Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

ÔN TẬP HK2 (ĐỀ 1)

Câu 41: Khi điều chế kim loại, các ion kim loại đóng vai trò là chất:
A. bị khử. B. nhận proton. C. bị oxi hoá. D. cho proton.
Câu 42: Dẫn 1 luồng khí H2 dư qua hỗn hợp rắn X nung nóng gồm Al2O3, MgO, FeO và CuO, PbO.
Sau phản ứng được hỗn hợp rắn Y gồm bao nhiêu kim loại?
A. 1 B. 3 C. 4 D. 2
Câu 43: Tiến hành các thí nghiệm sau (điều kiện xem như có đủ):
(a) Cho lá Zn vào dung dịch Fe2(SO4)3 (dư)
(b) Cho sợi Mg vào dung dịch CuSO4 dư.
(c) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2
(d) Nung nóng hỗn hợp gồm Al dư và Cr2O3
(e) Điện phân nóng chảy Al2O3 với điện cực than chì.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là:
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 44: Phản ứng hóa học nào sau đây sai?
A. Cu + 2FeCl3(dung dịch) → CuCl2 + 2FeCl2.
B. 2Na +2H2O → 2NaOH + H2.

C. CO + CaO Ca + CO2
D. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
Câu 45: Thứ tự giảm dần độ hoạt động hóa học của nhóm kim loại kiềm là:
A. Na,K, Cs,Rb, Li. B. Cs,Rb, K, Na, Li.
C. Li, Na,K, Rb, Cs. D. K, Li, Na, Rb, Cs.
Câu 46: Nước Javel có chứa muối nào sau đây?
A. NaCl. B. NaCl + NaClO. C. NaClO. D. NaCl + NaClO3.
+
Câu 47: Quá trình nào sau đây, ion Na không bị khử?
A. Điện phân NaCl nóng chảy. B. Điện phân dung dịch NaCl trong nước.
C. Điện phân NaOH nóng chảy. D. Điện phân NaBr nóng chảy.
Câu 48: Đá vôi, vôi sống, vôi tôi có công thức lần lượt là:
A. CaCO3, CaO, Ca(OH)2 B. CaCO3, Ca(OH)2, CaO
C. CaO, Ca(OH)2, CaCO3 D. CaO, CaCO3, Ca(OH)2
Câu 49: Câu nào sau đây về nước cứng là không đúng?
A. Nước có chứa nhiều ion Ca2+; Mg2+là nước cứng
B. Nước không chứa hoặc chứa ít ion Ca2+, Mg2+ là nước mềm.
C. Nước cứng có chứa 1 trong hai ion Cl- và SO42- hoặc cả hai là nước cứng tạm thời.
D. Nước cứng có chứa đồng thời ion HCO3- và SO42- hoặc Cl- là nước cứng toàn phần.

Câu 50: Cho sơ đồ biến hoá Ca X Y Z T Ca. Hãy chọn thứ tự


đúng của các chất X, Y, Z, T
A. CaO; Ca(OH)2; Ca(HCO3)2; CaCO3 B. CaO; CaCO3; Ca(HCO3)2; CaCl2
C. CaO; CaCO3; CaCl2; Ca(HCO3)2 D. CaCl2; CaCO3; CaO; Ca(HCO3)2
Câu 51: Al2O3, Al(OH)3 bền trong
A. dd HCl. B. dd HNO3 C. H2O D. dd Ba(OH)2.
Câu 52: Quặng boxit được dùng để sản xuất kim loại nào sau đây?
A. Al. B. Cu. C. Na. D. Mg.
Câu 53: Cho hỗn hợp gồm Al, Mg, Fe2O3, Al2O3, MgO vào dung dịch NaOH dư còn lại rắn X. X gồm:
A. Fe2O3, Al2O3, MgO. B. Al2O3, Al, Fe2O3
C. Al, Mg D. Mg, MgO, Fe2O3
Câu 54: Hai dung dịch nào sau đây đều phản ứng được với kim loại Fe?
A. CuSO4 và ZnCl2. B. CuSO4 và HCl.
C. ZnCl2 và FeCl3. D. HCl và AlCl3.
Câu 55: Cấu hình electron nguyên tử viết gọn và vị trí của Fe trong bảng tuần hoàn là
A. [Ar] 3d6 4s2; ô nguyên tố 20, chu kì 4, nhóm IIB.
B. [Ar] 3d6 4s2; ô nguyên tố 28, chu kì 4, nhóm VIIIA.
C. [Ar] 3d6 4s2; ô nguyên tố 26, chu kì 4, nhóm VIIIB.
D. [Ar] 4s2 3d6; ô nguyên tố 26, chu kì 4, nhóm VIIIB.
Câu 56: Một loại quặng X chứa sắt trong tự nhiên đã được loại bỏ tạp chất. Hòa tan một lượng nhỏ
quặng này trong dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư thu được dung dịch Y và thoát ra khí màu nâu; nếu
thêm BaCl2 vào dung dịch Y thì thu được kết tủa trắng (không tan trong axit mạnh). X là quặng:
A. manhetit. B. hematit. C. pirit. D. xiderit.
Câu 57: Để điều chế Fe trong công nghiệp, người ta có thể dùng phương pháp nào trong các phương
pháp sau?
A. Điện phân dung dịch FeCl2.
B. Khử Fe2O3 bằng Al.
C. Khử Fe2O3 bằng CO ở nhiệt độ cao.
D. Dùng Mg khử Fe2+ trong dung dịch FeCl2 thu được Fe và MgCl2.
Câu 58: Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng xả ra hoàn toàn,
thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là:
A. Fe(NO3)3. B. HNO3. C. Fe(NO3)2. D. Cu(NO3)2.
Câu 59: Nhiệt phân Fe(OH)2 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là:
A. Fe(OH)3. B. Fe3O4. C. Fe2O3. D. FeO.
Câu 60: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Khi phản ứng với dung dịch HCl, kim loại Cr bị oxi hoá thành ion Cr2+.
B. Crom(VI) oxit là oxit bazơ.
C. Ancol etylic bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.
D. Crom(III) oxit và crom(III) hiđroxit đều là chất có tính lưỡng tính.
Câu 61: Phương trình hóa học nào sau đây sai?

A. 2Cr + 3H2SO4 (loãng) Cr2(SO4)3 + 3H2.

B. 2Cr + 3Cl2 2CrCl3.

C. Cr(OH)3 + 3HCl CrCl3 + 3H2O.

D. Cr2O3 + 2NaOH(đặc, nóng) 2NaCrO2 + H2O.


Câu 62: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
Biết X, Y và Z là các hợp chất của crom. Hai chất Y và Z lần lượt là
A. Cr(OH)3 và Na2CrO4. B. Cr(OH)3 và NaCrO2.
C. NaCrO2 và Na2CrO4. D. Cr2(SO4)3 và NaCrO2.
Câu 63: Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất nào sau đây có thể phân biệt khí SO2 và CO2?
A. nước. B. dung dịch Ba(OH)2.
C. dung dịch brom. D. dung dịch NaOH.
Câu 64: Cho dung dịch chứa các ion: Na , NH4 , CO32-, PO43-, NO3-, SO42-. Dùng dung dịch chất nào
+ +

sau đây có thể loại bỏ được nhiều ion nhất?


