Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 67

Mục tiêu học tập :

1. Nhận biết được ảnh hưởng của giá trị, thái độ và sự thỏa mãn đối với công việc
đến hành vi cá nhân
2. Nhận biết được Hệ thống giá trị cá nhân và ảnh hưởng của nó đến hành vi
3. Phân tích được mối quan hệ giữa giá trị, thái độ và sự thỏa mãn đối với công việc
4. Mối quan hệ giữa thỏa mãn và việc thực hiện nhiệm vụ

NỘI DUNG
1 Giá trị

2 Thái độ

3 Động lực

4 Sự hài lòng đối với công việc


1. GIÁ TRỊ
ĐỊNH NGHĨA

• Giá trị cá nhân là những niềm tin của bạn về


cuộc sống, về con người bạn hiện tại và về con
người mà bạn muốn trở thành.
• Giá trị cá nhân trong công việc của bạn là những
giá trị có liên quan, tác động tới khía cạnh nghề
nghiệp.
Định nghĩa

• Giá trị là những niềm tin bền vững và lâu dài về


những điều được coi là quan trọng trong các
tình huống khác nhau, niềm tin này định hướng
các quyết định và hành động của chúng ta.
• Giá trị chính là nhận thức về những điều
đúng/sai, tốt/xấu, quan trọng/ko qtrong,..
• Hệ thống giá trị của mỗi người được sắp xếp ưu
tiên khác nhau: tự do, được tôn trọng, đủ đầy, vui
vẻ, công bằng, được thử thách,…
Giá trị
Vấn đề : Bạn vào làm cho một công ty và bạn nghĩ rằng
“hưởng thù lao theo kết quả thực hiện công việc” nhưng
công ty lại trả lương theo thâm niên.

 Thái độ của bạn?  thất vọng


 Động cơ của bạn?  giảm, không cố gắng làm việc vì
lương bổng vẫn thế
 Nhận thức của bạn  trả lương theo thâm niên là
không đúng và không công bằng

VÌ SAO ?
 Cần phải nghiên cứu giá trị
Giá trị là một sự phán quyết thể hiện niềm tin (quan điểm)
của cá nhân (hay tổ chức) về đúng hay sai, tốt hay xấu,
thiện hay ác, quan trọng hay tầm thường. Tính chất của nó
làm ta yêu thích hay chán ghét, có thể làm ta thỏa mãn hay
bất mãn.
Ví dụ : Phạt bằng tiền là đúng hay sai. Ham thích quyền lực
là tốt hay xấu.

 Tại sao nghiên cứu giá trị ngày càng được quan tâm?
1. Quá trình hội nhập
2. Trình độ của người lao động
3. Áp lực đạo đức trong hành động
1. Giá trị chứa đựng một yếu tố phán quyết, hoặc đúng
hoặc sai, hoặc tốt hoặc xấu,…
2. Giá trị đòi hỏi phải khá rõ ràng, cụ thể, tuyệt đối.
Ví dụ phải có trách nhiệm trong công việc.
1. Giá trị là tương đối ổn định và lâu bền.
Các thuộc tính của giá trị:
• Nội dung : cho rằng cái nào quan trọng.
• Cường độ : quan trọng tới đâu, như thế nào?... Trọng
số các giá trị => hệ thống các giá trị
Tại sao cần nghiên cứu “giá trị”
1. Giá trị mà con người phán quyết sẽ ảnh hưởng tới
hành vi của họ .
2. Từ nghiên cứu giá trị, nhà quản trị có cơ sở để hiểu
biết thái độ, động cơ làm việc của con người và từ đây
giúp định hướng đúng hành vi của nhân viên.
3. Sự hài lòng và hiệu quả công việc sẽ cao hơn nếu giá
trị cá nhân phù hợp với giá trị tổ chức, cá nhân đó có
xu hướng gắn bó lâu dài.
Tầm quan trọng của giá trị

Giá trị là cơ sở để hiểu được thái động và động


lực của cá nhân
Giá trị có ảnh hưởng đến nhận thức của nhân
viên
Hệ thống giá trị được hình thành từ di truyền từ
gia đình là rất lớn; có thể thay đổi khi tiếp xúc
với hệ thống giá trị khác.
Hệ thống giá trị : Là hệ thống cấp bậc các giá trị của cá
nhân theo mức độ bền vững và lâu dài

