam còn thường xuyên tổ chức các chương
trình đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng tay nghề, trình độ chuyên môn và các cuộc
thi nhằm phát huy năng lực có sẵn, đào tạo nguồn lực mới.

Bộ phận Công nghệ thông tin: Bộ phận này quản lý mạng lưới thông tin
của công ty và liên kết thông tin với các chi nhánh khác của Coca-Cola. Là công
ty lớn khi áp dụng mô hình quản lý này cũng có một số ưu nhược điểm sau:
- Ưu điểm: Nhà quản trị có thể dễ dàng hơn trong việc giám sát và kiểm
soát một cách chặt chẽ hơn để có thể đưa ra những quyết định quản trị
đúng đắn. Với tầm quản trị hẹp, nhà quản trị có thể truyền đạt thông tin,
những quyết định, kế hoạch của mình tới các cấp nhanh chóng và chính
xác hơn. Ngoài ra, khi nhà quản trị trao quyền cho nhân viên của mình thì
sự chậm trễ khi đưa ra quyết định sẽ được loại bỏ. Mô hình quản lý mang
tính chuyên môn hóa cao, phát huy được tối đa nguồn lực cho công ty.
Doanh nghiệp có thể chú ý được nhiều hơn tới thị trường và những vấn
đề địa phương. Ví dụ như thuận lợi hơn về những chương trình quảng bá
sản phẩm ở từng vùng miền với những văn hóa khác nhau và tránh những
vấn đề nhạy cảm hay phản cảm đối với một số nền văn hóa nhất định.
Hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng hay những yêu cầu mà khách
hàng hướng tới, như vậy cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc tạo thêm nhiều
khách hàng mới và phát triển những khách hàng tiềm năng. Tính logic
cao khiến việc quản trị trở nên chuyên nghiệp hơn.
- Nhược điểm: Tăng số cấp quản trị dẫn đến việc chi phí quản trị sẽ tốn
kém hơn. Vì phải qua nhiều cấp quản trị hơn nên cấp trên sẽ can thiệp sâu
vào công việc của cấp dưới. Cũng vì chia nhiều lớp quản trị, nên công ty
sẽ thiếu nhất quán trong chiến lược và phương thức hoạt động. Cần nhiều
hơn những người có năng lực quản lý chung. Tạo nên tình trạng trùng lặp
trong tổ chức.
Trong chiến lược hỗ trợ và phát triển yếu tố con người, môi trường làm việc của
Coca-Cola được kiến tạo như một nơi mà nơi tài năng Việt có thể tạo ra giá trị
toàn cầu thông qua Hệ thống Đãi ngộ toàn diện. Cụ thể, hệ thống này hướng đến
tạo ra cơ hội làm việc và đào tạo cho nhân viên có thể tối đa phát triển trong
môi trường thoải mái, sáng tạo; bên cạnh đó, họ được đánh giá, khen thưởng và
hưởng phúc lợi tương xứng với năng lực. Những phúc lợi hấp dẫn và cơ hội
trưởng thành từ kinh nghiệm đã tạo nên vị trí riêng cho Coca-Cola Việt Nam
trong vai trò nhà tuyển dụng, môi trường làm việc được lựa chọn hàng đầu tại
Việt Nam.
3.1.3. Số lượng lao động
Số lượng lao động của công ty được cân đối cho phù hợp với nhu cầu kinh
doanh của từng thời kỳ. Số lượng cụ thể qua các năm như sau:
Hình III- 0-3: Cơ cấu lao động theo chức danh
Qua bảng số liệu trên cho thấy số lượng lao động của công ty giảm qua các
năm. Điều này được lý giải là do công ty đang tái cơ cấu lại lực lượng lao động
cho phù hợp với chiến lược kinh doanh từng thời kỳ đồng thời cũng do ảnh
hưởng của dịch bệnh COVID-19.