A. HCl. B. Ba(NO3)2. C. NaOH. D. KCl.
Câu 65: Cho hỗn hợp X gồm Cu, Ag, Fe, Al tác dụng với oxi dư khi đun nóng được chất rắn Y. Cho Y
vào dung dịch HCl dư, khuấy kĩ, sau đó lấy dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch NaOH
loãng, dư. Lọc lấy kết tủa tạo thành đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất
rắn Z. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần của Z gồm:
A. Fe2O3, CuO, Ag. B. Fe2O3, CuO, Ag2O.
C. Fe2O3, Al2O3. D. Fe2O3, CuO.
Câu 66: Cho các phát biểu sau:
(a) Hỗn hợp Na và A12O3 (tỷ lệ mol tương ứng 2: 3) tan hết trong nước dư.
(b) Trong dung dịch H2SO4 loãng, ion cromat chuyển thành ion đicromat.
(c) Phèn chua được sử dụng làm trong nước đục.
(d) Kim loại Cu oxi hóa được Fe3+ trong dung dịch.
(e) Hỗn hợp Fe2O3 và Cu (tỷ lệ mol tương ứng 1:1) có thể tan hết vào dung dịch HCl.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 67: Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào sai:
A. CrO3 là oxit axit, tác dụng với nước tạo hỗn hợp axit H2CrO4 và H2Cr2O7.
B. Cr(OH)3 có màu lục xám.
C. Cr2O3 là oxit lưỡng tính, hợp chất Cr(III) vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.
D. Trong môi trường axit, muối cromat có tính khử mạnh.
Câu 68: Trong thành phần của gang, nguyên tố chiếm hàm lượng cao nhất là
A. Si. B. Mn. C. S. D. Fe.
Câu 69: Tên của các quặng chứa FeCO3, Fe2O3, Fe3O4, FeS2. lần lượt là
A. Hematit; pirit; manhetit; xiderit. B. Xiderit ;Manhetit; pirit; Hematit.
C. Xiderit ; Hematit;manhetit; pirit. D. Pirit ; Hematit; manhetit; xiderit.
Câu 70: Nung 13,4 gam 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị II, được 6,8 gam rắn và khí X. khí X
sinh ra cho hấp thụ vào 100 ml dung dịch NaOH 1M, khối lượng muối thu được sau phản ứng là
A. 8,4 gam. B. 12,6 gam. C. 10,6 gam. D. 6,3 gam.
Câu 71: Hòa tan hết 15,2 g hỗn hợp 2 kim loại kiềm thổ thuộc 2 chu kỳ liên tiếp bằng lượng dư dung
dịch HCl thì thu được 11,2 lít khí (đktc). Hai kim loại này là
A. Be và Mg. B. Mg và Ca. C. Ca và Sr. D. Sr và Ba.
Câu 72: Trộn 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 1M với 400 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X
và kết tủa Y. Nung Y đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là
A. 6,8 gam B. 10,2 gam C. 20,4 gam D. 5,1 gam
Câu 73: Cho m gam bột sắt vào dung dịch HNO3, sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 2,24 lít khí
NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, ở đktc) và 1,2 gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 8,0. B. 9,6. C. 8,4. D. 5,6.
Câu 74: Khử hoàn toàn 4,0 gam Fe2O3 bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Khối lượng Fe thu được sau phản
ứng là
A. 2,8 gam. B. 1,4 gam. C. 5,6 gam. D. 4,0 gam.
Câu 75: Nhiệt nhôm hoàn toàn hỗn hợp gồm bột Al và Cr2O3 thu được 18,15 gam hỗn hợp X. Cho hỗn
hợp X tác dụng với dung dịch NaOH loãng dư thu được 3,36 lít H2 (đktc). Khối lượng crom điều chế
được là
A. 7,8 gam. B. 5,2 gam. C. 3,9 gam. D. 10,4 gam.
Câu 76: Tính lượng K2Cr2O7 cần để oxi hóa hết 22,8 g FeSO4 trong môi trường dung dịch H2SO4?
A. 7,35 gam. B. 14,7 gam. C. 44,1 gam. D. 29,4 gam.
Câu 77: Hòa tan hoàn toàn 6,7 gam hỗn hợp gồm Fe, Al và Mg có tỉ lệ mol tương ứng là 1:2:1 vào
dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X chứa 43 gam muối và hỗn hợp khí Y gồm N2O và
NO. Biết tỉ khối của Y so với H2 bằng 18,5. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng là
A. 0,695 mol. B. 0,840 mol. C. 0,420 mol. D. 0,550 mol.
Câu 78: Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO và Fe2O3 vào 1 lít dung dịch HNO3 1,7M, thu
được 6,72 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5+, ở đktc) và dung dịch Y. biết Y hòa tan tối đa
12,8 gam Cu và không có khí thoát ra. Giá trị của m là
A. 32,00. B. 16,00. C. 22,67. D. 55,80.
Câu 79: Hòa tan hoàn toàn 17,44 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, Fe2O3, CuO, Cu, Mg, MgO (trong đó
oxi chiếm 18,35% về khối lượng) trong dung dịch chứa 0,816 mol HNO3 loãng (biết rằng lấy đã dư
20% so với lượng phản ứng), kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và V lít (đktc) hỗn hợp khí Z
gồm NO và N2O (tỷ lệ số mol tương ứng là 3:2). Cho dung dịch NaOH tới dư vàoY rồi đun nóng,
không có khí thoát ra. Giá trị của V là
A. 0,98. B. 2,24 . C. 0,89. D. 1,12 .
Câu 80: Nhúng một thanh sắt nặng 100 gam vào 150 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và
AgNO3 0,1M. Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra, rửa sạch làm khô cân được 101,36 gam (giả thiết
các kim loại tạo thành đều bám hết vào thanh sắt). Khối lượng sắt đã phản ứng là
A. 1,54 gam. B. 0,42 gam. C. 2,10 gam. D. 1,45 gam.
----------- HẾT ----------

ÔN TẬP HK2 (ĐỀ 2)


TRƯỜNG THPT LẤP VÒ 1 - TỈNH ĐỒNG THÁP

Câu 1. Để phân biệt khí O2 và CO2 ta dùng đung dịch:


