Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

SỞ GD&ĐT PHÚ THỌ ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA

TRƯỜNG THPT NĂM HỌC 2021 – 2022


CHUYÊN HÙNG VƯƠNG MÔN: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ………………………………………………………… Lớp: ……………

Câu 1. Từ giữa năm 1965, Mĩ phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh
cục bộ” ở miền Nam Việt Nam do
A. sự thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
B. thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” ở miền Nam.
C. chính phủ Bảo Đại không được lòng nhân dân miền Nam.
D. miền Bắc đẩy mạnh chi viện cho tiền tuyến miền Nam.
Câu 2. Từ giữa năm 1965, Mĩ phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh
cục bộ” ở miền Nam Việt Nam do
A. thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
B. Ních-xơn lên nắm quyền đề ra chiến lược mới.
C. sự cần thiết phải đưa quân Mĩ vào tham chiến.
D. tác động của cuộc Tổng tiến công Xuân Mậu Thân.
Câu 3. Mục tiêu của Mĩ khi thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam
Việt Nam là
A. mở rộng, kéo dài, quốc tế hóa chiến tranh Việt Nam.
B. cứu nguy cho quân đội và chính quyền Sài Gòn.
C. nhanh chóng kết thúc chiến tranh trong danh dự.
D. buộc Việt Nam phải kí hiệp định có lợi cho Mĩ.
Câu 4. Mục tiêu của Mĩ khi thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam
Việt Nam là
A. tạo thế mạnh trên bàn đàm phán ngoại giao với Việt Nam.
B. buộc ta rút về biên giới, làm cho chiến tranh tàn lụi dần.
C. giành thắng lợi quân sự quyết định kết thúc chiến tranh.
D. chia cắt cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.
Câu 5. Để thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam, Mĩ đã
A. tổ chức “trưng cầu dân ý”, “bầu cử Quốc hội”.
B. thành lập Bộ Chỉ huy quân sự Mĩ ở miền Nam.
C. dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
D. tổ chức các cuộc phản công chiến lược mùa khô.
Câu 6. Để thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam, Mĩ đã
A. tổ chức các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định”.
B. thành lập Đoàn Cố vận viện trợ quân sự Mĩ ở miền Nam.
C. nâng việc lập “Ấp chiến lược” lên thành quốc sách.
D. thực hiện thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô.
Câu 7. Lực lượng nòng cốt thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền
Nam Việt Nam là
A. quân đội Mĩ.
B. quân đồng minh của Mĩ.
C. quân đội Sài Gòn.
D. cố vấn Mĩ.

GV: BÙI XUÂN NHẬT – TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG – 034.593.4562
Câu 8. Đồng thời với việc tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam, Mĩ
đã
A. mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.
B. tiến hành thỏa hiệp với Trung Quốc.
C. đàm phán với ta trên bàn ngoại giao.
D. thành lập Bộ Chỉ huy quân sự Mĩ.
Câu 9. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền
Nam Việt Nam đều
A. tổ chức hoạt động “trưng cầu dân ý”, “bầu cử quốc hội”.
B. thực hiện các cuộc hành quân “tìm diệt”, “bình định”.
C. viện trợ kinh tế - quân sự cho chính quyền Sài Gòn.
D. lập “Ấp chiến lược” và coi đó là quốc sách hàng đầu.
Câu 10. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền
Nam Việt Nam đều
A. có sự tham gia của quân Mĩ và quân đồng minh.
B. tìm cách hòa hoãn với các nước xã hội chủ nghĩa.
C. có sự tham gia của cố vấn Mĩ và quân đội Sài Gòn.
D. muốn tạo thế mạnh trên bàn đàm phán với Việt Nam.
Câu 11. Những quốc gia nào ở châu Á đóng góp quân cùng Mĩ tham gia trong chiến
tranh Việt Nam?
A. Nhật Bản, Thái Lan, Campuchia.
B. Hàn Quốc, Inđônêsia, Philippin.
C. Triều Tiên, Malaysia, Singapo.
D. Thái Lan, Hàn Quốc, Philippin.
Câu 12. So với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, chiến lược “Chiến tranh cục bộ”
của Mĩ ở miền Nam Việt Nam có điểm khác về
A. lực lượng nòng cốt.
B. âm mưu chiến lược.
C. kết quả chiến lược.
D. phạm vi chiến tranh.
Câu 13. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền
Nam Việt Nam đều thực hiện
A. “trưng cầu dân ý”, “bầu cử quốc hội”.
B. các cuộc hành quân “tìm diệt”.
C. sử dụng vũ khí của Mĩ.
D. lập “Ấp chiến lược”.
Câu 14. Tháng 8 – 1965, quân dân miền Nam đã đánh thắng quân Mĩ và quân đồng
minh ở
A. Phước Long.
B. Bình Giã.
C. Xuân Lộc.
D. Vạn Tường.
Câu 15. Chiến thắng Vạn Tường (1965) của quân dân miền Nam đã
A. mở đầu cao trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”.
B. mở đầu phong trào “thi đua Ấp Bắc” giết giặc lập công.
C. tạo điều kiện để tiến lên đánh cho “Ngụy nhào” ở miền Nam.
D. buộc Mĩ phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với Việt Nam.
Câu 16. Chiến thắng Vạn Tường (1965) của quân dân miền Nam đã