1. Hệ thống giá trị cá nhân bao gồm những giá trị được cá
nhân đó phán quyết và chúng được sắp xếp theo mức
độ quan trọng theo nhận thức của người đó.
2. Hệ thống giá trị cá nhân khá ổn định nhưng nó có thể
thay đổi theo thời gian do sự tác động của nhiều yếu tố
và những giá trị cũ được thay thế bởi những giá trị mới.
3. Hệ thống giá trị cá nhân chi phối đến sự lựa chọn nghề
nghiệp của họ
Thế hệ Thời gian tham Tuổi xấp xỉ Các giá trị công việc nổi trội
gia lực lượng lao hiện tại
động
Thế hệ kỳ cựu Những năm 50 và 65+ Chăm chỉ,bảo thủ,tuân thủ,trung
đầu 1960 thành với tổ chức

Thế hệ sinh ra từ 1965-1985 Giữa40->60 Thành công,thành tích,tham


sau thế chiến thứ vọng,trung thành với nghề nghiệp
2 đến thập niên 80

Cân bằng công việc và cuộc


Thế hệ X 1985-2000 Cuối 20->40 sống,định hướng nhóm, không
thích quy tắc,trung thành với các
mối quan hệ

Thế hệ tiếp theo 2000 đến nay Dưới 30 tuổi Tự tin, thành công tài chính,tự lực
cánh sinh nhưng vẫn định hướng
nhóm,trung thành với bản thân và
các mối quan hệ

nampv@uef.edu.vn
 Giá trị cuộc sống (hay giá trị sống) là những điều
chúng ta cho là quý giá, là quan trọng, là có ý nghĩa đối với
cuộc sống của mỗi người.
• Giá trị sống trở thành động lực để người ta nỗ lực phấn
đấu để có được nó.
• Giá trị sống mang tính cá nhân
 Nguồn gốc của hệ thống giá trị
• Do gia đình (sự nhìn nhận): thường cha mẹ hay những
người có liên quan nhìn nhận đứa trẻ theo các quan
niệm giá trị của họ.
• Do xã hội, văn hóa, chính trị, kinh tế, môi trường làm
việc,… (nhìn nhận và thay đổi)
Các giá trị của con người trong các nền văn hóa khác
nhau có khác nhau không ?
Theo Milton Rokeach (1973), có thể phân thành 2 loại :
1. Các giá trị tới hạn (cuối cùng): là những giá trị mục
tiêu mà một cá nhân muốn đạt đến trong cuộc đời.
2. Các giá trị mang tính công cụ (các giá trị phương
tiện) : là các hành động hay phương tiện để đạt đến
các giá trị cối cùng.

 Sự tương tác giữa các mức giá trị này ?


Các dạng giá trị

Giá trị sau cùng Giá trị phương tiện


(terminal values) (instrumental values)
Là kết quả mong đợi cuối cùng Là hành vi được ưu tiên hay
như mục tiêu phương tiện thực hiện
Ví dụ
Cuộc sống tiện nghi Tham vọng
Cuộc sống thú vi Cởi mở
Hòa bình Vui vẻ
Hạnh phúc Chân thành, trung thực
GIÁ TRỊ BÊN TRONG VÀ BÊN NGOÀI

GIÁ TRỊ BÊN TRONG (INTRINSIC VALUE) GIÁ TRỊ BÊN NGOÀI
(EXTRINSIC VALUE)
GIÚP ĐỠ THU NHẬP

ĐA DẠNG SỰ CÔNG NHẬN

TÔN TRỌNG SỰ ỔN ĐỊNH

THỬ THÁCH SỰ THĂNG TIẾN

ĐỘC LẬP, HỢP TÁC, SÁNG TẠO, ẢNH


HƯỞNG.
9/22/2023 4:26 PM 19
Hệ thống giá trị của con người có biến đổi không?