Trong đó giảm nhiều nhất là số lao động ở lực lượng bán hàng (247 người) hay
23,3% tiếp đến là lao động phục vụ (72 người) hay 11,1%. Do chuyển sang
phương thức kinh doanh mới là sử dụng nhân viên bán hàng của nhà phân phối
trong việc cung cấp hàng cho các khách hàng và chỉ sử dụng người quản lý bán
hàng cho từng khu vực và hỗ trợ nhà phân phối cùng với đội ngũ bán hàng theo
xe ô tô phục vụ khách hàng lớn như: Khách sạn, nhà hàng chính vì vậy nhân
viên bán hàng của công ty đã giảm đi 247 người tương đương với 23,3%. Bên
cạnh đó để giảm chi phí công ty cũng đã thực hiện lực lượng bảo vệ từ công ty
cung ứng dịch vụ bảo vệ nên số nhân viên phục vụ đã giảm 52 người hay
11,1%. Chính việc giảm mạnh lực lượng lao động từ hai bộ phận này đã làm
cho số lượng lao động của công ty giảm 447 người hay 10,8%.
3.1.4. Chất lượng lao động
Hình III-0- 4: Cơ cấu lao động theo trình độ
Ghi chú: Trình độ khác là từ trung cấp sở trở xuống.
Qua bảng số liệu trên cho thấy lực lượng lao động của công ty có trình độ rất
cao đặc biệt là lao động quản lý đạt tỷ lệ gần 100% có trình độ từ cao đẳng trở
lên. Điều này phản ánh hoạt động tuyển dụng lao động đầu vào luôn được công
ty quan tâm đến chất lượng. Trong số lao động có trình độ dưới cao đẳng tập
chung chủ yếu là lực lượng lao động trong lĩnh vực nhân viên phục vụ và công
nhân. Cũng theo bảng trên cho thấy chất lượng lao động của công ty qua các
năm tăng lên theo tỷ lệ lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên.

Hình III- 0-5: Cơ cấu về độ tuổi theo các năm của lực lượng lao động
Qua số liệu trên cho thấy lực lượng lao động của công ty rất trẻ. Và có xu
hướng ngày càng trẻ. Đây là đặc điểm chung của các công ty có vốn đầu tư
nước ngoài nói chung và công ty Coca-Cola nói riêng, với đặc điểm này thì cơ
hội thăng tiến của những lao động trẻ là rất lớn song tỷ lệ thay đổi công việc
cũng rất cao.
3.2. Hệ thống phân phối và cung ứng của công ty Coca-Cola
3.2.1. Hệ thống phân phối
Theo ông Ngô Trọng Thanh, Giám đốc Công ty tư vấn phát triển thị trường
Mancom cho rằng một yếu tố tuyệt vời để xây dựng thương hiệu và gia tăng
tính cạnh tranh là kênh phân phối. Ai nắm kênh phân phối người đó khống chế
thị trường. Hiện nay trên thế giới, sản phẩm Coca-Cola được phân phối qua 14
triệu đại lý và cửa hàng, trong khi số dân toàn cầu ước tính là trên 6 tỷ người.
Do đó, trung bình cứ 430 người thì có một cửa hàng phân phối sản phẩm của
Coca-Cola.
Do đặc tính của mặt hàng là hàng tiêu dùng nhỏ lẻ, thông thường và đảm bảo
chi phí thấp, cho nên kênh phân phối đóng một vai trò rất quan trọng không
những đúng về thời gian mà còn đảm bảo chi phí thấp và uy tín cho Coca-Cola
trong khi mạng lưới kênh phân phối của Coca-Cola là rộng khắp và phức tạp.
Cũng như các công ty muốn thực hiện việc bao phủ thị trường, Coca-Cola hiện
đang sử dụng hệ thống kênh phân phối song song, gồm kênh 1 cấp và kênh 2
cấp.

Kênh 1 cấp: Coca-Cola phân phối thông qua kênh trực tiếp đến các điểm tiêu
thụ lớn đó là siêu thị lớn như: Big C, Metro,.. và Key Accounts (Key Accounts
là các địa điểm như: quán ăn, quán uống, nhà hàng, khách sạn,… có doanh số
tiêu thụ lớn, mua thông qua kênh trực tiếp từ Coca-Cola và bán cho người tiêu
dùng cuối cùng. Để trở thành một Key Accounts của Coca-Cola thì địa điểm đó
phải đặt được mức doanh số nhất định và ổn định và mức doanh số này do
Coca-Cola quyết định, có sự thỏa thuận giữa hai bên.

