Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 38

ÔN TẬP

I. CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG


Câu 1: Chương trình môn học Giáo dục thể chất nhằm:
Cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, nâng cao sức khỏe, phát triển
thể lực, tầm vóc, hoàn thiện nhân cách
Nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, hoàn thiện nhân cách
Kỹ năng vận động cơ bản, nâng cao sức khỏe
Phát triển thể lực, tầm vóc, hoàn thiện nhân cách
Câu 2: Giáo dục thể chất là:
Một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động
tác) và phát triển có chủ đích các tố chất vận động của con người.
Một mô hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động
tác) và phát triển có chủ đích các tố chất vận động của con người.
Một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động
tác)
Một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là phát triển có chủ đích các
tố chất vận động của con người.
Câu 3: Thể chất bao gồm:
Thể hình, năng lực vận động và năng lực thích ứng
Hình thái, chức năng, thể lực
Chức năng, thể lực, năng lực thích ứng
Cả 3 điều trên đều đúng
Câu 4: Thể thao là gì?
Thể thao là một hoạt động vận động mang tính chất trò chơi, bằng sự vận
động thể lực, nhằm phát huy những năng lực chuyên biệt, đạt thành tích cao nhất,
được so sánh trực tiếp và công bằng trong những điều kiện chuyên môn như nhau.
Thể thao là một vận động mang tính chất trò chơi, bằng sự vận động thể lực,
nhằm phát huy những năng lực chuyên biệt, đạt thành tích cao nhất, được so sánh
trực tiếp và công bằng trong những điều kiện chuyên môn như nhau.
Thể thao là nhằm phát huy những năng lực chuyên biệt, đạt thành tích cao
nhất, được so sánh trực tiếp và công bằng trong những điều kiện chuyên môn như
nhau.
Thể thao là một vận động mang tính chất trò chơi, bằng sự vận động thể lực,
Câu 5: Thể hình là:
Hình thái, cấu trúc cơ thể, bao gồm trình độ phát triển, những chỉ số tuyệt đối
về hình thái và tỷ lệ giữa chúng và tư thế
Hình thái, cấu trúc cơ thể,
Những chỉ số tuyệt đối về hình thái và tỷ lệ giữa chúng và tư thế
Cả 3 điều trên đều đúng
Câu 6: Năng lực vận động là:
Khả năng, chức năng của hệ thống, cơ quan trong cơ thể, thể hiện chính qua
hoạt động cơ bắp.
Các tố chất thể lực và những năng lực vận động cơ bản của con người
Các cơ quan trong cơ thể, thể hiện chính qua hoạt động cơ bắp.
Là những năng lực vận động cơ bản của con người
Câu 7: Năng lực thích ứng là:
Trình độ thích ứng chủ yếu về chức năng của cơ thể của con người với môi
trường bên ngoài,
Sức đề kháng với bệnh tật,
Sức đề kháng với môi trường bên ngoài,
Cả 3 đều đúng
Câu 8: Phát triển thể chất là:
Một quá trình tác động có chủ đích nhằm hình thành và thay đổi về nhận thức,
chức năng sinh học tự nhiên của cơ thể con người trong suốt cuộc sống cá nhân
của nó. Quá trình đó diễn ra dưới ảnh hưởng tích cực của điều kiện sống, môi
trường và đặc biệt là tác động của giáo dục TDTT.
Một quá trình tác động có chủ đích nhằm hình thành và thay đổi về nhận thức
của con người trong suốt cuộc sống cá nhân của nó.
Quá trình đó diễn ra dưới ảnh hưởng tích cực của điều kiện sống, môi trường
và đặc biệt là tác động của giáo dục TDTT.
Một quá trình hình thành và thay đổi về nhận thức, chức năng sinh học tự
nhiên của cơ thể con người trong suốt cuộc sống cá nhân của nó. Quá trình đó diễn
ra dưới ảnh hưởng tích cực của điều kiện sống, môi trường và đặc biệt là tác động
của giáo dục TDTT.
Câu 9: Hoàn thiện thể chất là
Một quá trình làm cho cơ thể được phát triển toàn diện, nhịp nhàng, hài hòa
cả về mặt hình thái và chức năng cơ thể, một thể lực cường tráng, một ý chí, tinh
thần vững vàng, đủ điều kiện thích ứng và thích ứng tốt nhất với các điều kiện
căng thẳng.
Một quá trình làm cho cơ thể được phát triển toàn diện,
Một quá trình làm cho cơ thể được phát triển toàn diện, nhịp nhàng, hài hòa
cả về mặt hình thái và chức năng cơ thể, một thể lực cường tráng,
Một quá trình làm cho cơ thể được phát triển toàn diện, nhịp nhàng, hài hòa
cả về mặt hình thái và chức năng cơ thể, một thể lực cường tráng, một ý chí, tinh
thần vững vàng.
Câu 10: Vị trí, ý nghĩa Thể dục thể thao trong nhà trường:
Là một bộ phận không thể thiếu của giáo dục toàn diện.
Là yếu tố tích cực trong đời sống văn hóa tinh thần.
Là yếu tố cơ bản chuẩn bị cho đội ngũ lao động và những chiến sĩ bảo vệ Tổ
quốc tương lai.
Cả 3 điều trên đều đúng
Câu 11: Nhiệm vụ chung của Thể dục thể thao trường học.
Tăng cường chất lượng dạy và học Giáo dục thể chất chính khóa. Đổi mới nội
dung, giáo trình, chương trình Giáo dục thể chất phù hợp với thể chất học sinh,
sinh viên
Tiến hành giáo dục phẩm chất ý chí và thẩm mỹ cho học sinh, thúc đẩy phát
triển nhân cách cho học sinh.
Phát hiện, bồi dưỡng tài năng thể thao
Cả 3 điều trên đều đúng
Câu 12: Tác dụng của tập TDTT đối với cơ thể:
Phát triển thể hình, cơ thể đẹp, Làm giảm stress, chống trầm cảm
Phát triển các tố chất thể lực, Giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt
Tốt cho tim – mạch, Chống lại bệnh giảm trí nhớ.
Cả 3 điều trên đều đúng
Câu 13: Sau tập luyện, để cơ thể hồi phục nhanh cần thực hiện
Duỗi cơ bắp
Đi ngủ sớm
Ăn uống ngay
Tắm nước đá
Câu 14: Các phương tiện giáo dục thể chất được sử dụng để làm gì?
Để tác động đến các đối tượng tập luyện nhằm đạt được những mục đích của
giáo dục thể chất.
Để tác động đến các đối tượng tập luyện nhằm đạt được sức khỏe thể chất
Để tác động đến các đối tượng tập luyện nhằm đạt được sức khỏe tinh thần
Để tác động đến các đối tượng tập luyện nhằm đạt được sức khỏe xã hội
Câu 15. Phương tiện giáo dục thể chất bao gồm:
Các bài tập TDTT, các tác động tự nhiên môi trường, các yếu tố vệ sinh. . .
Trong đó các bài tập TDTT là phương tiện chủ yếu.
Các bài tập TDTT, các động tác tự nhiên môi trường, các yếu tố vệ sinh. . .
Trong đó các động tác tự nhiên môi trường là phương tiện chủ yếu.
Các bài tập TDTT, các động tác tự nhiên môi trường, các yếu tố vệ sinh. . .
Trong đó các yếu tố vệ sinh là phương tiện chủ yếu.
Các tác động tự nhiên môi trường, các yếu tố vệ sinh. . . Trong đó các yếu tố
vệ sinh là phương tiện chủ yếu.
Câu 16: Bài tập thể dục thể thao là gì?
Là những hoạt động vận động chuyên biệt, do con người sáng tạo ra, có chủ
đích, phù hợp với các qui luật giáo dục thể chất.
Là những hoạt động vận động chuyên biệt do con người sáng tạo ra một cách
có ý thức, có chủ đích.
Là những hoạt động vận động chuyên biệt, do con người sáng tạo ra một cách
có ý thức, có chủ đích, phù hợp với các qui luật giáo dục thể chất.
Là những hoạt động do con người sáng tạo ra một cách có ý thức, có chủ đích,
phù hợp với các qui luật giáo dục thể chất.
Câu 17. Nội dung của các bài tập TDTT chính là:
Sự tác động của bài tập TDTT đó lên cơ thể người tập làm thay đổi sâu sắc
chức năng sinh lý của cơ thể
Sự tác động của bài tập TDTT đó lên cơ thể người tập làm thay đổi sâu sắc
chức năng tâm lý của cơ thể
Sự tác động của bài tập TDTT đó lên cơ thể người tập làm thay đổi sâu sắc,
toàn diện các hệ thống chức năng, chức phận của cơ thể
Sự tác động của bài tập TDTT đó lên cơ thể người tập làm thay đổi sâu sắc
hình thể của cơ thể
Câu 18: Hình thức của các bài tập TDTT chính là:
Cấu trúc bên ngoài cũng như bên trong bài tập được biểu hiện qua các đặc
tính không gian tạo nên
Cấu trúc bên ngoài cũng như bên trong bài tập được biểu hiện qua các hoạt
động- động lực tạo nên.
Cấu trúc bên trong bài tập được biểu hiện qua hình dáng và các hoạt động-
động lực tạo nên
Cấu trúc bên ngoài cũng như bên trong của bài tập, được biểu hiện qua hình
dáng và các hoạt động- động lực tạo nên.
Câu 19 Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả bài tập TDTT:
Đặc điểm của cá nhân người tập, của môi trường thực hiện bài tập.
Đặc điểm của cá nhân người tập, bài tập, môi trường thực hiện bài tập, Sử