• Các yếu tố tác động


1. Thời gian
2. Không gian
3. Biến cố
4. …
2. THÁI ĐỘ
Định nghĩa

Thái độ là những phát biểu hay những đánh giá


có giá trị về sự vật, hiện tượng hay con người.
Thái độ phản ánh con người cảm thấy như thế
nào về một điều nào đó
 Thái độ là một sự biểu lộ mang tính chất đánh giá (tức
gán một ý nghĩa tích cực hoặc tiêu cực) của một người
đối với người khác, đối với sự vật, sự kiện. Nó phản ánh
sự cảm nhận của một người về một cái gì đó.

 Trong quản trị, chúng ta quan tâm đến thái độ tích cực
hay tiêu cực của con người đến
1. Thỏa mãn trong công việc
2. Gắn bó với công việc
3. Cam kết đối với tổ chức
• Thái độ của con người hình thành (nguồn gốc) từ sự
quan sát và bắt chước
1. Từ thái độ và cách cư xử của những người thân trong
gia đình
2. Từ nhà trường, thầy cô, bạn bè
3. Từ những người tạo cho họ những ấn tượng mạnh
(khâm phục, kính trọng…)
Từ quan sát con người hình thành thái độ và hành vi
thích ứng
Sự khác nhau giữa thái độ và giá trị ?
Từ những giá trị được nhận thức hình thành thái độ của
con người
Mối quan hệ giữa giá trị và thái độ

Bất cứ thái độ nào cũng liên quan đến một giá


trị nào đó
Thái độ có tính ổn định thấp hơn giá trị
Thái độ ảnh hưởng đến hành vi của NLĐ.
Do Leon Festinger đưa ra:
 Luôn có sự bất hòa giữa nhận thức và hành vi của con
người
 Cá nhân sẽ theo đuổi một tình trạng cân bằng mà ở đó
sự bất hòa là nhỏ nhất
• Con người theo đuổi sự nhất quán trong thái độ cũng
như sự nhất quán giữa thái độ và hành vi
• Khi xuất hiện sự bất hoà trong nhận thức (sự không
tương đồng giữa giá trị,thái độ và hành vi), cá nhân sẽ
cố gắng giảm sự bất hoà đến mức thấp nhất
• Quan hệ giữa hành vi và thái độ thường chặt chẽ hơn
quan hệ giữa thái độ và hành vi
Thái độ làm việc để thành công

• Kỷ luật
• Ham học hỏi
• Lạc quan
• Hợp tác
• Khiêm tốn
• Đón nhận sự thất bại
• “Thái độ sống của bạn sẽ quyết định là bạn có trưởng thành hơn
hay mãi mãi không thể trưởng thành được, cho dù bạn có già
đi.”
• “10% cuộc sống của bạn là do những gì bạn tạo ra, còn 90%
còn lại tùy thuộc vào cách bạn suy nghĩ và cảm nhận.”
• “Đừng nhầm lẫn tính cách tôi và thái độ tôi. Tính cách của tôi
nói lên con người tôi, còn thái độ của tôi tuỳ thuộc vào con
người bạn”.
• Sự khác biệt duy nhất giữa một ngày tốt đẹp và một ngày tồi tệ
nằm ở chính thái độ của bạn.
• Thành công là một trạng thái tinh thần. Nếu bạn muốn thành
công, hãy bắt đầu suy nghĩ như mình là một người thành công

Tôi tin vào hai nguyên tắc:
Thái độ của bạn quan trọng hơn khả năng của bạn

Quyết định của bạn quan trọng hơn khả năng của bạn
(Jack Ma)

31
Vu Hong Van
9/22/2023
Động cơ
Lợi ích
Giá trị
Nhu cầu
Thái độ Động
lực

9/22/2023 4:26 PM 32
Sự thoả mãn (hài lòng) đối với công việc là thái độ chung
của một cá nhân đối với công việc của họ (thái độ tích cực
/ tiêu cực)

 Sự thỏa mãn phải xem xét trong những điều kiện cụ thể
1. Công việc cụ thể phải thực hiện
2. Các mối tương tác trong công việc
3. Các ràng buộc trong công việc
4. …
• Nhu cầu, giá trị,… tính
Cá nhân cách, năng lưc

Công việc • Hấp dẫn, thử thách, cơ


hội, quan hệ

Tổ chức • Điều kiện, chính sách, chế


độ…

9/22/2023 4:26 PM 34
Yếu tố ảnh hưởng đến động lực

Tính hấp dẫn Cơ hội tham gia Kinh nghiệm


công việc thực tế
Học hỏi.