A. NaCl. B. NaOH. C. Br2. D. Ca(OH)2.
Câu 2. Cho các muối: Mg(NO3)2, Fe(NO3)2, Na2SO4, AlCl3. Số muối tác dụng NaOH dư tạo kết tủa là:
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 3. Cho 5,4 gam Al tác dụng hoàn toàn với dd HCl dư. Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích khí H 2
(ở đktc) thoát ra là.
A. 2,24 lít. B. 4,48 lít. C. 6,72 lít. D. 3,36 lít.
Câu 4. Để phân biệt dung dịch AlCl3 và dung dịch MgCl2 người ta dùng lượng dư dung dịch.
A. KNO3. B. K2SO4. C. KCl. D. KOH.
Câu 5. Chất vừa phản ứng dung dịch NaOH, vừa phản ứng dung dịch HCl.
A. Al(OH)3 B. Na2AlO4 C. AlCl3 D. NaAlO2
Câu 6. Hòa tan hoàn toàn m gam bột Al và dung dịch HNO 3 dư chỉ thu được 8,96 lít hỗn hợp khí X
gồm NO và N2O (đktc) có tỉ lệ mol là 1:3. Giá trị của m là.
A. 24,3 B. 42,3 C. 25,3 D. 25,7
Câu 7. Khử hoàn toàn 32 gam CuO bằng khí CO dư, thu được m gam kim loại. Giá trị của m là.
A. 12,8. B. 25,6. C. 19,2. D. 6,4.
Câu 8. Đun nóng hỗn hợp X gồm Fe2O3 và Al (không có không khí, phản ứng xảy ra hoàn toàn). Cho
chất rắn sau phản ứng tác dụng với dd NaOH dư được 0,3mol H 2; tác dụng với dd HCl dư được 0,4mol
H2. Số mol Al trong X là:
A. 0,3mol B. 0,6mol C. 0,4mol D. 0,25mol
Câu 9. Để hoà tan vừa đủ m gam hỗn hợp Al, Al 2O3 cần dùng 200 ml dung dịch KOH 2M, phản ứng
xong thu được 6,72 lít H2 (đktc). Giá trị m là .
A. 19,7. B. 13,2. C. 25,8. D. 15,6.
Câu 10. Cấu hình electron của Al là.
A. [Ne] 3s3 3p1. B. [Ne] 3s2 3p1. C. [Ne] 3s2. D. [Ne] 3s2 3p2.
Câu 11. Ở nhiệt độ thường, Fe tác dụng với dung dịch H 2SO4 loãng, thu được sản phẩm gồm H2 và
chất nào sau đây?
A. Fe2(SO4)3. B. FeSO4. C. Fe(OH)2 D. Fe2O3.
Câu 12. Hoà tan hết 2,04 gam kim loại R ( hoá trị II) trong dung dịch H 2SO4 loãng, thu được 0,085 mol
H2. Kim loại R là.
A. Ca. B. Fe. C. Mg. D. Zn.
Câu 13. Công thức hoá học của natri cromat là .
A. Na2CrO4 B. NaCrO2 C. CrCl3 D. Na2Cr2O7
Câu 14. Cho hợp kim Al, Fe, Cu vào dung dịch Cu(NO3)2 dư, chất rắn sau phản ứng là .
A. Cu B. Al và Cu C. Fe D. Al
Câu 15. Mô tả nào dưới đây không phù hợp với nhôm?
A. Mức oxi hóa đặc trưng +3. B. Cấu hình electron [Ne] 3s2 3p1.
C. Tinh thể cấu tạo lập phương tâm diện. D. Ở ô thứ 13, chu kì 2, nhóm IIIA.
Câu 16. Cho dãy các kim loại: Al, Cu, Fe, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch
H2SO4 loãng là.
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 17. Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là.
A. quặng đôlômit. B. quặng pirit. C. quặng boxit. D. quặng manhetit.
Câu 18. Để phân biệt khí NH3 ta dùng:
A. Quỳ tím ẩm. B. NaOH. C. HCl. D. Quỳ tím.
Câu 19. Cấu hình electron bền của Cr (Z = 24) là.
A. [Ar]3d54s1. B. [Ar] 3d44s2. C. [Ar] 3d64s2. D. [Ar]3d5.
Câu 20. Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là.
A. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên. B. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.
C. chỉ có kết tủa keo trắng. D. không có kết tủa, có khí bay lên.
Câu 21. Dãy gồm các kim loại bị thụ động trong axit HNO3 đặc nguội là.
A. Fe, Al, Zn B. Fe, Al, Cu C. Fe, Al, Cr D. Fe, Al, Ag
Câu 22. Thể tích dung dịch HCl 1M để hòa tan hoàn toàn 10,2 gam Al2O3 là:
A. 0,6 lít. B. 0,4 lít. C. 0,8 lít. D. 0,9 lít.
Câu 23. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Al là .
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 24. Để khử hoàn toàn m gam hỗn hợp CuO và PbO cần 8,1 gam kim loại nhôm, sau phản ứng thu
được 50,2 gam hỗn hợp 2 kim loại. Giá trị của m là.
A. 54,4 gam. B. 53,4 gam. C. 56,4 gam. D. 57,4 gam.
Câu 25. Cho 15 gam hỗn hợp bột Mg và Fe tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có 1 gam khí H 2 bay
ra. Lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là bao nhiêu gam?
A. 55,5 gam. B. 50,5 gam. C. 40,5 gam. D. 45,5 gam.
Câu 26. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl
(b) Cho Al2O3 vào dung dịch HCl loãng dư
(c) Cho Cu vào dung dịch HCl đặc nóng dư
(d) Cho Ba(OH)2 vào dung dịch KHCO3
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được chất rắn là:
A. 1 B. 4 C. 2 D. 3
Câu 27. Dung dịch X gồm 0,02 mol Cu(NO3)2 và 0,1 mol H2SO4. Khối lượng Fe tối đa phản ứng được
với dung dịch X là (biết NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3-).
A. 5,60 gam. B. 3,36 gam. C. 2,24 gam. ` D. 4,48 gam.
Câu 28. Hòa tan hoàn toàn hợp kim Al - Mg trong dung dịch HCl, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc). Nếu
cũng cho một lượng hợp kim như trên tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 6,72 lít khí H2
(đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng của Al trong hợp kim là.
A. 80,2%. B. 75,4%. C. 69,2%. D. 65,4%.
Câu 29. Cho 10 gam hỗn hợp bột kim loại gồm Fe và Al tác dụng với dung dịch NaOH dư tạo ra 6,72
lit khí (đktc). Phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp ban đầu là
A. 54%. B. 46%. C. 81%. D. 19%.
Câu 30. Cho 1,4g kim loại hóa trị II tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 0,56 lít H 2 (đkc). Kim
loại đó là:
A. Fe. B. Ni. C. Mg. D. Zn.
Câu 31. Có 2 khí SO2, CO2. Chỉ dùng một hóa chất nào sau đây để phân biệt được 2 khí trên ?
A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch Ca(OH)2.
C. Dung dịch Ba(OH)2. D. Dung dịch Br2.
Câu 32. Thành phần nào của cơ thể người có nhiều Fe nhất?
A. Tóc. B. Xương. C. Máu. D. Da.
Câu 33. Những người nghiện thuốc lá thường mắc bệnh ung thư phổi và những bệnh ung thư khác.
Chất độc hại gây ra bệnh ung thư có nhiều trong thuốc lá là.
A. Etanal (CH3CHO). B. Nicotin.
C. Cafein. D. Moocphin.
3+
Câu 34. Cấu hình electron của Cr là phương án nào?
A. [Ar]3d4. B. [Ar]3d³. C. [Ar]3d². D. [Ar]3d5.
Câu 35. Cho dãy các kim loại: Na, Cu, Fe, Ag, Zn. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch
HCl là .
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 36. Cho phản ứng: aAl + bHNO3 cAl(NO3)3 + dN2O + eH2O.
Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản. Tổng (c + d) bằng.
A. 38. B. 15. C. 11. D. 27.
Câu 37. Có thể dùng thuốc thử nào phân biệt 3 chất rắn: Al, Al2O3, FeO ?
A. H2O. B. Dung dịch NaOH.
C. Dung dịch HCl. D. Dung dịch H2SO4.
Câu 38. Cho 39,2 gam hỗn hợp M gồm Fe, FeO, Fe 3O4, Fe2O3, CuO, Cu (trong đó oxi chiếm 18,368%
về khối lượng) tác dụng vừa đủ với 850 ml dung dịch HNO 3 nồng độ a mol/l, thu được 0,2 mol NO
(sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của a là.
A. 3,0. B. 1,0. C. 1,5. D. 2,0.
Câu 39. Cho một lượng hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3 tan hết trong dung dịch HCl thu được 2 muối có tỉ lệ
mol là 1:1. Phần trăm khối lượng CuO và Fe2O3 trong hỗn hợp lần lượt là:
A. 54,63% và 45,38%. B. 33,33% và 66,67%.
C. 45,38% và 54,62%. D. 50% và 50%.
Câu 40. Hòa tan 9,14g hỗn hợp Cu, Mg, Al bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được 7,84 lít khí X(đktc);
dung dịch Z và 2,54g chất rắn Y. Lọc bỏ chất rắn Y, cô cạn dung dịch Z thu được khối lượng muối
khan là:
A. 19,025g B. 31,45g C. 33,99g D. 56,3g
------------- HẾT -------------

ÔN TẬP HK2 (ĐỀ 3)


