Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

SỞ GD&ĐT PHÚ THỌ ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA

TRƯỜNG THPT NĂM HỌC 2021 – 2022


CHUYÊN HÙNG VƯƠNG MÔN: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ………………………………………………………… Lớp: ……………


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

31 32 33 34 35 36 37 38 39 40

Câu 1. Từ năm 1969, Mĩ phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến
tranh” ở miền Nam Việt Nam là do
A. quân đội và chính quyền Sài Gòn đứng trước nguy cơ sụp đổ.
B. thất bại của Mĩ trong chiến lược “Ngăn đe thực tế” ở miền Nam.
C. Mĩ không còn ngân sách quân sự cho cuộc chiến tranh Việt Nam.
D. quân đội Sài Gòn về cơ bản đã được phục hồi khả năng chiến đấu.
Câu 2. Mĩ thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam Việt Nam
trong bối cảnh thực hiện học thuyết nào của chiến lược toàn cầu?
A. Trả đũa ồ ạt.
B. Phản ứng linh hoạt.
C. Ngăn đe thực tế.
D. Đánh đòn phủ đầu.
Câu 3. Âm mưu của Mĩ khi tiến hành chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền
Nam Việt Nam là
A. dùng người Việt đánh người Việt.
B. biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.
C. giành lại quyền chủ động trên chiến trường.
D. buộc ta phải trở về thế phòng ngự.
Câu 4. Thực chất của việc Mĩ tiến hành chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ở
miền Nam Việt Nam là sự quay trở lại âm mưu trong chiến lược chiến tranh nào?
A. “Chiến tranh đơn phương”.
B. “Chiến tranh cục bộ”.
C. “Chiến tranh đặc biệt”.
D. “Đông Dương hóa chiến tranh”.
Câu 5. Để thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam, Mĩ đã
A. áp dụng phổ biến các chiến thuật “trực thăn vận”, “thiết xa vận”.
B. đưa thêm nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh vào miền Nam.
C. liên tiếp tổ chức các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định”.
D. thành lập Bộ Chỉ huy quân sự Mĩ thay cho Đoàn cố vấn viện trợ.
Câu 6. Để thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam, Mĩ đã
A. đẩy mạnh việc dồn dân, lập “Ấp chiến lược”.
B. tổ chức các cuộc phản công vào thời điểm mùa khô.

GV: BÙI XUÂN NHẬT – TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG – 034.593.4562
C. tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai.
D. tăng thêm quân Mĩ và quân đồng minh đến miền Nam.
Câu 7. Âm mưu của Mĩ khi thực hiện thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên
Xô (1972) là để
A. hạn chế sự giúp đỡ của các nước này với Việt Nam.
B. chấm dứt tình trạng căng thẳng trong quan hệ quốc tế.
C. tìm cách giải quyết cuộc Chiến tranh lạnh trong hòa bình.
D. đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề nước Đức sau chiến tranh.
Câu 8. Lực lượng tham gia thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ ở
miền Nam Việt Nam gồm
A. quân đội Mĩ, quân đồng minh, quân đội Sài Gòn.
B. quân đồng minh, quân đội Sài Gòn, quân Pháp.
C. quân đội Sài Gòn, quân đội Mĩ, quân đội Anh.
D. quân đội Anh, quân đội Mĩ, quân đồng minh.
Câu 9. Xét về lực lượng nòng cốt, chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” có điểm
giống với chiến lược nào của Mĩ ở miền Nam Việt Nam?
A. “Chiến tranh đơn phương”.
B. “Chiến tranh cục bộ”.
C. “Chiến tranh đặc biệt”.
D. “Chiến tranh Đông Dương”.
Câu 10. So với chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, chiến lược “Việt Nam hóa chiến
tranh” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam có điểm khác về
A. lực lượng tham gia.
B. kết quả chiến lược.
C. âm mưu chiến lược.
D. phạm vi chiến tranh.
Câu 11. Các chiến lược chiến tranh của Mĩ ở miền Nam Việt Nam từ năm 1961 đến
năm 1975 giống nhau về
A lực lượng nòng cốt.
B. lực lượng tham gia.
C. âm mưu chiến lược.
D. phạm vi chiến tranh.
Câu 12. Các chiến lược chiến tranh của Mĩ ở miền Nam Việt Nam từ năm 1961 đến
năm 1975 đều
A. tăng cường viện trợ kinh tế - quân sự cho chính quyền Sài Gòn.
B. tiến hành rút dần quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi miền Nam.
C. đẩy mạnh việc đưa quân Mĩ và quân đồng minh vào miền Nam.
D. tiến hành đàm phán với Việt Nam để kết thúc chiến tranh.
Câu 13. Các chiến lược chiến tranh của Mĩ ở miền Nam Việt Nam từ năm 1961 đến
năm 1975 đều
A. dựa vào sự chiến đấu của lính Mĩ.
B. dựa vào vũ khí, phương tiện của Mĩ.
C. mở rộng chiến tranh ra Đông Dương.
D. chấp nhận đàm phán với Việt Nam.
Câu 14. Tháng 4 – 1970 đã diễn ra sự kiện nào liên quan đến lịch sử ba nước Việt
Nam – Lào – Campuchia?
A. Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương.
B. Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào ra đời.

