Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

LỚP CẤP TỐC 3 THÁNG 2024

BUỔI 02: KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU

CÁC NỘI DUNG CHÍNH TRONG BUỔI HỌC:

1. Giới thiệu tổng quan khóa học và các thông tin học sinh cần ghi
nhớ
2. Lời khuyên xây dựng lộ trình học tập ở giai đoạn cuối

Phân tích tình hình học tập hiện tại của bản thân

- Đọc hiểu: đã làm tốt gì? Còn yếu ở đâu? Hay mất điểm ở câu nào?
- NLXH
- NLVH
 Lộ trình cá nhân – khắc phục các vấn đề còn tồn đọng
 Xác định mục tiêu điểm số cụ thể hóa ở từng phần (Đọc
hiểu/NLXH/NLVH)
3. Kĩ năng Đọc hiểu
4. Giải đáp các câu hỏi, băn khoăn, trăn trở, … <3
CÁCH TRẢ LỜI CÁC DẠNG CÂU HỎI PHỔ BIẾN

I. NHẮC LẠI 3 DẠNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP TRONG ĐỀ THI:

Câu hỏi nhận biết: Câu hỏi về kiến thức Tiếng Việt, ngữ pháp, thể loại, …
Những câu hỏi nhận biết thường hỏi theo nghĩa đen, câu trả lời là đáp án
ngắn gọn và thông thường chỉ có 1 đáp án chính xác cho dạng câu hỏi này.

Câu hỏi thông hiểu: Câu hỏi về nội dung của ngữ liệu – đòi hỏi học sinh
hiểu và sử dụng được các thông tin trong ngữ liệu làm câu trả lời.

Theo tác giả, …

Theo đoạn trích, …

➔ Nội dung được đề cập trong ngữ liệu => Câu trả lời chỉ cần lọc ý từ chính
ngữ liệu (chưa cần đưa ra quan điểm, góc nhìn, suy nghĩ của bản thân).

Câu hỏi vận dụng cao: Câu hỏi khơi gợi góc nhìn, tư duy, cảm nhận riêng
của học sinh – đòi hỏi học sinh đưa ra được suy nghĩ của mình một cách
mạch lạc, lưu loát.

II. MỘT SỐ KĨ NĂNG CẦN SỬ DỤNG:


1. Kĩ năng đọc văn bản:

Khi đọc văn bản lần đầu tiên, học sinh nên dùng bút gạch chân các từ khóa,
các chi tiết hoặc các câu văn/câu thơ quan trọng trong ngữ liệu để có sự định
hướng về nội dung của văn bản. => Vừa đọc vừa tương tác trực tiếp với ngữ
liệu như vậy sẽ giúp thông tin của ngữ liệu lưu lại trong tâm trí một cách
sâu sắc hơn.

2. Kĩ năng đọc câu hỏi: => ĐỌC KĨ

Học sinh đọc 1 lượt toàn bộ các câu hỏi để nắm được yêu cầu của đề bài. Khi
đọc câu hỏi, học sinh cũng gạch chân các từ khóa quan trọng để xác định
yêu cầu của câu hỏi một cách chính xác, kết hợp với những thông tin mình
vừa thu thập được từ đọc văn bản.
Lưu ý: Tùy theo thói quen làm bài cũng như thói quen tiếp nhận của từng
bạn, học sinh có thể đảo trật tự 2 bước này.

- Cách 1: Các bạn đọc ngữ liệu trước => sau đó mới đọc từng câu hỏi và
trả lời
- Cách 2: Các bạn đọc 4 câu hỏi trước, gạch chân yêu cầu quan trọng ở
câu hỏi => Quay lại đọc ngữ liệu và trả lời từng câu.