TỈNH QUẢNG NAM
Câu 1: Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nhôm là
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 2: Kim loại nào sau đây có thể được điều chế bằng phương pháp thủy luyện?
A. Mg. B. Cu. C. K. D. Al.
Câu 3: Các kim loại kiềm thổ đều có tính
A. oxi hóa. B. bazơ. C. axit. D. khử.
Câu 4: Bột nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí clo, sinh ra sản phẩm nào sau đây?
A. AlCl3. B. Al2O3. C. Al(OH)3. D. NaAlO2.
Câu 5: Nhôm phản ứng được với chất nào sau đây trong dung dịch?
A. NaCl. B. HCl. C. KNO3. D. MgCl2.
Câu 6: Nếu vật làm bằng hợp kim Fe-Zn bị ăn mòn điện hoá thì trong quá trình ăn mòn,
A. kẽm nhường electron. B. sắt nhận electron.
C. kẽm nhận electron. D. không có sự trao đổi electron.
Câu 7: Công thức hóa học của sắt (III) oxit là
A. FeO. B. Fe(OH)3. C. Fe(OH)2. D. Fe2O3.
Câu 8: Tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt (II) là
A. bị phân hủy ở nhiệt độ cao. B. tính oxi hóa.
C. tính khử. D. điện li mạnh trong nước.
Câu 9: Kim loại kali (K) phản ứng được với chất nào sau đây tạo thành muối?
A. KOH. B. H2O. C. Br2. D. O2.
Câu 10: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, crom (Cr) thuộc chu kì
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 11: Hợp chất nào sau đây chứa nguyên tố kim loại kiềm?
A. Na2SO4. B. Ca3(PO4)2. C. CuCl2. D. Al(NO3)3.
Câu 12: Nhìn chung, kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy
A. cao. B. thấp. C. trung bình. D. rất cao.
Câu 13: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử Fe (Z = 26) có cấu hình electron là
A. [Ar]3d54s1. B. [Ar]3d64s1. C. [Ar]3d6. D. [Ar]3d64s2.
Câu 14: Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam Fe trong dung dịch HCl (dư), thu được V lít (đktc) khí H 2. Giá trị
của V là
A. 1,12. B. 2,24. C. 3,36. D. 4,48.
Câu 15: Trong hợp chất nào sau đây, sắt chỉ có tính oxi hóa?
A. FeCl2. B. FeO. C. FeSO4. D. Fe2O3.
Câu 16: Hòa tan NaOH (rắn) vào dung dịch CaCl2 thì độ cứng của dung dịch
A. không đổi. B. giảm. C. tăng. D. tăng rồi giảm.
Câu 17: Al2O3 phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. HNO3, KNO3. B. HCl, Ba(OH)2. C. NaCl, NaOH. D. Na2SO4, HNO3.
Câu 18: Trong phản ứng giữa sắt và H2SO4 đặc, nóng (dư), mỗi nguyên tử sắt
A. nhận 3 electron. B. nhường 2 electron.
C. nhường 3 electron. D. nhận 2 electron.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Không phải tất cả các kim loại kiềm thổ đều phản ứng được với nước.
B. Hiđroxit của các kim loại kiềm thổ đều có tính bazơ mạnh.
C. Kim loại nhôm tan được trong dung dịch bazơ kiềm.
D. Kim loại sắt có khối lượng riêng lớn hơn kim loại kiềm thổ.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Nhôm được điều chế bằng cách điện phân nhôm oxit nóng chảy.
B. Nhôm tác dụng được với dung dịch NaOH.
C. Nhôm bền trong không khí do trên bề mặt có lớp oxit bảo vệ.
D. Kim loại nhôm có tính lưỡng tính.
Câu 21: Cho 12 gam kim loại Mg phản ứng với lượng dư khí oxi thì tạo thành tối đa m gam MgO. Giá
trị của m là
A. 28. B. 20. C. 24. D. 16.
Câu 22: Cho dãy các chất: Fe, FeO, Fe2O3, Fe(OH)2. Số chất trong dãy khi tác dụng với dung dịch
HNO3 loãng có thể sinh ra sản phẩm khí (có chứa nitơ trong phân tử) là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 23: Trường hợp nào sau đây xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa học?
A. Dây sắt nóng đỏ cháy trong bình đựng khí clo.
B. Dây magie nguyên chất nhúng trong dung dịch axit sunfuric.
C. Mẩu kim loại natri bị oxi hóa trong không khí.
D. Đinh sắt để lâu ngày trong không khí ẩm.
Câu 24: Cho các phát biểu:
(a). Đốt sợi dây thép (có gắn mẩu than nhỏ làm mồi) trên ngọn lửa đèn cồn, rồi đưa vào bình chứa khí
oxi, sợi dây thép cháy êm dịu, tạo nhiều khói màu nâu đỏ.
(b). Nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron [Ne]3s 2 có tính kim loại mạnh nhất trong số các
nguyên tố ở cùng chu kỳ.
(c). Để loại bỏ kim loại sắt trong hỗn hợp với kim loại bạc, có thể ngâm hỗn hợp trong lượng dư dung
dịch HNO3.
Số phát biểu đúng là
A. 0. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 25: Hỗn hợp X gồm K và Na. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với Cl 2 dư. Khối lượng sản phẩm
tạo thành (a gam) nằm trong giới hạn nào sau đây (kết quả làm tròn đến 1 chữ số thập phân)?
A. 2,0m < a < 2,3m. B. 1,7m < a < 2,4m.
C. 2,1m < a < 2,7m. D. 1,9m < a < 2,5m.
Câu 26: Cho các phát biểu sau:
(a). Hỗn hợp Ba và Al2O3 với tỉ lệ mol 2:1 tan hết trong nước dư.
(b). Có thể phân biệt dung dịch MgCl2 với dung dịch AlCl3 bằng dung dịch KOH dư.
(c). Nhôm oxit khan là chất rắn, được dùng để chế tạo đá mài, giấy nhám.
(d). Phèn chua có công thức K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O, được dùng làm chất cầm màu khi nhuộm vải.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 27: Ngâm một mẩu sắt (dư) trong 20 ml dung dịch CuSO 4 0,2 M đến khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn. Cho rằng toàn bộ lượng đồng sinh ra đều bám trên mẩu sắt. So với mẩu sắt ban đầu, khối lượng
mẩu sắt sau phản ứng
A. giảm 0,224 gam. B. giảm 0,256 gam.
C. tăng 0,032 gam. D. tăng 0,256 gam.
Câu 28: Biết m gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 phản ứng vừa đủ với 500 ml dung dịch NaOH 1,0 M,
thu được 3,36 lít (đktc) khí H2. Giá trị của m là
A. 24,5. B. 20,7. C. 21,9. D. 23,1.
Câu 29: Thực hiện các thao tác sau: Cho vào ống nghiệm một ít tinh thể muối Mohr (là muối kép
FeSO4.(NH4)2SO4.6H2O), thêm một ít nước cất, lắc đều, thu được dung dịch X. Thêm lượng dư dung
dịch NaOH vào ống nghiệm chứa dung dịch X, thu được hệ Y. Để yên hệ Y trong không khí một thời
gian, thu được hệ Z. Lắc đều hệ Z trong không khí đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hệ T.
Cho các phát biểu:
(a). Dung dịch X có màu xanh nhạt.
(b). Trong hệ Y xuất hiện kết tủa màu xanh.
(c). Trong hệ Z, xuất hiện kết tủa nâu đỏ, ban đầu ở đáy ống nghiệm, sau lan dần lên phía trên.
(d). Toàn bộ kết tủa trong hệ T có màu nâu đỏ.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 30: Cho khí CO đi qua 0,13 mol hỗn hợp X gồm FeO và Fe 2O3, đun nóng, thu được hỗn hợp chất
rắn Y gồm 04 chất, có khối lượng 11,36 gam. Hấp thụ toàn bộ khí thu được sau phản ứng vào dung
dịch Ba(OH)2 dư, thu được 7,88 gam kết tủa. Mặc khác, hòa tan chất rắn Y bằng dung dịch HCl dư
thấy thoát ra 0,896 lít khí (đktc). Biết trong hỗn hợp Y, số mol sắt (III) oxit bằng 1/3 tổng số mol các
oxit khác. Phần trăm (%) khối lượng của sắt (III) oxit trong hỗn hợp Y là
A. 28,17. B. 51,28. C. 57,14. D. 18,02.
------ HẾT ------
ÔN TẬP HK2 (ĐỀ 4)
TRƯỜNG THCS VÀ THPT HOÀ BÌNH - TỈNH ĐỒNG THÁP
Câu 1: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?
A. K. B. Ba. C. Al. D. Ca.
Câu 2: Chất nào sau đây là muối axit?
A. NaNO3. B. CuSO4. C. NaH2PO4. D. Na2CO3.
Câu 3: Thành phần chính của đá vôi là canxi cacbonat. Công thức của canxi cacbonat là
A. CaSO3. B. CaCl2. C. CaCO3. D. Ca(HCO3)2.
Câu 4: Cặp chất nào sau đây gây nên tính cứng tạm thời của nước?
A. Na2SO4, KCl. B. NaCl, KCl. C. Na2SO4, K2SO4. D. Mg(HCO3)2, Ca(HCO3)2.
Câu 5: Cho 10 gam CaCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được V lít khí CO2. Giá trị của V là
A. 4,48. B. 3.36. C. 1,12. D. 2,24.
Câu 6: Kim loại Al không tan được trong dung dịch nào sau đây
A. NaOH. B. BaCl2. C. HCl. D. Ba(OH)2.
Câu 7: Nhôm hiđroxit thu được từ phản ứng nào sau đây
A. Cho dư dung dịch HCl vào dung dịch natri aluminat.
B. Thổi dư khí CO2 vào dung dịch natri aluminat.
C. Cho dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3.
D. Cho Al2O3 tác dụng với nước.
Câu 8: Hoà tan hết 1,62 gam Al trong dung dịch NaOH, thu được V ml khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 896. B. 672. C. 2016. D. 1344.
Câu 9: Hòa tan hoàn toàn m gam bột Al và dung dịch HNO 3 dư chỉ thu được 8,96 lít hỗn hợp khí X
gồm NO và N2O (đktc) có tỉ lệ mol là 1: 3. Giá trị của m là
A. 24,3. B. 42,3. C. 25,3. D. 25,7.
Câu 10: Sắt (III) hiđroxit là chất rắn màu nâu đỏ. Công thức của sắt(III) hidroxit là
A. FeCO3. B. Fe(OH)3. C. Fe3O4. D. Fe(OH)2.
Câu 11: Sắt có số oxi hóa +3 trong hợp chất nào dưới đây?
A. Fe2O3. B. FeO. C. Fe(OH)2. D. Fe(NO3)2.
Câu 12: Khi đun nóng, sắt tác dụng với lưu huỳnh sinh ra muối nào sau đây?
A. FeSO4. B. FeSO3. C. Fe2(SO4)3. D. FeS.
Câu 13: Chất nào sau đây phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng sinh ra khí SO2?
A. Fe(OH)3. B. FeCl3. C. Fe2O3. D. FeO.
Câu 14: Cho các chất sau : FeCO3, Fe3O4, FeS, Fe(OH)2. Nếu hòa tan cùng số mol mỗi chất vào dung
dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) thì chất tạo ra số mol khí lớn nhất là
A. Fe3O4. B. Fe(OH)2. C. FeS. D. FeCO3.
Câu 15: Cho bột Fe vào dung dịch HNO3 loãng dư ,phản ứng kết thúc. Dung dịch thu được sau phản
ứng là
A. Fe(NO3)3. B. Fe(NO3)3, HNO3. C. Fe(NO3)2. D. Fe(NO3)2 ,Fe(NO3)3.