dụng tác dụng tự nhiên của thiên nhiên và các yếu tố vệ sinh.
Đặc điểm của bài tập, của cá nhân người tập.
Đặc điểm của môi trường thực hiện bài tập, Đặc điểm bài tập.
Câu 20. Đặc điểm cá nhân người tập bao gồm:
Tình trạng sức khỏe và thể lực, điều kiện lao động, học tập, sinh hoạt…
Điều kiện lao động, lứa tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe và thể lực
Học tập, sinh hoạt, tình trạng sức khỏe và thể lực.
Lứa tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe và thể lực, điều kiện lao động, học tập,
sinh hoạt…
Câu 21 Đặc điểm của môi trường thực hiện bài tập:
Thời tiết, địa hình, dụng cụ, thiết bị, điều kiện vệ sinh của địa điểm tập luyện.
Điều kiện vệ sinh, thiết bị của địa điểm tập luyện
Dụng cụ, thiết bị, điều kiện vệ sinh của địa điểm tập luyện.
Thời tiết, địa hình, dụng cụ, thiết bị của địa điểm tập luyện
Câu 22 Trò chơi là gì?
Là một dạng bài tập, nhằm thoả mãn nhu cầu đời sống thực tiễn.
Là một dạng thể lực, xuất hiện sớm nhất, mà loài người sáng tạo nên
Là một dạng bài tập thể lực, xuất hiện sớm nhất, mà loài người sáng tạo nên,
nhằm thoả mãn nhu cầu đời sống thực tiễn.
Là một dạng hoạt động, nhằm thoả mãn nhu cầu đời sống thực tiễn.
Câu 23: Tác dụng của trò chơi là:
Một mặt có tác dụng hoàn thiện kỹ năng vận động đã học, mặt khác có tác
dụng nâng cao các tố chất và các phẩm chất tâm lý và đạo đức cho người chơi.
Có tác dụng hoàn thiện kỹ năng vận động đã học,
Có tác dụng nâng cao các tố chất và các phẩm chất tâm lý và đạo đức cho
người chơi.
Có tác dụng hoàn thiện kỹ năng vận động đã học, nâng cao các tố chất cho
người chơi.
Câu 24: Nội dung của thể dục cơ bản gồm:
Đi, chạy, nhẩy, ném, mang vác, leo trèo. . . các bài tập đội hình đội ngũ, các
bài tập thể dục vệ sinh các bài tập đơn giản với dụng cụ. .
Các bài tập đội hình đội ngũ, các bài tập thể dục vệ sinh các bài tập đơn giản
với dụng cụ.
Đi, chạy, nhẩy, ném, mang vác, leo trèo. . .
Các bài tập thể dục vệ sinh các bài tập đơn giản với dụng cụ. …
Câu 25: Các bài tập TDTT tập luyện đúng phương pháp khoa học sẽ luôn tạo
ra sự biến đổi có lợi cho cơ thể:
Tăng cường sức đề kháng chống bệnh tật
Tăng cường thể lực
Tăng cường khả năng chức phận cơ thể…
Tăng cường sức đề kháng chống bệnh tật, tăng cưởng thể lực, tăng cường khả
năng chức phận cơ thể…
Câu 26: Các yếu tố tác động tự nhiên của thiên nhiên và các yếu tố vệ
sinh là:
- Vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường tập luyện và nghỉ ngơi, nước.
- Ánh sáng mặt trời, không khí, nước; vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, vệ
sinh môi trường tập luyện và nghỉ ngơi…
- Ánh sáng mặt trời, không khí, nước; vệ sinh cá nhân,
- Ánh sáng mặt trời, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường tập luyện và nghỉ
ngơi…
Câu 27: Các loại bài tập TDTT theo truyền thống lịch sử bao gồm:
Thể dục, Thể thao, Trò chơi, Du lịch
Thể dục, Thể thao,
Trò chơi, Du lịch
Thể thao, Trò chơi
Câu 28: Nguyên tắc tự giác tính cực có nghĩa là:
Biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục của sinh viên
Biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục và tự học của sinh viên
Biến quá trình giáo dục thành quá trình tự học của sinh viên
Cả ba điều trên đều đúng
Câu 29: muốn phát huy tính tự giác tích cực cho sinh viên phải xây dựng:
Tính hứng thú, động cơ cho sinh viên
Động cơ, hành vi cho sinh viên cho sinh viên
Hành vị, hứng thú cho sinh viên
Cả ba điều trên đều đúng
Câu 30: Tính tự giác tích cực của người tham gia tập luyện TDTT thường
được thể hiện qua:
Hoạt động tự giác, gắng sức để hoàn thành nhiệm vụ học tập
Hoạt động tự giác, gắng sức để hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện
Hoạt động tự giác, gắng sức để hoàn thành nhiệm vụ học tập – rèn luyện.
Hoạt động tự giác để hoàn thành nhiệm vụ học tập – rèn luyện.
Câu 31: Để người học thực hiện một cách tự giác và tích cực trong tập luyện:
Dạy cách phát hiện lỗi sai trong quá trình thực hiện.
Đánh giá kết quả thực hiện của người tập.
Đề ra nhiệm vụ để học sinh tự thực hiện và phát huy sáng kiến.
Cả ba điều trên đều đúng
Câu 32: Nguyên tắc trực quan là:
Phương tiện duy nhất, quan trọng nhất có ý nghĩa quyết định đến quá trình
hình thành, phát triển và hoàn thiện các kỹ năng – kỹ xảo vận động của con người.
Phương tiện quan trọng nhất có ý nghĩa quyết định đến quá trình hình thành,
phát triển và hoàn thiện các kỹ năng vận động của con người.
Phương tiện duy nhất có ý nghĩa quyết định đến quá trình hình thành, phát
triển và hoàn thiện các kỹ năng – kỹ xảo vận động của con người.
Phương tiện duy nhất có ý nghĩa quyết định đến quá trình hình thành và hoàn
thiện các kỹ năng – kỹ xảo vận động của con người.
Câu 33: Yêu cầu khi sử dụng Phương pháp trực quan trong TDTT:
Xác định rõ phương tiện trực quan để giải quyết nhiệm vụ gì?
Phải thông qua nhiều cơ quan cảm giác để động tác được tiếp thu trọn vẹn
Sử dụng phương tiên trực quan phải phù hợp với đối tượng.
Cả 3 điều trên đều đúng
Câu 34: Trong GDTC, việc tập luyện muốn đạt hiệu quả phải lựa chọn sao
cho phương pháp đó thoả mãn yêu cầu về:
Trình độ, lứa tuổi, giới tính, tâm sinh lý của người học để chọn phương pháp
thích hợp.
Trình độ, tâm sinh- lý của người học để chọn phương pháp thích hợp.
Trình độ, lứa tuổi, giới tính của người học để chọn phương pháp thích hợp.
Cả 3 điều trên đều đúng.
Câu 35: Xác định mức độ phù hợp cho quá trình tập luyện TDTT:
Phải kiểm tra sức khỏe và trình độ thể lực ban đầu, để có được sự điều chỉnh
lượng vận động tập luyện cho phù hợp.
Phải kiểm tra y – sinh học và kiểm tra sư phạm, để có được sự điều chỉnh
lượng vận động tập luyện cho phù hợp.
Phải kiểm tra sư phạm, để có được sự điều chỉnh lượng vận động tập luyện
cho phù hợp.
Phải kiểm tra sức khỏe và trình độ thể lực ban đầu, đồng thời phải thường
xuyên kiểm tra y – sinh học và kiểm tra sư phạm, để có được sự điều chỉnh lượng
vận động tập luyện cho phù hợp.
Câu 36. Có mấy nguyên tắc của Phương pháp GDTC:
5 nguyên tắc
4 nguyên tắc
3 nguyên tắc
6 nguyên tắc
Câu 37. Nguyên tắc của Phương pháp GDTC bao gồm:
Nguyên tắc tự giác tích cực, Nguyên tắc trực quan, Nguyên tắc thích hợp và
cá biệt hoá, Nguyên tắc hệ thống, Nguyên tắc tăng dần yêu cầu
Nguyên tắc tự giác tích cực, Nguyên tắc trực quan, Nguyên tắc thích hợp và
Nguyên tắc cá biệt hoá, Nguyên tắc tăng dần yêu cầu
Nguyên tắc thích hợp, Nguyên tắc cá biệt hoá, Nguyên tắc hệ thống, Nguyên
tắc tăng dần yêu cầu.
Nguyên tắc cá biệt hoá, Nguyên tắc hệ thống, Nguyên tắc tăng dần yêu cầu.
Nguyên tắc tự giác tích cực,
Câu 38. Vai trò của nguyên tắc tự giác tích cực:
-Tính tự giác tích cực của người tham gia tập luyện TDTT thường được thể
hiện qua sự gắng sức để hoàn thành nhiệm vụ học tập – rèn luyện.
Tính tự giác tích cực của người tham gia tập luyện TDTT thường được thể
hiện qua hoạt động tự giác để hoàn thành nhiệm vụ học tập – rèn luyện.
Tính tự giác tích cực của người tham gia tập luyện TDTT thường được thể
hiện qua hoạt động tự giác, gắng sức để hoàn thành nhiệm vụ học tập – rèn luyện.
Cả 3 điều trên đều đúng.
Câu 39. Thực hiện nguyên tắc tự giác tích cực cần:
Giải thích rõ mục đích từng nội dung học mới và phương pháp thực hiện, để
người học thực hiện một cách tự giác và tích cực.
Dạy cách phát hiện lỗi sai trong quá trình thực hiện.
Đề ra nhiệm vụ để học sinh tự thực hiện và phát huy sáng kiến.
Cả 3 điều trên đều đúng.
Câu 40. Vai trò của Nguyên tắc trực quan.
Là nguyên tắc quan trọng trong hệ thống các nguyên tắc của phương pháp
GDTC và tập luyện TDTT
Là tiền đề cần thiết để con người tiếp thu và hoàn thiện hoạt động vận động
nói chung và của Giáo dục thể chất nói riêng.
Giúp cho HS tiếp thu kỹ năng, kỹ xảo, kỹ thuật động tác một cách nhanh
chóng và chính xác.
Cả 3 điều trên đều đúng.
Câu 41. Mục tiêu của nguyên tắc thích hợp và cá biệt hóa:
Xác định mức độ thích hợp của các phương pháp cho từng đối tượng học.
