2K6 - TỔNG ÔN KĨ NĂNG NGHỊ LUẬN

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

1 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

CỦNG CỐ KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN


(NLXH + NLVH)
Áp dụng cho cấu trúc đề thi THPT QG 2024

I. DẠNG BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI


Nhìn lại đề thi các năm gần đây:
• 2021: Sự cần thiết phải sống cống hiến (đợt 1)
• 2021: Sự cần thiết của tinh thần hợp tác trong cuộc sống (đợt 2)
• 2022: Trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc tiếp bước thế hệ đi trước
→ Thế hệ trẻ cần làm gì?
• 2023: Sức mạnh của tinh thần vượt khó trong cuộc sống (đề minh
họa)
• 2023: Sự cần thiết phải cân bằng cảm xúc trong cuộc sống
 LƯU Ý: cần chú ý vào những từ ĐỊNH HƯỚNG LẬP LUẬN.

- Yêu cầu hình thức: Đoạn văn 200 chữ viết liền mạch, không tách
dòng, không xuống dòng, đầu đoạn lùi vào 1 ô; viết trong khoảng
200 – 250 chữ (20 – 25 dòng trang giấy thi tùy cỡ chữ)
- Thời gian lý tưởng (khi đi thi): 15 phút – 20 phút
- Phân tích biểu điểm thường gặp:
Biểu điểm tham khảo:
• Đảm bảo chính tả, ngữ pháp, trình bày: 0,25
• Giới thiệu được đúng VĐNL – cả đoạn văn tập trung vào VĐNL;
không lan man, lê thê, lạc đề (đúng ĐỊNH HƯỚNG LẬP LUẬN):
0,25
• Triển khai lập luận cho đoạn văn (đưa ra lý lẽ và dẫn chứng): 1,25
• Sáng tạo: 0,25
+ Diễn đạt trên mức lưu loát
+ Nội dung lập luận sâu sắc, chặt chẽ, ấn tượng, thuyết phục (lý lẽ,
dẫn chứng hấp dẫn)
➔ Tổng: 2,0
- 2 dạng đề thường gặp:

Trang 1
2 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

+ NLXH về tư tưởng đạo lý (giá trị tinh thần/lối sống/phẩm chất đạo
đức…)
+ NLXH về hiện tượng đời sống (hiện tượng nổi cộm được gọi tên cụ thể
trong xã hội hiện tại)

- Dàn ý chung với từng dạng đề:


1. Tư tưởng đạo lý:
Dàn ý chung: Giải thích – Bình luận – Hiện trạng – Giải pháp – Liên hệ
bản thân
 ĐÂY KHÔNG PHẢI DÀN BÀI DUY NHẤT.
NGHỊ LUẬN: đưa ra quan điểm, suy nghĩ, ý kiến về một vấn đề nào đó
– theo hệ thống lập luận có tổ chức.
LẬP LUẬN: trình tự lý lẽ và dẫn chứng trong đoạn văn/bài văn nghị luận.
➔ Hệ thống lập luận có thể mang tính cá nhân.
- Giải thích: VĐNL LÀ GÌ?
➔ Có thể mở đoạn bằng chính câu văn giải thích VĐNL.
➔ Đưa ra định nghĩa, khái niệm về VĐNL theo góc nhìn của bản
thân.
Cách giải thích tham khảo:
+ Từ đồng nghĩa với VĐNL/cụm từ có nội dung tương đồng
VD: sống cống hiến → hiến dâng/chủ động trao đi những gì mà mình có/nỗ lực
đóng góp một phần bé nhỏ của cá nhân cho cộng đồng/…
+ Đưa ra các biểu hiện cụ thể của vấn đề
➔ Triển khai trong khoảng 3 – 5 dòng trang giấy thi.
- Bình luận: Lý lẽ + dẫn chứng củng cố cho quan điểm của mình
Các từ định hướng lập luận: sức mạnh, ý nghĩa, vai trò, sứ mệnh, sự cần thiết,
… → Đều sẽ bàn về giá trị tích cực của VĐNL đối với đời sống → Vì sao
ta cần VĐNL đó?
02 lý lẽ + 01 dẫn chứng
VD tham khảo:
+ Lý lẽ 01: Giá trị VĐNL đối với một cá nhân (đối với mỗi con người)
+ Lý lẽ 02: Giá trị VĐNL đối với xã hội (khi nhiều người ý thức được về
sứ mệnh của VĐNL – xã hội sẽ phát triển tích cực như thế nào?)
+ Dẫn chứng:

Trang 2
3 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

• Thực tế (người thật, việc thật, số liệu thật, câu chuyện thật, …) →
KHÔNG LẤY DẪN CHỨNG HƯ CẤU → cá nhân, tổ chức, dự án,
chương trình, số liệu, …
• Tiêu biểu (dẫn chứng có sức ảnh hưởng tới xã hội) → dẫn chứng nổi
bật trong một lĩnh vực nhất định (kinh tế, y tế, giáo dục, nghệ thuật,
…)
• Không lấy dẫn chứng mắc phải nhiều ý kiến trái chiều → nên sử
dụng những dẫn chứng “sạch”
• “công thức” đưa dẫn chứng:
Danh xưng cụ thể (Doanh nhân/Bác sĩ/Nhà tâm lý học/Nhà văn/Cầu
thủ/Nghệ sĩ/…) + sự kết nối của dẫn chứng với VĐNL (cách dẫn chứng
sử dụng VĐNL) + thành quả cụ thể của dẫn chứng.
- Hiện trạng ~ 1 câu (có thể bỏ qua nếu phần lập luận phía trên đã đủ
sâu và đủ dung lượng)
Khía cạnh tích cực HOẶC tiêu cực của VĐ trong đời sống.
VD:
+ Tích cực: Trong xã hội ngày nay, nhiều người đã ý thức được về sức mạnh của
VĐNL từ đó chinh phục được nhiều cơ hội trong cuộc sống.
+ Tiêu cực: Tuy nhiên, trong đời sống xã hội hiện tại, vẫn còn nhiều người chưa
thực sự nhận thức sâu sắc về VĐNL và áp dụng để đạt được thành công.
- Giải pháp: Trừ trường hợp đề hỏi về giải pháp (Trách nhiệm/Làm
như thế nào/Cách thức…) → chỉ triển khai cô động khoảng 01 câu,
có thể bỏ qua nếu phần lập luận phía trên đã đủ sâu
VD: giải pháp với cá nhân/gia đình/nhà trường/xã hội/….
Giải pháp cá nhân: có thể trở thành một phần liên hệ bản thân ngắn gọn, cô
đọng.
- Liên hệ bản thân
➔ Nên sử dụng LHBT làm câu kết đoạn để đoạn chặt chẽ, gọn gàng,
hoàn chỉnh, không bị hụt hẫng.
VD: Nâng cấp diễn đạt
Là…., tôi… (khẳng định sự kết nối của bản thân với VĐNL)
Là một học sinh,
Là một người trẻ,
Là một chủ nhân tương lai của đất nước, …

Trang 3
4 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

➔ Là một người trẻ đang chập chững trên hành trình trưởng thành, tôi
tin rằng VĐNL chính là một “tài sản tinh thần” quý báu giúp tôi bước
đi mạnh mẽ, quyết liệt hơn.
Là một cánh chim đang tập sải cánh vào bầu trời rộng lớn ngoài kia, …
Là một học sinh đang đối diện với nhiều sự thay đổi trên chặng đường
học cách trưởng thành, …
➔ Giữa chặng đường trưởng thành với nhiều thử thách, tôi luôn tìm kiếm
những câu trả lời từ chính mình để hóa giải những “bài toán khó” của
cuộc đời theo cách của riêng mình… (vận dụng đưa VĐNL phù hợp)
➔ Thay vì…, tôi chọn cách… (VĐNL)
➔ Trước đây tôi đã từng … (đưa ra một cách hiểu sai hoặc chưa nhận
thức được về giá trị của VĐNL), nhưng giờ đây tôi đã… (khẳng định
ý nghĩa của VĐNL.

2. Hiện tượng đời sống:


Dàn ý chung: Hiện trạng – Nguyên nhân – Hệ quả - Giải pháp – Liên hệ
bản thân
- Hiện trạng: sự phổ biến của hiện tượng đó trong đời sống xã hội.
- Nguyên nhân:
+ Chủ quan
+ Khách quan
- Hệ quả
+ Tích cực
+ Tiêu cực
- Giải pháp
- Liên hệ bản thân

3. Một số cách mở đoạn:


- Lưu ý:
Không dẫn dắt dài dòng – (cô khuyên) trễ nhất là dòng thứ 4 trong đoạn
văn phải xuất hiện VĐNL.
- Một số cách tham khảo:
+ Khái quát đến cụ thể
• Dẫn dắt từ bối cảnh xã hội hiện đại (Trong dòng chảy tấp nập của
xã hội hiện nay, …)

