Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 29

CÁC RỐI LOẠN NHỊP TIM

THƯỜNG GẶP

BS CKII NGUYỄN ĐỖ ANH


HỆ THỐNG DẪN TRUYỀN TIM
Bình thường xung điện
được phát ra từ nút
xoang (khử cực nhĩ) →
xuống nút nhĩ thất (A-V
node) → bó His →
nhánh (P) và nhánh (T)
→ mạng lưới Purkinje
(khử cực thất).
ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG CƠ TIM
ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG CƠ TIM
HỆ ĐỘNG MẠCH TƯỚI MÁU CHO HỆ DẪN TRUYỀN
CƠ CHẾ CỦA RỐI LOẠN NHỊP
1. Bất thường tự động tính
(Abnormal automacity)
2. Hoạt động khởi kích
(Trigger activity)
• Hậu khử cực sớm: Early
afterdepolarization (EAD)
• Hậu khử cực muộn: Delayed
afterdepolarization (DAD)
3. Cơ chế vòng vào lại (Re-
entry) Cơ chế vòng vào lại
PHÂN LOẠI RỐI LOẠN NHỊP TIM
Rối loạn nhịp trên thất Rối loạn nhịp thất Rối loạn nhịp chậm
• Nhịp nhanh nhĩ • Wolff – Parkinson – • Nhịp chậm xoang
• Nhịp nhanh kịch phát White • Block xoang nhĩ
trên thất • Ngoại tâm thu thất • Ngưng xoang
• Nhịp nhanh nhĩ đa ổ • Nhịp nhanh thất • Block nhĩ thất
• Rung nhĩ • Rung thất, cuồng thất
• Cuồng nhĩ
•Rối loạn nhịp trên thất
RUNG NHĨ

• Rung nhĩ là một rối loạn


nhịp trên thất được đặc
trưng bởi sự hoạt hóa
vô tổ chức của tâm nhĩ
với hệ quả là sự suy
giảm chức năng cơ học
của các tâm nhĩ.
RUNG NHĨ
• RN thường nhìn rõ ở V1 do RN thường phát sinh ở nhĩ trái.
• Đáp ứng thất hoàn toàn không đều.
• Không có sóng P mà thay bằng sóng f, hoàn toàn khác nhau về biên
độ, thời gian và hình dạng, TS: 400–600 ck/ph.
• RN không được điều trị đáp ứng thất thường 110 – 130 lần/phút.
• RN đáp ứng thất chậm (<40 lần/phút) và đều: thường là RN bị block
nhĩ thất độ III (có thể do ngộ đôc Digitalis …)
RUNG NHĨ
•Rối loạn nhịp thất
RỐI LOẠN NHỊP THẤT
• Ngoại tâm thu thất
• Nhịp nhanh thất
NGOẠI TÂM THU THẤT
(Ventricular Premature Beats)
NGOẠI TÂM THU THẤT
(Ventricular Premature Beats)
Điện tâm đồ:
- Phức bộ QRS: đến sớm, giãn rộng, biến dạng
so với bình thường
- ST-T thay đổi ngược chiều với QRS (QRS dương
→ ST chênh xuống, T âm và ngược lại).
- Thường có khoảng nghỉ bù:
RR’R = 2RR.
Khoảng RR’ gọi là khoảng ghép, còn R’R gọi là
khoảng nghỉ bù.
NGOẠI TÂM THU THẤT
(Ventricular Premature Beats)
Ngoại tâm thu thất: phức bộ QRS đến sớm, rộng; Sóng T theo sau
phức bộ QRS đến sớm có hướng ngược với hướng của QRS; Thời
gian nghỉ bù hoàn toàn
NHỊP NHANH THẤT
(Ventricular Tachycardia)
Là một dạng rối loạn nhịp nhanh có nguồn gốc từ tâm
thất (từ chỗ phân nhánh bó His trở xuống).
ECG:
- Tần số từ 120 - 240 ck/ph
- QRS giãn rộng >0,12s, biến dạng và có thay đổi thứ
phát ST-T, các phức bộ QRS tương đối đều.
Tuy nhiên có khoảng 5% cơn nhịp nhanh thất có QRS
hẹp do ổ phát nhịp nằm trên cao phần vách liên thất dễ
nhầm với cơn nhịp nhanh trên thất.
- P có tần số chậm hơn QRS (60 - 100 ck/ph) và không
có liên hệ với QRS, đây chính là dấu hiệu phân ly nhĩ thất
rất quan trọng trong chẩn đoán nhanh thất.
NHỊP NHANH THẤT
(Ventricular Tachycardia)
Nhịp nhanh thất: NTT/T khởi phát cơn nhanh thất. Khi có
≥3 NTT/T liên tiếp xảy ra được gọi là nhịp nhanh thất. Nhịp
nhanh thất kéo dài có thể làm rối loạn huyết động - tụt HA.
CUỒNG THẤT VÀ RUNG THẤT
(Ventricular Flutter and Fibrilation)