3. Kĩ năng trình bày câu trả lời


- Có thể trả lời câu hỏi nhận biết và câu hỏi thông hiểu theo hình thức
gạch đầu dòng.
- Luôn trả lời bằng các mệnh đề đủ CN – VN, không trả lời cụt lủn, dễ
gây mất thiện cảm với người chấm.
- Câu hỏi vận dụng cao nên trả lời bằng đoạn văn ngắn hoàn chỉnh để
thuyết phục người chấm về quan điểm của mình một cách trọn vẹn
hơn. (8 – 10 dòng trang giấy thi)
- Học sinh nên trình bày thoáng, cỡ chữ vừa phải, khoảng cách giữa các
chữ thoải mái, tạo cảm giác dễ chịu cho người chấm.
 ĐÚNG – ĐỦ - TRỌNG TÂM – BÁM SÁT YÊU CẦU CỦA CÂU HỎI
(TUYỆT ĐỐI KHÔNG TRẢ LỜI LAN MAN, LÒNG VÒNG).

4. Kĩ năng kiểm soát thời gian:

Với thời gian thi 120 phút, các bạn chỉ nên dành 15 phút cho phần đọc hiểu
(câu hỏi nhận biết thường là 1 phút, câu hỏi thông hiểu thường là 3 – 4 phút,
các câu hỏi vận dụng cao có thể cần tới 5 phút).

Để cải thiện tốc độ làm bài, học sinh bắt buộc phải luyện đề thật nhiều và
rút kinh nghiệm sâu sắc sau mỗi đề luyện.

III. CÁCH TRẢ LỜI TỪNG DẠNG CÂU HỎI:


1. Câu hỏi nhận biết:
- Học sinh đưa ra câu trả lời ngắn gọn, đúng yêu cầu.
- Học sinh dẫn ý từ câu hỏi rồi mới đưa ra câu trả lời, tránh trả lời cụt
lủn chỉ mỗi đáp án.

VD:

Câu 1. Biểu cảm

Câu 1. Phương thức biểu đạt: biểu cảm.

- Ôn tập một số dạng kiến thức thường gặp:

+ Phương thức biểu đạt: Tự sự, Miêu tả, Biểu cảm, Nghị luận, Thuyết minh,
Hành chính – Công vụ

Tự sự: Kể chuyện (Nhân vật, Sự việc) → thuật lại diễn biến

Miêu tả: Tái hiện lại đặc điểm, tính chất của sự vật, sự việc, đối tượng.

Biểu cảm: Bộc lộ cảm xúc

Nghị luận: Bày tỏ quan điểm, suy nghĩ, ý kiến

Thuyết minh: Thông tin chính xác, khách quan

+ Thao tác lập luận: (ngữ liệu là văn bản nghị luận) Giải thích, Phân tích,
Chứng minh, So sánh, Bình luận, Bác bỏ

Giải thích: Nêu định nghĩa, khái niệm (trả lời cho câu hỏi: VĐNL là gì?)

Phân tích: Chia nhỏ vấn đề ra để từ đó có một góc nhìn toàn diện.

Chứng minh: Sử dụng dẫn chứng.

So sánh: Đặt VĐNL trong một mối tương quan nhất định.

Bình luận: Đưa ra các lý lẽ củng cố cho quan điểm.

Bác bỏ: Phủ định quan điểm (A) để củng cố, làm bật lên quan điểm (B)

VD: phản đề # bác bỏ

Tinh thần hợp tác


- Bác bỏ: Nhiều người cho rằng chỉ cần bản thân tự lập là đủ, một mình
mình có thể giải quyết được mọi thứ, không nên kết nối với những
người xung quanh → Nhưng tôi không cho rằng như vậy là đúng, phải
có tinh thần hợp tác mới có được cuộc sống trọn vẹn.
- Phản đề: phản biện lại định hướng lập luận → Thế nhưng, xây dựng
tinh thần hợp tác không có nghĩa ta sẽ luôn dựa dẫm và phụ thuộc vào
mọi người xung quanh.