Phải xét đến trình độ lứa tuổi, giới tính, tâm sinh lý của người học để chọn
phương pháp thích hợp.
Quá trình tác động của tập luyện TDTT luôn phù hợp với đặc điểm của từng
cá nhân người tham gia tập luyện để thu được hiệu quả tối ưu.
Cả 3 điều trên đều đúng.
Câu 42. Trong GDTC, việc tập luyện muốn đạt hiệu quả phải lựa chọn sao
cho phương pháp đó thoả mãn yêu cầu:
Phải xét đến trình độ lứa tuổi, giới tính, tâm sinh lý của người học để chọn
phương pháp thích hợp.
Phải xét đến trình độ lứa tuổi, giới tính của người học để chọn phương pháp
thích hợp.
Phải xét đến trình độ lứa tuổi, tâm sinh lý của người học để chọn phương
pháp thích hợp.
Cả 3 điều trên đều đúng.
Câu 43. Xác định mức độ phù hợp cho quá trình tập luyện GDTC:
Phải kiểm tra sức khỏe và trình độ thể lực ban đầu, để có được sự điều chỉnh
lượng vận động tập luyện cho phù hợp.
Phải thường xuyên kiểm tra y – sinh học để có được sự điều chỉnh lượng vận
động tập luyện cho phù hợp.
Phải kiểm tra sư phạm, để có được sự điều chỉnh lượng vận động tập luyện
cho phù hợp.
- Cả 3 điều trên đều đúng.
Câu 44. Những điều kiện chính đảm bảo nguyên tắc hệ thống là:
Tính liên tục của quá trình giáo dục TDTT và luân phiên hợp lý lượng vận
động với nghỉ ngơi.
Tính lặp lại và tính biến dạng.
Tuần tự các buổi tập và mối liên hệ lẫn nhau giữa các mặt khác nhau trong nội
dung các buổi tập
Cả 3 điều trên đều đúng.
Câu 45. Tập luyện thường xuyên, liên tục thì có thể có những biến đổi tốt:
Về cấu trúc của cơ thể
Về chức năng của cơ thể
Về sự hình thành kỹ năng kỹ xảo vận động và phát triển tố chất vận động.
Cả 3 điều trên đều đúng.
Câu 46. Sự cần thiết phải tăng lượng vận động một cách từ từ
Để tiếp thu được kỹ thuật động tác, thì phải tăng từ từ lượng vận động.
Để tránh tập luyện quá sức, tránh cảm giác sợ hãi thì phải tăng từ từ lượng
vận động.
Để tránh cảm giác sợ hãi thì phải tăng từ từ lượng vận động.
Cả 3 điều trên đều đúng.
IV. CHẤN THƯƠNG
Câu 47. Nguyên nhân gây ra chấn thương:
Không thực hiện đúng nguyên tắc tập luyện
Tập quá sức
Không tập trung trong quá trình tập luyện
Cả 3 điều trên đều đúng.
Câu 48: Phòng tránh chấn thương trong tập luyện bằng cách kiểm soát:
Phòng tập, sân bãi đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
Đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật
Sử dụng trang thiết bị tập luyện đúng kích thước
Quần áo tập luyện và thi đấu đảm bảo yêu cầu của môn thể thao và phù hợp
với điều kiện thời tiết
Câu 49. Những yếu tố thuận lợi làm xuất hiện các chấn thương:
Nắng gay gắt, quá nóng,
Độ ẩm không khí cao, mức độ thông gió, thoáng khí thấp
Quá lạnh, mưa gió
Điều kiện khí hậu, thời tiết xấu
Câu 50. Đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật trong tập luyện để phòng tránh
chấn thương:
Mặt sân bằng phẳng, nền đường chạy rất cứng,
Sử dụng trang thiết bị tập luyện sai kích thước
Có quần áo tập luyện và thi đấu đảm bảo yêu cầu của môn thể thao và phù
hợp với điều kiện thời tiết.
- Cả 3 điều trên đều đúng.
Câu 51. Giày tập, thi đấu phải đúng tiêu chuẩn và kích cỡ để phòng chánh
chấn thương:
Mắt cá chân, khớp gối, Phỏng da, rách da, viêm da
Gãy xương
Dãn dây chằng
Cả 3 điều trên đều đúng
Câu 52: Tố chất thể lực nào là hai yếu tố quan trọng nhất cấu thành và quyết
định hiệu quả vận động của cơ thể:
Tố chất sức mạnh và độ mềm dẻo
Tố chất sức mạnh và sức nhanh
Tố chất sức bền và sức mạnh
Tố chất mềm dẻo và sức bền
Câu 53. Tố chất thể lực nào là chìa khóa để phòng tránh chấn thương
Tố chất sức mạnh và độ mềm dẻo
Tố chất sức mạnh và sức nhanh
Tố chất sức bền và sức mạnh
Tố chất mềm dẻo và sức bền
Câu 54. Vết thương là:
Những thương tổn rách da, gân, cơ
Sự sai lệch đầu xương tạo nên ổ khớp khiến khớp không cử động được nữa
Sự sai lệch các diện khớp
Những tổn thương phần mềm không gây sự phá hủy toàn bộ giải phẫu bề mặt
của da
Câu 55. Đụng giập là:
Những thương tổn rách da, gân, cơ
Sự sai lệch đầu xương tạo nên ổ khớp khiến khớp không cử động được nữa
Sự sai lệch các diện khớp
Những tổn thương phần mềm không gây sự phá hủy toàn bộ giải phẫu bề mặt
của da.
Câu 56. Cách xử lý khi bị đụng giập (bầm tím)
Chườm đá lên vùng bị va đập, kê chân lên cao khi ngồi hoặc nằm, băng ép
Chườm đá lên vùng bị va đập,
Bôi dầu nóng, xoa bóp, tiếp tục vận động
Bôi dầu nóng, tiếp tục vận động
Câu 57. Bong gân là:
Những thương tổn nhẹ bao hoạt dịch, bao khớp, dây chằng vùng khớp
Những thương tổn nhẹ bao hoạt dịch, dây chằng vùng khớp
Những thương tổn nhẹ bao hoạt dịch, bao khớp,
Những thương tổn từ nhẹ đến nặng bao hoạt dịch, bao khớp, dây chằng vùng
khớp
Câu 58. Cách xử trí bong gân:
Ngừng hoạt động ngay ở khớp và chi bị chấn thương
Chườm lạnh trong 2-3 ngày, mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 20-30 phút
Băng ép ngay vùng bị chấn thương để làm giảm chảy máu
Cả 3 điều trên đều đúng
Câu 59. Sai khớp là:
Sự sai lệch đầu xương tạo nên ổ khớp khiến khớp không cử động được nữa
Sự sai lệch dây chằng
Sự sai lệch của bao hoạt dịch, dây chằng vùng khớp
Cả 3 điều trên đều đúng
Câu 60. Phương pháp xử lý khi sai khớp:
Cố định khớp, nhanh chóng chuyển nạn nhân tới các cơ sở y tế càng sớm càng
tốt
Tự ý uốn nắn, kéo khớp
Sau 2-3 ngày mới nắn khớp
Cả 3 điều trên đều đúng
Câu 61: Gãy xương là:
Do xương bị gãy, mất sự liên tục thường có của xương,
Mất cử động không thể nhấc chân hoặc tay lên được
Thay đổi hình dạng của đoạn chi
Sưng nề
Câu 62: Xử lý gãy xương:
Cố định bằng các loại nẹp y tế
Dùng các nẹp tự tạo hoặc phương tiện có sẵn ở nơi chấn thương
Lau sạch vết bẩn xung quanh vết thương.
Cả 3 điều trên đều đúng
Câu 63: Chức năng chính của Giáo dục thể chất là:
Nâng cao thành tích
Nâng cao sức khỏe
Duy trì và nâng cao sức khỏe
Duy trì và nâng cao thành tích
Câu 64: Theo tổ chức WHO sức khỏe đó là:
Một trạng thái hài hòa về thể chất, tinh thần và xã hội
Một trạng thái hài hòa về thể chất,
Một trạng thái hài hòa tinh thần
Một trạng thái hài hòa xã hội,
Câu 65: Giáo dưỡng Thể chất là:
Là truyền thụ và tiếp thu có hệ thống những cách thức điều khiển hợp lý sự
vận động của con người.
Là truyền thụ những cách thức điều khiển hợp lý sự vận động của con người.
Là tiếp thu có hệ thống những cách thức điều khiển hợp lý sự vận động của
con người.
Một quá quá trình giáo dục.
Câu 66: Năng lực vận động là:
Khả năng, chức năng của hệ thống, cơ quan trong cơ thể, thể hiện chính qua
hoạt động cơ bắp… Nó bao gồm các tố chất thể lực và những năng lực vận động
cơ bản của con người
Là các tố chất thể lực và những năng lực vận động cơ bản của con người
Khả năng, chức năng của hệ thống, cơ quan trong cơ thể,
Những năng lực cơ bản của con người
Câu 67: Huấn luyện Thể thao là:
Một quá trình đào tạo và giáo dục theo đặc điểm cá nhân để hoàn thiện và
nâng cao thành tích thể thao, được tiến hành dựa trên các cở sở tri thức khoa học
chung và khoa học giáo dục.
Quá trình được tiến hành dựa trên các cở sở tri thức khoa học chung và khoa
học giáo dục.
Một quá trình đào tạo và giáo dục theo đặc điểm cá nhân
Một quá trình đào tạo và giáo dục theo đặc điểm cá nhân để hoàn thiện và
nâng cao thành tích thể thao,
Câu 68: Chương trình môn học Giáo dục thể chất nhằm:
Cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, nâng cao sức khỏe, phát triển
thể lực, tầm vóc, hoàn thiện nhân cách …
Cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản,
Nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực,
Hoàn thiện nhân cách …
Câu 69: Thể dục thể thao là:
Một nhân tố xã hội chuyên môn nhằm tác động có chủ đích và hợp lý đến quá
trình phát triển thể chất của con người, chủ yếu là về các tố chất vận động và kỹ
năng vận động.
Một nhân tố xã hội chuyên môn nhằm tác động có chủ đích và hợp lý các tố
chất vận động và kỹ năng vận động.
Tác động có chủ đích và hợp lý đến quá trình phát triển thể chất của con
người, chủ yếu là về các tố chất vận động và kỹ năng vận động.