Câu 16: Cho phản ứng: a FeO + b HNO3 c Fe(NO3)3 + d NO + e H2O.


Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, đơn giản nhất. Số phân tử HNO3 tạo muối là
A. 9. B. 10. C. 1. D. 3.
Câu 17: Thí nghiệm nào sau đây thu được muối sắt (II) khi kết thúc phản ứng?
A. Đốt cháy Fe trong bình chứa Cl2 dư. B. Cho Fe(OH)2 vào dung dịch HCl.
C. Cho Fe2O3 vào dung dịch HCl. D. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư.
Câu 18: Cho 2,24 gam Fe tác dụng hết với dung dịch Cu(NO 3)2 dư, thu được m gam kim loại Cu. Giá
trị của m là
A. 3,20. B. 6,40. C. 5,12. D. 2,56.
Câu 19: Hòa tan hoàn toàn m gam Fe bằng HCl dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 11,2. B. 5,6. C. 2,8. D. 8,4.
Câu 20: Dẫn khí CO dư qua ống sứ đựng 11,6 gam bột Fe3O4 nung nóng, thu được hỗn hợp khí X. Cho
toàn bộ X vào nước vôi trong dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị
của m là:
A. 20,0. B. 5,0. C. 6,6. D. 15,0.
Câu 21: Cho 36 gam FeO phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HCl. Giá trị của a là
A. 1,00. B. 0,50. C. 0,75. D. 1,25.
Câu 22: Để 4,2 gam sắt trong không khí một thời gian thu được 5,32 gam hỗn hợp X gồm sắt và các
oxit của nó. Hòa tan hết X bằng dung dịch HNO 3, thấy sinh ra 0,448 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử
duy nhất) và dung dịch Y. Vậy khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch Y là
A. 13,5 gam. B. 15,98 gam. C. 16,6 gam. D. 18,15 gam.
Câu 23: Khử a gam một oxit sắt bằng cacbon oxit ở nhiệt độ cao, người ta thu được 14,56 gam sắt và
8,736 lít khí CO2. Xác định công thức oxit sắt.
A. FeO. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. FeO hoặc Fe3O4.
Câu 24: Crom có số oxi hóa +6 trong hợp chất nào sau đây?
A. CrO. B. K2Cr2O7. C. KCrO2. D. Cr2O3.
Câu 25: Crom(VI) oxi có màu gì?
A. Màu vàng. B. Màu đỏ thẫm. C. Màu xanh lục. D. Màu da cam.
Câu 26: Phản ứng nào sau đây không đúng
A. 2Cr3+ + Zn → 2Cr2+ + Zn2+.
B. 2CrO2- + 3Br2 + 8OH- → 2CrO42- + 6Br- + 4H2O.
C. 2Cr3+ + 3Fe → 2Cr + 3Fe2+.
D. 2Cr3+ + 3Br2 + 16OH- → 2CrO42- + 6Br- + 8H2O.
Câu 27: Khi cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch kali đicromat, câu nào sau đây nêu đúng hiện
tượng?
A. Dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng.
B. Dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam.
C. Dung dịch không đổi màu.
D. Dung dịch bị mất màu.
Câu 28: Muốn điều chế 6,72 lít khí clo (đkc) thì khối luợng K2Cr2O7 tối thiểu cần dùng để tác dụng với
dung dịch HCl đặc, dư là
A. 29,4 gam. B. 27,4 gam. C. 24,9 gam. D. 26,4 gam.
Câu 29: Cho 11,7 gam hỗn hợp Cr và Zn phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, đun nóng thu
được dung dịch X và 4,48 lít H2 (đktc). Khối lượng muối trong X là
A. 29,45 gam. B. 33,00gam. C. 18,6 gam. D. 25,9 gam.
Câu 30: Khi núi lửa hoạt động có sinh ra khí hidro sunfua gây ô nhiễm không khí. Công thức của hidro
sunfua là
A. H2S. B. SO2. C. NH3. D. NO2.
Câu 31: Có thể dùng chất nào dưới đây để phân biệt các dung dịch riêng biệt chứa các cation: Na +;
Mg2+; Al3+
A. BaCl2. B. HCl. C. NaOH. D. K2SO4.
Câu 32: Ở điều kiện thường, chất X ở thể khí, tan rất ít trong nước, không duy trì sự cháy và sự hô hấp.
Ở trạng thái lỏng, X dùng để bảo quản máu. Phân tử X có liên kết ba. Công thức của X là
A. NH3. B. NO2. C. N2. D. NO.
Câu 33: Loại phân bón cung cấp photpho cho cây dưới dạng ion photphat, cần thiết cho cây ở thời kì
sinh trưởng, thúc đẩy quá trình sinh hóa, trao đổi chất và trao đổi năng lượng của cây là
A. phân phức hợp. B. phân đạm. C. phân lân. D. phân kali.
Câu 34: Lạm dụng rượu bia quá nhiều là không tốt, gây nguy hiểm cho bản thân, gánh nặng cho gia
đình và toàn xã hội. Hậu quả của sử dụng nhiều rượu, bia là nguyên nhân chính của rất nhiều căn bệnh.
Những người sử dụng nhiều rượu, bia có nguy cơ mắc bệnh ung thư nào sau đây
A. Ung thư vú. B. Ung thư gan. C. Ung thư phổi. D. Ung thư vòm họng.
Câu 35: Cho một số nhận định về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí như sau:
(a) Do hoạt động của núi lửa.
(b) Do khí thải công nghiệp, khí thải sinh hoạt.
(c) Do khí thải từ các phương tiện giao thông.
(d) Do khí sinh ra từ quá trình quang hợp của cây xanh.
(e) Do nồng độ cao của các ion kim loại: Pb2+, Hg2+, Mn2+, Cu2+ trong các nguồn nước.
Số nhận định đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 36: Cho dãy các kim loại: Na, Ca, Cu, Be, K, Fe Số kim loại trong dãy tác dụng với H 2O tạo dung
dịch bazơ là
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 37: Cặp dung dịch chất nào sau đây phản ứng với nhau tạo ra chất khí?
A. NH4Cl và AgNO3. B. NaOH và H2SO4.
C. Ba(OH)2 và NH4Cl. D. Na2CO3 và KOH.
Câu 38: Thực hiện các thí nghiệm sau
(a) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường.
(b) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl loãng (dư).
(c) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư).
(d) Hòa tan hết hỗn hợp Cu và Fe2O3 (có số mol bằng nhau) vào dung dịch H2SO4 loãng (dư).
(e) Sục khí CO2 dư vào dung dịch Ca(OH)2.
Trong các thí nghiệm trên, sau phản ứng, số thí nghiệm tạo ra hai muối là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 39: Cho sơ đồ các phản ứng sau:
(1) Al2O3 + H2SO4 X + H2O
(2) Ba(OH)2 + X Y+Z
(3) Ba(OH)2 (dư) + X Y + T + H2O
Các chất X, Z thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
A. Al2(SO4)3, Al(OH)3. B. Al2(SO4)3, BaSO4.
C. Al2(SO4)3, Ba(AlO2)2. D. Al(OH)3, BaSO4.
Câu 40: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho hỗn hợp Na và Al (tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước (dư).
(b) Cho hỗn hợp Cu và Fe2O3 (tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1) vào dung dịch HCl (dư).
(c) Cho hỗn hợp Ba và NH4HCO3 vào nước (dư).
(d) Cho hỗn hợp Cu và NaNO3 (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2) vào dung dịch HCl (dư).
(e) Cho hỗn hợp BaCO3 và KHSO4 vào nước (dư).
Khi phản ứng trong các thí nghiệm trên kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm không thu được chất rắn?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
------ HẾT ------