+ Phong cách ngôn ngữ: Sinh hoạt, Nghệ thuật, Chính luận, Khoa học, Báo
chí, Hành chính

Sinh hoạt: Lời ăn tiếng nói, ngôn ngữ đời thường, hàng ngày

Nghệ thuật: Tác phẩm văn học (thơ, truyện, kí, …)

Chính luận: bày tỏ quan điểm, suy nghĩ, ý kiến (nghị luận)

Khoa học: những thông tin chính xác, khách quan, nghiên cứu về vấn đề
(thuyết minh)

Báo chí: nhìn vào nguồn trích dẫn – nếu là báo thì là PCNN báo chí

Hành chính

2. Câu hỏi về nội dung chủ đạo của văn bản


- Học sinh dựa vào các yếu tố sau để xác định nội dung chủ đạo:

+ Thể loại văn bản:

• Với văn bản thơ: thông thường nội dung chính sẽ là tình cảm, thái độ
của người cầm bút.
• Với văn bản văn xuôi nghị luận: thông thường nội dung chính sẽ là
quan điểm, ý kiến, góc nhìn của người viết.
• Với văn bản truyện: thông thường nội dung chính sẽ xoay quanh nhân
vật và một sự việc chính liên quan tới nhân vật.
+ Các từ khóa quan trọng được sử dụng (để ý từ khóa nào được lặp lại nhiều,
thường đó sẽ là từ liên quan đến nội dung chính)

+ Nhan đề của văn bản đọc hiểu – nếu có (nhìn vào nguồn trích dẫn)

- Trình bày câu trả lời đầy đủ ý:

Nội dung chủ đạo của văn bản trên là …

Hoặc:

Văn bản trên bày tỏ thái độ, tình cảm của người cầm bút: (ghi rõ thái độ, tình cảm
gì)

Hoặc:

Tác giả đã thể hiện … (nội dung chủ đạo) … qua văn bản trên.

3. Câu hỏi về biện pháp tu từ:

3 bước cơ bản học sinh cần ghi nhớ:

- Bước 1: Xác định biện pháp tu từ và từ ngữ chứa biện pháp


- Bước 2: Xác định tác dụng về mặt nội dung (ghi rõ nội dung được nhấn
mạnh của câu thơ/câu văn/đoạn thơ/đoạn văn có chứa biện pháp)
- Bước 3: Xác định tác dụng về mặt nghệ thuật:

+ Với so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, …: Biện pháp tu từ làm tăng giá trị gợi
hình, gợi cảm cho ngôn từ; khiến đoạn thơ/đoạn văn thêm sinh động, hấp
dẫn.

+ Với phép điệp (điệp từ/điệp ngữ/điệp cấu trúc): Biện pháp tu từ tạo nhịp điệu
(… ghi rõ nhịp điệu: dồn dập hay chậm rãi, sâu lắng hay sôi nổi, tha thiết
dạt dào hay xúc động bồi hồi vv…) cho đoạn thơ/đoạn văn.
4. Câu hỏi “Anh/chị hiểu gì về … (1 trích dẫn từ văn bản đọc hiểu)?”
hoặc “Anh/chị cảm nhận thế nào về…”
- Bước 1: Học sinh giải thích ngắn gọn nội dung câu trích dẫn trong đề
(giải thích từ khóa)
- Bước 2: Học sinh đưa ra cách hiểu của mình: Câu trích dẫn ấy có ý
nghĩa gì? Đem lại thông điệp ra sao? Câu trích dẫn ấy có tác động gì
tới bản thân người trả lời?
- Có thể thêm 1 câu liên hệ bản thân để khiến câu trả lời trọn vẹn hơn.

5. Câu hỏi về sự lựa chọn

VD: Anh/chị có đồng tình với ý kiến….? Hoặc Nếu là anh/chị, anh chị sẽ lựa
chọn như thế nào?

- Đầu tiên, học sinh nêu rõ ý kiến (đồng tình/không đồng tình/vừa đồng
tình vừa có phần muốn phản bác lại ý kiến).
- Sau đó, lý giải vì sao mình lựa chọn như vậy.
- Có thể thêm 1 câu liên hệ bản thân để khiến câu trả lời trọn vẹn hơn.

6. Câu hỏi Nêu thông điệp-bài học anh/chị ấn tượng từ đoạn trích
- Đầu tiên, học sinh nêu rõ thông điệp mình ấn tượng

+ có thể trích dẫn trực tiếp thông điệp từ ngữ liệu

+ có thể viết lại thông điệp theo ngôn từ của mình → thông điệp bám sát
ngữ liệu

- Sau đó, lý giải vì sao mình ấn tượng với thông điệp đó (thông điệp/bài
học có ý nghĩa gì với mình?)

You might also like