TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 1 KIỂM TRA HỌC KỲ II

TỔ KHTN NĂM HỌC 2022 - 2023


-------------------- MÔN: HÓA HỌC LỚP 12
(Đề thi có 3 trang) Thời gian làm bài: 50 phút
(không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ............. Mã đề 301

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:


(H = 1; Li =7; Be = 9; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32;Cl = 35,5; K
= 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Sr = 88; Ag = 108; Cs = 133; Ba = 137)

Câu 1. Chất nào sau đây không làm mất tính cứng của nước cứng tạm thời?
A. NaOH. B. Na2CO3. C. HCl. D. Ca(OH)2.
Câu 2. Thứ tự giảm dần độ hoạt động hóa học của các kim loại kiềm là:
A. Li – Na – K – Rb – Cs B. Cs – Rb – K – Na – Li
C. Na – K – Cs – Rb – Li. D. K – Li – Na – Rb – Cs
Câu 3. Một kim loại X màu sáng bạc, mềm dễ dát mỏng. Trong đời sống hàng ngày nó được sử dụng
để sản xuất ra loại giấy mỏng để gói thực phẩm, bánh kẹo, gói thức ăn khi nướng, vỏ lon đồ hộp. Vậy
X là
A. Ag B. Zn C. Al. D. Au
Câu 4. Kim loại Al không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch?
A. CuSO4. B. MgCl2. C. HCl. D. Fe2(SO4)3.
Câu 5. Nhúng thanh sắt lần lượt vào các dung dịch sau: CuCl 2, AgNO3 dư, ZnCl2, FeCl3, HCl, HNO3
dư . Số trường hợp xảy ra phản ứng tạo hợp chất sắt (II) là
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 6. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là
A. ns2. B. (n – 1)dxnsy. C. ns2np1. D. ns1.
Câu 7. Cho từ từ dung dịch KOH dư vào dung dịch chất X, lúc đầu thấy xuất hiện kết tủa trắng keo,
sau đó kết tủa tan hết. Chất X là
A. AlCl3. B. FeCl2. C. CuSO4. D. MgCl2.
Câu 8. Trường hợp nào dưới đây không có sự phù hợp giữa tên quặng sắt và công thức hợp chất sắt
chính có trong quặng?
A. Pirit chứa FeS2. B. Manhetit chứa Fe3O4.
C. Xiđerit chứa Fe3O4. D. Hematit nâu chứa Fe2O3.
Câu 9. Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch
chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là:
A. I, II và IV. B. I, III và IV. C. I, II và III. D. II, III và IV.
Câu 10. Cho dãy các kim loại: Na, Al, Fe, K. Số kim loại kiềm trong dãy là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 11. Một loại nước cứng khi đun sôi thì mất tính cứng. Trong loại nước cứng này có hòa tan những
chất nào sau đây?
A. Ca(HCO3)2, MgCl2. B. CaSO4, MgCl2.
C. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2. D. Mg(HCO3)2, CaCl2.
Câu 12. Cho vào ống nghiệm chứa dung dịch FeCl2 một ít dung dịch NaOH ta thấy xuất hiện:
A. Kết tủa trắng xanh sau đó tan.
B. Kết tủa nâu đỏ sau đó tan.
C. Kết tủa nâu đỏ
D. Kết tủa trắng xanh hóa nâu trong không khí.
Câu 13. Phản ứng nào sau đây biểu diễn quá trình điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện?

A. Cr2O3 + 2Al Al2O3 + 2Cr.

B. Zn + CuSO4 ZnSO4 + Cu.

C. 2CuSO4 + 2H2O 2Cu + O2 +2H2SO4.

D. 2Al2O3 4Al + 3O2.


Câu 14. Ở nhiệt độ thường, kim loại X không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch kiềm. Kim loại
X là
A. Al. B. Ca. C. Mg. D. Na.
Câu 15. Cho sơ đồ phản ứng: Al2(SO4)3 →X → Y → Al. Trong sơ đồ trên, mỗi mũi tên là một phản
ứng. Các chất X, Y lần lượt là
A. AlCl3 và Al2O3. B. Al(OH)3 và Al2O3.
C. Al2O3 và Al(OH)3. D. NaAlO2 và Al(OH)3.
Câu 16. Dung dịch NaOH và dung dịch HCl đều phản ứng được với chất nào sau đây?
A. NaAlO2. B. Al2(SO4)3. C. Al(OH)3. D. AlCl3.
Câu 17. Tính chất vật lí nào dưới đây không phải là tính chất vật lí của Fe?
A. Dẫn điện và nhiệt tốt. B. Có tính nhiễm từ.
C. Màu vàng nâu, dẻo, dễ rèn. D. Kim loại nặng, khó nóng chảy.
Câu 18. Khi sục từ từ đến dư CO2 vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol NaOH và b mol Ca(OH) 2, kết quả
thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

