CƠ SỞ VĂN HOÁ (1)

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT

NAM
Câu 1: Trình bày sự khác biệt giữa hai loại hình văn hoá gốc nông nghiệp và văn hoá gốc du
mục
- Khái niệm:
Khái niệm loại hình văn hoá được hình thành trên cơ sở về sự khác biệt của các yếu tố: môi trường tự
nhiên, phương thức sản xuất kinh tế, lối cư trú. Từ ba yếu tố cơ bản này, giới nghiên cứu
quy văn hoá nhân loại vào hai loại hình: văn hoá gốc nông nghiệp và văn hoá gốc du mục (tương
ứng là các nền văn hoá phương Đông và phương Tây).
- Sự khác biệt:
Văn hóa gốc nông nghiệp Văn hóa gốc du mục
+ Nguồn gốc: chủ yếu ứng với môi trường
+ Nguồn gốc: chủ yếu ứng với môi trường sống của
sống của các cộng đồng cư dân ở phương
các cộng đồng cư dân ở phương Tây
Đông
+ Môi trường tự nhiên: xứ nóng, mưa + Môi trường tự nhiên: xứ lạnh, khí hậu khô, đất
nhiều, các con sông lớn, đồng bằng màu mỡ đai khô cằn
+ Nghề mưu sinh: trồng trọt là chính, định + Nghề mưu sinh: chăn nuôi là chính, du canh
canh định cư du cư
+ Tổ chức đời sống: cuộc sống ổn định lâu + Tổ chức đời sống: di chuyển nhiều, mang
dài, ít di chuyển, mang tính chất trọng tĩnh tính chất động, cuộc sống năng động
+ Ứng xử với môi trường tự nhiên: con người muốn
+ Ứng xử với môi trường tự nhiên: hòa hợp
chinh phục, chế ngự tự nhiên, di chuyển
với thiên nhiên, ăn thực vật là chính, tôn
nơi ở nhiều, coi thường tự nhiên, chủ yếu ăn
sùng tự nhiên
thịt động vật.
+ Lối nhận thức, tư duy: Tổng hợp, biện
+ Lối nhận thức, tư duy: Trọng sức mạnh, trọng cá
chứng (trọng tình nghĩa, dân chủ, mềm dẻo
nhân, tính độc tôn, cứng nhắc, hiếu thắng
và hòa thuận)
+ Xu hướng khoa học: thiên về thiên văn, + Xu hướng khoa học: thiên về khoa học tự nhiên
triết học tâm linh và tôn giáo và khoa học kỹ thuật
+ Ứng xử xã hội: quyền lực ở tay người cai trị,
+ Ứng xử xã hội: con người trọng tình cảm
sống quy tắc, tuân theo pháp luật
+ Đặc trưng văn hóa: dung hợp trong tiếp + Đặc trưng văn hóa: độc tôn tiếp nhận và cứng
nhận và mềm dẻo, hiếu hòa trong đối phó rắn, hiếu thắng trong đối phó
+ Tôn giáo: đa thần sơ khai sau đó chuyển thành
+ Tôn giáo: đa thần, đa tôn giáo
nhất thần, độc tôn giáo
+ Văn học nghệ thuật: thiên về thơ, nhạc, + Văn học nghệ thuật: thiên về kịch, truyện, múa
trữ tình sôi động

Câu 2: Anh (chị) hãy phân tích những đặc trưng của văn hoá Việt Nam nhìn từ môi trường tự
nhiên.
* Môi trường tự nhiên là một bộ phận trong “môi trường lớn” là tổng thể các nhân tố tự nhiên xung
quanh chúng ta như bầu khí quyển, nước, thực vật, động vật,...
* Môi trường tự nhiên Việt Nam:
- Vị trí địa lí
+ Việt Nam nằm ở phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.
1|Page
+ Việt Nam nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới, trong luồng di cư của các loài động thực vật, trong
vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương.
+ Việt Nam có vị trí là chiếc cầu nối liền Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
+ Phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía đông và phía nam giáp Biển Đông.
=> “Ngã tư đường” của các dòng chảy văn hóa đặc biệt là văn minh Trung Hoa và Ấn Độ.
- Khí hậu
+ Khí hậu Việt Nam mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa (quy định tính thực vật)
+ Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, động thực vật phát triển xanh tốt quanh năm, hệ sinh thái phồn tạp, thực vật
phong phú và phát triển hơn động vật.
- Địa hình
+ Địa hình đa dạng: đồi núi, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa. Trong đó, đồi núi chiếm ¾ diện tích,
chủ yếu là đồi núi thấp.
+ Địa hình Việt Nam trải dài từ Bắc – Nam; địa hình hẹp theo hướng Tây – Đông, đường bờ biển dài
3260km.
* Đặc trưng văn hoá Việt Nam nhìn từ môi trường tự nhiên:
Sự đa dạng của môi trường sinh thái, điều kiện tự nhiên là yếu tố góp phần tạo nên sự đa dạng văn
hóa. Các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước hầu như đều nêu bật hai tính trội của văn hóa Việt Nam
truyền thống: sông nước và thực vật.
- Thứ nhất, về văn hóa sản xuất. Văn hóa sản xuất của Việt Nam là văn hóa nông nghiệp: nông nghiệp
lúa nước, nông nghiệp chăn nuôi và đánh bắt thủy hải sản.
+ Sắc thái thực vật trong văn hóa sản sản xuất được thể hiện như: sinh hoạt bằng nghề trồng lúa gạo,
làm nương rẫy, thuần dưỡng trâu bò làm sức kéo, chăm nuôi gia súc gia cầm như gà, lợn, vịt…
+ Ngoài ra còn có nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, nghề làm muối, nước ,mắm, nghề canh tác
đê, ao, kênh rạch,… Ngoài ra, văn hóa sản xuất còn có các nghề thủ công như đan lát, rèn, dệt, làm
gốm, đóng thuyền…
- Thứ hai, trên phương diện ẩm thực.
+ Với nghề truyền thống là trồng lúa nước nên thức ăn chính mang tính thực vật là cơm – rau – cá.
Cơm là món chính hay các món ăn khác được làm từ gạo như bún, phở, xôi, bánh chưng, bánh tét,...
Bên cạnh đó còn có rau đều do trồng được hoặc mọc tự nhiên bên đường như rau muống, rau cải, cà
chua,…; Cá tự bắt được ở đồng hoặc mua ở chợ. Thức uống thì có các loại rượu như rượu gạo, rượu
nếp,…
+ Ẩm thực mang tính sông nước trong văn hóa Việt Nam chủ yếu là tôm, cua, cá,… là những sản
phẩm từ thành quả đánh bắt, nuôi trồng của con người. Thủy hải sản đó được chế biến theo nhiều cách
đa dạng phong phú như kho, rang, hấp,…
=> Tất cả các món ăn đều bắt nguồn từ tự nhiên và do sức lao động của con người nà ra và đều là món
ăn đơn giản gần gũi trong mỗi bữa cơm gia đình.
- Thứ ba, phương tiện đi lại. Phương tiện đi lại ngày trước không có nhiều chủ yếu là đi bộ như địa
hình nhỏ hẹp ghập ghềnh, nhưng theo thời gian đã có rất nhiều phương tiện đi lại xuất hiện trở thành
thứ không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của con người như xe máy, ô tô, xe buýt… Đi lại trên
sông nước có rất nhiều loại như thuyền thúng, thuyền độc mộc, đò, ghe, xuồng, phà…
- Thứ tư, trên phương diện trang phục. Trang phục truyền thống ngày xưa, phụ nữ thì mặc váy yếm, áo
tứ thân, áo bà ba, đội nón lá…; đàn ông thì mặc áo cánh, quần ống rộng,…
+ Trang phục mang tính thực vật vì sử dụng chất liệu làm từ thực vật như tơ tằm, sợi bông, được
nhuộm bằng củ nâu, chàm,... Người ngày xưa thì chủ yếu đi chân trần hoặc đi guốc làm từ gộc tre, gỗ,
quai guốc được làm bằng vải se.
- Thứ năm, phong cách nhà ở của tính sông nước và thực vật. Nhà ở của nước ta rất đa dạng, mỗi vùng
miền, mỗi dân tộc có những kiểu nhà khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm tự nhiên.
+ Nhà ở đồng bằng thường là nhà ngói, nhà mái bằng tre, nứa; ở miền núi thì có nhà sàn, nhà rông.