Có 3 trung tâm phân phối chính thuộc quyền sở hữu của công ty Coca-Cola Việt
Nam, được đặt gần 3 nhà máy sản xuất tại TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà
Nội để đảm bảo phân phối và phục vụ cho các thị trường là Bắc – Trung – Nam.
Miền Bắc: Công ty TNHH Nguồn Sống Việt (Số 453 Kim Ngưu, Hai Bà Trưng,
Hà Nội), Nhà phân phối nước giải khát Coca-Cola Vân Vân (Số 76 Trung Văn,
Thanh Xuân, Hà Nội),…
Miền Trung: Nhà phân phối nước giải khát Coca-Cola Thiên Chấn Hưng (651,
Nguyễn Tất Thành, Xuân Hà, Thanh Khê, TP Đà Nẵng), Nhà phân phối Coca-
Cola Phúc Thiên Trang (Nguyễn Văn Linh, Hòa Thuận Tây, Hải Châu, TP Đà
Nẵng),…
Miền Nam: Nhà phân phối Đặng Khôi (Số 59 Phạm Ngọc Thạch, Quận 3, TP
HCM), Văn phòng Hoàng Cò (Số 37 Phạm Viết Chánh, Phường 19, Q. Bình
Thạnh).

a. Kênh phân phối trực tiếp


Kênh phân phối trực tiếp là chiến lược được nhà Coke sử dụng ngay từ thời
điểm bắt đầu kinh doanh. Ưu điểm của hình thức này giúp thương hiệu bán
hàng trực tiếp, chủ động phân phối, nắm bắt nguồn hàng kịp thời. Hiện nay, khi
đã có lượng khách hàng ổn định, Coca-Cola vẫn tiếp tục duy trì hình thức phân
phối trực tiếp này. Bạn có thể ghé thăm các gian hàng chính hãng trên các kênh
thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,… để tìm mua sản phẩm phù hợp.
Kênh phân phối của Coca-Cola được nhiều người biết tới và mua sắm vì thường
xuyên có chương trình khuyến mãi cũng như nguồn hàng đảm bảo.
b. Kênh phân phối bán lẻ
Chiến lược kênh phân phối của Coca-Cola thông qua kênh bán lẻ tiếp cận các
tạp hóa nhỏ lẻ xuất phát từ nhu cầu của người tiêu dùng. Tại các khu vực nông
thôn, thói quen mua sắm thông qua các kênh bán lẻ lớn hơn nhiều so với siêu
thị, kênh thương mại điện tử. Lúc này, việc mang những lon Coca-Cola đến các
cửa hàng tạp hóa, bách hóa sẽ giúp tăng doanh thu đáng kể. Cách thức phân
phối của Coca-Cola là thiết lập các mức chiết khấu ưu đãi cho nhà bán lẻ và hỗ
trợ các biển quảng cáo tại khu vực buôn bán. Khi sản phẩm được các đơn vị nhỏ
lẻ đem lên kệ sẽ nhanh chóng thu hút và tiếp cận khách hàng sinh sống tại đây.

c. Kênh phân phối siêu thị, đại lý


Ưu điểm của kênh phân phối siêu thị, đại lý là không phải di chuyển nhiều,
quản lý đơn giản. Vì thế, khi đặt lon Coca-Cola lên kệ tại các siêu thị, đại lý với
vị trí đẹp mắt, chúng thu hút khách hàng nhanh chóng hơn. Ngoài ra, Coca-Cola
còn mang đến các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Từ đó, khách hàng ghé
đến siêu thị sẽ kích thích nhu cầu mua sản phẩm của người tiêu dùng.

d. Kênh phân phối nhà hàng khách sạn


Cuối cùng, Coca-Cola khá chú trọng vào kênh phân phối tại các nhà hàng,
khách sạn. Nhiều nhà hàng, khách sạn đưa combo món ăn kết hợp với nước
uống của Coca-Cola để thúc đẩy lượt mua của khách hàng. Ngoài ra, khách
hàng khi đến các nhà hàng, khách sạn thường có xu hướng tìm kiếm nước giải
khát. Nắm bắt tâm lý này, nước uống của Coca-Cola sẽ được đặt ở vị trí ưu tiên
nên việc tăng doanh thu là yếu tố tất yếu.

3.2.2. Hệ thống cung ứng


a. Chuỗi cung ứng (Supply Chain):
Bao gồm một tổ chức các hệ thống, con người, thông tin, hoạt động và các
nguồn lực có liên quan đến hoạt động đưa sản phẩm từ nhà cung cấp hay sản
xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng.

b. Công đoạn thu mua nguyên liệu:


Nguyên vật liệu đầu vào luôn là một khâu vô cùng quan trọng để một công ty có
thể đảm bảo quá trình sản xuất đạt chất lượng.

