Đề thi thử lần 1-2024 ngày 2-final

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 19

HCHEMO ACADEMY ĐỀ THI THỬ ĐỊNH KÌ

LẦN 1/2024
Môn: HÓA HỌC HỮU CƠ
Ngày thi: 31/03/2023
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề,
ĐỀ THI CHÍNH THỨC bao gồm cả thời gian scan)
Đề thi gồm có 04 câu, in trong 19 trang
- Các chữ và kí hiệu vấn tắt: Ph: phenyl; Et: ethyl; Tf: triflyl; Ph: phenyl; DEAD:
diethyl azodicarboxylate; Boc: tert-butyloxycarbonyl; Ac: acethyl; Ts: tosyl; tBu: tert-
Butyl ; DMA: dimethylacetamide; Tf: triflyl; Me: methyl; (R)-CBS: (R)-2-methyl
oxazaborolidine; TBAF: tetrabutylamonium fluoride; TPAP: tetrapropylammonium
perruthenate; PMB: para methoybenzyl; Ms: mesyl; DCM: dicholoromethane; TMS:
trimethyl silyl; TBS: tert-butyldimethyl silyl ;acac: acetylacetone; DBU: 1,8-
Diazabicyclo[5.4.0]undec-7-en.
- Câu hỏi và phân bố điểm:

Câu hỏi Tiêu đề bài Tổng điểm Phần trăm

1 Cấu trúc và tương tác 16 20%

Hiệu ứng điện tử rất quan


2 16 20%
trọng
Ý nghĩa của những chiếc
3 16 20%
vòng ba cạnh
Ứng dụng của hóa học đại
4 cương vào tìm hiểu phản 22 20%
ứng

5 Động học enzyme 16 20%

Tổng 100%

- Chúc các bạn may mắn nha!! -


Q 1-1
Cấu trúc và tương tác
Ý 1.1 1.2 Tổng
Câu 1:
Thang điểm 8 8 16
20%
Điểm chấm

1. Cho các chất sau:

a. Các chất A1 và A2 có đặc điểm chung là đều có khả năng tạo phức chất với kim loại
chuyển tiếp, ví dụ: Cu(II). Đặc biệt hơn, mỗi chất đều có hai cấu dạng và chỉ có một cấu dạng
đóng vai phối tử lưỡng nha (phối tử hai càng, bidentate ligand) tạo phức với kim loại (gọi là
M). Vẽ cả hai cấu dạng của mỗi chất A1 và A2, từ đó biểu diễn sự tạo phức của chúng với
kim loại M ở cấu dạng phù hợp.
Bài làm:

2
Q 1-2
b. Chất B có khả năng tan trong nhiều loại dung môi từ không phân cực đến phân cực nhờ
khả năng thay đổi cấu dạng của nó. Vẽ cấu dạng bền nhất của B trong CCl4 và H2O.
- Lưu ý: biểu diễn các yếu tố bền hóa quan trọng.
Bài làm:

2. Hợp chất chứa vòng thơm luôn hiện hữu nhiều tính chất vật lý đặc biệt thường ít được nhắc
đến trong sách vở. Cùng khảo sát hai chất lỏng: hexafluorobenzene (1) và mesitylene (2) đề
làm rõ vấn đề này.

a. So sánh nhiệt độ nóng chảy của 1 và 2? Giải thích ngắn gọn.


Bài làm:

3
Q 1-3
b. Tại sao nhiệt độ sôi của 2 lớn hơn 1 dù khối lượng phân tử của 1 lớn hơn 2?

Bài làm:

c. Khi trộn 1 và 2 với nhau tại 25 oC theo tỉ lệ mol 1:1, người ta thấy hỗn hợp hóa rắn mặc dù
không có phản ứng hóa học nào xảy ra. Hãy giải thích hiện tượng trên.