Tác động có chủ đích và hợp lý đến quá trình phát triển thể chất của con
người
Câu 70: Tập luyện thế nào có lợi cho sức khỏe:
Tập đúng nguyên tắc,
Tập đúng Phương pháp,
Có chế độ dinh dưỡng hợp lý
Cả 3 điều trên đều đúng
Câu 71: Dấu hiệu quan trọng nhất của bài tập TDTT chính là:
Nội dung của nó có tính tương ứng với hình thức hay không
Nội dung của nó có tính tương ứng với phương pháp hay không
Nội dung của nó có tính tương ứng với mục tiêu hay không
Nội dung của nó có tính tương ứng với nguyên tắc hay không
Câu 72: Quan hệ giữa nội dung và hình thức của bài tập TDTT là:
Mối quan hệ tương hỗ hữu cơ, thể hiện hai mặt của bài tập.
Nội dung của bài tập đóng vai trò chủ đạo quyết định cơ bản (chỉ tương đối).
Hình thức của bài tập thay đổi thì đến lượt nó – hình thức của bài tập lại đóng vai
trò chủ đạo, quyết định đối với nội dung.
Cả 3 điều trên đều đúng
Câu 73: Cùng một bài tập gây nên hiệu quả khác nhau phụ thuộc vào các đặc
điểm cá nhân người tập:
Tuổi, giới tính,
Tình trạng sức khỏe và thể lực,
Điều kiện lao động, học tập, sinh hoạt…
Cả 3 điều trên đều đúng
Câu 74: Yếu tố nào quan trọng nhất tạo nên tinh thần hào hứng, tích cực, tự
giác trong tập luyện:
Độ phức tạp, tính hấp dẫn
Những yếu tố mới, tính hấp dẫn
Độ phức tạp, Những yếu tố mới
Cả 3 điều trên đều đúng
Câu 75: Đặc điểm của môi trường thực hiện bài tập:
Thời tiết, địa hình của địa điểm tập luyện.
Dụng cụ, thiết bị của địa điểm tập luyện.
Điều kiện vệ sinh của địa điểm tập luyện.
Cả 3 điều trên đều đúng
Câu 76: Tác động tự nhiên của thiên nhiên và các yếu tố vệ sinh trong quá
trình tập luyện:
Ánh sáng mặt trời, không khí, nước
vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống
Vệ sinh môi trường tập luyện và nghỉ ngơi
Cả 3 điều trên đều đúng
Câu 77: Thể dục cơ bản là:
Một loại hình của thể dục phát triển chung, rất phong phú và đa dạng về nội
dung và hình thức.
Một hình thức của thể dục phát triển chung, rất phong phú và đa dạng về nội
dung và hình thức.
Một trong những nội dung thể dục phát triển chung
Cả 3 điều trên đều đúng
Câu 78: Mục đích của thể dục cơ bản là nhằm:
Hình thành các kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản,
Phát triển thể lực chung
Tăng cường sức khoẻ.
Cả 3 điều trên đều đúng
Câu 79: Nội dung của Thể dục cơ bản gồm:
Đi, chạy, nhẩy, ném, mang vác, leo trèo. . .
Các bài tập đội hình đội ngũ,
Các bài tập thể dục vệ sinh các bài tập đơn giản với dụng cụ. .
Cả 3 điều trên đều đúng
Câu 80: Thể dục có khuynh hướng thể thao bao gồm:
Các môn thể dục dụng cụ,
Thể dục nghệ thuật, nhào lộn,
Thể dục thể hình và thẩm mỹ.
Cả 3 điều trên đều đúng
Câu 81 Thể dục bổ trợ Là các dạng bài tập:
Được lựa chọn có mục đích chuyên biệt của mỗi loại đối tượng tập luyện, bảo
đảm và hỗ trợ cho hoạt động chính đạt kết quả tốt hơn.
Là các dạng bài tập được lựa chọn có mục đích chuyên biệt của mỗi loại đối
tượng tập luyện.
Bảo đảm và hỗ trợ cho hoạt động chính đạt kết quả tốt hơn.
Cả 3 điều trên đều đúng
Câu 82: Nội dung Thể dục bổ trợ gồm:
Thể dục bộ trợ trong trường học.
Thể dục bộ trợ trong nghề nghiệp.
Thể dục bộ trợ trong thể thao. Thể dục bộ trợ trong quân sự
Cả 3 điều trên đều đúng.
Câu 83: Mục đích của các môn thể thao hiện đại là:
Nâng cao trình độ tài nghệ để dành thứ hạng trong thi đấu.
Nâng cao sức khỏe
Nâng cao hình ảnh cá nhân VĐV
Nâng cao thành tích
Câu 84: Mục đích môn thể thao dân tộc:
Giữ gìn bản sắc dân tộc
Củng cố đoàn kết
Tăng cường sức mạnh dân tộc
Cả 3 điều trên đều đúng.
Câu 85: Nội dung gồm Các môn thể thao kỹ thuật
Cũng thuộc các môn thể thao hiện đại, nhưng luôn sử dụng và điều khiển phương
tiện kỹ thuật và máy móc.
Thuộc các môn thể thao hiện đại,
Sử dụng và điều khiển phương tiện kỹ thuật và máy móc.
Cả 3 điều trên đều đúng.
Câu 86: trò chơi mô phỏng:
Nhằm phản ánh một số hiện tượng của đời sống xã hội, cũng như trong thiên
nhiên.
Mô phỏng tự do không có nội dung và cấu trúc cố định,
Không có luật lệ, quy định chặt chẽ.
Cả 3 điều trên đều đúng.
Câu 87: Trò chơi thể thao đơn giản:
Được tổ chức chặt chẽ và duy trì bằng các quy định, điều lệ, điều luật mang
tính chủ đề,
Được mọi người thừa nhận và tuân thủ dưới sự giám sát của trọng tài.
Đòi hỏi người chơi phải có năng lực nhất định.
Cả 3 điều trên đều đúng.
Câu 88 Nhóm trò chơi thể thao chính và cơ bản:
Là các môn bóng,
Hình thức thi đấu rất chặt chẽ, ổn định,
Đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn. Nhóm này thường dùng bổ trợ toàn diện
cho các môn thể thao chuyên sâu.
Cả 3 điều trên đều đúng.
Câu 89: Hình thức của Du lịch trong tập luyện
- Đi dạo
- Tham quan.
- Dã ngoại.
Cả 3 điều trên đều đúng.
Câu 90: Mối quan hệ của các nguyên tắc về phương pháp là:
Tiền đề cơ bản quyết định đến hiệu quả trong mọi hoạt động của con người,
trong đó có hoạt động GDTC
Quan trọng quyết định đến hiệu quả trong mọi hoạt động của con người, trong
đó có hoạt động GDTC
Quyết định đến hiệu quả trong mọi hoạt động của con người, trong đó có hoạt
động GDTC
Cả 3 điều trên đều đúng
Câu 91: Xây dựng hứng thú tập luyện cho học sinh là:
Cơ sở vững chắc phát huy tính tự giác tích cực cho học sinh.
Động cơ tốt phát huy tính tự giác tích cực cho học sinh.
Điều kiện phát huy tính tự giác tích cực cho học sinh.
Cả 3 điều trên đều đúng
Câu 92: Động cơ tham gia hoạt động là:
Tiền đề cần thiết để đảm bảo thái độ tự giác đối với hoạt động.
Điều kiện cần thiết để đảm bảo thái độ tự giác đối với hoạt động.
Yếu tố cần thiết để đảm bảo thái độ tự giác đối với hoạt động.
Cả 3 điều trên đều đúng
Câu 93: Hứng thú nhất thời của sinh viên xuất hiện trong tập luyện khi:
Tiến hành buổi tập sinh động, có sức lôi cuốn.
Tăng cường các cuộc thi đấu nhỏ và sử dụng PP trò chơi.
Sử dụng các hình mẫu trực quan, hợp lý, đẹp để tăng tính nghệ thuật của kỹ
thuật động tác…
Cả 3 điều trên đều đúng
Câu 94: Hứng thú bền vững của sinh viên chỉ có được trong tập luyện khi:
Sinh viên hiểu được ý nghĩa, tác dụng của tập luyện TDTT.
Sinh viên có kỹ năng tập luyện
Sinh viên có động cơ tập luyện
Cả 3 điều trên đều đúng
Câu 95: Nguyên tắc trực quan là:
Nguyên tắc quan trọng trong hệ thống các nguyên tắc của phương pháp
GDTC và tập luyện TDTT.
Nguyên tắc cần thiết trong hệ thống các nguyên tắc của phương pháp GDTC
và tập luyện TDTT.
Nguyên tắc cơ bản trong hệ thống các nguyên tắc của phương pháp GDTC và
tập luyện TDTT.
Cả 3 điều trên đều đúng
Câu 96: Nguyên tắc trực quan giúp cho:
Sinh viên tiếp thu kỹ năng, kỹ xảo, kỹ thuật động tác một cách nhanh chóng
và chính xác
Sinh viên tiếp thu kỹ năng, kỹ thuật động tác một cách nhanh chóng
Sinh viên tiếp thu kỹ năng, kỹ xảo, động tác một cách nhanh chóng
Sinh viên tiếp thu kỹ thuật động tác một cách chính xác
Câu 97: Khi áp dụng nguyên tắc trực quan vào quá trình sư phạm GDTC cần
phải tuân thủ một số tiêu chí:
Tính trực quan – một tiền đề cần thiết không thể thiếu để tiếp thu, phát triển
và hoàn thiện kỹ năng – kỹ xảo vận động trong giáo dục TDTT.
Tính trực quan – một điều kiện không thể tách rời trong quá trình hoàn thiện
các hoạt động vận động.
Tính trực quan – một nhân tố không thể tách rời trong quá trình hoàn thiện
các hoạt động vận động.
Cả 3 điều trên đều đúng
Câu 98: trong tập luyện TDTT nếu tác động lượng vận động quá mức giới
hạn sẽ:
Dẫn đến nguy cơ tổn hại sức khoẻ của người tập
Dẫn đến nguy cơ tổn hại tinh thần của người tập
Dẫn đến nguy cơ tổn hại thể chất của người tập
Dẫn đến nguy cơ tổn hại tâm lý của người tập
Câu 99: Trong GDTC, việc tập luyện muốn đạt hiệu quả phải lựa chọn sao
cho phương pháp đó thoả mãn yêu cầu:
Xác định mức độ thích hợp của các phương pháp cho từng đối tượng học.
Phải xét đến trình độ lứa tuổi, giới tính, tâm sinh lý của người học để
chọn phương pháp thích hợp.
Tính cá biệt hóa theo xu hướng chung và theo những cách thức riêng
trong giáo dục TDTT.
Cả 3 điều trên đều đúng