* Nhà cung cấp:


• CO2:
- Phản ứng lên men của các nhà máy sản xuất cồn, bia.
- Đốt cháy dầu do với chất trung là (MEA) monoethanol amine.

• Đường: Nhà máy đường KCP.


• Màu thực phẩm (carmel E150d): được làm từ đường tan chảy hay chất hóa học
amoniac.

• Chất tạo độ chua (axit citric): được dùng như chất tạo hương vị và chất bảo
quản.

• Caffein:
- Caffein tự nhiên: trong nhiều thực vật khác nhau như cà phê, lá trà, hạt
cola.
- Caffein nhân tạo.

• Các công ty cung cấp nguyên liệu cho Coca-Cola:


- Công ty Stepan đóng tại bang Illinois là nhà nhập khẩu và chế biến lá
coca để dùng cho sản xuất nước Coke.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn Dynaplast packaging (Việt Nam) cung cấp
vỏ chai chất lượng cao cho Coca-Cola.
- Công ty chế biến Stepan là công ty chuyên cung cấp lá coca cho công ty
Coca-Cola. Công ty Stepan chuyên thu mua và chế biến lá coca dùng để
sản xuất nước Coca-Cola.
- Công ty cổ phần Biên Hòa với cung cấp các thùng carton hộp giấy cao
cấp để bảo quản và tiêu thụ nội địa cho công ty nước giải khát Coca-Cola
Việt Nam.

Coca-Cola Việt Nam hợp tác với khoảng hơn 300 nhà cung cấp trên toàn quốc.
Tháng 10/2017, Coca-Cola Việt Nam mới công bố 8 công ty lọt vào chương
trình tư vấn gia nhập chuỗi cung ứng của Coca-Cola, đó là: Công ty Á Đông
ADG, M&H, Công ty Cổ phần Phát triển sản xuất thương mại Sài Gòn
(Sadaco), Nam Phương, Tam Phú Hưng, Mai Anh Đồng Tháp và Hoàng Thiên
Phúc. Đa số công ty có trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh và hoạt động trong các ngành
như logistics, đóng lon, bao bì, marketing, phân phối,... 8 công ty này sẽ trở
thành những đối tác bán hàng (vendor partner) cho Coca-Cola Việt Nam. Khi
hãng có dự án, kế hoạch cần đến đối tác tham gia vào, Coca-Cola sẽ ưu tiên
giao cho 8 đơn vị này.
Tuy nhiên, việc gia nhập vào chuỗi này không phải mặc định là mãi mãi. Khi
một công ty, mắt xích nhà cung cấp bị chệch sẽ bị công ty Coca-Cola Việt Nam
loại bỏ và được thay thế bằng một nhà cung dự bị.

a. Hoạt động sản xuất:


Tổ chức sản xuất là khâu trung tâm trong chuỗi cung ứng của Coca-Cola. Mô
hình này được áp dụng như nhau trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo
đó, khâu này được cấu thành bởi 2 bộ phận:
The Coca-Cola Company (TCC) chịu trách nhiệm:
● Sản xuất và cung cấp nước cốt Coca-Cola đến các nhà máy trên toàn
quốc.
● Quảng bá và quản lý thương hiệu.
● TCC chịu trách nhiệm 3 chữ P (Price – Product – Promotion).
The Coca-Cola Bottler (TCB) đóng vai trò:
● Sản xuất thành phẩm.
● Dự trữ kho bãi.
● Phân phối và cung cấp dịch vụ cho sản phẩm Coca-Cola.

b. Khâu vận chuyển thành phẩm:


Quá trình phân phối trong chuỗi cung ứng hàng hóa của Coca-Cola được điều
chỉnh liên tục theo thời gian thực thông qua ứng dụng công nghệ trong việc vận
hành. Các xe tải giao hàng của công ty đều được lắp thiết bị theo dõi hành trình
GPS để đạt mục tiêu: các sản phẩm sau khi được sản xuất sẽ tới các điểm phân
phối ngay trong vòng 48h. Việc này không chỉ giảm thiểu tối đa chi phí nhiên
liệu tiêu hao, mà còn đem lại sự hài lòng cho các khách hàng và tăng thêm uy
tín của công ty.
3.3. Tài chính và kế toán
3.3.1. Tài chính
a. Doanh thu và chi phí
- Theo báo cáo của Swire Pacific, trong năm 2020, công ty thu về 7.998 tỷ
đồng, giảm hơn 1.000 tỷ đồng so với cùng kỳ năm liền trước nhưng lãi
sau thuế đạt 837,8 tỷ đồng, mức cao nhất trong vòng 5 năm.