Trang 4
5 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

• Dẫn dắt từ hành trình trưởng thành của mỗi người (Trên chặng
đường trưởng thành của mỗi người, …)
• Dẫn dắt từ việc cuộc sống luôn có nhiều sự lựa chọn (Cuộc sống
rộng lớn luôn mở ra nhiều cơ hội và những sự lựa chọn khác nhau,
…)

➔ Phù hợp với VĐNL.
VD: Trên chặng đường trưởng thành của mỗi người, chúng ta cần phải
tích lũy cho bản thân nhiều bài học phẩm chất quý báu, đặc biệt là …
VĐNL … chắc chắn sẽ là điều ta không thể bỏ qua trong hành trang của
mình.
- Dẫn từ một câu châm ngôn → giới thiệu VĐNL (chọn được câu
châm ngôn phù hợp)
NÊN: chọn những câu ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, có tên của người nói
- Dẫn từ câu hỏi
VD:
+ Theo bạn, VĐNL có giá trị gì trên những bước chân trưởng thành của
mỗi người?
+ Bạn đã bao giờ đặt câu hỏi: VĐNL có thật sự cần thiết trong chặng
đường vươn tới đích đến rực rỡ của mỗi người?
+ Theo bạn, trong hành trang ta mang theo trên chặng đường trưởng
thành, mỗi người trẻ cần trang bị những gì?

- Dẫn dắt từ dẫn chứng thực tế

4. Phản đề trong NLXH


➔ Phản biện lại định hướng lập luận
- Phản đề không bắt buộc
- Có những đề ko thể “phản”
- Nên phản đề khi diễn đạt đủ lưu loát nha

II. DẠNG BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC


1. Dạng bài NLVH phổ biến trong đề thi hiện nay:
Đề thi 2022: cho trích đoạn
Anh/Chị hãy phân tích đoạn trích trên; từ đó, liên hệ hình ảnh chiếc
thuyền trong đoạn trích với hình ảnh chiếc thuyền đang chống chọi với

Trang 5
6 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

sóng gió giữa phá được miêu tả trong truyện để rút ra thông điệp về mối
quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.
VĐNL chính: đoạn trích đề cho
Liên hệ với một chi tiết trong chính văn bản đó
VĐNL phụ: thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.
(VĐNL phụ sẽ là sự kết nối giữa VĐNL chính với chi tiết liên hệ)

Đề thi 2023: cho trích đoạn


Anh/Chị hãy phân tích đoạn trích trên; từ đó, nhận xét cách nhìn cuộc
sống của nhà văn Kim Lân được thể hiện trong đoạn trích.
VĐNL chính: đoạn trích đề cho
VĐNL phụ: cách nhìn cuộc sống của nhà văn Kim Lân được thể hiện trong
đoạn trích.

Đề minh họa 2024: cho trích đoạn


Anh/Chị hãy phân tích đoạn trích trên; từ đó, nhận xét tình cảm của nhà
văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đối với sông Hương được thể hiện trong đoạn
trích.
VĐNL chính: đoạn trích đề cho
VĐNL phụ: tình cảm của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đối với sông
Hương được thể hiện trong đoạn trích.

 DẠNG ĐỀ PHỔ BIẾN: Phân tích đoạn trích đề cho, (liên hệ với
một chi tiết trong chính văn bản), từ đó nhận xét 1 VĐNL phụ
được thể hiện trong đoạn trích đó.

BIỂU ĐIỂM THAM KHẢO:


- MB + KB ĐẠT YÊU CẦU: 0.25
- HÌNH THỨC (TRÌNH BÀY, CHÍNH TẢ, NGỮ PHÁP, …) 0,25 – 0,5
- ĐÚNG VĐNL: 0,25 – 0,5
- SÁNG TẠO: 0,5
+ Diễn đạt trên mức lưu loát
+ Có ý phân tích hay, mới mẻ, độc đáo
+ Liên hệ mở rộng với tác phẩm khác một cách phù hợp
+ Vận dụng kiến thức lý luận vân học phù hợp (khó)