Câu 100: Để xác định mức độ phù hợp cho quá trình tập luyện cần:
Phải kiểm tra sức khỏe và trình độ thể lực ban đầu để có được sự điều chỉnh
lượng vận động tập luyện cho phù hợp.
Phải thường xuyên kiểm tra y – sinh học để có được sự điều chỉnh lượng vận
động tập luyện cho phù hợp.

Phải kiểm tra sư phạm, để có được sự điều chỉnh lượng vận động tập luyện
cho phù hợp.
Cả 3 điều trên đều đúng
Câu 101: Trong tập luyện TDTT nguyên tắc hệ thống nhất thiết phải được đặt
ra như một nguyên tắc bắt buộc vì:
Nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe của người tập luyện.
Nó liên quan đến thành tích của người tập
Nó liên quan đến kết của người tập
Cả 3 điều trên đều đúng
Câu 102: Nếu tập luyện thường xuyên, liên tục thì có thể có những biến đổi tốt
về:
Cấu trúc, chức năng của người tập
Sự hình thành KNKX vận động của người tập
Phát triển tố chất vận động của người tập
Cả 3 điều trên đều đúng
Câu 103: Điểm then chốt của nguyên tắc hệ thống trong quá trình GDTC là:
Không cho phép nghỉ đến mức làm mất hiệu quả tốt đã có qua tập luyện.
Cho phép nghỉ đến mức làm mất hiệu quả tốt đã có qua tập luyện.
Cho phép tập đến mức làm mất hiệu quả tốt đã có qua tập luyện.
Cả 3 điều trên đều đúng
Câu 104: Tính lặp lại và lặp lại biến dạng các yêu cầu của tập luyện được sử
dụng như là:
Một phương pháp để nâng cao chất lượng khi vận dụng nguyên tắc hệ thống.
Một nguyên tắc để nâng cao chất lượng khi vận dụng nguyên tắc hệ thống.
Một phương tiện để nâng cao chất lượng khi vận dụng nguyên tắc hệ thống.
Cả 3 điều trên đều đúng
Câu 105: Tính tuần tự của các buổi tập luyện phải:
Sắp xếp các buổi tập theo quy tắc từ dễ đến khó,
Sắp xếp các buổi tập theo quy tắc từ đơn giản đến phức tạp, từ đã biết đến
chưa biết,
Sắp xếp các buổi tập theo quy tắc từ lượng vận động thấp đến lượng vận động
cao.
Cả 3 điều trên đều đúng
Câu 106 Muốn nâng cao khả năng thích nghi của cơ thể lên một trình độ cao
hơn thì cần phải:
Thực hiện một lượng vận động cao và có độ phức tạp mới.
Thực hiện một lượng vận động cao
Thực hiện một lượng vận động có độ phức tạp mới.
Cả 3 điều trên đều đúng
Câu 107: Cơ thể thích nghi với một lượng vận động nào đó không phải ngay
lập tức, trong cùng một lúc, mà cần phải có:
Thời gian nhất định để cho kịp xảy ra các biến đổi thích nghi.
Thời gian dài để cho kịp xảy ra các biến đổi thích nghi.
Thời gian đủ để cho kịp xảy ra các biến đổi thích nghi.
Thời gian tương đối để cho kịp xảy ra các biến đổi thích nghi.
Câu 108: Lượng vận động tăng theo bậc thang là:
Tăng nhanh lượng vận động rồi ổn định lượng vận động đó trong một số buổi
tập nhất định rồi lại tiếp tục tăng, thường sử dụng trong 1 tuần, 1 tháng.
Tăng chậm lượng vận động rồi ổn định lượng vận động đó trong một số buổi
tập nhất định rồi lại tiếp tục tăng, thường sử dụng trong 1 tuần, 1 tháng.
Tăng nhanh lượng vận động rồi ổn định lượng vận động đó trong một số buổi
tập nhất định rồi lại tiếp tục giảm, thường sử dụng trong 2 tuần, 2 tháng.
Tăng nhanh lượng vận động rồi ổn định lượng vận động đó trong một số buổi
tập cố định rồi lại tiếp tục tăng, thường sử dụng trong 1 tuần, 1 tháng.
Câu 109: Lượng vận động tăng theo làn sóng là
Sự phối hợp việc nâng tương đối từ từ lượng vận động, sóng sau được lặp lại
ở trình độ cao hơn
Sự phối hợp việc nâng tương đối nhanh lượng vận động, sóng sau được lặp lại
ở trình độ cao hơn
Sự phối hợp việc nâng tương đối từ từ lượng vận động, sóng sau được lặp lại
ở trình độ thấp hơn
Sự phối hợp việc nâng tương đối chậm lượng vận động, sóng sau được lặp lại
ở trình độ thấp hơn