Hình III-0- 6: Kết quả kinh doanh của Coca-Cola Việt Nam
- Cụ thể, với cơ cấu đồ uống đa dạng từ nước giải khát có ga, trà xanh,
nước tăng lực, nước tinh khiết,… Suntory PepsiCo đang có quy mô
doanh thu vượt trội và bỏ xa Coca-Cola và Tân Hiệp Phát. Năm 2020,
Suntory PepsiCo ghi nhận doanh thu hơn 17.250 tỷ đồng, bằng doanh thu
của cả Coca-Cola Việt Nam và Tân Hiệp Phát cộng lại. Với tác động của
dịch bệnh, doanh thu của hệ thống Tân Hiệp Phát cũng chững lại, năm
2020, doanh thu nhóm này giảm xuống còn xấp xỉ 8.000 tỷ đồng.

- Theo thống kê năm 2022, Coca-Cola đã đem về doanh thu khoảng 43 tỷ


USD. Lợi nhuận gộp đạt 25 tỷ USD, tăng 7,32% so với năm 2021. Trong
đó, lợi nhuận trước thuế đạt 11,68 tỷ USD và thu nhập ròng đạt khoảng
9,5 tỷ USD.

- Tuy nhiên, Coca-Cola đã chi tới 4,3 tỷ USD tiền quảng cáo vào năm
ngoái. Trung bình, trong 7 năm qua, thương hiệu này đã tiêu tốn khoảng 4
tỷ USD/năm vào chi phí tiếp thị này, ngoại trừ 2,77 tỷ USD trong năm
2020, theo dữ liệu của Statista.

Hình III-0- 7: Chi phí quảng cáo của Coca-Cola

- Nhìn chung, doanh thu tăng 11% so với một năm trước đó. Mức độ chia
sẻ liên quan tới Coca-Cola cũng tăng 1,6%.
b. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
- Theo tìm hiểu, Coca-Cola là một trong những thương hiệu nước ngoài lập
nhà máy tại Việt Nam khá sớm (từ năm 1994). Song, phải sau 20 năm lỗ
ròng triền miên, mãi đến năm 2013, Coca-Cola Việt Nam mới lần đầu
tiên báo lãi (150 tỷ đồng) và đến năm 2015 mới lần đầu nộp thuế thu
nhập doanh nghiệp. Thế nhưng nhiều năm qua, nếu so với doanh thu thì
lãi của công ty này rất khiêm tốn.

Hình III-0- 8: Lợi nhuận sau thuế

- Do quá trình thua lỗ liên tục, đến cuối năm 2012, lỗ lũy kế của công ty
lên đến 4.100 tỷ đồng. Lợi nhuận của cả giai đoạn 2013-2020 vẫn chưa
đủ bù đắp. Năm 2021 nếu vẫn duy trì được kết quả như những năm trước
thì khả năng cao công ty đã xóa hết được khoản lỗ khổng lồ kia.

- Trong lịch sử hoạt động, vào cuối năm 2019, Coca-Cola Việt Nam từng
dính lùm xùm nợ thuế. Tổng Cục Thuế từng quyết định truy thu, phạt và
tính tiền chậm nộp Coca-Cola Việt Nam 821 tỷ đồng.

- Đến năm 2021, doanh thu công ty đạt 8.482 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế
tương ứng 740,6 tỷ đồng. Tính đến hết năm, tài sản ròng của Coca-Cola
Việt Nam đạt 381,5 triệu USD, khoảng 8.829 tỷ đồng. Chưa năm nào lợi
nhuận sau thuế của Coca-Cola ở mức 3 con số.
Hình III- 0-9: Hành trình xóa lỗ lũy kế của Coca-Cola Việt Nam

- Đặt lên bàn cân với các đối thủ có dải sản phẩm tương đồng, nhìn chung
cả năm 2020, do ảnh hưởng của Covid-19, kết quả kinh doanh của các
doanh nghiệp đồ uống đều ít nhiều bị sụt giảm. Song, cùng với Suntory
PepsiCo, Coca-Cola Việt Nam, URC vẫn nằm trong Top 3 doanh nghiệp
FDI thống lĩnh thị trường, ngoài ra có 2 doanh nghiệp nội là Tân Hiệp
Phát và Masan.
Hình III-0- 10: Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp đồ uống hàng đầu năm
2020