2|Page
+ Nhà ở của dân chài lưới thì có nhà bè, những ngôi nhà ven sông ven biển, hay người dân sống lênh
đênh trên thuyền, ở một số nơi còn có chợ nổi.
– Thứ sáu là nghệ thuật biểu diễn.
+ Nghệ thuật đặc trưng của vùng sông nước như đua thuyền, múa rối, hò chèo ghe,… Vô số điệu lí
liên quan đến đời sống sông nước như: Lí cây bông, lí bông súng,… hay các bản đờn ca tài tử.
+ Về khía cạnh mang tính thực vật thì có các loại nhạc cụ được làm bằng thực vật như đàn tranh, sáo,
sạp,… Nghệ thuật chạm khắc trên gỗ, tạc tượng, sơn mài, tranh lụa,…
- Thứ bảy là tín ngưỡng. Những tín ngưỡng vạn vật hữu linh như thờ cây lúa, thờ thần làng, thờ thần
sông, thờ thần làng, lễ cầu mưa, cầu cho mùa màng bội thu, lễ cảm tạ, các lễ thờ động vật như thờ cá
sấu, thuồng luồng, cọp, cá ông…; tín ngưỡng thờ mẫu; tín ngưỡng phồn thực; tín ngưỡng thờ thần
Hoàng Thành.
– Thứ tám là đặc điểm ngôn ngữ mang đặc trưng của vùng sông nước và đồng bằng. Do ảnh hưởng
của môi trường xung quanh mà ngôn từ ở vùng sông nước có sự khác biệt với các vùng khác. Chẳng
hạn như cách diễn đạt sau: anh em cột chèo, câu độ, còn nước còn tát, nước tới chưn (chân) mới nhảy,
húp nước lèo, đi bắt cá hôi, hai lúa, cầu khỉ…
- Bên cạnh những ưu đãi mà thiên nhiên mang lại thì cũng có những mặt hại với những thiên tai, thời
tiết bất ổn, dịch bệnh,... gây ảnh hưởng lớn đến mùa màng, công việc sản xuất và cuộc sống của nhân
dân. Cũng chính từ những thách thức, khó khăn mà thiên nhiên mang lại đã giúp hình thành nên tính
cách của con người Việt Nam với đức tính cần cù, siêng năng, chịu thương chịu khó, kiên cường, dũng
cảm, tạo tình thần cố kết cộng đồng,...
=> Như vậy, có thể thấy rằng văn hóa Việt Nam mang hai đặc trưng là tính thực vật và tính sông nước
rõ ràng hiển hiện trong cuộc sống thường ngày của chúng ta.
Câu 3: Anh (chị) hãy phân tích những đặc trưng Đông Nam Á trong văn hoá Việt Nam
Việt Nam nằm ở rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á và là
ngã tư đường nền văn hóa, văn minh, có nhiều các dòng sông và ven biển màu mỡ… Vì vậy, Việt Nam
mang đủ tính chất của nền văn hóa khu vực. Việt Nam được coi là một khu vực Đông Nam Á thu nhỏ.
Việt Nam có các dòng sông lớn bắt nguồn từ dãy núi Himalaya (Trung Quốc) và Thiên Sơn: sông
Hồng, sông Mekong, sông Chaphea… => đồng bằng vùng này thích hợp phát triển nông nghiệp, nên
mang đậm bản sắc cư dân nông nghiệp lúa nước Đông Nam Á.
Có tính thực vật trong văn hóa Việt Nam
Các điểm chung giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Đông Nam Á:
+ Văn minh về lúa nước và nông nghiệp, đồ ăn và đồ uống đa dạng
+ Truyền thống về tôn trọng nữ giới trong xã hội
+ Tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh, tục thờ cúng tổ tiên, thờ Thần…
+ Quan niệm lưỡng phân trong tư duy: âm – dương, đực – cái; xuôi – ngược…
+ Ngôn ngữ đa phần thuộc ngữ hệ Nam Á nên phần lớn là sử dụng hệ từ đơn.
Câu 4: Trình bày những biểu hiện văn hóa ứng xử của gia đình người Việt truyền thống
với môi trường tự nhiên?
Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quần hệ
nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau. ( Luật hôn nhân và gia đình
2014)
Văn hoá ứng xử là các biểu hiện của con người khi tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội,
thông quá nhận thức, thái độ và hành vi của họ. Thường chịu sự chi phối của các khuôn mẫu, chuẩn
mực xã hội.
* Biểu hiện:
- Gia đình truyền thống người Việt có nghề chính là nông nghiệp bởi đặc trưng nền nông nghiệp lúa
nước.
- Sự tương tác với môi trường tự nhiên để có cái ăn, cái mặc, cái ở luôn luôn có sự phân công.
+ Ví dụ như luôn có sự phân công lao động trong gia đình đối với việc làm nông. Người ta thường nói
“Chồng cầy, vợ cấy, con trâu đi bừa”.
3|Page
=> Gia đình truyền thống người Việt luôn có xu hướng sống hài hoà với môi trường tự nhiên.
Câu 5: Trình bày những biểu hiện văn hóa tâm linh trong gia đình người Việt ?
- Có sự tương tác với thế giới tâm linh
+ Thờ cúng tổ tiên
+ Thờ thổ công, thổ kì, thổ địa
+ Thờ thần tài, các vị thánh sư
+ Một số gia đình còn thờ tiền chủ
+ Các gia đình theo tôn giáo: thờ Phật, thờ Chúa,...
- Nghi lễ vòng đời người trong gia đình: sinh đẻ, cưới xin, tang ma
- Các lễ cúng theo tuần trăng và các lễ tiết
=> Kết luận: Đời sống tâm linh của gia đình người Việt truyền thống rất phong phú, gắn với
quan niệm đa thần, mang tính thế tục, giản dị, không có lý thuyết cao siêu, gắn với đường lối
“uống nước nhớ nguồn”.
Câu 6: Từ quan niệm dân gian “phép vua thua lệ làng” hãy trình bày đặc trưng cơ bản của làng
người Việt vùng châu thổ Bắc Bộ ?
1. Giải thích “phép vua thua lệ làng”:
- Phép vua (luật nước) được hiểu là những quy định, luật lệ của nhà vua, là điu luật mang tính hành