• Cuồng thất (ventricular flutter) và rung thất (ventricular


fibrilation) là những rối loạn nhịp tim ác tính, BN có thể
tử vong trong vòng 3-5 phút nếu không được phát hiện
và xử trí kịp thời. BN thường mất ý thức, hôn mê và co
giật, suy hô hấp, mất mạch và huyết áp.
CUỒNG THẤT VÀ RUNG THẤT
(Ventricular Flutter and Fibrilation)
Điện tâm đồ:
- Cuồng thất: những dao động hình sin, khá đều, tần
số 150-300 ck/ph, đôi khi khó phân biệt với nhịp nhanh
thất có tần số nhanh.
- Rung thất: nhịp hoàn toàn không đều về thời gian,
biên độ và hình dạng, khó phân biệt đâu là P, QRS, T.
Rung thất sóng nhỏ (< 2mm) rất dễ nhầm với vô tâm
thu, đây là tình huống có tiên lượng xấu.
CUỒNG THẤT VÀ RUNG THẤT
(Ventricular Flutter and Fibrilation)
 Cuồng thất
CUỒNG THẤT VÀ RUNG THẤT
(Ventricular Flutter and Fibrilation)
 Rung thất
RỐI LOẠN DẪN TRUYỀN
• Bình thường xung điện
được phát ra từ nút xoang
(khử cực nhĩ) → xuống nút
nhĩ thất (A-V node) → bó
His → nhánh (P) và nhánh
(T) → mạng lưới Purkinje
(khử cực thất).
• Bất kỳ một cản trở nào làm
chậm hay gây tắc nghẽn
quá trình dẫn truyền trên
đều được gọi là Block dẫn
truyền.
Rối loạn nhịp chậm
BLOCK NHĨ THẤT ĐỘ I

- Vị trí block: thường ở nút nhĩ thất hay bó His.


- Hình ảnh ECG:
+ Sóng P bình thường, đứng trước QRS và dẫn truyền 1:1.
+ Khoảng PR kéo dài > 0,20 sec và không thay đổi.
+ Phức bộ QRS bình thường về hình dạng và trục.
BLOCK NHĨ THẤT ĐỘ II – Mobitz I

- Vị trí block: thường ngay trong nút nhĩ thất.


- Hình ảnh ECG:
+ Sóng P hình dạng bình thường, đều, tần số nhiều hơn QRS.
+ Phức bộ QRS hình dạng bình thường, không đều nhưng có quy luật
(gọi là nhát bóp theo nhóm: grouped beating), tần số QRS ít hơn tần số
sóng P.
+ Khoảng PR tăng dần cho đến khi không dẫn, tiếp đến một chu kỳ mới.
+ Khoảng RR (có nhát không dẫn) <2 RR (ngắn nhất)
BLOCK NHĨ THẤT ĐỘ II – Mobitz II

- Vị trí block: thường dưới nút nhĩ thất, trong hoặc dưới bó His.
- Hình ảnh ECG:
+ Sóng P hình dạng bình thường, đều, tần số nhiều hơn QRS.
+ Phức bộ QRS không đều (đều khi Block 2:1), hình dạng
thường giãn rộng >0,1s cũng có thể bình thường.
+ Khoảng PR không thay đổi: có thể bình thường hoặc >0,2s.
BLOCK NHĨ THẤT ĐỘ II – Mobitz II
Thường có 2 dạng:
+ Dạng 1: thỉnh thoảng có những nhát không dẫn
(dropped beat), QRS có thể hẹp hoặc giãn rộng.

+ Dạng 2: dẫn truyền 2:1, QRS có thể hẹp hoặc giãn rộng.
BLOCK NHĨ THẤT ĐỘ III

- Vị trí block có thể ở 3 nơi:


+ Bó His
+ Nhánh P+T
+ Hoặc phân nhánh T trước + phân nhánh T sau + nhánh P.
Còn Block nhĩ thất bẩm sinh thì Block ngay nút nhĩ thất, có
thể lành tính hơn vì ở trên cao.

You might also like