Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Họ tên: Nguyễn Lê Trường An

Đại đội 9 – Tiểu đội 5


STT: 062
MSSV: 050609210025
Câu 1 Đối với Việt Nam, biển Đông có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ tổ quốc, kể cả trong lịch sử, hiện tại, và tương lai:
Biển Đông không những cung cấp nguồn thức ăn cho cư dân ven bờ từ hàng nghìn năm,
mà còn là cửa ngõ để Việt Nam phát triển các ngành kinh tế có quan hệ trực tiếp với các
miền của đất nước, giao thương với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội
nhập của nhiều nền văn hóa.

Xét về khía cạnh kinh tế, Biển Đông đã tạo điều kiện để Việt Nam phát triển những ngành
kinh tế mũi nhọn như thủy sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tàu, du lịch ... Điều
kiện tự nhiên của bờ biển Việt Nam đã tạo ra tiềm năng vô cùng to lớn cho ngành giao
thông hàng hải Việt Nam. Dọc bờ biển Việt Nam có mười điểm có thể xây dựng cảng
biển nước sâu và nhiều điểm cảng trung bình với tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển có
thể đạt 50 triệu tấn/năm.

Biển Đông cung cấp nguồn lợi hải sản rất quan trọng, theo các điều tra về nguồn lợi hải
sản, tính đa dạng sinh học trong vùng biển nước ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài
sinh vật cư trú; trong đó, có 6.000 loài động vật đáy, 2.400 loài cá (trong đó có 130 loài cá
kinh tế), 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù du, 537 loài thực vật phù du, 225 loài
tôm biển ... Trữ lượng cá biển ước tính khoảng 3,1 - 4,1 triệu tấn, khả năng khai thác là
1,4 - 1,6 triệu tấn. Nguồn lợi hải sản phong phú đã góp phần đưa ngành thủy sản thành
một trong những ngành kinh tế chủ đạo với giá trị xuất khẩu đứng thứ ba cả nước.

Dầu khí là tài nguyên lớn nhất ở thềm lục địa nước ta có tầm chiến lược quan trọng. Đến
nay, chúng ta đã xác định được nhiều bể trầm tích như các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn ...
được đánh giá có triển vọng dầu khí lớn nhất và khai thác thuận lợi. Tổng trữ lượng dự
báo địa chất của toàn thềm lục địa Việt Nam xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trữ lượng khai
thác 4 - 5 tỷ tấn. Trữ lượng khí dự báo khoảng 1.000 tỷ m3.

Đặc biệt, dải ven biển còn là “bàn đạp” tiến ra biển, là hậu phương hỗ trợ các hoạt động ở
những vùng biển xa bờ, thông qua các trung tâm kinh tế trên các hải đảo. Chính nơi này là
chỗ trú ngụ tự nhiên, nơi sinh sản và ươm nuôi ấu trùng của nhiêu loài thủy sinh vật
không chỉ ở ngay trong vùng, mà còn từ ngoài khơi vào theo mùa. Các hệ sinh thái như
rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn...đều tập trung tại đây, cung cấp tiềm năng bảo
tồn đa dạng sinh học biển và nguồn giống hải sản tự nhiên cho nghề khai thác và nuôi
trồng thủy, hải sản. Chúng có tính liên kết sinh thái tự nhiên mật thiết với nhau, tạo ra
những "dây xích sinh thái" quan trọng đối với toàn vùng biển tạo thành vùng có khả năng
phát triển nuôi trồng thủy sản với diện tích khoảng 1.130.000 ha, trong những năm qua đã
đóng góp gần 60% tổng sản lượng thủy sản toàn quốc, góp phần đáp ứng gần 40% protein
cho người dân.