Tỉ lệ a:b là:
A. 2:3 B. 5:4 C. 4:3 D. 4:5
Câu 19. Cho m gam Mg tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít H2( đo ở đktc). Giá trị m là
A. 3,6 B. 4,8 C. 1,2 D. 2,4
Câu 20. Thành phần chính của quặng boxit là
A. Al2O3. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. FeCO3.
Câu 21. Sắt có thể khử được ion kim loại trong các dd muối nào sau đây ?
A. CuSO4, AgNO3 B. CuSO4 , Na2SO4 C. AlCl3, AgNO3 D. MgCl2, CuSO4
Câu 22. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Đun nóng có thể làm mất tính cứng của nước cứng tạm thời
B. NaOH là chất rắn màu trắng, dễ nóng chảy, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước.
C. Cho kim loại Al vào dung dịch Na2SO4 và H2SO4 loãng thì Al chỉ bị ăn mòn hóa học.
D. Phèn chua được dùng để làm trong nước đục.
Câu 23. Cặp chất không xảy ra phản ứng hoá học là
A. Fe + dung dịch FeCl3. B. Cu + dung dịch FeCl3.
C. Cu + dung dịch FeCl2. D. Fe + dung dịch HCl.
Câu 24. Cho 5,6 gam Fe vào vào 100 ml dung dịch AgNO 3 2,2M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được
dung dịch X và kim loại Ag. Khối lượng muối có trong dung dịch X là bao nhiêu ?
A. 24,00 gam. B. 16,47 gam. C. 19,24 gam. D. 20,82 gam.
Câu 25. Kim loại Fe tác dụng với dung dịch axit lấy (dư) nào sau đây thu được muối Fe(II)?
A. H2SO4 đặc, nóng. B. HNO3 loãng. C. HNO3 đặc, nóng. D. H2SO4 loãng.
Câu 26. Phèn chua có công thức là:
A. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. B. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
C. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. D. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
Câu 27. Nhận định nào sau đây không đúng về Al?
A. Al dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, tốt hơn các kim loại Fe và Cu.
B. Al dễ nhường 3 electron hoá trị nên thường có số oxi hoá +3 trong các hợp chất.
C. Al thuộc chu kì 3, nhóm IIIA, ô số 13 trong bảng tuần hoàn.
D. Al có tính khử mạnh nhưng yếu hơn Na và Mg.
Câu 28. Cấu hình electron nào sau đây của ion Fe3+?
A. [Ar]3d6 B. [Ar]3d5 C. [Ar]3d3. D. [Ar]3d4
Câu 29. Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2 là
A. dùng Na khử Ca2+ trong dung dịch CaCl2.
B. điện phân dung dịch CaCl2.
C. nhiệt phân CaCl2.
D. điện phân CaCl2 nóng chảy.
Câu 30. Etanol là chất tác động đến thần kinh trung ương. Khi hàm lượng etanol trong máu tăng thì sẽ
có hiện tượng nôn, mất tỉnh táo và có thể tử vong. Tên gọi khác của etanol là
A. phenol. B. etanal. C. ancol etylic. D. axit fomic.
Câu 31. Hòa tan hết 3,24 gam Al trong dung dịch KOH dư thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V

A. 4,032. B. 2,688. C. 1,344. D. 5,376.
Câu 32. Hòa tan m gam Al trong dung dịch HNO3 dư, thu được 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy
nhất ở điều kiện tiêu chuẩn). Giá trị của m là?
A. 8,1. B. 4,05. C. 2,7. D. 1,36.
Câu 33. Từ hai muối X, Y thực hiện các phản ứng sau:
X → X1 + CO2; X1 + H2O → X2
X2 + Y → X + Y1 + H2O; X2 + 2Y → X + Y2 + 2H2O
Hai muối X, Y2 tương ứng là
A. MgCO3, NaHCO3. B. CaCO3, NaHCO3.
C. BaCO3, Na2CO3. D. CaCO3, NaHSO4.
Câu 34. Hòa tan hết 17,94 gam kim loại kiềm M vào nước thì thu được 0,23 mol khí H2. Kim loại M là
A. Li. B. Na. C. K. D. Rb.
Câu 35. Tiến hành thí nghiệm trộn lẫn các cặp dung dịch sau đây:
(a) HCl với Ca(HCO3)2; (b) AlCl3 dư với NaOH;
(c) Ca(OH)2 với NaHCO3; (d) Ba(OH)2 dư với Al2(SO4)3;
(e) NaHSO4 với BaCl2; (g) AgNO3 với Fe(NO3)2.
Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thị nghiệm thu được kết tủa là
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
Câu 36. Có nhiều loại bánh cần tạo độ xốp, vì vậy trong quá trình nhào bột người ta thường cho thêm
hóa chất nào trong số các hóa chất sau đây?
A. NH4HCO3. B. Na2CO3. C. NaNO3. D. NaCl.
Câu 37. Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?
A. Na. B. Fe. C. Al. D. Ca.
Câu 38. Cho các phát biểu sau:
(a) Các oxit của kim loại kiềm thổ đều tan tốt trong nước.
(b) Thạch cao nung được sử dụng để bó bột trong y học.
(c) Cho bột Al dư vào dung dịch FeCl3, phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch chứa AlCl3 và
FeCl2.
(d) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2 thu được kết tủa.
(e) Các kim loại kiềm khử nước dễ dàng ở nhiệt độ thường và giải phóng khí hiđro.
Số phát biểu đúng là
A. 3 B. 5. C. 2. D. 4.
Câu 39. Cho các phát biểu sau:
1. Điện phân nóng chảy NaCl thu được kim loại Na ở anot.
2. Để bảo quản kim loại kiềm, cần ngâm chìm trong dung dịch etanol.
3. Dùng Ca(OH)2 vừa đủ có thể làm mất tính cứng tạm thời của nước.
(d) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2 thu được kết tủa trắng.
(e) Xesi được dùng làm tế bào quang điện.
(g) Hỗn hợp BaSO3 và BaSO4 có thể tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, dư.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 40. Cho m gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, Ba, BaO (trong đó oxi chiếm 9,639% khối lượng) tác
dụng với một lượng dư H2O, thu được 0,672 lít H2 (đktc) và 200 ml dung dịch X. Cho X tác dụng với
200 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO4 0,2M và HCl 0,1M, thu được 400 ml dung dịch có pH =
13. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 6,8. B. 7,2. C. 5,4. D. 6,6.

You might also like