Bài làm:

4
Q 2-1
Hiệu ứng điện tử rất quan trọng
Ý 2.1 2.2 2.3 Tổng
Câu 2:
Thang điểm 5 8 3 16
20%
Điểm chấm

1. Hợp chất dị vòng hiện diện rất nhiều trong các chất tự nhiên, dược phẩm và chế phẩm công
nghệ hiện đại. Nghiên cứu về cấu trúc và tính chất của chúng rất quan trọng trong việc ứng
dụng thực tiễn. Bên dưới biểu diễn dẫn xuất của một số các hợp chất dị vòng phổ biến.

a. Khoanh tròn nguyên tử hydrogen có tính acid nhất trong mỗi chất từ A1 đến A4. Không cần
giải thích.
Bài làm:

b. Các giá trị pKa trong DMSO của các chất từ A1 đến A4 được cho (không theo thứ tự) như
sau: 28,2; 25,2; 30,1; 26,7. Sắp xếp các giá trị pKa đã cho vào bảng sau. Không cần giải thích.

Chất A1 A2 A3 A4

pKa(DMSO)

5
Q 2-2
2. Chất C1 là hợp chất đa vòng thơm ngưng tụ chứa hai nhóm OMe, nhưng chỉ một trong hai
nhóm này phản ứng với LiCl. Tính chọn lọc vị trí của phản ứng loại nhóm methyl bên dưới
được giải thích bởi tính chất đặc biệt của một trong các đồng phân hỗ biến của C1.

a. Vẽ hai đồng phân hỗ biến bền nhất có thể có của C1.


Bài làm:

b. Vẽ cấu tạo đồng phân hỗ biến thực tế của C1 và giải thích tính chọn lọc vị trí của phản ứng?
- Cho biết: Đây là phản ứng thế đơn giản: ArOMe + Cl- → ArO- + MeCl, sau đó anion ArO-
được trung hòa bởi acid để tạo thành sản phẩm.
Bài làm:

6
Q 2-3

c. Vẽ đồng phân hỗ biến bền nhất của C2.


Bài làm:

7
Q 2-4
3. Nhiệt hydrogen hóa nấc 1 và nấc 2 của buta-1,3-diene lần lượt là –26,1 và –29,9 kcal/mol.
a. Nêu ít nhất một lý do ngắn gọn để giải thích sự chênh lệch về nhiệt hydrogen hóa (≈ 3,8
kcal/mol) của hai liên kết đôi C=C trong buta-1,3-diene.
Bài làm:

b. Nghịch lý buta-1,3-diyne: thực nghiệm cho thấy nhiệt hydrogen hóa chuyển từ buta-1,3-
diyne thành but-1-yne và từ but-1-yne thành butane lần lượt là: –70,6 và –70,4 kcal/mol, dễ
dàng nhận thấy không có sự chênh lệch nào đáng kể về nhiệt hydrogen hóa. Nêu ít nhất một lý
do ngắn gọn để giải thích hiện tượng này.
Bài làm:

8
Q 3-1
Ý nghĩa những chiếc vòng ba cạnh
Ý 3.1 3.2 Tổng
Câu 3:
Thang điểm 6 10 16
20%
Điểm chấm

1. Dẫn chất của cyclopropane có khả năng cho nhiều phản ứng mở vòng thú vị do sự lỏng lẻo
của các liên kết σC-C trong cấu trúc. Phản ứng cộng vòng [3+2] bên dưới minh họa cho một
trong các tính chất thú vị của nhóm hợp chất này.

Thực tế, chỉ có một số cyclopropane có cấu trúc phù hợp mới có khả năng cho phản ứng này.
Bảng bên dưới minh một họa cấu trúc của một dẫn xuất cyclopropane phù hợp để thực hiện
phản ứng trên (D1) và thông số về độ dài của các liên kết σC-C còn thiếu.