- Có thể thấy, mặc dù quy mô doanh thu của Coca-Cola Việt Nam và Tân
Hiệp Phát là tương đương nhau. Song, ghi nhận lãi sau thuế của Tân Hiệp
Phát năm 2020 lại đạt đến hơn 2.600 tỷ đồng, cao gấp 3,2 lần Coca-Cola
và vượt cả Suntory PepsiCo.

- Nhiều năm qua, lợi nhuận sau thuế của Coca-Cola cũng liên tục lép vế
trước 2 đối thủ khi chưa từng chạm ngưỡng nghìn tỷ, trong khi 2 đơn vị
còn lại đều vượt mốc này, thậm chí năm 2019 Tân Hiệp Phát còn sắp sửa
đạt 3.000 tỷ lãi sau thuế. Điều đó có thể cho thấy tỷ suất lợi nhuận của
Coca-Cola Việt Nam trong ngành rất thấp.

- Trong tháng 7/2022, Coca-Cola đã báo cáo lợi nhuận quý II/2022 vượt dự
báo trong bối cảnh doanh số bán hàng của “gã khổng lồ” ngành đồ uống
tại các nhà hàng, rạp hát và các địa điểm khác phục hồi sau đại dịch.
Doanh số toàn cầu của Coca-Cola đã tăng 8% trong quý II/2022, nhờ sự
tăng trưởng ở cả các thị trường phát triển và mới nổi, dù giá bán trung
bình tăng khoảng 12%. Coca-Cola đã ghi nhận doanh thu 11,3 tỷ USD
trong quý II/2022. Lợi nhuận ròng ở mức 1,91 tỷ USD, tương đương 44
xu Mỹ/cổ phiếu.
3.3.2. Kế toán
- Coca-Cola Việt Nam từng có giai đoạn ghi nhận doanh thu tăng đều, đạt
cả nghìn tỷ đồng mỗi năm, nhưng lợi nhuận của công ty lại ở mức không
đáng kể, thấp hơn nhiều so với một số đối thủ chính

- Doanh thu của công ty tăng đều qua các năm từ 6.872 tỷ đồng năm 2016
đến 9.297 tỷ đồng năm 2019, tuy nhiên vẫn thấp hơn rất nhiều so với đối
thủ với dải sản phẩm tương đồng là Suntory PepsiCo. Năm 2019, Suntory
PepsiCo ghi nhận doanh thu 18.302 tỷ đồng, cao gấp đôi so với Coca.

- Đáng chú ý, lợi nhuận theo báo cáo của đơn vị này thậm chí còn giảm
hơn một nửa xuống còn 227 tỷ đồng vào năm 2017, bất chấp việc doanh
thu vẫn tăng đều. Đến giai đoạn 2018 - 2019, doanh nghiệp báo lãi lần
lượt là 549 tỷ đồng và 812 tỷ đồng. Song biên doanh thu (ROS) ghi nhận
trong năm 2019 cũng chỉ đạt 7,3%, thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp
cùng ngành.

- Một số ví dụ về chi phí cố định mà Coca-Cola phải chịu bao gồm chi phí
thuê nhà máy đóng chai, tiền lương cho hàng nghìn nhân viên, chi phí
bảo trì nhà máy và thiết bị, bảo hiểm và chi phí quảng cáo. Trong khi chi
phí vận chuyển và sản xuất nhìn chung bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế
thế giới, chi phí quảng cáo phần lớn bị chi phối bởi khía cạnh xã hội, các
công ty sẽ tiếp tục quảng cáo sản phẩm của họ cho dù sản lượng thấp hay
cao. Chi phí quảng cáo bao gồm quảng cáo trên tạp chí, bảng hiệu, xác
nhận người nổi tiếng,… Coca-Cola luôn dành một khoản ưu tiên cho hoạt
động quảng cáo sản phẩm của mình thông qua phương tiện thông tin đại
chúng như tivi, báo chí, các hoạt động và trò chơi. Theo báo cáo hàng
năm, công ty Coca-Cola tại Việt Nam đã chi khoảng 2,77 tỷ USD cho các
quảng cáo sản phẩm trên truyền hình và báo giấy trong năm 2020. Đó là
một khoản tiền không hề nhỏ mà Coca-Cola Việt Nam đã không tiếc khi
chi trả cho hoạt động quảng cáo của mình.