Trang 6
7 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

2. Kĩ năng chung bài NLVH:


MỞ BÀI: MB trước khi hay phải là 1 MB đúng!
- Giới thiệu được VĐNL CHÍNH + VĐNL PHỤ
- Giới thiệu được tên tác giả, tác phẩm
Một số cách mở bài:
+ Mở bài bằng nhận định văn học phù hợp (nhận định về tác giả/tác phẩm
ấy; nhận định về giá trị của văn học nói chung; nhận định về đặc trưng
của thể loại; …)
+ Mở bài bằng liên hệ với một tác phẩm khác (có thể của cùng tác giả ấy;
có thể thuộc cùng giai đoạn sáng tác; có thể về cùng một đề tài; …)
+ Mở bài từ đề tài chính của tác phẩm
+ Mở bài từ đặc trưng thể loại

THÂN BÀI:
a. 0.5 Khái quát tác giả tác phẩm ~1/2 → 2/3 trang giấy thi
Bên cạnh những thông tin thuyết minh, các bạn nên nêu được những ý
nổi bật:
- Tác giả: quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật
- Tác phẩm:
+ HCST
+ Ý nghĩa nhan đề (ngắn gọn)
- Câu cuối cùng trong đoạn khái quát tác giả tác phẩm nên dẫn dắt
về VĐNL chính để bài làm có sự liên kết chặt chẽ hơn.
b. (Đối với văn xuôi) Khái quát về đối tượng, nhân vật đề hỏi/Khái
quát các sự việc trước đoạn trích đề cho
Kí: sông Hương/sông Đà/người lái đò
➔ Thêm 1 đoạn khái quát về đối tượng đề hỏi trước khi đi vào phân
tích đoạn trích đề cho.
Truyện:
+ Đề hỏi về nhân vật → Khái quát về nhân vật đó (đến trước đoạn trích
đề cho)
+ Đề hỏi phân tích đoạn trích → Khái quát các sự việc trước đoạn trích
➔ ½ trang giấy thi
c. Phân tích đoạn trích đề cho THEO HỆ THỐNG LẬP LUẬN RÕ
RÀNG – phân tích thành các luận điểm rõ ràng

Trang 7
8 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

NÊN: triển khai đoạn phân tích theo lối diễn dịch (câu chủ đề ở đầu đoạn
văn) hoặc tổng – phân – hợp (câu chủ đề ở đầu và ở cuối đoạn văn) →
tăng tính rõ ràng và chặt chẽ cho bài làm của mình.
d. (Trong trường hợp đề có liên hệ với một chi tiết trong chính văn
bản đó) → Liên hệ chi tiết ngay sau khi phân tích đoạn trích đề
cho
e. Đánh giá VĐNL phụ → ½ → 1 trang giấy thi
f. Đánh giá đặc sắc ND – NT (không lặp ý với VĐNL phụ)
**Các bạn có thể linh hoạt về trình tự ý d và e – miễn là không lặp ý
nhau.
***VĐNL phụ sẽ hỏi về khía cạnh ND hoặc NT liên quan tới đoạn trích
vì thế mình cần lưu ý để không bị lặp ý.

LIÊN HỆ MỞ RỘNG TRONG BÀI NLVH: (ko bắt buộc – đưa vào để làm
sâu hơn phần phân tích và chinh phục điểm sáng tạo)
- Có 2 cách phổ biến mà các bạn có thể chọn lựa:
1) Liên hệ đan xen trong quá trình phân tích (chi tiết/tâm trạng nhân
vật/…→ở khía cạnh nhỏ)
2) Sau khi thực hiện xong hết các yêu cầu cơ bản của bài làm (như trên)
→ viết thêm 1 đoạn liên hệ mở rộng trước kết bài. (1/2 – 2/3 trang)
→ Liên hệ về một cơ sở lớn hơn (Hình tượng/Giá trị nhân đạo/Sứ
mệnh nhà văn trong giai đoạn sáng tác cụ thể…)
- Nên chiếm khoảng 10 – 20% dung lượng bài viết
- Bản chất liên hệ: giữa đoạn trích mình đang phân tích với văn bản
mình liên hệ phải có sự tương đồng nhất định → phân tích được về
khía cạnh ấy
➔ Chỉ liên hệ khi nắm vững cả 2 tác phẩm.
VD: có thể liên hệ các tác phẩm cùng tác giả, cùng giai đoạn sáng tác, cùng
về một hình tượng, cùng có sử dụng chi tiết/từ ngữ ấy, …

KẾT BÀI Khẳng định lại VĐNL


Có thể nâng cấp kết bài: Liên hệ bản thân – liên hệ thời đại từ văn bản đã
phân tích → Có thể nêu ra một bài học mà cá nhân đã rút ra được, hoặc
một thông điệp có ý nghĩa đối với người trẻ trong cuộc sống hiện đại.

Trang 8

You might also like