chính được ban ra trong phạm vi cả nước.
- Lệ làng (hương ước) là điều lệ, quy củ do người dân hoặc đại diện chính quyền như trưởng làng đưa
ra và yêu cầu người dân trong làng phải nghe theo. Lệ làng thường nặng về phong tục địa phương và
chỉ giới hạn trong một làng.
=> “Phép vua thua lệ làng” là quan niệm dân gian vô cùng quen thuộc của bao đời người Việt Nam
chúng ta. Câu tục ngữ này có thể hiểu một cách cơ bản là luật lệ của một làng luôn được người dân tôn
trọng thực hiện so với phép vua điều này được thể hiện vô cùng rõ nét văn hóa của làng người Việt
vùng châu thổ Bắc Bộ.
2. Đặc trưng cơ bản của làng người Việt ở Bắc Bộ:
* Có hai đặc trưng tiêu biểu, đó là: tính cộng đồng và tính tự trị.
- Tính cộng đồng: Đây là đặc trưng cơ bản nhất của của văn hóa làng đồng bằng Bắc Bộ.
+ Tính cộng đồng là sự liên kết các thành viên trong làng lại với nhau, mỗi người đều hướng tới những
người khác.
+ Tính cộng đồng được thể hiện ở loại hình và nguyên tắc tổ chức xã hội ở làng. Làng ở Bắc Bộ có
phường hội, xóm, giáp.
+ Biểu tượng truyền thống của tính cộng đồng là sân đình, bến nước, cây đa - nơi giải quyết những sự
vụ quan trọng của là văn hóa giải trí, trung tâm về mặt tôn giáo…
- Tính tự trị: Tính tự trị của làng Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ đã có từ xa xưa.
+ Tính tự trị đề cao tính độc lập, tự chủ của làng. Làng nào biết làng ấy, các làng tồn tại khá biệt lập
với nhau và phần nào độc lập với triều đình phong kiến. Sự biệt lập đó tạo nên truyền thống “Phép vua
thua lệ làng”.
+ Tính tự trị của làng thể hiện ở việc mỗi làng có một bộ máy chính quyền riêng, trong đó hội đồng kì
mục là cơ quan lập pháp, lí dịch là cơ quan hành pháp.
+ Tính tự quản, quyền quản lý làng, xã được thể hiện thông qua những hương ước, luật tục, tín
ngưỡng, lễ hội.
+ Tính tự trị của làng được biểu hiện ở lệ làng. Lệ làng là những quy tắc ứng xử trong đời sống xã hội
và tín ngưỡng đòi hỏi dân làng phải tuân theo. Lệ làng có thể được chép thành văn bản, được gọi là
hương ước. Nội dung hương ước đề cập đến đầy đủ các mặt đời sống của người nông dân với những
quy định về khen thưởng, trừng phạt khá chặt chẽ. Hương ước nhằm ràng buộc con người để duy trì
trật tự chung của làng.
4|Page
+ Dân cư ở vùng châu thổ Bắc Bộ thường ổn định, vì thế dẫn đến sự phân biệt giữa dân chính cư và
dân ngụ cư
+ Mỗi làng thờ một Thành hoàng làng riêng.
+ Biểu tượng của tính tự trị là hình ảnh lũy tre làng. Lũy tre là biểu tượng cho ranh giới làng. Lũy tre
làng là một thành lũy vững chắc, bảo vệ làng trước mọi sự xâm phạm.
* Ưu điểm và nhược điểm của 2 đặc trưng:
Ưu điểm
- Tính cộng đồng
+ Tạo nên sự đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau. Luôn có tính tập thể rất cao, hoà nhập vào cuộc
sống chung.
+ Là ngọn nguồn của nếp sống dân chủ, bình đẳng.
- Tính tự trị
+ Do sự khác biệt, cơ sở của tính tự trị tạo nên tinh thần tự lập cộng đồng: mỗi người phải tự lo liệu
lấy mọi việc => truyền thống cần cù.
+ Nếp sống tự cấp, tự túc: mỗi làng đáp ứng nhu cầu cho cuộc sống của mình, mỗi nhà đều trồng rau,
nuôi gà, thả cá => đảm bảo nhu cầu về ăn. Có bụi tre, rặng xoan, gốc mít => đảm bảo nhu cầu về ở.
Nhược điểm
- Tính cộng đồng
+ Ý thức về con người cá nhân bị thủ tiêu, người Việt Nam luôn hoà tan vào các mối quan hệ xã hội,
giải quyết xung đột theo lối hoà cả làng.
+ Hay dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể, không phát huy được năng lực sáng tạo của mỗi người
+ Tư tưởng cầu an, cả nể, làm gì cũng sợ.
+ Thói đồ kị, cào bằng, không muốn ai hơn mình.
- Tính tự trị
+ Óc bè phái, địa phương cục bộ, làng nào biết làng ấy, chỉ lo vun vén cho địa phương mình.
+ Óc gia trưởng – tôn ti: Tính tôn ti, sản phẩm của nguyên tắc tổ chức nông thôn theo huyết thống, tự
thân nó không xấu, nhưng khi nó gắn liền với óc gia trưởng tạo nên tâm lí “quyền huynh thế phụ”, áp
đặt ý muốn của mình cho người khác.
Câu 7: Trình bày những điểm khác nhau giữa làng người Việt ở Bắc Bộ và Nam Bộ ?
Làng người Việt vùng châu thổ Bắc Bộ Làng người Việt vùng Nam Bộ
Có tính cộng đồng và tự trị cao
+ Tính cộng đồng: Tính dân chủ, công
bằng, cá
nhân hòa tan trong cộng đồng, có nhà hình
+ Thường không có cổng làng và lũy tre
chữ
làng
đinh, nhà mái lợp cỏ tranh…
+ Không có quy định luật tục về hương
+ Tính tự trị: Hình thức công xã nông thôn
ước
“nửa kín, nửa hở” với thành trì kiên cố, có
+ Dân số thường xuyên thay đổi, dân bản
cổng
địa
làng, lũy tre làng, cây đa, giếng nước, sân
và dân ngụ cư sống đan xen nhau
đình,
+ Lối sống hào hiệp, cởi mở, phóng
dân cư khu vực ổn định, phân biệt rõ dân
khoáng
ngụ
cư với dân bản địa, có các quy tắc của làng
đề
ra theo hương ước.