Câu 110: Lượng vận động tăng theo đường thẳng là:
Lượng vận động tăng lên từ từ, lượng vận động sau lớn hơn lượng vận động
trước.
Lượng vận động tăng lên đột ngột, lượng vận động sau lớn hơn lượng vận
động trước.
Lượng vận động tăng lên đột ngột, lượng vận động sau nhỏ hơn lượng vận
động trước.
Lượng vận động tăng lên từ từ, lượng vận động sau nhỏ hơn lượng vận động
trước.
Câu 111: Cơ tứ đầu đùi có tác dụng:
Duỗi thẳng gối, nâng, gấp đùi ra trước.
Chạy, ngồi xổm
Nhảy, đi lại, đứng thẳng
Cả 3 điều trên đều đúng
Câu 112: nhóm cơ kheo có tác dụng:
Gấp gối, kéo đùi ra sau.
Duỗi thẳng gối, nâng, gấp đùi ra trước.
Nhảy, đi lại, đứng thẳng
nâng, gấp đùi ra trước.
Câu 113: Cơ cẳng chân sau có tác dụng:
Duỗi bàn chân, gấp gối.
Nâng, gấp đùi ra trước.
Chạy, ngồi xổm
Cả 3 điều trên đều đúng
Câu 114: Chấn thương cấp tính xảy ra:
Đột ngột.
Từ từ
Lâu dài
Cả 3 điều trên đều đúng
Câu 115: Chấn thương mãn tính xảy ra:
Trong một thời gian dài
Đột ngột.
Từ từ
Trong một thời gian ngắn
Câu 116: Những khớp hay bị bong gân là:
Khớp cổ chân, bàn chân,
Khớp gối, khuỷu tay,
Khớp cổ tay và các ngón tay
Cả 3 điều trên đều đúng
Câu 117: Đối với các vết thương dù to hay nhỏ, đều phải chú ý đến vấn đề:
Chảy máu, mất máu, nhiễm trùng.
Rách da
Bầm tím
Cả 3 điều trên đều đúng
Câu 118: Các bước sơ cấp cứu vết thương:
Cầm máu, Băng bó
Giảm đau
Vận chuyển đến cơ sở điều trị chuyên khoa
Cả 3 điều trên đều đúng
Câu 119: Phòng tránh chấn thương trong tập luyện, thi đâu thể thao bằng
cách kiểm soát các nhóm các yếu tố nguy cơ gây chấn thương như sau:
Điều kiện tập luyện:
Đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật
Phương pháp tập luyện khoa học:
Cả 3 điều trên đều đúng
Câu 120: Tập luyện tố chất sức mạnh và độ mềm dẻo là:
Chìa khoá để phòng tránh chấn thương.
Hai yếu tố quan trọng nhất cấu thành hiệu quả vận động của cơ thể
Hai yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả vận động của cơ thể
Cả 3 điều trên đều đúng
II. ĐIỀN VÀO CHỖ TRỒNG
Câu 1: Chương trình môn học Giáo dục thể chất nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng
…………………, nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, hoàn thiện nhân
cách
Vận động cơ bản: Kỹ xảo
Hoàn thiện Thích ứng

Câu 2: Giáo dục thể chất là một loại hình giáo dục mà nội dung ………….. là dạy
học vận động (động tác) và phát triển có chủ đích các tố chất vận động của con
người.
a. Chuyên biệt b. Cơ bản c. Giáo dục d. Dạy học
Câu 3: Thể chất bao gồm: Thể hình, năng lực vận động và năng lực
………….
a. Thích ứng b. Vận động c. Chuyên môn d. Thể thao

Câu 3: Thể thao là một hoạt động ………….., mang tính chất trò chơi, bằng sự
vận động thể lực, nhằm phát huy những năng lực chuyên biệt, đạt thành tích cao
nhất, được so sánh trực tiếp và công bằng trong những điều kiện chuyên môn như
nhau.
a. Vận động b. Chuyên môn c. Thể lực d. Trò chơi
Câu 4: Thể hình là Hình thái, cấu trúc cơ thể, bao gồm trình độ phát triển, những
chỉ số tuyệt đối về …………..và tỷ lệ giữa chúng và tư thế
a. Hình thái b. Chức năng c. Thể lực d. Tư thế
Câu 6: Năng lực vận động là ………………….., chức năng của hệ thống, cơ
quan trong cơ thể, thể hiện chính qua hoạt động cơ bắp.
a. Khả năng b. Chức năng c. Tiềm năng d. Thiểu năng

Câu 5: Năng lực thích ứng là trình độ thích ứng chủ yếu về ……………. của cơ
thể của con người với môi trường bên ngoài,
a. Chức năng b. Khả năng c. Tiềm năng d. Thiểu năng

Câu 6: Phát triển thể chất là một quá trình tác động có …………… nhằm hình
thành và thay đổi về nhận thức, chức năng sinh học tự nhiên của cơ thể con người
trong suốt cuộc sống cá nhân của nó. Quá trình đó diễn ra dưới ảnh hưởng tích cực
của điều kiện sống, môi trường và đặc biệt là tác động của giáo dục TDTT.
a. Chủ đích b. Mục đích c. Ý thức d. Nhu cầu
Câu 7: Hoàn thiện thể chất là một ……………… làm cho cơ thể được phát triển
toàn diện, nhịp nhàng, hài hòa cả về mặt hình thái và chức năng cơ thể, một thể lực
cường tráng, một ý chí, tinh thần vững vàng, đủ điều kiện thích ứng và thích ứng
tốt nhất với các điều kiện căng thẳng.
a. Quá trình b. Chương trình c. Quy trình d. Tiến trình

Câu 8: Thể dục thể thao trong nhà trường là một bộ phận ……………của giáo dục
toàn diện.
a. Không thể thiếu b. Quan trọng c. cơ bản d. Quyết định

Câu 9: Các phương tiện giáo dục thể chất được sử dụng để tác động đến các đối
tượng tập luyện nhằm đạt được những ………………của giáo dục thể chất.
a. Mục đích b. Nội dung c. Phương pháp d. Mục tiêu

Câu 10. Phương tiện giáo dục thể chất bao gồm các ………………, các tác động tự
nhiên môi trường, các yếu tố vệ sinh. . . Trong đó các bài tập TDTT là phương
tiện chủ yếu.
a. Bài tập TDTT b. Yếu tố ảnh hưởng c. Bài tập thể lực d. Yếu tố tự
nhiên

Câu 11: Bài tập thể dục thể thao là những hoạt động vận động chuyên biệt, do con
người sáng tạo ra một cách có ý thức, có chủ đích, phù hợp với các
……………...giáo dục thể chất.
a. Qui luật b. Yêu cầu c. Qui định d. Tính chất

Câu 12. Nội dung của các bài tập TDTT chính là sự tác động của bài tập TDTT đó
lên ……..……….. làm thay đổi sâu sắc, toàn diện các hệ thống chức năng, chức
phận của cơ thể
a. Cơ thể người tập c. Hình thái người tập
b. Chức năng người tập d. Thể lực người tập

Câu 13: Hình thức của các bài tập TDTT chính là ……………. cũng như bên trong
của bài tập, được biểu hiện qua hình dáng và các hoạt động- động lực tạo nên.
a. Cấu trúc bên ngoài b. Hình dáng bên ngoài
b. Động lực bên trong c. Biểu hiện bên ngoài
Câu 14 Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả bài tập TDTT đó là đặc điểm của
…………….., bài tập, môi trường thực hiện bài tập, Sử dụng tác dụng tự nhiên của
thiên nhiên và các yếu tố vệ sinh.
a. Cá nhân người tập c. Thể lực của người tập
b. Chức năng của người tập d. Hình dáng người tập

Câu 15. Đặc điểm cá nhân người tập bao gồm lứa tuổi, giới tính, ……………..và
thể lực, điều kiện lao động, học tập, sinh hoạt…
a. Tình trạng sức khỏe c. Tình trạng thể lực
b. Tình trạng gia đình d. Tình trạng hôn nhân

Câu 16. Đặc điểm của môi trường thực hiện bài tập bao gồm: thời tiết, địa hình,
dụng cụ, thiết bị, …………………của địa điểm tập luyện.
a. Điều kiện vệ sinh c. Điều kiện dinh dưỡng
b. Điều kiện tập luyện d. Điều kiện môi trường

Câu 17. Trò chơi là một dạng bài tập thể lực, xuất hiện sớm nhất, mà loài người
sáng tạo nên, nhằm thoả mãn ……………………thực tiễn.
a. Nhu cầu đời sống c. Nhu cầu sinh hoạt
b. Nhu cầu giải trí d. Nhu cầu tập luyện

Câu 18. Tác dụng của trò chơi là: Một mặt có tác dụng hoàn thiện ………………
đã học, mặt khác có tác dụng nâng cao các tố chất và các phẩm chất tâm lý và đạo
đức cho người chơi.
a. Kỹ năng vận động c. Kỹ xảo vận động
b. Tố chất vận động d. Kiến thức

Câu 19. Nội dung của thể dục cơ bản gồm: Đi, chạy, nhẩy, …………… leo trèo.
các bài tập đội hình đội ngũ, các bài tập thể dục vệ sinh các bài tập đơn giản với
dụng cụ. .
a. ném, mang vác c. bưng bê
b. Bơi lội d. khiêng
Câu 20: Các bài tập TDTT tập luyện đúng phương pháp khoa học sẽ luôn tạo ra sự
biến đổi có lợi cho cơ thể Tăng cường sức đề kháng chống ………….., tăng cường
thể lực, tăng cường khả năng chức phận cơ thể…
a. Bệnh tật b. Lão hóa c. Cận thị huyết áp

Câu 21: Các yếu tố tác động tự nhiên của thiên nhiên và các yếu tố vệ sinh là:
Ánh sáng mặt trời, không khí, nước; vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, vệ sinh
môi trường …………và nghỉ ngơi…
a. Tập luyện b. Học tập c. Lao động d. Vui chơi

Câu 22: Các loại bài tập TDTT theo truyền thống lịch sử bao gồm: Thể dục, Thể
thao, Trò chơi và …………..
a. Du lịch b. dã ngoại c. leo núi d. bơi lội

III. NGUYÊN TẮC GDTC


Câu 23: Nguyên tắc tự giác tính cực có nghĩa là biến quá trình ……………. thành
quá trình tự giáo dục và tự học của sinh viên
a. giáo dục b. dạy học c. giáo dưỡng d. học tập

Câu 24: Muốn phát huy tính tự giác tích cực cho sinh viên phải xây dựng tính
…………. , động cơ cho sinh viên
a. hứng thú b. nhu cầu c chủ động d. kiên trì