Liên kết C-C (a) (b) (c)


Độ dài (Å) 1,50

a. Cho chu vi của vòng ba trong D1 là 4,55 Å và giá trị tuyệt đối về chênh lệch độ dài của liên
kết (a) và (c) là 0,03 Å. Tính độ dài liên kết (a) và (c). Giải thích.
Bài làm:

9
Q 3-2
b. Thực nghiệm cho thấy liên kết C-C có mức độ phân cực mạnh nhất sẽ dễ tham phản ứng
nhất. Trong ba liên kết trên (a – c), liên kết nào có mức độ phân cực mạnh nhất? Vẽ cấu trúc
cộng hưởng minh họa.
Bài làm:

c. Hãy vẽ cấu tạo của sản phẩm chính tạo thành khi cho D1 tác dụng với p-fluorobenzaldehyde
(p-F-C6H4CHO).
Bài làm:

10
Q 3-3
d. Không cần giải thích, sắp xếp tốc độ phản ứng của ba cơ chất sau với p-fluorobenzaldehyde
theo chiều tăng dần.

Bài làm:

11
Q 3-4
2. Đề nghị cơ chế cho phản ứng sau:

Bài làm:

12
Q 4-1
Ứng dụng hóa học đại cương vào tìm hiểu phản ứng
Ý 4.1 4.2 4.3 4.4 Tổng
Câu 4:
Thang điểm 6 5 5 6 22
20%
Điểm chấm

1. Khái niệm trở chuyển phân (đồng phân cản quay, atropisomer) càng ngày được chú ý nhiều trong
nghiên cứu Hóa Dược. Trở chuyển phân là các hóa chủng bất đối xứng được hình thành do sự cản
quay xung quanh liên kết C-C, tính chất này thường được gọi là thủ tính (theo) trục. Năm 2020, một
tác giả người Việt đã công bố một phản ứng ghép đôi C-C thông qua sự hoạt hóa liên kết C-H để tạo
thành một hợp chất tri-aryl có tính chất vừa nêu. Phản ứng được biểu diễn như sau:

Hãy vẽ cấu trúc các đồng phân lập thể của E3, cho biết đồng phân nào quang hoạt, đồng phân nào
không quang hoạt. Không cần giải thích hay đọc cấu hình tuyệt đối.
Bài làm:

13
Q 4-2
2. Phản ứng hydrogen hóa có xúc tác mang nhiều ứng dụng trong hóa học hữu cơ. Từ lâu, phản ứng này
còn được dùng để xác định độ bền của các nối đôi C=C. Tùy vào vị trí của liên kết π mà sự hydrogen
hóa có thể cho tính chọn lọc hóa học, chọn lọc vị trí và chọn lọc lập thể cao. Quan sát sự hydrogen chất
F1 với các nối đôi được đánh dấu (a – c).

a. So sánh độ bền của các nối đôi từ a – c. Không cần giải thích.
Bài làm:

b. Vẽ cấu trúc lập thể của F2, biết F1 chỉ tiêu thụ 1 đương lượng hydrogen trong phản ứng.
Bài làm:

14
Q 4-3
3. Tốc độ phản ứng hydrogen hóa không chỉ tỉ lệ với độ bền của tâm phản ứng, mà nó còn phụ thuộc
vào mật độ electron của chúng. Trong phản ứng hydrogen hóa – bảo vệ nhóm oxime bên dưới, kết quả
phản ứng hydrogen hóa có sự khác biệt đáng kể khi đổi chỗ vị trí nhóm oxime trên vòng pyrrole.

Sự hydrogen hóa – bảo vệ chất 3a cho hiệu suất cao hơn và thời giản phản ứng ngắn hơn đáng kể so
với việc xử lý chất 3b tại cùng một điều kiện. Dựa vào hiệu ứng điện tử của 3a và 3b, giải thích sự
khác biệt trên. Không quan tâm cơ chế phản ứng và độ bền của sản phẩm.

Bài làm:

15
Q 4-4
4. Phối tử β-diketiminate (hay còn gọi là NacNac) hiện tại được sử dụng khá rộng rãi trong hóa học vô
cơ của nguyên tố nhóm chính nhờ đặc tính bền hóa các hợp chất kim loại có số oxid hóa bất thường.