Câu 8: Tại sao về đời sống tâm linh người Việt được nhận định là cư dân đa tín, đa thần nhưng
không cuồng tín?

5|Page
Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, thiên nhiên tương đối phong phú, đa dạng.
Thời xa xưa, người Việt sống chủ yếu dựa vào việc khai thác tự nhiên. Vì vậy, việc thờ cúng các vị
thần tự nhiên (nhiên thần) đã sớm gần gũi với họ. Hơn nữa, Việt Nam lại là ngã ba đường nơi giao lưu
của nhiều tộc người, của nhiều luồng văn minh. Hai yếu tố đó làm cho Việt Nam trở thành một quốc
gia đa tôn giáo, tín ngưỡng. Tính đa thần ấy không chỉ biểu hiện ở số lượng lớn các vị thần mà điều
đáng nói là, các vị thần ấy cùng đồng hành trong tâm thức một người Việt. Điều đó dẫn đến một đặc
điểm của đời sống tín ngưỡng – tôn giáo của người Việt đó là tính hỗn dung tôn giáo. Trước sự du
nhập của các tôn giáo ngoại lai, người Việt không tiếp nhận một cách thụ động mà luôn có sự cải biến
cho gần gũi với tư tưởng, tôn giáo bản địa. Vì vậy, ở nước ta, trong khi các tôn giáo vẫn phát triển thì
các tín ngưỡng dân gian vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân.
Cũng chính vì tính hỗn dung tôn giáo ấy mà người Việt thể hiện có niềm tin tôn giáo. Đa số người Việt
đều có nhu cầu tôn giáo, tuy nhiên, phần đông trong số đó không là tín đồ thành kính của riêng một
tôn giáo nào. Một người vừa có thể đến chùa, vừa có thể đến phủ miễn là việc làm ấy mang lại sự
thanh thản về tinh thần cho họ, có thể thoả mãn điều họ cầu xin. Vì thế, nhiều nhà
nghiên cứu cho rằng, một đặc điểm trong đời sống tín ngưỡng – tôn giáo của người Việt là tính
dụng. Tôn giáo là để phục vụ nhu cầu cần thiết, trực tiếp của họ trong cuộc sống.
Câu 9: Nêu nguồn gốc và ý nghĩa của tín ngưỡng thờ tổ tiên và tín ngưỡng thờ Thành hoàng
làng trong văn hóa Việt Nam?
Tín ngưỡng thờ tổ tiên Tín ngưỡng thờ thành hoàng làng
+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên bắt nguồn + Tục thờ Thành hoàng có nguồn gốc từ
từ quan niệm vạn vật hữu linh. Người Trung Hoa cổ, sau khi du nhập vào làng
Việt cho rằng chết chưa phải là hết. Thể xã Việt Nam đã nhanh chóng bám rễ vào
xác tiêu tan nhưng linh hồn bất diệt và trong tâm thức người nông dân Việt, trở
thường ngự trên bàn thờ để gần gũi, giúp nên hết sức đa dạng.
đỡ con cháu. + Tuy tín ngưỡng thờ Thành hoàng có
+ Bên cạnh đó, tín ngưỡng thờ cúng tổ nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng vì quy
tiên tại Việt Nam còn xuất phát từ nền mô và cơ cấu làng cổ Trung Quốc có
kinh tế nông nghiệp. Gia đình phụ nhiều điểm khác so với làng cổ của Việt
quyền, đề cao vai trò của người cha, mẹ. Nam, nên tín ngưỡng thờ Thành hoàng
Nguồn Vậy nên, người Việt luôn tôn kính, thờ của các làng Việt cổ cũng không giống với
gốc phụng cha mẹ, ông bà, từ đời này qua ở làng cổ Trung Quốc. Thành hoàng của
đời khác và được con cháu lưu giữ từ đời các làng Việt cổ không phải lúc nào cũng
này qua đời sau. thờ vị thần bảo vệ thành hào của làng, mà
chủ yếu thờ những người có công với dân
với nước, có công lập ra làng, có công
truyền dạy một nghề nào đó cho dân làng,
hoặc là một ông quan tốt.
+ Tục lệ này thờ cúng tổ tiên là để bày tỏ + Tín ngưỡng Thành hoàng đóng vai trò
lòng biết ơn, lòng thành kính đến đấng liên kết cộng đồng người trong một cộng
sinh thành, nuôi dưỡng của con người, đồng lãnh thổ nông nghiệp hữu hạn, làm
cội nguồn của dân tộc. Đồng thời gìn giữ nơi quy tụ tâm linh cho cư dân.
và phát huy đạo lý “uống nước nhớ + Việc thờ cúng thần Thành hoàng đặc
nguồn” đến thế hệ sau. + Tín ngưỡng thờ biệt là các nhân thần thể hiện đạo nghĩa
cúng tổ tiên là một truyền thống tốt đẹp, uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta, phát
là một hệ thống đạo đức của con người. huy các giá trị đạo đức nhân, lễ, nghĩa,…
Nhắc nhở con người luôn đặt chữ Hiếu giúp con người, nhất là thế hệ trẻ không bị
Ý nghĩa lên đầu, luôn ghi nhớ công ơn, hiếu thảo hòa tan vào nhịp sống văn hóa hiện đại,
với ơn sinh thành. gìn giữ, phát huy truyền thống văn hóa,
góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến
nhưng vẫn đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Thành hoàng đã trở thành một biểu
tượng tâm linh, một chỗ dựa tinh thần
vững chắc của người dân.

6|Page
Câu 10: Nêu ý nghĩa và các phong tục cơ bản trong Tết Nguyên Đán và Tết Thanh Minh?
Tết nguyên đán Tết thanh minh
Tết nguyên đán là dịp để nghỉ ngơi và Tết Thanh minh là ngày lễ quan trọng trong
sum vầy, ăn uống gia đình sau 1 năm tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của Việt Nam,
làm việc vất vả. Dịp để thăm hỏi, chúc mang ý nghĩa tri ân các bậc sinh thành và
Ý nghĩa nhau sức khỏe và công việc, lì xì và đi lễ tưởng nhớ những người thân đã khuất.
hội đầu năm. Nó có tính cộng đồng cao Ngày Tết thanh minh gắn với nghi lễ tảo
và tích hợp nhiều giá trị văn hóa dân mộ, để sửa sang lại phần mộ của gia tộc cho
gian khang trang, sạch sẽ hơn.
+ Cúng tết Ông Công, Ông Táo (23 - Đi tảo mộ ông bà, tổ tiên, thể hiện lòng
tháng Chạp) thành kính và biết ơn các thế hệ trước.
+ Dựng cây nêu - Dọn dẹp bàn thờ, nhà cửa sạch sẽ, gọn
+ Dọn dẹp nhà cửa gàng, để tiếp đón ông bà tổ tiên.
+ Dọn dẹp bàn thờ tổ tiên, thăm mộ - Làm lễ cúng thanh minh ngoài mộ và tại
+ Gói bánh chưng, bánh Tét nhà, bày tỏ lòng hiếu thảo, biết ơn ông bà,
+ Mua sắm Tết (quần áo, bánh kẹo, tổ tiên
trà, mứt, đồ ăn uống, đồ trang trí…)
Các + Làm cỗ Tất niên và Giao thừa
Phong tục + Chơi Tết
cơ bản + Lì xì, chúc Tết
+ Đi lễ hội, chùa chiền đầu năm…
+ Xông nhà đầu năm
+ Hóa vàng
+ Đi chợ Tết…

Câu 11: Giải thích ý nghĩa hình ảnh trầu cau trong đám cưới và bát cơm – quả trứng trong tang
ma của người Việt?
- Ý nghĩa biểu tượng trầu cau:
Từ xưa, trong đời sống văn hóa Việt, trầu và cau đã trở thành những thứ cực kì gần gũi.Nó không chỉ
là món ăn được ông bà ta yêu thích mà nó còn có ý nghĩa quan trọng không thể thiếu trong các nghi lễ,
đặc biệt là phong tục cưới hỏi. “Miếng trầu là đầu câu chuyện”
Miếng trầu luôn đi đồi với lời chào, tuy đơn giản nhưng mang bao ý nghĩa sâu đậm trong đời sống văn
hóa của người Việt Nam…
Đối với đôi nam nữ thanh niên xưa kia thì miếng trầu là dấu hiệu để bắt đầu một tình yêu, một cuộc
hôn nhân. Trong việc cưới hỏi, nhận lễ vật trầu cau là đồng nghĩa với việc nhận lời cầu
hôn, là giao ước giữa hai họ. Đây được xem là một nét độc đáo của người Việt.
Hình ảnh cây cau đứng thẳng tượng trưng cho hình dáng của người đàn ông mạnh mẽ, trung thủy. Dây
trầu quấn quýt bên thân cau tượng trưng cho người phụ nữ một lòng thủy chung. Hình
ảnh trầu cau từ đó mà thể hiện cho một tình yêu bền chặt của đôi nam nữ.
Chính vì điều đó, tráp trầu cau là lễ vật không thể bỏ xót trong bất cứ nghi thức cưới hỏi nào
tại Việt Nam. Trầu cau ăn hỏi được coi như biểu tượng thiêng liêng và chung thủy của cặp vợ
chồng trẻ. Nó mang ý nghĩa chúc phúc cho các cặp đôi mãi mãi yêu thương, bền chắt với nhau.
Mâm trầu cau ăn hỏi là biểu tượng cho tinh cảm vợ chồng kao sơn gắn bó.
- Ý nghĩa biểu tượng bát cơm, quả trứng:
+ Bát cơm úp biểu thị cho sự đủ đầy. Làm như vậy là để cầu mong vong linh người đã khuất
không bị thiếu thốn, không bị đói khát ở thế giới bên kia.
+ Trong khi đó, quả trứng là biểu tượng cho sự sống, nhắc nhở sự kế tục, nối truyền các thế
hệ, dòng dõi Con Rồng Cháu Tiên: 100 trứng nở ra và ăn quả nhớ kẻ trồng cây hãy nhớ về nguồn
cuội sinh ra mình.
Câu 12: Xác định chủ thể văn hóa Việt Nam và không gian văn hóa Việt Nam thời kỳ tiền sử, sơ
sử?