Câu 35: Tính tự giác tích cực của người tham gia tập luyện TDTT thường được thể
hiện qua hoạt động tự giác, ……………. để hoàn thành nhiệm vụ học tập – rèn
luyện.
a. gắng sức b. nỗ lực c. quyết tâm d chịu khó

Câu 26: Để người học thực hiện một cách tự giác và tích cực trong tập luyện cần
dạy cách ……………... trong quá trình thực hiện. Đánh giá kết quả thực hiện của
người tập. Đề ra nhiệm vụ để học sinh tự thực hiện và phát huy sáng kiến.
a. phát hiện lỗi sai c. phát hiện điểm yếu
b. phát hiện mặt mạnh d. phát hiện mặt yếu
Câu 27: Nguyên tắc trực quan là phương tiện…………….., quan trọng nhất có ý
nghĩa quyết định đến quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện các kỹ năng –
kỹ xảo vận động của con người.
a. duy nhất b. cơ bản c. quyết định d. hữu hiệu

Câu 28: Khi sử dụng Phương pháp trực quan trong TDTT cần xác định rõ phương
tiện trực quan để giải quyết nhiệm vụ gì? Phải thông qua nhiều cơ quan ………….
để động tác được tiếp thu trọn vẹn. Sử dụng phương tiên trực quan phải phù hợp
với đối tượng.
a. cảm giác b. vận động c. nội tạng phân tích

Câu 29: Trong GDTC, việc tập luyện muốn đạt hiệu quả phải lựa chọn sao cho
phương pháp đó thoả mãn yêu cầu về: Trình độ, lứa tuổi, giới tính, ………… của
người học để chọn phương pháp thích hợp.
a. tâm sinh lý b. sinh hóa c. sinh cơ d. cơ thể

Câu 30: Xác định mức độ phù hợp cho quá trình tập luyện TDTT phải kiểm tra sức
khỏe và ………………. ban đầu, đồng thời phải thường xuyên kiểm tra y – sinh
học và kiểm tra sư phạm, để có được sự điều chỉnh lượng vận động tập luyện cho
phù hợp.
a. Trình độ thể lực c. trình độ chuyên môn
b. trình độ tập luyện d. trình độ kỹ thuật

Câu 31. Có …………… của phương pháp Giáo dục thể chất
a. 5 nguyên tắc b. 4 nguyên tắc c. 3 nguyên tắc d. 2 nguyên tắc

Câu 32. Nguyên tắc của Phương pháp GDTC bao gồm: Nguyên tắc tự giác tích
cực, Nguyên tắc trực quan, …………………….và cá biệt hoá, Nguyên tắc hệ
thống, Nguyên tắc tăng dần yêu cầu.
a. Nguyên tắc thích hợp c. nguyên tắc chú ý đặc điểm cá biệt
b. Nguyên tắc vừa sức, d. nguyên tắc tôn trọng nhân cách

Câu 33. Nguyên tắc trực quan là nguyên tắc ……………… trong hệ thống các
nguyên tắc của phương pháp GDTC và tập luyện TDTT
a. quan trọng b. cần thiết c. cơ bản d. quyết định

câu 34. Nguyên tắc trực quan trong tập luyện là tiền đề cần thiết để con người tiếp
thu và hoàn thiện hoạt động vận động nói chung và của ……………….. nói riêng.
a. Giáo dục thể chất c. Huấn luyện thể thao
b. Giáo dục thẩm mỹ d. giáo dục trí tuệ

Câu 35. Nguyên tắc trực quan trong tập luyện Giúp cho HS tiếp thu …………. kỹ
xảo, kỹ thuật động tác một cách nhanh chóng và chính xác.
a. kỹ năng b. kỹ thuật c. động tác d. chiến thuật

Câu 36. Quá trình tác động của tập luyện TDTT luôn phù hợp với …………. của
từng cá nhân người tham gia tập luyện để thu được hiệu quả tối ưu.
a. đặc điểm. b. tính cách c. điều kiện d. sức khỏe

Câu 37. Trong GDTC, việc tập luyện muốn đạt hiệu quả phải xét đến trình độ, lứa
tuổi, giới tính, ……………….của người học để chọn phương pháp thích hợp.
a. tâm sinh lý b. động cơ c. nhu cầu d. sức khỏe

Câu 38. Xác định mức độ phù hợp cho quá trình tập luyện GDTC phải kiểm tra sức
khỏe và trình độ thể lực ban đầu, để có được sự điều chỉnh …………….. tập luyện
cho phù hợp.
a. lượng vận động b. khối lượng c. cường độ d. thời gian

Câu 39: Quá trình tập luyện GDTC Phải thường xuyên kiểm tra ………………. để
có được sự điều chỉnh lượng vận động tập luyện cho phù hợp.
a. y – sinh học b. sinh lý c. tâm lý d. thái độ

Câu 40 Quá trình tập luyện GDTC phải kiểm tra ……………., để có được sự điều
chỉnh lượng vận động tập luyện cho phù hợp.
a. sư phạm b. y học c. sức khỏe d. khối lượng

Câu 41. Những điều kiện chính đảm bảo nguyên tắc hệ thống là:
Tính liên tục của quá trình giáo dục TDTT và luân phiên hợp lý lượng vận
động với nghỉ ngơi. ……………. và tính biến dạng. Tuần tự các buổi tập và mối
liên hệ lẫn nhau giữa các mặt khác nhau trong nội dung các buổi tập
a. Tính lặp lại b. tính liên tục c. tính tuần tự, d. tính thống nhất

Câu 42. Tập luyện thường xuyên, liên tục thì có thể có những biến đổi tốt về cấu
trúc của cơ thể, …………….của cơ thể, sự hình thành kỹ năng kỹ xảo vận động và
phát triển tố chất vận động.
a. chức năng b. chức phận c. thể lực d. sinh lý

Câu 43. Tăng lượng vận động một cách từ từ để tiếp thu được ……………..động
tác, tránh tập luyện quá sức, tránh cảm giác sợ hãi
a. kỹ thuật b. chiến thuật c. kỹ năng d. kỹ xảo

Câu 44. Nguyên nhân gây ra chấn thương là do không thực hiện đúng ……………
tập luyện. Tập quá sức, không tập trung trong quá trình tập luyện
a. nguyên tắc b. kỹ thuật c. Phương pháp d. nội dung

Câu 45: Phòng tránh chấn thương trong tập luyện bằng cách Đảm
bảo……………..., kỹ thuật
a. cơ sở vật chất b, sân bãi c. dụng cụ d. trang thiết bị

Câu 46. Những yếu tố thuận lợi làm xuất hiện các chấn thương là do điều kiện
……………., thời tiết xấu
a. khí hậu b. môi trường c. cơ sở vật chất d. tập luyện

Câu 47. Đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật trong tập luyện để phòng tránh chấn
thương cần có quần áo ………….. và thi đấu đảm bảo yêu cầu của môn thể thao và
phù hợp với điều kiện thời tiết.
a. tập luyện b. mỏng c. dày d. đẹp

Câu 48. Giày tập, thi đấu phải đúng tiêu chuẩn và ……………. để phòng chánh
chấn thương mắt cá chân, khớp gối, Phỏng da, rách da, viêm da
a. kích cỡ b. kích thước c. kích thích d. kích ứng
Câu 49: Tố chất sức mạnh và ……………. là hai yếu tố quan trọng nhất cấu thành
và quyết định hiệu quả vận động của cơ thể:
a. độ mềm dẻo b. sức nhanh c sức bền d. sức mạnh

Câu 50. Tố chất ……………và độ mềm dẻo là chìa khóa để phòng tránh chấn
thương
a. sức mạnh b. sức nhanh c sức bền d. khéo léo

Câu 51. Vết thương là Những thương tổn ……………., gân, cơ


a. rách da b. xước da c. trầy da d. bầm tím da

Câu 52. Đụng giập là những tổn thương ………….. không gây sự phá hủy toàn bộ
giải phẫu bề mặt của da.
a. phần mềm b. phần cơ c. phần xương d. phần dây chằng

Câu 53. Cách xử lý khi bị đụng giập thì ……………. lên vùng bị va đập, kê chân
lên cao khi ngồi hoặc nằm, băng ép
a. chườm đá b. bôi dầu nóng c. xoa bóp d. tác động

Câu 54. Bong gân là những thương tổn từ nhẹ đến nặng ……………, bao khớp,
dây chằng vùng khớp
a. bao hoạt dịch b. gân c. cơ d. dây chằng

Câu 55. Cách xử trí bong gân: Ngừng hoạt động ngay ở khớp và chi bị chấn
thương
Chườm lạnh trong 2-3 ngày, mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần ………………..phút
a. 20-30 b. 10-20 c. 30-40 d. trên 40

Câu 56. Sai khớp là sự sai lệch ……………….. tạo nên ổ khớp khiến khớp không
cử động được nữa
a. đầu xương b. dây chằng c. bao hoạt dịch d. cơ
Câu 57. Phương pháp xử lý khi sai khớp là …………….. khớp, nhanh chóng
chuyển nạn nhân tới các cơ sở y tế càng sớm càng tốt
a. cố định b. kéo khớp c. uốn nắn d. dịch chuyển

Câu 58. Gãy xương là do xương bị gãy, mất sự ………….. thường có của xương,
a. liên tục b. cử động nối liền d. vận động