ÔN TẬP HK2 (ĐỀ 5)


TRƯỜNG THPT BÌNH TÂN - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (KHXH)
Câu 1: Hoà tan Fe vào dung dịch H2SO4 loãng dư thì xảy ra phản ứng
A. 2Fe + 6H2O → 2Fe(OH)3 + 3H2. B. 2Fe + 3H2SO4 loãng → Fe2(SO4)3 + 3H2.
C. Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2. D. Fe + 2H2O → Fe(OH)2 + H2.
Câu 2: Muối của axit cromic là

A. muối đicromat ( ). B. muối cromat ( ).

C. muối cromat ( ). D. muối đicromat ( ).


Câu 3: Nguyên tắc luyện gang là
A. khử quặng sắt oxit bằng than cốc trong lò cao.
B. khử ion kim loại thành kim loại tự do.
C. oxy hóa tạp chất thành oxit rồi biến thành xỉ và tách ra.
D. khử ion Mg2+ và Ca2+ tạo thành kim loại tự do.
Câu 4: Dung dịch Fe2(SO4)3 không tác dụng với kim loại nào?
A. Zn. B. Cu. C. Ag. D. Fe.
Câu 5: Ở nhiệt độ thường, crom chỉ tác dụng với
A. clo. B. flo. C. lưu huỳnh. D. nitơ.
Câu 6: Trường hợp nào sau đây được coi là không khí sạch?
A. Không khí chứa 78% N2, 16% O2, 6% hỗn hợp CO2, H2O, H2.
B. Không khí chứa 78% N2, 18% O2, 4% hỗn hợp CO2, H2O, HCl.
C. Không khí chứa 78% N2, 21% O2, 1% hỗn hợp CO2, H2O, H2.
D. Không khí chứa 78% N2, 20% O2, 2% hỗn hợp CO2, CH4 và bụi.
Câu 7: Nguyên liệu để sản xuất thép là
A. gang trắng hoặc gang xám, sắt thép phế liệu; chất chảy (CaO), nhiên liệu là dầu ma zut hoặc
khí đốt; chất oxy hóa là xăng.
B. gang trắng hoặc gang xám, sắt thép phế liệu; chất chảy (CaCO 3), nhiên liệu là dầu ma zut
hoặc khí đốt; chất oxy hóa là xăng.
C. gang trắng hoặc gang xám, sắt thép phế liệu; chất chảy (CaCO 3), nhiên liệu là dầu ma zut
hoặc khí đốt; chất oxy hóa là khí oxy.
D. gang trắng hoặc gang xám, sắt thép phế liệu; chất chảy (CaO), nhiên liệu là dầu ma zut hoặc
khí đốt; chất oxy hóa là khí oxy.
Câu 8: Nhỏ vài giọt dung dịch KOH vào ống nghiệm có chứa dung dịch FeCl2 thấy có hiện tượng là
A. xuất hiện kết tủa nâu đỏ.
B. xuất hiện kết tủa trắng xanh, sau đó kết tủa chuyển sang màu nâu đỏ.
C. xuất hiện kết tủa nâu đỏ, sau đó kết tủa chuyển sang màu đen.
D. xuất hiện kết tủa màu trắng xanh.
Câu 9: Tính chất hoá học đặc trưng của hợp chất sắt(III) là
A. chỉ có tính oxy hoá. B. chỉ có tính khử.
C. vừa có tính oxy hoá vừa có tính khử. D. tính bazơ.
Câu 10: Ở điều kiện thường, dung dịch FeSO 4 hoà tan được Mg, Al, Zn. Các phản ứng này thể hiện
tính chất hoá học gì sau đây của FeSO4?
A. Tính bazơ. B. Tính axit. C. Tính oxy hoá. D. Tính khử.
3+
Câu 11: Cấu hình electron của ion Fe là
A. [Ar]3d64s1. B. [Ar]3d6. C. [Ar]3d5. D. [Ar]3d64s2.
Câu 12: Phản ứng tạo thành chất khử trong lò cao là

A. C + O2 CO2 và CO2 + CaO → CaCO3.

B. 2C + O2 2CO và 4CO + 2CaO 2CaC2 + 3O2.

C. 2C + O2 2CO và 2CO + O2 2CO2

D. C + O2 CO2 và CO2 + C 2CO.


Câu 13: Sắt(II) oxit là
A. chất rắn, màu trắng, có nhiều trong quặng pirit.
B. chất rắn, màu trắng, không có trong tự nhiên.
C. chất rắn, màu đen, có nhiều trong quặng pirit.
D. chất rắn, màu đen, không có trong tự nhiên.
Câu 14: Phản ứng nào thường dùng để điều chế Fe2O3?