- Những năm gần đây ghi nhận doanh thu của Coca-Cola tăng trưởng đều
đặn cả nghìn tỷ mỗi năm. Song, doanh nghiệp này chỉ ghi nhận mức lợi
nhuận không đáng kể.

- Tính đến ngày 31/12/2019, vốn chủ sở hữu của công ty này vẫn đang thấp
hơn 1.000 tỷ đồng so với vốn góp, tức vẫn còn lỗ lũy kế hơn 1.000 tỷ
đồng.

- Cuối năm 2019, Coca-Cola có 9.697 tỷ đồng tổng tài sản, tăng 15% so
với thời điểm đầu năm. Tổng nợ phải trả của doanh nghiệp tăng 423 tỷ
đồng lên 2.558 tỷ đồng trong năm 2019 và chủ yếu là vay nợ ngắn hạn.
- Coca-Cola cũng từng dính vào lùm xùm liên quan đến tiền thuế vào năm
2021. Cơ quan thuế đã quyết định xử phạt 821 tỷ đồng với hãng, trong đó
gồm hơn 471 tỷ đồng truy thu thuế và tiền chậm nộp.

- Sau quyết định này, phía Coca-Cola Việt Nam đã nộp 471 tỷ đồng dù vẫn
bày tỏ quan điểm không đồng thuận với phần lớn các kết luận của Tổng
cục Thuế. Dù vậy, cơ quan thuế sau đó đã không chấp thuận nội dung
khiếu nại từ phía Coca-Cola Việt Nam và giữ nguyên quyết định xử phạt
với doanh nghiệp này.

- Người tiêu dùng ngày nay vẫn sẵn sàng trả một khoản tiền lớn để "chiều
chuộng" bản thân với những thức uống giải khát mát lạnh như Coca-Cola.

- Coca-Cola là một trong những thương hiệu nước ngoài lập nhà máy tại
Việt Nam khá sớm, từ năm 1994. Song, phải sau 20 năm lỗ ròng triền
miên, mãi đến năm 2013, Coca-Cola Việt Nam mới lần đầu tiên báo lãi
(150 tỷ đồng) và đến năm 2015 mới lần đầu nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp. Thế nhưng nhiều năm qua, nếu so với doanh thu thì lãi của công
ty này rất khiêm tốn.

Hình III- 11: Chỉ số giá hoạt động của Coca-Cola Việt Nam

- Trong năm 2020, công ty thu về 7.998 tỷ đồng, giảm hơn 1.000 tỷ đồng
so với cùng kỳ năm liền trước nhưng lãi sau thuế đạt 837,8 tỷ đồng, mức
cao nhất trong vòng 5 năm.

- Đến cuối năm 2012, lỗ lũy kế của công ty lên đến 4.100 tỷ đồng. Lợi
nhuận của cả giai đoạn 2013-2020 vẫn chưa đủ bù đắp. Năm 2021 nếu
vẫn duy trì được kết quả như những năm trước thì khả năng cao công ty
đã xóa hết được khoản lỗ khổng lồ kia.
- Đến năm 2021, doanh thu công ty đạt 8.482 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế
tương ứng 740,6 tỷ đồng. Tính đến hết năm, tài sản ròng của Coca-Cola
Việt Nam đạt 381,5 triệu USD, khoảng 8.829 tỷ đồng.
- Năm 2020, Suntory PepsiCo ghi nhận doanh thu hơn 17.250 tỷ đồng,
bằng doanh thu của cả Coca-Cola Việt Nam và Tân Hiệp Phát cộng lại.

- Nhiều năm qua, lợi nhuận sau thuế của Coca-Cola cũng liên tục lép vế
trước 2 đối thủ khi chưa từng chạm ngưỡng nghìn tỷ, trong khi 2 đơn vị
còn lại đều vượt mốc này, thậm chí năm 2019 Tân Hiệp Phát còn sắp sửa
đạt 3.000 tỷ lãi sau thuế. Điều đó có thể cho thấy tỷ suất lợi nhuận của
Coca-Cola Việt Nam trong ngành rất thấp.