Câu 59: Xử lý gãy xương là ……………. Xương bằng các loại nẹp y tế, nẹp tự
tạo hoặc phương tiện có sẵn ở nơi chấn thương
a. Cố định b. ổn định c. băng bó d. kẹp

Câu 60: Chức năng chính của Giáo dục thể chất là duy trì và nâng cao …………..
a. sức khỏe b. thể chất d. thành tích d. thể lực

Câu 61: Theo tổ chức WHO sức khỏe đó là một trạng thái hài hòa về thể chất,
tinh thần và …………….
a. xã hội b. gia đình c. nhà trường d. môi trường

Câu 62: Giáo dưỡng Thể chất là truyền thụ và tiếp thu có hệ thống những cách
thức điều khiển hợp lý sự …………của con người.
a. vận động b, hoạt động c. khởi động d. năng động

Câu 63: Năng lực vận động là khả năng, chức năng của hệ thống, cơ quan trong cơ
thể, thể hiện chính qua hoạt động cơ bắp… Nó bao gồm …………… …. và những
năng lực vận động cơ bản của con người
a. tố chất thể lực , b. tố chất sức bền c. tố chất sức nhanh d. tư chất

Câu 64: Huấn luyện Thể thao là một quá trình đào tạo và giáo dục theo đặc điểm
cá nhân để hoàn thiện và nâng cao thành tích ……………, được tiến hành dựa trên
các cở sở tri thức khoa học chung và khoa học giáo dục.
a. thể thao b. thi đấu c. tập luyện d. thể chất
Câu 65: Chương trình môn học Giáo dục thể chất nhằm cung cấp kiến thức, kỹ
năng vận động cơ bản, nâng cao …………. , phát triển thể lực, tầm vóc, hoàn thiện
nhân cách.
a. sức khỏe b. thành tích c. thể lực d. tài nghệ

Câu 66: Thể dục thể thao là một ……………xã hội chuyên môn nhằm tác động có
chủ đích và hợp lý đến quá trình phát triển thể chất của con người, chủ yếu là về
các tố chất vận động và kỹ năng vận động.
a. nhân tố b. thành tố c. yếu tố d. hình thái ý thức

Câu 67: Tập luyện đúng…………., Phương pháp, Có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ
có lợi cho sức khỏe
a. nguyên tắc b. hình thức c. nội dung d. Phương tiện

Câu 68: Dấu hiệu quan trọng nhất của bài tập TDTT chính là ………….. của nó có
tính tương ứng với hình thức hay không
a. nội dung b. Phương pháp c. Phương tiện d. mục đích

Câu 69: Quan hệ giữa nội dung và hình thức của bài tập TDTT là mối quan hệ
tương hỗ………………, thể hiện hai mặt của bài tập
a. hữu cơ b. vô cơ c. khăng khít d. gắn bó

Câu 70: Cùng một bài tập gây nên hiệu quả khác nhau phụ thuộc vào các đặc điểm
…………… người tập:
a. cá nhân b. sinh lý c. tâm lý d. chức năng

Câu 71: Những yếu tố mới, tính …………… tạo nên tinh thần hào hứng, tích cực,
tự giác trong tập luyện
a. hấp dẫn b. lôi cuốn c. đa dạng d. sôi nổi

Câu 72: Thể dục cơ bản là một loại hình của thể dục phát triển chung, rất phong
phú và đa dạng về ………………và hình thức.
a. Nội dung b. Phương pháp c. Phương tiện d. động tác
Câu 73: Mục đích của thể dục cơ bản là nhằm hình thành các ……………, kỹ xảo
vận động cơ bản, phát triển thể lực chung và tăng cường sức khoẻ.
a. kỹ năng b. động tác c. kiến thức d. yếu tố
Câu 74. Thể dục bổ trợ Là các dạng bài tập được lựa chọn có mục đích chuyên biệt
của mỗi loại đối tượng tập luyện, bảo đảm và hỗ trợ cho ………………..đạt kết
quả tốt hơn.
a. hoạt động chính b. hoạt động phụ c. hoạt động chân tay. d. hoạt động

Câu 75. Mục đích của các môn thể thao hiện đại là nâng cao trình độ ……………..
để dành thứ hạng trong thi đấu.
a. tài nghệ b. Thể lực c. kỹ thuật d. Chiến thuật

Câu 76: Nội dung các môn thể thao kỹ thuật cũng thuộc các môn thể thao
………… , nhưng luôn sử dụng và điều khiển phương tiện kỹ thuật và máy móc.
a. hiện đại b. truyền thống c. dân tộc d. kỹ thuật

Câu 77: Mối quan hệ của các nguyên tắc về phương pháp là ……………….. quyết
định đến hiệu quả trong mọi hoạt động của con người, trong đó có hoạt động
GDTC
a. Tiền đề cơ bản b. quan trọng c. nhân tố d. thành tố

Câu 78: Xây dựng hứng thú tập luyện cho học sinh là cơ sở vững chắc phát huy
tính tự giác ……………. cho học sinh.
a. Tích cực b. nỗ lực c. tập luyện d. phấn đấu

Câu 79. Động cơ tham gia hoạt động là tiền đề cần thiết để đảm bảo ………… tự
giác đối với hoạt động.
a. thái độ b. trình độ c. phong độ d. cấp độ

Câu 80 Hứng thú bền vững của sinh viên chỉ có được trong tập luyện khi Sinh viên
hiểu được ý nghĩa, ………………của tập luyện TDTT.
a. tác dụng b. công dụng c. giá trị d. cách thức
Câu 81: Nguyên tắc trực quan là nguyên tắc …………… trong hệ thống các
nguyên tắc của phương pháp GDTC và tập luyện TDTT.
a. quan trọng b. cần thiết c. không thể thiếu d. cơ bản

Câu 82: Nguyên tắc trực quan giúp cho Sinh viên tiếp thu kỹ năng, kỹ xảo, kỹ
thuật động tác một cách ………….. và chính xác
a. nhanh chóng b. trọn vẹn c. hoàn chỉnh d. toàn diện

Câu 83: Tính trực quan – một tiền đề ……………….. không thể thiếu để tiếp thu,
phát triển và hoàn thiện kỹ năng – kỹ xảo vận động trong giáo dục TDTT.
a. cần thiết b. quan trọng c. cơ bản d. mật thiết

Câu 84: trong tập luyện TDTT nếu tác động lượng vận động quá mức giới hạn sẽ
dẫn đến nguy cơ tổn hại …………… của người tập
a. sức khoẻ b. thể chất c. tinh thần d. cơ thể

Câu 85 : Trong tập luyện TDTT nguyên tắc hệ thống nhất thiết phải được đặt ra
như một nguyên tắc ………….. vì nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe của
người tập luyện
a. bắt buộc b. quan trọng c. quyết định d. triệt để
Câu 86: Điểm then chốt của nguyên tắc hệ thống trong quá trình GDTC là không
cho phép nghỉ đến mức làm mất …………tốt đã có qua tập luyện.
a. hiệu quả b. thành quả c. kết quả d. kỹ thuật
Câu 87 : Tính lặp lại và lặp lại biến dạng các yêu cầu của tập luyện được sử dụng
như là một phương pháp để nâng cao …………….. khi vận dụng nguyên tắc hệ
thống.
a. chất lượng b. trọng lượng c. khối lượng d. năng lượng
Câu 88: Muốn nâng cao khả năng thích nghi của cơ thể lên một trình độ cao hơn
thì cần phải thực hiện một ………………….. cao và có độ phức tạp mới.
a. lượng vận động b. khối lượng c. chất lượng d. trọng lượng
Câu 89: Cơ thể thích nghi với một lượng vận động nào đó không phải ngay lập tức,
trong cùng một lúc, mà cần phải có ………………nhất định để cho kịp xảy ra các
biến đổi thích nghi.
a. thời gian b. không gian c. Phương tiện d. điều kiện
Câu 90: Lượng vận động tăng theo bậc thang là ……………lượng vận động rồi ổn
định lượng vận động đó trong một số buổi tập nhất định rồi lại tiếp tục tăng,
thường sử dụng trong 1 tuần, 1 tháng.
a. tăng nhanh b. tăng từ từ c. tăng chậm d. tăng đột ngột
Câu 91: Lượng vận động tăng theo làn sóng là sự phối hợp việc nâng
……………… lượng vận động, sóng sau được lặp lại ở trình độ cao hơn
a. tương đối từ từ b. đột ngột c. nhanh d. cao

Câu 92: Lượng vận động tăng theo đường thẳng là lượng vận động tăng lên từ từ,
lượng vận động sau ………………lượng vận động trước.
a. lớn hơn b. nhỏ hơn c. nhiều hơn d. ít hơn
Câu 93: Chấn thương cấp tính xảy ra ……………...
a. đột ngột. b. Từ từ c. Lâu dài d. thường xuyên
Câu 94: Chấn thương mãn tính xảy ra trong một thời gian ………..
a. dài b. ngắn c. 1 tuần d. xác định
Câu 95: Đối với các vết thương dù to hay nhỏ, đều phải chú ý đến vấn
đề……………, mất máu, nhiễm trùng.
a. chảy máu b. Rách da c. Bầm tím d. đau

Câu 96: Các bước sơ cấp cứu ………….. phải Cầm máu, Băng bó, giảm đau, vận
chuyển đến cơ sở điều trị chuyên khoa
a. vết thương b. chấn thương c. bị thương d. bong gân

You might also like