GV: BÙI XUÂN NHẬT – TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG – 034.593.4562
C. Ba nước cùng gia nhập tổ chức ASEAN.
D. Cuộc kháng chiến chống Mĩ của ba nước thắng lợi.
Câu 15. Ý nghĩa của Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương (1970) là gì?
A. Đối phó lại việc Mĩ chỉ đạo bọn tay sai làm cuộc đảo chính ở Campuchia.
B. Phản ánh quyết tâm của ba nước Đông Dương đoàn kết chiến đấu chống Mĩ.
C. Thống nhất các kế hoạch quân sự phối hợp chiến đấu giữa quân dân ba nước.
D. Lên án cuộc đảo chính lật đổ chính phủ Xihanuc ở Campuchia của Mĩ.
Câu 16. Nhân vật nào không tham dự Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương (1970)?
A. Nguyễn Hữu Thọ.
B. Trường Chinh.
C. Xuphanuvông.
D. Xihanúc.
Câu 17. Hành lang chiến lược của cách mạng Đông Dương trong cuộc kháng chiến
chống Mĩ là
A. Đường mòn Hồ Chí Minh.
B. Đường 14 – Phước Long.
C. Đường 9 – Nam Lào.
D. Đường 23 – Bình Phước.
Câu 18. Cuộc hành quân của Mĩ nhằm chiếm giữ đường 9 – Nam Lào có mật danh là
A. Lam Sơn – 719.
B. Sấm rền.
C. Linebacker.
D. Bồ nông.
Câu 19. Trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972, hướng tiến công chủ yếu của
quân dân miền Nam là
A. Tây Nguyên.
B. Quảng Trị.
C. Đông Nam Bộ.
D. Liên khu V.
Câu 20. Chiến thắng nào không có ý nghĩa mở ra bước ngoặt cho cuộc kháng chiến
chống Mĩ (1954 – 1975) của nhân dân Việt Nam?
A. Phong trào Đồng khởi (1960).
B. Cuộc Tổng tiến công và nội dậy Mậu Thân (1968).
C. Cuộc Tiến công chiến lược (1972).
D. Hiệp định Pari về Việt Nam được kí kết (1973).
Câu 21. Chiến thắng của cuộc Tiến công chiến lược (1972), quân dân miền Nam đã
A. buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược.
B. buộc Mĩ phải xuống thang chiến tranh, chấp nhận đàm phán ở Pari.
C. chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc của Mĩ.
D. chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của chính quyền Sài Gòn.
Câu 22. Chiến thắng của cuộc Tiến công chiến lược (1972), quân dân miền Nam đã
A. giáng đòn nặng nề vào chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ.
B. chấm dứt sự ổn định, mở ra thời kì khủng hoảng của chính quyền Sài Gòn.
C. buộc Mĩ phải trực tiếp đưa quân Mĩ và quân đồng minh vào miền Nam.
D. góp phần buộc Mĩ phải kí vào bản Hiệp định Pari (1973) về Việt Nam.
Câu 23. Âm mưu của Mĩ khi mở cuộc tập kích chiến lược đường không bằng B52 vào
Hà Nội, Hải Phòng và các thành phố lớn ở miền Bắc vào cuối năm 1972 là để
A. buộc Việt Nam phải đàm phán với Mĩ ở Pari.