7|Page
- Chủ thể: Người Việt Nam là nhóm dân tộc chủng Mongoloit phương Nam – chủng tộc mang hai
đại chủng là Á và Úc với đặc điểm: mắt to, rõ 2 mí, da sẫm màu.
- Cội nguồn: Văn hóa Việt Nam là văn hóa được sáp nhập từ 3 quốc gia (Đại Việt, Chân Lạp và
Phù Lang). Văn hóa Việt Nam do người Việt sáng tạo ra. Người Việt Nam là tộc người cổ thuộc
thời tiền sử, sơ sử sống trên lãnh thổ Việt Nam đại diện cho 3 nền văn hóa tiêu biểu trên. Cội nguồn
văn hóa Việt Nam là thiên nhiên; nói cách khác thiên nhiên là cội nguồn tâm thức dân tộc. Tâm
thức là dòng sống linh động và sinh động, là nội lực dân tộc.
- Không gian văn hóa: Không gian văn hóa liên quan tới lãnh thổ nhưng không đồng nhất với
không gian lãnh thổ. Không gian gốc của văn hóa Việt Nam nằm trong địa phận cư trú của người
Bách Việt. Có thể hình dung nó như một hình tam giác ngược với cạnh đáy ở sông Dương Tử và
đỉnh là vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Đây là cái nôi của văn hóa nông nghiệp lúa nước, nghệ thuật
đúc đồng. Ở một phạm vi rộng hơn, không gian văn hóa Việt Nam nằm trong khu vực cư trú của
người Indonesia lục địa, lấy đỉnh là cực nam Việt Nam. Vì vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng Việt
Nam là một Đông Nam Á thu nhỏ.
+ Thời gian:
• Thời tiền sử:
Giai đoạn bản địa của văn hoá Việt Nam có thể tính từ khi con người bắt đầu có mặt trên lãnh thổ Việt
Nam cho tới khoảng thế kỉ I TCN.
Đây là một giai đoạn dài và có tính chất quyết định; là giai đoạn hình thành; phát triển và định vị của
văn hoá Việt Nam. Giai đoạn này có thể được chia làm hai thời kì. Thời tiền sử từ buổi đầu đầu đến
cuối thời đại đá mới và thời sơ sử cách đây khoảng trên dưới 4000 năm.
• Thời sơ sử:
Cách đây khoảng 4000 năm; cư dân Việt Nam; từ lưu vực sông Hồng cho đến lưu vực sông Đồng Nai;
đã bước vào thời đại kim khí.
Thời kì này trên lãnh thổ Việt Nam tồn tại ba trung tâm văn hoá lớn là Đông Sơn (miền Bắc); Sa
Huỳnh (miền Trung) và Đồng Nai (miền Nam).
Câu 13: Phân tích những sáng tạo văn hóa thời kỳ đồ Đá ở Việt Nam? Tại sao thời kỳ Đá Mới ở
Việt Nam được gọi là “cuộc cách mạng Đá Mới”?
. Những sáng tạo văn hóa thời kỳ đồ Đá:
Thời kì đồ đá là một thời kì diễn ra khá dài trong lịch sử loài người thưở sơ khai, khi mà họ sử dụng
các công cụ và vũ khí được làm bằng đá. Thời đại này bắt đầu từ khoảng 3.4 triệu năm trước và kết
thúc vào khoảng 3000 năm trước công nguyên. Với chiều dài lịch sử như vậy, thời kì này được chia
thành: thời kì đồ đá cũ, đồ đá mới trung đại và đồ đá mới.
* Sáng tạo văn hóa thời kỳ đồ đá cũ:
+ Bắt đầu biết chế tác công cụ: lấy những mảnh đá hay hòn cuội lớn, đem ghè một mặt cho sắc và vừa
tay cầm (đồ đá cũ sơ kì).
+ Phát minh ra lửa: bằng cách ghè hai mảnh đá với nhau để tạo ra lửa. Nhờ nó, con người có thể sử
dụng một thứ năng lượng quan trọng bậc nhất, cải thiện căn bản đời sống của mình.
=> Con người cải biến, hoàn thiện mình từng bước nhờ lao động.
* Sáng tạo văn hóa thời kỳ đồ đá mới:
- Con người biết trồng trọt, chăn nuôi. Trồng một số cây lương thực và thực phẩm như khoai,củ, bầu,
bí, lúa... Đi săn, bắt được thú nhỏ, người ta giữ lại để nuôi và thuần dưỡng thành gia súc,
trước tiên là chó rồi đến cừu, lợn (heo), bò…
- Con người có óc sáng tạo:
+ Họ bắt đầu biết khai thác từ thiên nhiên cái cần thiết cho cuộc sống của mình, chứ không chỉ thu
lượm những cái có sẵn trong thiên nhiên.
+ Bắt đầu làm sạch những tấm da thú để che thân cho ấm và cho “có văn hoá”.
+ Biết dùng đồ trang sức, như vòng cổ bằng vỏ ốc và chuỗi hạt xương (bằng cách đem khoan lỗ rồi lấy
dây xâu lại), vòng tay, vòng cổ chân, hoa tai bằng đá màu.
- Các nhà khảo cổ học tìm thấy chiếc sáo bằng xương dùi lỗ, đàn đá, trống bịt da.