- Phức chất của kim loại Mg(I) với NacNac có khả năng khử hóa cyclooctatetraene thu được anion Y2-
chỉ chứa C và H; ngoài ra nó còn có thể tham gia vào phản ứng trimer-khử hóa khí CO để thu được
anion Z2- chỉ chứa C và O. Vẽ cấu tạo của các anion Y2-, Z2- và giải thích độ bền của chúng.

Bài làm:

16
Q 5-1
Động học Enzyme
Ý 5.1 5.2 5.3 Tổng
Câu 5:
Thang điểm 8 4 4 16
20%
Điểm chấm

Enzyme có hoạt tính xúc tác rất cao nhưng thường bị ức chế bởi một số chất, các chất này được kí hiệu
chung là I. Giả thiết cơ chế của một phản ứng xúc tác enzyme khi có mặt chất ức chế thuận nghịch
cạnh tranh I như sau:

[𝐸]×[𝐼]
với 𝐾𝑖 = [EI]

- Dựa vào cơ chế đã cho với giả thiết bước tạo thành P là bước quyết định tốc độ phản ứng, người ta
dễ dàng chứng minh biểu thức tính tốc độ phản ứng xúc tác enzyme trên khi có mặt I là:

𝑑[𝑷] 𝑘2 × [𝐸]0 × [𝑆] 𝑉𝑚𝑎𝑥 × [𝑆]


𝑣= = = ′
𝑑𝑡 [𝐼] 𝐾𝑀 + [𝑆]
𝐾𝑀 × (1 + ) + [𝑆]
𝐾𝑖

𝑘−1 +𝑘2 [𝐼]


với 𝐾𝑀 = ; 𝑉𝑚𝑎𝑥 = 𝑘2 × [𝐸]0 ; 𝐾𝑀′ = 𝐾𝑀 × (1 + )
𝑘1 𝐾𝑖

- Để xác định giá trị 𝐾𝑀′ cho phản ứng trên khi [I] = 1,0 μM, người ta đã thực hiện một loạt thí nghiệm
đo lường vận tốc đầu của phản ứng với gradient nồng độ cơ chất S và thu về được bảng kết quả sau:

[S] (μM) 1,0 2,0 5,0 10,0


v0 (μM/phút) 0,99 1.78 3,60 5,61

1. Dựa vào bảng số liệu trên, hãy xác định giá trị 𝐾𝑀′ khi có mặt chất ức chế I.
Bài làm:

17
Q 5-2

2. Khi nghiên cứu một chất ức chế cạnh tranh I’ khác, người ta lặp lại các thí nghiệm tương tự và thu
được các giá trị 𝐾𝑀′ ở các nồng độ chất ức chế khác nhau. Hãy sử dụng bảng số liệu bên dưới để tính
toán hằng số 𝐾𝑖′ của I’.

[I’] (μM) 0,0 1,0 3,0 5,0


𝐾𝑀′ (μM) 6,2 11,3 20,5 29,4

Bài làm:

18
Q 5-3
Các phương pháp trên cho thấy rằng để tính chính xác một giá trị Ki của một chất ức chế, cần phải tiến
hành vô số thí nghiệm động học, rất khó khăn trong ứng dụng sàng lọc nhanh chất ức chế. Để giải
quyết vấn đề này, Cheng và Prusoff đã đề xuất phương pháp ước tính gần đúng Ki của một chất ức chế
thông qua giá trị IC50 của nó. Cụ thể, IC50 của một chất ức chế là nồng độ của nó làm cho vận tốc xúc
tác enzyme giảm đi 50%.
𝐼𝐶50
𝐾𝑖 =
[𝑆]
1+
𝐾𝑀

3. Dùng phương pháp toán học, chứng minh phương trình Cheng-Prusoff trình bày trên.
Bài làm:

----------------------------- HẾT -----------------------------


Thí sinh không được sử dụng tài liệu;
Giám thị không giải thích gì thêm

19

You might also like