GV: BÙI XUÂN NHẬT – TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG – 034.593.4562
B. hỗ trợ cho mưu đồ chính trị, ngoại giao mới.
C. buộc Việt Nam phải rút quân khỏi miền Nam.
D. ngăn chặn sự chi viện từ miền Bắc vào miền Nam.
Câu 24. Âm mưu của Mĩ khi mở cuộc tập kích chiến lược đường không bằng B52 vào
Hà Nội, Hải Phòng và các thành phố lớn ở miền Bắc vào cuối năm 1972 là để
A. buộc miền Bắc phải chấm dứt chiến tranh.
B. ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc.
C. tạo cú sốc về tinh thần, đẩy dân chúng tới chỗ sợ hãi.
D. Việt Nam quay trở lại bàn đàm phán ở Pari.
Câu 25. Chiến thắng trong trận “Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972 của quân
dân miền Bắc đã
A. buộc Mĩ phải chấp nhận xuống thang chiến tranh, đàm phán ở Pari.
B. buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
C. giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược Việc Nam của đế quốc Mĩ.
D. hoàn thành nhiệm vụ đánh cho “Mĩ cút”, tiến lên đánh cho “Ngụy nhào”.
Câu 26. Chiến thắng của quân dân miền Bắc trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 được
gọi là trận “Điện Biên Phủ trên không” vì
A. đã đánh bại cuộc tập kích chiến lược đường không của Mĩ.
B. buộc Mĩ phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán ở Pari.
C. đánh bại biểu tượng sức mạnh quân sự của một nước đế quốc.
D. phản ánh sức mạnh quân sự và khả năng chiến đấu của quân dân ta.
Câu 27. Chiến thắng của quân dân miền Bắc trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 được
gọi là trận “Điện Biên Phủ trên không” vì
A. có ý nghĩa vang dội, quan trọng như trận Điện Biên Phủ năm 1954.
B. hoàn thành nhiệm vụ đánh cho “Mĩ cút”, “ngụy nhào”.
C. buộc Mĩ phải chấp nhận không can thiệp vào công việc miền Nam.
D. đây là chiến thắng quyết định, đánh bại ý chí xâm lược của Mĩ.
Câu 28. Điều kiện tiên quyết để Việt Nam đến bàn Hội nghị Pari đàm phán là Mĩ phải
A. chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc.
B. rút hết quân của mình cùng quân đồng minh khỏi miền Nam.
C. cam kết không can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam.
D. chấp nhận góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh.
Câu 29. Hội nghị Pari bàn về chiến tranh Việt Nam diễn ra lâu dài và phức tạp vì
A. Mĩ và Việt Nam nhanh chóng thống nhất các vấn đề cơ bản của hiệp định.
B. Mĩ ngoan cố, liên tục đề ra các chiến lược chiến tranh sau mỗi thất bại.
C. sự can thiệp của các cường quốc trong quá trình đàm phán hiệp định.
D. sự chi phối của Trật tự thế giới hai cực Ianta và Chiến tranh lạnh.
Câu 30. Hiệp định Pari (1973) về Việt Nam được kí bởi
A. nguyên thủ của 4 quốc gia.
B. trưởng phái đoàn đàm phán của mỗi bên.
C. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng của mỗi bên.
D. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của mỗi bên.
Câu 31. Nhân vật nữ duy nhất kí vào bản Hiệp định Pari về Việt Nam năm 1954 là ai?
A. Nguyễn Thị Định.
B. Nguyễn Thị Bình.
C. Mạc Thị Bưởi.
D. Võ Thị Thắng.
Câu 32. Dữ kiện nào là nội dung của Hiệp đinh Pari (1973) về Việt Nam?