8|Page
=> Nhận xét: Con người không ngừng sáng tạo, kiếm được nhiều thức ăn hơn, sống tốt hơn và vui
hơn. Đời sống con người tiến bộ với tốc độ nhanh và ổn định hơn từ thời kì đồ đá mới.
2. Giải thích:
Gọi là "Cuộc cách mạng thời đá mới" bởi vì: bước vào thời đá mới đã có sự phát triển vượt
bậc về công cụ lao động, sản xuất, đời sống văn hóa, tinh thần so với thời kì trước. Biểu hiện:
* Về công cụ lao động:
+ Có thể ghè đẽo những mảnh đá thành hình dạng gọn và chính xác, thích hợp với từng công
việc, với nhiều kiểu loại theo những yêu cầu khác nhau (dao, rìu, đục,…), được mài nhẵn ở rìa
lưỡi hay toàn thân, được khoan lỗ hay có nấc để tra cán.
+ Biết đan lưới đánh cá bằng sợi vỏ cây và làm chì lưới bằng đất nung, biết làm đồ gốm để
dựng và đun nấu (nồi, bát, vò,…).
* Về sản xuất:
- Con người từ săn bắt, hái lượn, đánh cá đã biết tới trồng trọt và chăn nuôi.
+ Việc lượm hái từ năm này qua năm khác đã đem lại kinh nghiệm trồng và thu hoạch theo
thời vụ một số cây lương thực và thực phẩm như khoai, củ, bầu, bí, lúa,…
+ Đi săn, bắt được thú nhỏ người ta giữ lại để nuôi và thuần dưỡng thành gia súc, như: cho,
cừu, lợn, bò,…
- Họ bắt đầu biết khai thác từ thiên nhiên cái cần thiết cho cuộc sống của mình, chứ không
chỉ thu lượm những cái có sẵn trong thiên nhiên.
* Về đời sống văn hóa, tinh thần:
- Bắt đầu làm sạch những tấm da thú để làm ấm và “có văn hóa”. Những chiếc cúc (khuy)
và kim làm bằng xương tìm thấy trong các di chỉ văn hóa đã nói lên điều đó.
- Biết dùng đồ trang sức như: vòng cổ bằng vỏ ốc và chuỗi hạt xương (bằng cách đem khoan
lỗ và lấy dây xâu lại), vòng tay, vòng cổ chân, hoa tai… bằng đá màu.
- Các nhà khảo cổ học còn tìm thấy chiếc sáo bằng xương dùi lỗ, đàn đá và có lẽ còn có cả
trống bịt da.
=> Những thay đổi trên mang tính chất của một "cuộc cách mạng"
Câu 14: Hãy phân tích đặc điểm văn hóa Việt Nam thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc? Từ đó nêu ý
nghĩa của thời kỳ này với diễn trình văn hóa Việt Nam?
* Bối cảnh lịch sử:
- Hình thành vào khoảng TK VII TCN.
- Ra đời do nhu cầu tập hợp lãnh đạo nhân dân chống ngoại xâm và chống thiên tai.
* Đặc điểm chính: Văn hoá vật chất tinh thần
- Đi lại chủ yếu bằng thuyền. Trên bộ thì dùng vội, trâu, ngựa làm phương tiện di chuyển.
- Lễ hội rất phổ biến và thịnh hành góp phần quan trọng trong đời sống tinh thần người dân.
- Tín ngưỡng thờ cúng các lực lượng tự nhiên như: Thờ thần Mặt Trời, núi sông, Mặt Trăng,…
- Tục nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình.
- Sự phân chia thành nhiều tầng lớp nhưng vẫn sự phân chia chưa sâu sắc.
- Thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, thịt rau, cà, biết làm mắm cá, muối, gừng làm gia vị.
- Nghề chăn nuôi và săn bắt cũng phát triển cung cấp thêm nguồn thức ăn có chất đạm... Là biểu hiện
cho cuộc sống vật chất được nâng cao.
- Ở nhà sàn, mái cong hay mái tròn hình muu thuyền bằng vật liệu gỗ, tre, nứa, lá, có cầu thang bằng
tre để đi lại.
- Các vật dụng sinh hoạt trong gia đình rất phong phú như bình, chậu, bát bằng gốm hay đồng. Còn có
đồ đựng bằng tre, nứa, mây,...
- Mặc: Nam đóng khố, mình trần, đi chân đất, nữ mặc váy, áo xẻ giữa, yếm che ngực, tóc nhiều kiểu,
có trang
- Trống đồng là sản phẩm của nghệ thuật trang trí và kĩ thuật đúc đồng đương thời, kiểu dáng và các
hình trang trí trên mặt trống, tang trống thể hiện trình độ nghệ thuật cao, óc thẩm mĩ tinh tế, một quan
niệm nhất định về quan hệ giữa người và thế giới xung quanh. Từ cấu tạo, kích thước, đường nét, họa

9|Page
tiết, hoa văn trên mặt trống là minh chức rõ ràng nhất cho sự hình thành và phát triển của con người
giai đoạn văn hóa Văn Lang-Âu Lạc lúc bấy giờ.
* Ý nghĩa thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc với diễn trình văn hóa Việt Nam:
- Đỉnh cao thứ nhất của lịch sử văn hóa Việt Nam - Kế tục giai đoạn tiền sử cả về không gian, thời
gian và thành tựu văn hóa
+ Về không gian: trải dài từ Bắc Trung Bộ - hồ Động Đình
+ Về thời gian: thiên niên kỉ III trước Công Nguyên (giai đoạn đầu thời kì đồ đồng)
+ Về thành tựu: nông nghiệp lúa nước, văn hóa Đông Sơn, thành Cổ Loa.
Câu 15: Hãy phân tích đặc điểm văn hóa triều Lý – Trần?
1. Bối cảnh lịch sử chung
- Triều Lý được bắt đầu từ năm 1009 kết thúc năm 1225. Sau khi Lý Chiêu Hoàng truyền ngôi cho
chồng là Trần Cảnh, triều Trần được lập nên bắt đầu năm 1225 kéo dài đến năm 1400. Lý - Trần là
hai triều đại tồn tại dài nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam và phát triển hưng thịnh trên mọi
lĩnh vực: quân sự, kinh tế, văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc…
2. Đặc điểm chính:
* Văn hoá vật chất
- Nghệ thuật kiến trúc:
+ Thành tựu lớn nhất là kinh thành Thăng Long thể hiện nét riêng và văn hoá Đại Việt.
+ Chùa Một Cột (Diên Hựu) thể hiện sâu sắc triết lý Phật giáo Việt Nam.
+ Chùa thường gắn với núi non, sông nước, mây trời như chùa Yên Tử,chùa Keo, chùa Phật Tích...
+ Các công trình kiến trúc đều có sự hoà hợp với cảnh trí thiên nhiên xung quanh.
+ Văn Miếu - Quốc Tử Giám thời Lý (1070) là quần thể kiến trúc tiêu biểu.
- Nghệ thuật điêu khắc:
+ An Nam tứ đại khí là những kỳ tích của giai đoạn này. Như tháp Báo Thiên, vạc Phổ Minh và tượng
Phật chùa Quỳnh Lâm
+ Hình tượng con rồng thời Lý
- Trần cùn hết sức độc đáo.
- Thủ công:
+ Nghề dệt, gốm, mĩ nghệ... phát triển và đạt trình độ cao.
* Văn hoá tinh thần
- Tín ngưỡng tôn giáo:
+ Sự dung hoá tam giáo (Nho - Phật - Đạo), còn gọi là chính sách Tam giáo đồng nguyên.
+ Tinh thần văn hoá Lý - Trân là tinh thần khai phóng đa nguyên.
+ Đạo Phật là tôn giáo thịnh đạt nhất trong xã hội thời Lý - Trần, được coi như một Quốc giáo.
- Giáo dục khoa cử:
+ Thời Lý, nhà nước quan tâm đến giáo dục khoa cử. Mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài. Mở
Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên ở nước ta --> Đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt.
=> Đặt nền móng cho việc học việc thi ở nước ta, song việc thi cử lúc này chưa được tổ chức chặt chẽ,
quy củ.
+ Bước sang thời Trần, nhìn chung việc giáo dục khoa cử tiến bộ hơn thời Lý. Hệ thống trường học
được thiết lập và mở rộng từ trung ương đến địa phương.
- Văn học nghệ thuật:
+ Từ thời đại Lý – Trần, nền văn hóa nghệ thuật, văn chương bác học đã được phát triển có hệ thống,
đạt đến đình cao trên mọi phương diện.
+ Nội dung chủ đạo xuyên suốt của văn học Việt Nam qua các thời kì là ca ngợi lòng yêu nước, tinh
thần đấu tranh chống ngoại xâm. Có các tác phẩm nổi tiếng như: Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Phú
sông Bạch Đằng...
+ Dòng văn học chữ Nôm ra đời và tồn tại song hành với nền văn hoá chữ Hán.
+ Các ngành nghệ thuật như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng cũng ra đời và phát triển.