Phần Năng lực


thưởng
Động
Add Yourcơ
Text làm việc
thúc đẩy

Sự thách thức

HIỆU QUẢ

9/22/2023 4:26 PM 35
ĐỘNG LỰC NỘI TẠI (HACKMAN &
OLDMAN)
 Phản hồi từ công việc
Sự tự chủ
Sự đa dạng của kỹ năng
Công việc có kết quả thấy rõ
Nhận thức được ý nghĩa của công
việc
KỸ NĂNG ĐỘNG VIÊN CỦA NHÀ QUẢN LÝ
Ứng dụng các lý thuyết động viên

Thiết kế Công việc


Bố trí người đúng việc
• Xem xét công việc một cách thực tế
• Luân phiên thay đổi công việc
• Loại bỏ các giới hạn

Bố trí việc đúng người

• Đa dạng hóa công việc


• Thú vị hóa công việc
Ứng dụng các lý thuyết động viên
Phần thưởng
• Thỏa mãn những nhu cầu hoạt động
• Tạo ra những mong đợi tích cực
• Bảo đảm sự phân phối công bằng
• Gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ của người lao
động
Sự tham gia của người lao động
• Tham gia vào việc xác định mục tiêu
• Tham gia ra quyết định
• Tham gia giải quyết các vấn đề; và
• Tham gia trong việc thiết kế và thực hiện đổi mới tổ
chức
Ứng dụng các lý thuyết động viên

Thông qua các Kỹ thuật khác


• Thời gian biểu linh hoạt
• Các lợi ích khác cho người lao động
• Các dịch vụ hỗ trợ gia đình
Ứng dụng các lý thuyết động viên

Động viên những người chuyên nghiệp


 Tạo ra những dự án thách thức
 Cho phép họ tự chủ để có năng suất cao
 Thưởng bằng các cơ hội giáo dục và đào tạo
 Thưởng bằng việc nhận dạng và tôn vinh
 Thể hiện sự quan tâm trong những việc họ thực hiện
 Tạo ra những đường dẫn sự nghiệp khác nhau
Ứng dụng các lý thuyết động viên

Động viên những người lao động tạm thời


• Cung cấp cơ hội cho tình trạng ổn định, thường xuyên
• Tạo ra cơ hội cho việc đào tạo
• Tạo ra việc trả công công bằng

Động viên những người lao động dịch vụ không có


kỹ năng
• Tuyển mộ một cách rộng rãi
• Tăng lương và lợi ích
• Làm cho công việc hấp dẫn, mời gọi hơn
Ứng dụng các lý thuyết động viên

Động viên lực lượng lao động đa dạng


• Cung cấp công việc linh hoạt, các chương trình trả
công và rời tổ chức
• Cung cấp các dịch vụ chăm sóc trẻ em và người lớn
tuổi
• Cấu trúc những quan hệ làm việc có tính đền những sự
tương đồng và khác biệt về văn hóa
Động viên những người lao động thực hiện những công việc
lặp đi lặp lại
• Tuyển lựa những người lao động phù hợp với công việc
• Tạo ra một môi trường làm việc hài lòng
• Cơ giới hóa những khía cạnh nhàm chán nhất của công việc
9/22/2023 4:26 PM 47
1. Công việc có tính thách thức
2. Công việc hấp dẫn
3. Khen thưởng công bằng
4. Điều kiện làm việc thuận lợi
5. Đồng nghiệp thân thiện
6. Phù hợp giữa tính cách và công việc
7. Do tính chất di truyền
8. Cơ hội thăng tiến
9. …
Có 2 cách phổ biến:
1. Đo lường chung bằng một câu hỏi “bạn hài lòng với
công việc của mình không ?” và dùng thang đo để
đánh giá từ hài lòng nhất đến không hài lòng nhất
2. Tổng hợp các khía cạnh trong công việc: bản chất
công việc, điều kiện làm việc, cơ hội thăng tiến, quan
hệ đồng nghiệp…người trả lời đánh giá theo thang
điểm chuẩn, sau đó các kết quả được tổng hợp lại

 Phương pháp nào chính xác?