Ngoài ra, Việt Nam sở hữu chiều dài đường bờ biển hơn 3.260 km, có nhiều bãi biển cát
trắng, hang động, vũng vịnh nổi tiếng và 2.773 hòn đảo ven bờ cùng hai quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa. Với sự phân dị về khí hậu và cấu trúc địa mạo đường bờ, sự đa dạng và
phong phú của các các làng nghề..., Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển
du lịch biển trong khu vực và trên thế giới. Đây là một trong những lợi thế chủ yếu của du
lịch Việt Nam trong phát triển du lịch - ngành công nghiệp không khói - đặc biệt trong bối
cảnh hội nhập và cạnh tranh quốc tế hiện nay.
Trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc:
-Về công cuộc xây dựng Tổ quốc, cần phải:
+ Chăm chỉ, sáng tạo, học tập, lao động; có mục đích, động cơ học tập đúng đắn, học tập
để mai sau xây dựng đất nước, hiểu học tập tốt là yêu nước.
+ Quan tâm đến đời sống chính trị - xã hội của địa phương, đất nước, đồng thời thực hiện
tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; đồng thời vận động
mọi người xung quanh cùng thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
+ Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ
nạn xã hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các
giá trị văn hoá - đạo đức truyền thống của dân tộc.
+ Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực, phù
hợp khả năng như: tham gia bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, xoá đói giảm
nghèo, chống tiêu cực, tham nhũng, tham gia những hoạt động mang tính xã hội như hiến
máu tình nguyện, làm tình nguyện viên…
+ Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc.
-Về công cuộc bảo vệ Tổ quốc, cần phải:
+ Tích cực học tập, rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ.
+ Trung thành với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa, Cảnh giác trước âm mưu chia rẽ,
xuyên tạc của các thế lực thù địch; phê phán, đấu tranh với những thái độ, việc làm gây
tổn hại đến an ninh quốc gia, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
+ Tích cực tham gia các hoạt động an ninh, quốc phòng ở địa phương; tham gia hoạt động
đền ơn đáp nghĩa…
+ Tham gia đăng kí tham gia huấn luyện nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi; sẵn sàng lên
đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
+ Vận động bạn bè, người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

Câu 2 Hiểu biết về lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam

Quân chủng Hải quân là lực lượng nòng cốt bảo vệ chủ quyền quốc gia của Việt Nam trên
biển. Hải quân nhân dân Việt Nam có nhiệm vụ quản lý và kiểm soát chặt chẽ các vùng
biển, hải đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông; giữ gìn an ninh, chống lại
mọi hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia của
Việt Nam trên biển; bảo vệ các hoạt động bình thường của Việt Nam trên các vùng biển
đảo, theo quy định của luật pháp quốc tế và pháp luật Việt Nam; bảo đảm an toàn hàng
hải và tham gia tìm kiếm cứu nạn theo pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà
Việt Nam tham gia, sẵn sàng hiệp đồng chiến đấu với các lực lượng khác nhằm đánh bại
mọi cuộc tiến công xâm lược trên hướng biển.
Bộ tư lệnh Hải quân chỉ huy toàn bộ lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam. Bộ Tư lệnh
có Tư lệnh và các Phó Tư lệnh, Chính uỷ và Phó Chính uỷ, các cơ quan đảm nhiệm các
mặt công tác quân sự; công tác đảng, công tác chính trị; kỹ thuật; hậu cần. Hải quân nhân
dân Việt Nam có 5 vùng Hải quân (1, 2, 3, 4, 5) và các đơn vị trực thuộc. Lực lượng chủ
yếu của Hải quân nhân dân Việt Nam là các đơn vị tàu mặt nước, pháo - tên lửa bờ biển;
hải quân đánh bộ; đặc công hải quân và các đơn vị phòng thủ đảo. Hải quân nhân dân
Việt Nam đã được tăng cường lực lượng và phương tiện để làm tốt nhiệm vụ tìm kiếm và
cứu nạn. Trong tương lai, Hải quân nhân dân Việt Nam được tăng cường trang bị vũ khí
hiện đại, nâng cao sức mạnh chiến đấu để có đủ khả năng hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ
bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và các lợi ích quốc gia trên biển của
Việt Nam.
Hải quân nhân dân Việt Nam có truyền thống rất vẻ vang, lập công lớn trong chống chiến
tranh phá hoại miền Bắc của không quân và hải quân Mỹ nhất là thành tích chống phong
toả đường biển và các nhiệm vụ được giao trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Quân
chủng Hải quân được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ
trang nhân dân.
Trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo, thềm lục địa của
Tổ quốc:
 Tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo vệ, quản lí và phát triển
bền vững biển và hải đảo Việt Nam.
 Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến giáo dục pháp luật về quản lý bảo vệ và phát
triển biển, đảo bền vững.
 Tham gia tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho cộng đồng về sử dụng, khai thác bền
vững nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển và hải đảo.
 Tăng cường phổ biến kiến thức, phòng ngừa ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả
thiên tai, sự cố môi trường biển.
 Quảng bá và xây dựng thương hiệu biển Việt Nam, góp phần nâng cao nhận thức về vị thế
quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, phát triển và bảo vệ biển, đảo.

You might also like