10 | P a g e
3. Vai trò:
- Văn hóa Lý–Trần là một trong những giai đoạn phát triển đỉnh cao trong lịch sử văn hóa của Việt
Nam.
- Văn hóa thời Lý–Trần là nền tảng khởi đầu mang tính định hình thực sự cho văn hóa truyền thống
của Việt Nam thời tự chủ và là hình mẫu cho các triều đại quân chủ Việt Nam sau này.
Câu 16: Hãy phân tích các yếu tố tác động đến văn hóa thời kỳ Lý – Trần?
Văn hóa thời kỳ Lý – Trần là sự phát triển của văn hóa Việt Nam sau hơn 1000 năm Bắc thuộc. Nó
được hình thành và ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có:
- Phong trào đấu tranh giành độc lập: Thời kỳ Lý – Trần là thời kỳ độc lập lâu dài và chiến tranh liên
miên của dân tộc Việt Nam. Nhân dân ta đã anh dũng đánh bại các cuộc xâm lược của Tống và
Nguyên – Mông, bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ của đất nước. Điều này đã tạo nên ý thức tự hào dân
tộc, tinh thần yêu nước và độc lập, tự cường trong văn hóa thời kỳ này.
- Tín ngưỡng và tôn giáo:
+ Thời kỳ Lý - Trần, Phật giáo là tôn giáo chính thống. Phật giáo góp phần vào việc thúc đẩy sự phát
triển của văn hoá. Nhiều công trình kiến trúc Phậy giáo nổi tiếng được xây dựng vào thời kì này như
chùa Một Cột, chùa Phổ Minh,...
+ Ngoài ra các tôn giáo khác như Đạo giáo, Nho giáo cũng có mặt và ảnh hưởng đến văn hoá thời kì
này.
- Yếu tố văn hoá truyền thống: Văn hóa thời kỳ Lý – Trần có nguồn gốc sâu xa từ truyền thống lao
động sản xuất, chiến đấu của nhân dân ta. Đồng thời, nền văn hóa này lại được kế thừa những giá trị
văn hóa của thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc và những di sản của 1000 năm chống Bắc thuộc để lại. Văn
hóa thời kỳ này thể hiện sự hài hòa giữa văn hóa tinh thần và văn hóa vật chất.
- Ảnh hưởng văn hoá của các nước khác: Các nước như Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia Đông
Năm Á khác đã giao lưu văn hoá với Việt Nam, tạo nên sự đa dạng và phong phú trong văn hoá thời kì
này.
=> Những yếu tố này cùng nhau tác động và tạo nên văn hoá phong phú, đa dạng của thời Lý -Trần,
đồng thời cũng thể hiện sự độc lập và tự chủ của văn hoá Việt Nam trong quá trình phát triển lịch sử.
Câu 17: Từ sự thay đổi về hệ tư tưởng, anh (chị) hãy phân tích những thay đổi về đặc điểm văn
hóa từ triều Lý – Trần đến triều Lê sơ?
Từ sự thay đổi về hệ tư tưởng từ triều Lý – Trần đến triều Lê sơ, có những thay đổi rõ rệt về đặc điểm
văn hóa:
- Đánh giá lại giá trị tôn giáo: Trong thời kỳ Lý-Trần, đạo Phật được tôn trọng và ảnh hưởng rất lớn
đến văn hóa. Tác phẩm văn học như Thiền uyển tập an, Lĩnh Nam chích quái đều tôn vinh và lấy
nguồn cảm hứng từ đạo Phật. Tuy nhiên, khi triều Lê sơ đến, Nho giáo lại trở thành trung tâm tư tưởng
và tôn giáo của triều đại. Điều này đã dẫn đến sự thay đổi trong văn hóa từ việc tôn vinh Phật giáo
sang việc chú trọng vào Nho giáo và các giá trị đạo đức xã hội.
- Sự phát triển của văn học và văn minh: Ở thời kỳ Lý-Trần, văn học phát triển mạnh mẽ với sự nổi bật
của các tác phẩm kinh điển như "Đại Việt sử ký toàn thư", "Truyện Kiều". Tuy nhiên, khi triều Lê sơ
lên ngôi, văn học tiếp tục phát triển với sự tập trung vào việc xây dựng và truyền bá tri thức Nho giáo
thông qua văn học, kiến trúc và giáo dục.
- Sự thay đổi về kiến trúc và nghệ thuật: Trong thời kỳ Lý-Trần, kiến trúc và nghệ thuật được phát
triển theo hình thức truyền thống, với sự pha trộn giữa yếu tố của đạo Phật và truyền thống dân tộc.
Tuy nhiên, khi triều Lê sơ lên ngôi, kiến trúc và nghệ thuật thể hiện sự chuyển đổi sang hình thức phản
ánh triết lý Nho giáo, thể hiện qua các công trình kiến trúc như văn miếu, đình làng và các tác phẩm
điêu khắc.
=> Những thay đổi này cho thấy điểm dừng của sự chuyển biến văn hóa từ triều Lý – Trần đến triều
Lê sơ, từ việc tập trung vào tôn vinh đạo Phật và hòa hợp với thiên nhiên, sang sự chú trọng vào Nhớ
giáo, giáo dục và lối sống theo đạo đức xã hội.
Câu 18: Hãy phân tích đặc điểm văn hóa triều Lê sơ (1428 – 1527)?

11 | P a g e
1. Bối cảnh lịch sử chung
- Nhà Lê sơ là giai đoạn đầu của nhà Hậu Lê một triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam.
- Nhà Lê sơ được thành lập từ kết quả thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn kéo dài 10 năm chống
lại sự đô hộ của nhà Minh (Trung Quốc) do Lê Lợi lãnh đạo.
- Năm 1427, quân Minh sau 2 trận thua quyết định ở Chi Lăng và Xương Giang phải rút về nước. Nhà
Hậu Lê chính thức thành lập năm 1428, được sử gọi là Lê Sơ.
2. Đặc điểm chính
- Tư tưởng, tôn giáo: Nho giáo chiếm vị thế độc tôn, là nội dung chủ yếu trong giáo dục và thi cử. Còn
Phật giáo và Đạo giáo thì bị hạn chế. Nho giáo thời Lê chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo đời Tống.
- Luật pháp: Thời kì này có bộ luật Hồng Đức. Nhìn từ góc độ văn hoá, bộ luật Hồng Đức là một bước
phát triển quan trọng của lịch sử pháp quyền Việt Nam.
- Văn học:
+ Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Có các phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập,
Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…
+ Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng
và tinh thần bất khuất của dân tộc.
- Sử học: có nhiều bộ sử lớn như Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…
- Địa lí: có các tập Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ…
- Y học: có Bản thảo thực vật toát yếu.
- Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
- Nghệ thuật sân khấu:
+ Một số loại hình như ca, múa, nhạc vẫn tiếp tục phát triển. Tuồng chèo là hai thể loại sân khấu đã đạt
đến sự ổn định về mặt nghệ thuật.
+ Cuốn Hý phường phả lục của Lương Thế Vinh chính là tác phẩm lí luận đầu tiên về kịch hát cổ
truyền => bước phát triển về tư duy nghệ thuật, phương diện lí luận.
- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung
điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.
- Giáo dục, khoa cử:
+ Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học.
+ Nội dung học tập thi cử là sách của đạo Nho.
+ Nhà nước tổ chức nhiều khoa thi Tiến sĩ để tuyển chọn quan lại và lập bia đá ở Văn Miếu – Quốc Tử
Giám để vinh danh những người đỗ đạt.
3. Hệ quả của các đặc điểm chính
- Tích cực: Giáo dục, khoa cử được đề cao, mở rộng và đưa vào quy củ (dựng bia Tiến sĩ); củng cố vai
trò của bộ máy nhà nước (ra đời bộ luật Hồng Đức, quan tâm chăm sóc đê điều). Nghệ thuật tạo hình
phát triển, kiến trúc có bước tiến mới. Hình tượng rồng cũng thay đổi, uy nghi và dũng mãnh hơn.
- Tiêu cực: Tạo ra sự phân ly của 2 dòng văn hóa cung đình và dân gian; tạo ra những bất công trong
xã hội, như: định kiến về nghệ thuật và những người làm nghề nghệ thuật biểu diễn (xướng hát); định
kiến về giới (trọng nam khinh nữ);...
4. Vai trò của nó trong bối cảnh lịch sử chung: Đây là giai đoan phục hưng lần thứ hai của văn hóa
Việt, Phục hưng các giá trị văn hóa đã bị giặc Minh tàn phá trước đó.
Câu 19: Trình bày đặc trưng của văn hóa Việt Nam triều Nguyễn (1858 – 1945)?
1. Bối cảnh lịch sử chung
- Nhà Nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng của Việt Nam do các hoàng đế họ Nguyễn thuộc dòng
Nguyễn Phúc lập ra. Tổ tiên của các vị vua nhà Nguyễn là chúa Nguyễn từ thời kỳ Trịnh - Nguyễn
phân tranh.