Hài lòng và năng suất
 Nhân viên hài lòng không nhất thiết làm việc có năng
suất hơn.
 Năng suất người lao động cao hơn NẾU trong tổ chức
có nhiều người lao động hài lòng với công việc.
Hài lòng và vắng mặt
 Nhân viên hài lòng với công việc sẽ ít có hiện tượng
vắng mặt.
Hài lòng và thuyên chuyển
 Nhân viên hài lòng với công việc sẽ ít rời bỏ tổ chức.
 Tổ chức có những hành động để phát triển những
người làm việc có kết quả tốt và loại bỏ nhưng người
làm việc không tốt.
Tích cực

Rời bỏ Lên tiếng


tổ chức góp ý
Không có Có tính
tính xây xây dựng
dựng Sao lãng Trung
thành

Thụ động
1. Bỏ việc : hành vi nhắm đến việc rời bỏ tổ chức, đi tìm
một công việc khác hoặc rút lui.
2. Lên tiếng góp ý : đóng góp, xây dựng mong thay đổi
các điều kiện, ví dụ: đề nghị cải tiến, trao đổi các vấn đề
với cấp trên, hoặc một vài hình thức tích cực khác.
3. Trung thành : thụ động nhưng vẫn lạc quan tin tưởng
rằng sẽ có sự thay đổi, sẵn sàng bênh vực cho tổ chức
trước những lời chỉ trích, phê bình, …vẫn tin vào tổ
chức và lãnh đạo rốt cuộc thể nào cũng điều chỉnh.
4. Sao lãng (thờ ơ) : tình hình, điều kiện xấu cỡ nào cũng
mặc, thường xuyên vắng mặt hoặc đi trễ, sức phấn đấu
thuyên giảm, sai sót tăng cao.
ĐỪNG
LỰA CHỌN
AN NHÀN
KHI CÒN TRẺ!!!
THỜI GIAN

QUÝ NHẤT
& NÓ
MIỄN PHÍ !!!
VIỆC NHỎ CHỚ BỎ
VIỆC LỚN GẮNG LÀM
KHÔNG VIỆC CHỚ BÀN !!!
NHÂN VIÊN NGHỈ VIỆC
KHÔNG PHẢI LÀ TỪ BỎ CÔNG TY

HỌ TỪ BỎ NHÀ QUẢN LÝ TỒI
NHÀ QUẢN LÝ – LÀM ĐÚNG VIỆC
NHÂN VIÊN – LÀM VIỆC ĐÚNG
"Đa số mọi người tiêu phí thời gian và sức lực
vào việc đi đường vòng để tránh các vấn đề
hơn là tìm cách giải quyết chúng.“
– Henry Ford

9/22/2023 4:26:21 PM 60
5 cấp độ trao quyền

• Cấp 1: Đợi đến khi yêu cầu mới được làm


• Cấp 2: Xin chỉ đạo trước khi làm
• Cấp 3: đề xuất ý kiến và chứng tỏ bằng kết quả
• Cấp 4: tiến hành cv và thông báo sau mỗi cv
• Cấp 5: tự làm và báo cáo định kỳ
9/22/2023 4:26 PM 62
9/22/2023 4:26 PM 63
1. Giá trị là gì? Tại sao nó cần phải được nghiên cứu trong
hoạt động quản trị?
2. Hệ thống giá trị của con người có thay đổi không?
3. Thái độ là gì? Nguồn gốc của thái độ?
4. Lý thuyết về sự bất hòa nhận thức là gì? Nội dung?
5. Sự hài lòng là gì? Sự tác động của nó đến công việc ra
sao?
Mở rộng khái niệm và phạm vi nghiên cứu

“Trước đây khoảng 20 năm, người lao động


trẻ làm việc có ý thức, trọng danh dự và
hăng say, nhiệt tình, đặc biệt là rất gắn bó.
Nay thì khác hẳn. Thế hệ những người lao
động trẻ hiện nay tuy giỏi, thích nghi nhanh
và có nhiều tham vọng hơn nhưng lại rất
thực dụng”.
 Bạn nhận định gì về câu phát biểu này?
Giải đáp
Ôn lại nội Thảo luận
những vấn đề
dung lý thuyết những vấn đề
giáo viên đặt
đã học phát sinh
ra
Cảm ơn sự theo
dõi của bạn !

Your Logo

You might also like