GV: BÙI XUÂN NHẬT – TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG – 034.593.4562
A. buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh, rút quân khỏi Việt Nam.
B. chấm dứt thời kì ổn định, mở ra thời kì khủng hoảng của chính quyền Sài Gòn.
C. buộc Mĩ phải tuyên bố chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc.
D. cho thấy quân dân miền Nam đủ khả năng đánh bại “chiến tranh cục bộ” của Mĩ.
Câu 17. Chiến thắng Vạn Tường (1965) của quân dân miền Nam đã
A. buộc Mĩ phải chấp nhận đàm phán với Việt Nam.
B. đánh bại các chiến thuật mới của Mĩ ở miền Nam.
C. mở đầu phong trào “Thi đua yêu nước” ở miền Nam.
D. mở đầu phong trào thi đua trở thành “Dũng sĩ diệt Mĩ”.
Câu 18. Mục tiêu của Mĩ khi tiến hành các cuộc phản công trong mùa khô thứ hai
(1966 – 1967) là
A. tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta.
B. giành thắng lợi quyết định, kết thúc chiến tranh.
C. dùng người bản xứ đánh người bản xứ.
D. cứu nguy cho quân đội và chính quyền Sài Gòn.
Câu 19. Cuộc hành quân lớn nhất của Mĩ trong hai mùa khô 1965 – 1966 và 1966 –
1967 có tên là
A. Lam Sơn – 719.
B. Gian-xơn Xiti.
C. Sấm rền.
D. Linebacker.
Câu 20. Dựa vào cơ sở nào quân dân miền Nam tổ chức cuộc Tổng tiến công và nổi
dậy Xuân Mậu Thân (1968)?
A. Quân Mĩ phải rút về nước sau hai mùa khô.
B. Mâu thuẫn ở Mĩ trong năm bầu cử tổng thống.
C. Tổn thất của đồng minh ở trận Vạn Tường.
D. Lực lượng viện binh của Mĩ chưa tới miền Nam.
Câu 21. Địa bàn chính của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 là
A. toàn miền Nam.
B. đô thị.
C. vùng nông thôn.
D. rừng núi.
Câu 22. Mục tiêu của quân dân miền Nam khi mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy
Xuân Mậu Thân (1968) là nhằm
A. buộc Mĩ chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc.
B. tiêu diệt một bộ phận quân Mĩ và quân đồng minh.
C. buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược.
D. chống chính sách “tố cộng”, “diệt cộng” của kẻ thù.
Câu 23. Mục tiêu của quân dân miền Nam khi mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy
Xuân Mậu Thân (1968) là nhằm
A. buộc Mĩ kí vào Hiệp định Giơnevơ.
B. nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
C. gây thanh thế cho cuộc chiến đấu.
D. buộc Mĩ đàm phán rút quân về nước.
Câu 24. Từ trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968), mặt trận
đoàn kết dân tộc chống Mĩ được mở rộng với sự ra đời của
A. Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình.
B. Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam.