GV: BÙI XUÂN NHẬT – TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG – 034.593.4562
A. Hai bên tiến hành cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.
B. Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc.
C. Hiệp định cấm việc đưa quân đội, nhân viên quân sự vào Việt Nam.
D. Hai bên tham chiến thực hiện ngừng bắn trên toàn Đông Dương.
Câu 33. Dữ kiện nào là nội dung của Hiệp đinh Pari (1973) về Việt Nam?
A. Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân đồng minh ra khỏi Việt Nam.
B. Hoa Kì cam kết không can thiệp vào công việc của ba nước Đông Dương.
C. Việt Nam không được tham gia bất cứ khối liên minh quân sự nào.
D. Việt Nam không để cho nước khác dùng lãnh thổ của mình để gây chiến.
Câu 34. Dữ kiện nào là nội dung của Hiệp đinh Pari (1973) về Việt Nam?
A. Nhân dân Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị qua tổng tuyển cử tự do.
B. Các bên thừa nhận miền Nam có hai chính quyền và ba lực lượng chính trị.
C. Hoa Kì có thời hạn là 2 năm để rút quân kể từ khi hiệp định được kí chính thức.
D. Hoa Kì công nhận Việt Nam là một quốc gia nằm trong Liên bang Đông Dương.
Câu 35. Dữ kiện nào là nội dung của Hiệp đinh Pari (1973) về Việt Nam?
A. Hai bên tiến hành trao trả tù binh và dân thường bị bắt.
B. Hai bên thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.
C. Dừng xung đột ở phía Nam để đi đến cuộc đàm phán chính thức.
D. Quân Mĩ đóng ở những địa điểm quy định và rút dần trong 2 năm.
Câu 36. Bốn nước trong Ủy ban giám sát và kiểm soát quốc tế tại Hội nghị công nhận
tính pháp lý quốc tế của Hiệp định Pari (1973) về Việt Nam bao gồm
A. Ba Lan, Canada, Bungari, Inđônêsia.
B. Canada, Inđônêsia, Ba Lan, Rumania.
C. Hunggari, Ba Lan, Canada, Inđônêsia.
D. Indonesia, Canada, Ấn Độ, Ba Lan.
Câu 37. Hiệp đinh Pari (1973) về Việt Nam được kí kết đã
A. đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của Mĩ trong chiến tranh Việt Nam.
B. tạo ra thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng miền Nam.
C. buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược.
D. buộc Mĩ phải đưa quân Mĩ và quân đồng minh trở lại miền Nam.
Câu 38. Hiệp đinh Pari (1973) về Việt Nam được kí kết đã
A. hoàn thành đánh cho “Mĩ cút” tạo điều kiện đánh cho “ngụy nhào”.
B. buộc Mĩ phải công nhận Chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
C. chứng minh quân Mĩ không thể can thiệp trở lại miền Nam Việt Nam.
D. mở đầu thắng lợi cho cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới.
Câu 39. Hiệp đinh Pari (1973) về Việt Nam được kí kết đã
A. buộc Mĩ phải chấm dứt cuộc tập kích bằng B52 vào Hà Nội.
B. buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược.
C. phân chia miền Nam thành hai vùng tập kết, chuyển quân.
D. ghi dấu thắng lợi cuộc đấu tranh quân sự - chính trị - ngoại giao.
Câu 40. Hiệp định Pari (1973) về Việt Nam được kí kết đã tạo điều kiện để
A. miền Bắc tiến hành khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế.
B. miền Nam tiến lên hoàn thành nhiệm vụ đánh cho “Mĩ cút”, “ngụy nhào”.
C. miền Nam đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ.
D. miền Bắc xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

--------HẾT--------

GV: BÙI XUÂN NHẬT – TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG – 034.593.4562

You might also like