A. 4Fe + 3O2 2Fe2O3. B. 4FeO + O2 2Fe2O3.


C. 4Fe3O4 + O2 6Fe2O3. D. 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O.
Câu 15: Tính chất nào sau đây không đúng với crom(III) oxit?
A. Tính lưỡng tính.
B. Dùng để tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh.
C. Chất rắn, màu lục thẫm, không tan trong nước.
D. Tan được trong dung dịch NaOH loãng.
Câu 16: Ở điều kiện thích hợp, phản ứng nào sau đây không thu được muối sắt(II)?
A. Fe + H2SO4 loãng. B. Fe + S. C. Fe + HCl. D. Fe + Cl2.
Câu 17: Cho Fe2O3 phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng, dư tạo ra muối nào sau đây?
A. FeSO4. B. FeS. C. Fe2(SO4)3. D. FeSO3.
Câu 18: Phản ứng nào sau đây viết đúng?
A. 2Cr + 6HCl loãng nóng → 2CrCl3 + 3H2↑.
B. 2Cr + 3H2SO4 loãng nguội → Cr2(SO4)3 + 3H2↑.
C. Cr + 2HCl loãng nguội → CrCl2 + H2↑.
D. Cr + H2SO4 loãng nóng → CrSO4 + H2↑.
Câu 19: Dung dịch muối sắt(II) có màu
A. xanh nhạt. B. vàng. C. nâu đỏ. D. trắng.
Câu 20: Các số oxy hóa thường gặp của sắt trong hợp chất là
A. +1, +2. B. +2, +3. C. 0, +1, +2. D. 0, +2, +3.
Câu 21: Kim loại sắt bị thụ động hoá trong dung dịch nào sau đây?
A. HCl, H2SO4 loãng. B. NaOH, KOH.
C. HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội. D. CuCl2, FeCl3.
Câu 22: Quặng có hàm lượng sắt nhiều nhất là
A. manhetit. B. hematit nâu. C. pirit. D. hematit đỏ.
Câu 23: Vị trí của nguyên tố crom trong bảng hệ thống tuần hoàn là
A. Ô số 26, chu kỳ 4, nhóm VIIIB. B. Ô số 24, chu kỳ 4, nhóm VIB.
C. Ô số 26, chu kỳ 4, nhóm VIB. D. Ô số 24, chu kỳ 4, nhóm VIIIB.
Câu 24: Crom bền với nước và không khí là do
A. có lớp màng crom(III) oxit bền chắc bảo vệ.
B. có lớp màng hợp kim crom bền chắc bảo vệ.
C. có lớp màng crom(III) hidroxit bền chắc bảo vệ.
D. có lớp màng muối crom(III) bền chắc bảo vệ.
Câu 25: Nung nóng dây sắt rồi đưa vào bình đựng khí clo, phản ứng xảy ra thu được sản phẩm nào sau
đây?
A. Fe(OH)2. B. FeCl2. C. FeCl3. D. Fe(OH)3.
Câu 26: Phản ứng nào sau đây được dùng để điều chế Fe(OH)2?
A. Nhiệt phân Fe(OH)3. B. FeCl2 + H2SO4.
C. Nhiệt phân Fe(NO3)3. D. FeSO4 + NaOH.
Câu 27: Phản ứng nào thể hiện tính bazơ của sắt(II) hiđroxit?
A. Tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng.
B. Tác dụng với dung dịch HCl.
C. Tác dụng với dung dịch HNO3 loãng.
D. Tác dụng với khí oxy.
Câu 28: Ở điều kiện thích hợp, chất nào sau đây không thể oxi hoá được Fe thành Fe3+?
A. Cl2. B. S. C. Dung dịch HNO3. D. Dung dịch AgNO3.
Câu 29: Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH đặc vào dung dịch Na2Cr2O7 thấy có hiện tượng là
A. dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam.
B. dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng.
C. dung dịch chuyển từ màu trắng xanh sang nâu đỏ.
D. không có hiện tượng.
Câu 30: Ở điều kiện thường, khí X có mùi khai và làm xanh giấy quỳ tím ẩm. Khí X có thể là
A. SO2. B. H2S. C. NH3. D. CO2.
Câu 31: Ở điều kiện thường, sắt có tính khử
A. trung bình. B. mạnh. C. rất mạnh. D. yếu.
Câu 32: Sắt tác dụng được với dung dịch chất nào sau đây?
A. FeCl3. B. MgCl2. C. FeCl2. D. AlCl3.
Câu 33: Để điều chế 21,4 gam Fe(OH)3 thì cần dùng bao nhiêu ml dung dịch KOH 2M tác dụng vừa
đủ với dung dịch Fe2(SO4)3, biết phản ứng xảy ra hoàn toàn? (Fe = 56, O = 16, H = 1)
A. 200 ml. B. 300 ml. C. 600 ml. D. 150 ml.
Câu 34: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Dung dịch Na2CO3 tạo kết tủa trắng với dung dịch CaCl2.
B. Hoà tan Fe bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được muối Fe2(SO4)3.
C. Nhôm hiđroxit là kết tủa keo trắng, bền với nhiệt.
D. Crom(III) oxit có tính lưỡng tính.
Câu 35: Nhiệt phân hoàn toàn 32,1 gam Fe(OH) 3 thu được m gam chất rắn X. Giá trị của m là (Fe =
56, O = 16, H = 1)
A. 12. B. 24. C. 48. D. 36.
Câu 36: Thuốc thử dùng để phân biệt ba khí riêng biệt là SO2, CO2, H2 lần lượt là
A. dung dịch NaCl, dung dịch NaOH. B. dung dịch Ca(OH)2 dư, dung dịch HCl.
C. dung dịch NaOH, dung dịch NaCl. D. dung dịch Br2, dung dịch Ca(OH)2 dư.
Câu 37: Hoà tan hoàn toàn 3,04 gam hỗn hợp bột sắt và đồng vào dung dịch HNO 3 loãng dư thu được
0,896 lít (đktc) khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Thành phần phần trăm về khối lượng của sắt trong
hỗn hợp là (Fe = 56, Cu = 64)
A. 56,14%. B. 63,16%. C. 73,68%. D. 36,84%.
Câu 38: Thí nghiệm nào sau đây sinh ra kim loại sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn?
A. Điện phân nóng chảy Al2O3.
B. Ngâm bột Fe với dung dịch FeCl3 dư.
C. Ngâm thanh Zn vào dung dịch CrCl3 dư.
D. Nhiệt phân CaCO3.
Câu 39: Hiện tượng phản ứng xảy ra khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch NH 4Cl và
đun nóng là
A. thoát ra khí không màu, mùi khai. B. thoát ra khí không màu, mùi trứng thối.
C. thoát ra khí không màu, mùi hắc. D. thoát ra khí không màu, không mùi.
Câu 40: Khối lượng muối thu được khi hoà tan hết bột sắt bằng lượng vừa đủ 200 ml dung dịch HCl
1M là (Fe = 56, Cl = 35,5)
A. 12,7 gam. B. 25,4 gam. C. 16,8 gam. D. 5,6 gam.
TRƯỜNG THPT BÌNH TÂN - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (KHTN)
Câu 1: Bỏ một ít tinh thể K2Cr2O7 (lượng bằng hạt đậu xanh) vào ống nghiệm chứa khoảng 1 ml nước
rồi lắc ống nghiệm cho đến khi tan hết thu được dung dịch X. Thêm vài giọt dung dịch KOH vào dung
dịch X thu được dung dịch Y. Màu của dung dịch X và dung dịch Y lần lượt là:
A. màu vàng và màu da cam. B. màu vàng và màu nâu đỏ.
C. màu nâu đỏ và màu vàng. D. màu da cam và màu vàng.
Câu 2: Dãy gồm tất cả các chất tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng không sinh ra sản phẩm khí là
A. FeO, Fe2(SO4)3. B. Fe2O3, Fe(OH)3. C. FeO, FeSO4. D. Fe2O3, Fe.
3+
Câu 3: Cấu hình electron của ion Fe là
A. [Ar]3d64s2. B. [Ar]3d5. C. [Ar]3d6. D. [Ar]3d64s1.
Câu 4: Bạc có lẫn tạp chất là Fe và Cu. Dùng dung dịch nào sau đây để loại bỏ tạp chất mà không làm
thay đổi khối lượng bạc?
A. HNO3 loãng. B. HCl. C. Fe(NO3)3. D. AgNO3.
Câu 5: Mưa axit chủ yếu là do những chất sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp nhưng không
được xử lý triệt để. Đó là những chất nào sau đây?
A. H2S, Cl2. B. SO2, NO2. C. NH3, HCl. D. CO2, SO2.
Câu 6: Vị trí của nguyên tố Fe trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là
A. ô số 26, nhóm VIIIB, chu kỳ 4. B. ô số 28, nhóm VIIIA, chu kỳ 4.
C. ô số 28, nhóm VIIIB, chu kỳ 4. D. ô số 26, nhóm VIIIA, chu kỳ 4.
Câu 7: Ở điều kiện thích hợp, FeO thể hiện tính khử khi tác dụng với
A. dung dịch HNO3 đặc nóng. B. H2, CO, Al.
C. dung dịch HCl. D. dung dịch H2SO4 loãng.
Câu 8: Kim loại X tác dụng với HCl tạo muối Y, X tác dụng với khí Cl 2 tạo muối Z, cho X tác dụng
với muối Z thu được muối Y. Kim loại X là
A. Fe. B. Cu. C. Mg. D. Al.

Câu 9: Cho phản ứng: aFe + bHNO 3 cFe(NO3)3 + dNO + eH2O. Các hệ số a, b, c, d, e là những
số nguyên, có tỷ lệ tối giản. Tổng hệ số cân bằng của phản ứng là
A. 7. B. 6. C. 8. D. 9.
Câu 10: Thép là
A. hợp kim của sắt chứa từ 0,01 đến 2% khối lượng cacbon cùng với một số nguyên tố như Si,
Mn, Cr, Ni.
B. hợp kim của sắt chứa từ 0,1 đến 2% khối lượng cacbon cùng với một số nguyên tố như Si,
Mn, Cr, Ni.
C. hợp kim của sắt chứa từ 0,1 đến 5% khối lượng cacbon cùng với một số nguyên tố như Si,
Mn, Cr, Ni.
D. hợp kim của sắt chứa từ 0,01 đến 5% khối lượng cacbon cùng với một số nguyên tố như Si,
Mn, Cr, Ni.
Câu 11: Kim loại kiềm thổ nào tác dụng mạnh với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch kiềm?
A. Li, Na, K. B. Na, K, Ba. C. Mg, Be, Ca. D. Ca, Sr, Ba.
Câu 12: Số oxy hóa thường gặp của crom trong hợp chất là
A. +2, +3. B. +2, +3, +6. C. +1, +2, +3, +6. D. +1, +2, +3, +4, +6.
Câu 13: Nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh tính khử của sắt, kẽm, crom trong cùng điều kiện?
A. Tính khử: sắt > kẽm > crom. B. Tính khử: crom > kẽm > sắt.
C. Tính khử: kẽm > crom > sắt. D. Tính khử: kẽm > sắt > crom.