- Trong tháng 7/2022, Coca-Cola đã báo cáo lợi nhuận quý II/2022 vượt dự
báo trong bối cảnh doanh số bán hàng của “gã khổng lồ” ngành đồ uống
tại các nhà hàng, rạp hát và các địa điểm khác phục hồi sau đại dịch.
Doanh số toàn cầu của Coca-Cola đã tăng 8% trong quý II/2022, nhờ sự
tăng trưởng ở cả các thị trường phát triển và mới nổi, dù giá bán trung
bình tăng khoảng 12%.

- Coca-Cola đã ghi nhận doanh thu 11,3 tỷ USD trong quý II/2022. Lợi
nhuận ròng ở mức 1,91 tỷ USD, tương đương 44 xu Mỹ/cổ phiếu.

Kết luận
Qua việc tìm hiểu về quy trình sản xuất của Coca-Cola, ta hiểu thêm về cách
Coca-Cola đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng. Với các kỹ thuật
công nghệ hiện đại cùng hệ thống quản lý chất lượng, quy trình sản phẩm đạt
chuẩn quốc tế và cách vận hành nhà máy, đây là động thái thể hiện sự quyết tâm
và nỗ lực của Coca-Cola trong việc phát triển kinh doanh lâu dài tại Việt Nam
và đóng góp cho sự phát triển bền vững của cộng đồng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

- (2022, 11 29). Retrieved from Chiến lược kinh doanh quốc tế rất đáng
học hỏi của Coca-Cola: https://nhanh.vn/chien-luoc-kinh-doanh-quoc-te-
rat-dang-hoc-hoi-cua-Coca-Cola-n57047.html
- Fastdo. (2023, 2 13). Retrieved from 4 Chiến lược kênh phân phối của
Coca-Cola hiệu quả trong bối cảnh đại dịch: https://fastdo.vn/kenh-phan-
phoi-cua-Coca-Cola/
- Linh, Đ. N. (n.d.). Phân tích chuỗi cung ứng của công ty Coca-Cola
- San, G. T. (2019, 5 29). Zing news. Retrieved from Coca-Cola chi hơn 1,4
triệu USD phát triển nhân sự Việt mỗi năm: https://zingnews.vn/Coca-
Cola-chi-hon-1-4-trieu-usd-phat-trien-nhan-su-viet-moi-nam-
post948704.html
- Trí, M. (2015). Coca-Cola đầu tư công nghệ thân thiện môi trường.
VNEXPRESS.
- VCCI, B. q. (2022). Retrieved from https://m.vcci.com.vn/
- Viễn, M. (2014). Coca-Cola đầu tư 4 dây chuyền sản xuất thân thiện với
môi trường. Tạp chí Môi trường, .
- WeTransform. (2019, 8 23). Retrieved from COCA-COLA: Ứng dụng trí
tuệ nhân tạo để luôn đứng đầu thị trường nước giải khát:
https://wetransform.vn/2019/08/23/Coca-Cola-ung-dung-tri-tue-nhan-tao-
de-luon-dung-dau-thi-truong-nuoc-giai-khat/
- Yến, K. (2022, 8 12). Egoexpress.vn. Retrieved from Mô hình Chuỗi
cung ứng của Coca-Cola tại Việt Nam: https://egoexpress.vn/mo-hinh-
chuoi-cung-ung-cua-Coca-Cola-tai-viet-nam/
- Tú, T. (2016, 07 01). Coca-Cola và mục tiêu phát triển bền vững tại Việt
Nam. Retrieved from https://baotainguyenmoitruong.vn/Coca-Cola-va-
muc-tieu-phat-trien-ben-vung-tai-viet-nam-255860.html
- misa, a. (2022, 08 03). Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Coca-Cola – five
forces Coca-Cola. Retrieved from https://amis.misa.vn/61760/mo-hinh-5-
ap-luc-canh-tranh-cua-Coca-Cola/
- Nguyen, T. (2022, 05 26). Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Coca-Cola có
gì đặc biệt? Retrieved from https://marketingai.vn/mo-hinh-5-ap-luc-
canh-tranh-cua-Coca-Cola/
- TH. (2022, 01 24). Quá trình hình thành và phát triển của Coca-Cola Việt
Nam. Retrieved from https://thitruongbiz.vn/qua-trinh-hinh-thanh-va-
phat-trien-cua-Coca-Cola-viet-nam-1396.html

You might also like