GV: BÙI XUÂN NHẬT – TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG – 034.593.4562
C. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam.
D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Câu 25. Chiến thắng của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) đã
A. làm sụp đổ chính quyền Sài Gòn.
B. buộc Mĩ phải rút quân về nước.
C. buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa”.
D. về cơ bản đánh bại “Chiến tranh cục bộ”.
Câu 26. Chiến thắng của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) đã
A. buộc Mĩ chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc.
B. buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược.
C. mở đầu phong trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” ở miền Nam.
D. đánh bại hoàn toàn quân Mĩ và quân đồng minh trên chiến trường.
Câu 27. Qua thực tế của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968), mục
tiêu nào quân dân miền Nam đã không thực hiện được?
A. Tiêu diệt một bộ phận quân Mĩ và quân đồng minh.
B. Đánh đòn mạnh vào quân đội và chính quyền Sài Gòn.
C. Giải tán chính quyền địch, giành chính quyền về tay nhân dân.
D. Buộc Mĩ phải chấp nhận đàm phán và rút quân về nước.
Câu 28. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 đánh dấu bước ngoặt của cuộc
kháng chiến chống Mĩ cứu nước vì
A. buộc Mĩ phải chấp nhận kí vào bản dự thảo Hiệp định Pari.
B. buộc Mĩ chấp nhận “xuống thang” trong chiến tranh Việt Nam.
C. buộc Mĩ tiến hành cuộc tập kích đường không bằng B52 vào Hà Nội.
D. buộc Mĩ chấp nhận không can thiệp vào công việc miền Nam Việt Nam.
Câu 29. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 đánh dấu bước ngoặt của cuộc
kháng chiến chống Mĩ cứu nước vì
A. từ ngoan cố theo đuổi chiến tranh, Mĩ tuyên bố “Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược.
B. từ không can thiệp vào miền Nam, Mĩ phải đưa quân quay trở lại tham chiến.
C. từ không trực tiếp tham chiến, Mĩ phải đưa quân đồng minh vào miền Nam.
D. từ ồ ạt đưa quân vào miền Nam, Mĩ phải tính đến việc rút quân khỏi miền Nam.
Câu 30. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 đánh dấu bước ngoặt của cuộc
kháng chiến chống Mĩ cứu nước vì
A. từ không trực tiếp chiến đấu, Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược.
B. từ âm mưu nô dịch miền Nam, Mĩ phải mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.
C. từ không chấp nhận đàm phán, Mĩ buộc phải kí vào bản Hiệp định Pari.
D. từ tiến hành đánh phá, Mĩ phải chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc.
Câu 31. Cuộc đấu tranh của nhân dân trong các đô thị miền Nam Việt Nam từ năm
1961 - 1965 có tác dụng trực tiếp là
A. làm rung chuyển "hậu cứ" của kẻ thù.
B. phá vỡ từng mảng "ấp chiến lược".
C. tiêu diệt quân chủ lực của Mĩ.
D. buộc Mĩ rút về nước.
Câu 32. “Ý Đảng, lòng dân gặp nhau” thể hiện ở phong trào nào trong cuộc kháng
chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975)?
A. Phá “ấp chiến lược”.
B. “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.
C. “Đồng khởi”.
D. “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”.

GV: BÙI XUÂN NHẬT – TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG – 034.593.4562
Câu 33. Tổng thống Mĩ nào là người đầu tiên phải chấp nhận việc đàm phán với Việt
Nam tại Pari?
A. Johnson.
B. Kennơđi.
C. Níchxơn.
D. Aisenhao.
Câu 34. Ngày 7 – 2 – 1965, Mĩ đã
A. trực tiếp đưa quân Mĩ vào miền Nam Việt Nam.
B. dựng lên sự kiện “Vịnh Bắc Bộ”.
C. chính thức gây ra chiến tranh phá hoại miền Bắc.
D. phê chuẩn kế hoạch dùng B52 đánh phá miền Bắc.
Câu 35. Âm mưu của Mĩ khi tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ
nhất (1965 – 1968) là để
A. hỗ trợ cho chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam.
B. buộc Việt Nam phải đàm phán theo điều khoản có lợi cho Mĩ.
C. giành thắng lợi quyết định, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
D. phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng, chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Câu 36. Âm mưu của Mĩ khi tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ
nhất (1965 – 1968) là để
A. ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc, từ Bắc vào Nam.
B. phản ứng lại việc Liên Xô đưa tên lửa hạt nhân sang lãnh thổ Cuba.
C. trả đũa việc Quân giải phóng miền Nam tấn công doanh trại Mĩ tại Playku.
D. buộc Chính phủ Việt Nam phải chấp nhận đến đàm phán ở Hội nghị Pari.
Câu 37. Để giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh phá hoại, miền Bắc đã thực hiện chủ
trương nào?
A. Triệt để sơ tán, phân tán những nơi đông dân.
B. Đào đắp công sự chiến đấu, hầm hào phòng tránh.
C. Thực hiện quân sự hóa toàn dân.
D. Chuyển mọi hoạt động từ thời bình sang thời chiến.
Câu 38. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975), miền Bắc có vai
trò
A. là tiền tuyến lớn của cuộc kháng chiến.
B. là nơi đứng chân của bộ đội chủ lực.
C. quyết định trực tiếp với cách mạng cả nước.
D. hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Câu 39. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975), miền Bắc có vai
trò
A. tiến nhanh, mạnh và vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.
B. là tiền tuyến lớn, trực tiếp chiến đấu chống Mĩ và quân đội tay sai.
C. quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.
D. là hậu phương lớn, đảm bảo chi viện người và của cho miền Nam.
Câu 40. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975), miền Bắc có vai
trò
A. trụ cột của phe xã hội chủ nghĩa.
B. trung tâm chỉ đạo phong trào cách mạng cả nước.
C. quyết định nhất với cách mạng Lào và Campuchia.
D. là chiến trường đánh Mĩ của hệ thống xã hội chủ nghĩa.

GV: BÙI XUÂN NHẬT – TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG – 034.593.4562
--------HẾT--------

GV: BÙI XUÂN NHẬT – TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG – 034.593.4562

You might also like