12 | P a g e
- Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh đánh bại nhà Tây Sơn, lên ngôi Hoàng đế, tự đặt niên hiệu là Gia
Long, lập ra một triều đại mới: Triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
2. Đặc trưng văn hoá
- Tín ngưỡng tôn giáo:
+ Dù có những chính sách hạn chế nhằm đưa Nho giáo lên làm tôn giáo chủ đạo nhưng Phật giáo tiếp
tục phát triển, đặc biệt là các tầng lớp nhân dân, Đạo Phật vẫn tìm được vị thế rất riêng, rất cao trọng
trong tâm khảm của người dân nước ta. Nho giáo được chú trọng phát triển trong nội dung giáo dục.
+ Các giáo sĩ phương Tây tích cực truyền bá Công giáo. Số người theo Công giáo ngày càng đông, vì
thế nhà thờ mọc lên ở khắp nơi.
- Văn học:
+ Văn Nôm ngày càng phát triển với nhiều tên tuổi như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân
Hương,...
+ Văn học dân gian được thể hiện dưới nhiều hình thức.
+ Các hình thức diễn xướng dân gian như hát tuồng, hát chèo, hát ả đào...đều phát triển rất mạnh mẽ.
=> Nền văn học dân tộc đạt đến đỉnh cao rực rỡ.
- Nghệ thuật:
+ Hội họa phát triển với nhiều dòng tranh dân gian. Dấu ấn tiêu biểu của hội họa thời Nguyễn là
những bức tranh trang trí kết hợp với thơ văn ở các công trình kiến trúc.
+ Kiến trúc, điêu khắc phát triển với các công trình nổi tiếng như: kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ,...
+ Có sự giao thoa giữa kiến trúc cung đình và kiến trúc dân gian, ngoài ra còn có cả sự giao thoa kết
hợp giữa kiến trúc Tây phương và kiến trúc thành quách phương Đông.
+ Mảng điêu khắc đặc biệt nổi trội là phù điêu gỗ, cùng kỹ thuật chạm khảm với đường nét tinh tế,
điêu luyện và sắc sảo, có giá trị cao về mặt mỹ thuật.
+ Nghệ thuật biểu diễn: Nhã nhạc phát triển đến đỉnh cao, xuất hiện các làn điệu dân ca, các loại
tuồng...
- Giáo dục khoa cử:
+ Trên cơ sở kế thừa và tiếp nối truyền thống, trong những điều kiện mới, một hệ thống giáo dục đã
nhanh chóng được thiết lập lại từ trung ương cho đến địa phương đóng vai trò chủ đạo của toàn bộ nền
giáo dục đương thời.
+ Nội dung giáo dục và khoa cử cơ bản chú trọng vào Nho học.
+ Khoa cử thời Nguyễn vẫn bao gồm Hương thí, Hội thí và Đình thí.
3. Hệ quả:
- Tích cực: Phát triển và bảo tồn một số giá trị văn hoá truyền thống quý báu. Nho học đã ảnh hưởng
rất lớn đến nền văn hóa Việt Nam trong thời kỳ nhà Nguyễn và đã định hình những giá trị đạo đức và
quy tắc đạo đức cho cả xã hội.
- Tiêu cực: Sự bảo thủ, cản trở sự tiến bộ và thay đổi trong xã hội. Văn hoá Nho giáo cũng đôi khi có
thể gây ra sự phân biệt đối xử giữa các tầng lớp trong xã hội, gây ra xung đột tôn giáo...
4 Vai trò của văn hoá triều Nguyễn trong dòng chảy văn hoá Việt: Văn hoá triều Nguyễn đóng vai trò
quan trọng trong việc hình thành và phát triển văn hoá Việt Nam.
Câu 20: Hãy chứng minh giao lưu và tiếp xúc văn hóa giữa Việt Nam và phương Tây giai đoạn
cận đại (1884 – 1945) đã làm biến đổi về chất của văn hóa Việt Nam?
* Giao lưu và tiếp xúc văn hóa là sự vận động thường xuyên của xã hội, gắn bó với tiến hóa xã hội
nhưng cũng gắn bó với sự phát triển của văn hóa, là sự vận động thường xuyên của văn hóa.
* Những tiếp xúc giao lưu văn hoá Việt Nam – phương Tây:
- Quá trình tiếp xúc diễn ra dưới 2 hình thức
+ Cưỡng bức
+ Tự nguyện

13 | P a g e
- Dấu ấn của văn hóa Pháp trong văn hóa Việt Nam thể hiện trong các phương diện sau + Hệ tư
tưởng: các hệ tư tưởng mới (dân chủ tư sản, vô sản) xuất hiện và dần thay thế cho hệ tư tưởng cũ đã lỗi
thời, lạc hậu (phong kiến, Nho giáo).
+ Chữ viết: Phát triển chữ Quốc ngữ hình thành ngôn ngữ quốc gia ở Việt Nam.
+ Đô thị kiểu phương Tây: Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn
→ có tính chất kinh tế, thương mai rõ nét hơn tính chất chính trị, văn hóa.
+ Sự xuất hiện của báo chí, nhà xuất bản.
+ Xuất hiện các thể loại, loại hình nghệ thuật mới như tiểu thuyết, thơ mới, điện ảnh, kịch nói, hội
hoạ...
+ Giáo dục:
▪ Pháp bãi bỏ chế độ giáo dục Nho giáo
▪ Thiết lập hệ thống giáo dục phương Tây
▪ Xuất hiện hệ thống các trường Cao đẳng, Đại học,...
+ Văn hoá đời sống:
+ Ăn uống: có sự du nhập của các nền ẩm thực phương Tây: rượu vang, bò bít tết, pate, khoai tây
chiên, gà rán, hambuger…
+ Mặc: xuất hiện nhiều kiểu áo dài mới: âu phục, áo dài Trần Lệ Xuân, comple, cà vạt, vest, váy đầm,
âu phục, quần tây…
+ Nơi ở: tiếp cận kiến trúc phương Tây, kiến trúc cổ và mới.
+ Đi lại: đường sắt, đường hàng không, ô tô, tàu thủy...
=> Sự giao lưu, tiếp biến văn hóa phương Tây gây ra một sự biến động lớn chưa từng có, khiến cho
diện mạo văn hóa VN có sự thay đổi về cơ bản nhưng không hề đánh mất bản sắc dân tộc.

14 | P a g e

You might also like