Câu 14: Cho sơ đồ chuyển hóa: FeCl2 Fe FeCl3. Hai chất X, Y lần lượt là
A. CuCl2, Cl2. B. MgCl2, Cl2. C. Cl2, HCl. D. HCl, AgCl.
Câu 15: Phản ứng giữa cặp chất nào không thể sử dụng để điều chế các muối Fe(II)?
A. Fe(OH)2 + H2SO4 loãng. B. FeO + HCl.
C. Fe + Fe(NO3)3. D. Fe(OH)2 + HNO3 loãng.
Câu 16: Khi luyện gang, các phản ứng khử sắt oxit xảy ra theo thứ tự nào?

A. FeO + C Fe + CO, Fe3O4 + C 3FeO + CO, 3Fe2O3 + C 2Fe3O4 + CO.

B. 3Fe2O3 + C 2Fe3O4 + CO, Fe3O4 + C 3FeO + CO, FeO + C Fe + CO.

C. 3Fe2O3 + CO 2Fe3O4 + CO2, Fe3O4 + CO 3FeO + CO2, FeO + CO Fe + CO2.

D. FeO + CO Fe + CO2, Fe3O4 + CO 3FeO + CO2, 2Fe2O3 + CO 2Fe3O4 + CO2.


Câu 17: Nguyên liệu để sản xuất gang là
A. quặng sắt và than cốc.
B. quặng manhetit, than cốc và chất chảy.
C. quặng hematit đỏ, than cốc và chất chảy.
D. quặng sắt xiđerit và than cốc.
Câu 18: Crom(VI) oxit có tính oxy hóa mạnh, dãy các chất bốc cháy khi tiếp xúc với crom(VI) oxit là
A. lưu huỳnh, photpho, thuốc tím.
B. lưu huỳnh, photpho, cacbon, magie oxit.
C. lưu huỳnh, photpho, cacbon, ancol etylic.
D. lưu huỳnh, photpho, khí cacbonic.
Câu 19: Nung nóng hỗn hợp bột Fe và S thu được sản phẩm nào sau đây?
A. Fe2(SO4)3. B. FeS. C. FeS2. D. FeSO4.
Câu 20: Phản ứng nào không tạo ra muối sắt(III)?
A. FeO tác dụng với dung dịch HNO3 loãng (dư).
B. Fe2O3 tác dụng với dung dịch HCl.
C. Fe tác dụng với dung dịch HCl.
D. Fe(OH)3 tác dụng với dung dịch H2SO4.
Câu 21: Phản ứng dùng để điều chế FeO là

A. Fe2O3 + CO 2FeO + CO2.

B. Fe + H2O FeO + H2.


C. 2Fe + O2 2FeO.

D. Fe2O3 + CO 2FeO + CO2.


Câu 22: Cho các hợp chất sau: Cr2O3, NaCrO2, K2Cr2O7, K2CrO4, CrCl3, CrO3. Số hợp chất trong đó
crom có số oxi hoá +6 là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 23: Trong phản ứng của Al với dung dịch NaOH, chất đóng vai trò chất khử và chất oxy hóa lần
lượt là
A. Al và H2O. B. NaOH và Al. C. H2O và Al. D. Al và NaOH.
Câu 24: Để phân biệt dung dịch Na2SO4 và dung dịch NaCl, người ta dùng dung dịch
A. NaOH. B. BaCl2. C. KNO3. D. HCl.
Câu 25: Hợp chất sắt(II) sunfat có công thức là
A. Fe(OH)3. B. FeSO4. C. Fe2O3. D. Fe2(SO4)3.
Câu 26: Sắt(II) oxit là
A. chất rắn, màu trắng, không có trong tự nhiên.
B. chất rắn, màu trắng, có nhiều trong quặng pirit.
C. chất rắn, màu đen, có nhiều trong quặng pirit.
D. chất rắn, màu đen, không có trong tự nhiên.
Câu 27: Cho 8,1 gam Al vào 200 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích khí H 2
(đktc) thu được là
A. 10,08 lít. B. 3,36 lít. C. 6,72 lít. D. 8,96 lít.
Câu 28: Để phân biệt ba chất khí NO2, CO2 và SO2 bằng phương pháp hóa học, người ta dùng lần lượt
các thuốc thử là:
A. dung dịch Ca(OH)2 và dung dịch HCl.
B. chỉ cần dùng dung dịch Ca(OH)2.
C. dung dịch H2SO4 và dung dịch Ca(OH)2.
D. dung dịch Ca(OH)2 và nước brom.
Câu 29: Cho 4,48 lít (đktc) khí CO từ từ đi qua ống sứ nung nóng đựng 8 gam một oxit sắt đến khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí thu được sau phản ứng có tỷ khối so với H 2 bằng 20. Công thức của
oxit sắt là
A. Fe3O4. B. Fe2O3. C. FeO. D. Không xác định được.
Câu 30: Cho 12 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H 2SO4 loãng (dư). Sau phản ứng
thu được 2,24 lít khí hiđro (đktc), dung dịch X và m gam chất rắn không tan. Phần trăm khối lượng Cu
trong hỗn hợp là
A. 64,00%. B. 46,67%. C. 56,00 %. D. 53,33%.
Câu 31: Phát biểu nào sau đây không đúng khi so sánh tính chất hóa học của nhôm, sắt và crom?
A. Nhôm có tính khử mạnh hơn crom, crom có tính khử mạnh hơn sắt.
B. Sắt và crom đều phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng theo cùng một tỉ lệ về số mol.
C. Nhôm và crom đều phản ứng với dung dịch HCl theo cùng một tỉ lệ về số mol.
D. Nhôm, sắt và crom đều bị thụ động trong dung dịch HNO3 đặc nguội.
Câu 32: Đốt hoàn toàn 8,4 gam Fe bằng lượng dư khí clo. Khối lượng muối clorua thu được là
A. 16,255 gam. B. 24,375 gam. C. 18,925 gam. D. 19,050 gam.
Câu 33: Cho 2,4 gam một kim loại kiềm thổ tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được 1,344 lít
khí (đktc). Kim loại kiềm thổ đó là
A. Ca. B. Be. C. Ba. D. Mg.
3+
Câu 34: Để kết tủa hoàn toàn Fe trong 100 ml dung dịch Fe2(SO4)3 1M cần vừa đủ V ml dung dịch
NaOH 2M. Giá trị của V là
A. 100. B. 200. C. 300. D. 150.
Câu 35: Khối lượng Fe(OH)3 cần dùng để điều chế 24 gam Fe2O3 (hiệu suất phản ứng là 100%) là
A. 16,05 gam. B. 32,10 gam. C. 21,40 gam. D. 42,80 gam.
Câu 36: Có 4 dung dịch Fe(NO3)3, Mg(NO3)2, NH4NO3, (NH4)2SO4 đựng trong 4 lọ mất nhãn riêng
biệt. Để nhận biết các dung dịch có thể dùng một thuốc thử nào sau đây?
A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch AgNO3.
C. Dung dịch HCl. D. Dung dịch Ba(OH)2.
Câu 37: Hợp chất nào sau đây không có tính chất lưỡng tính?
A. Cr(OH)3. B. Al(OH)3. C. Cr2O3. D. Fe(OH)3.
Câu 38: Nung m gam Fe trong không khí thu được 10,8 hỗn hợp X gồm sắt và các oxit sắt. Hòa tan
hoàn toàn hỗn hợp X bằng lượng dư dung dịch HNO 3 thu được 1,12 lit khí NO (đktc, sản phẩm khử
duy nhất). Giá trị của m là
A. 5,6. B. 7,2. C. 8,4. D. 2,8.

Câu 39: Cho sơ đồ phản ứng sau: Mg(OH)2 A MgCO3 B C Mg


(mỗi mũi tên ứng với một phương trình hoá học). Các chất A, B, C lần lượt là:
A. MgSO4, MgO, MgCl2. B. MgO, MgCl2, MgSO4.
C. Mg(NO3)2, MgCl2, MgSO4. D. MgBr2, Mg(OH)2, MgCl2.
Câu 40: Cho các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
(2) Cho Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(3) Cho NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.
(4) Cho Na đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
(5) Cho dung dịch HCl đến dư vào dung dịch KAlO2.
Khi phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
------- HẾT -------

You might also like