Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 21

HCHEMO ACADEMY ĐỀ THI THỬ ĐỊNH KÌ

LẦN 2/2024
Môn: HÓA HỌC HỮU CƠ
Ngày thi: 26/05/2024
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề,
ĐỀ THI CHÍNH THỨC bao gồm cả thời gian scan)
Đề thi gồm có 05 câu, in trong 21 trang
- Các kí hiệu viết tắt: Ac: acetyl; AIBN: azobisisobutyro-nitrile; Bn: benzyl; Boc:
tert-butyloxycarbonyl; Bu: n-butyl; DBU: 1,8-Diazabicyclo[5.4.0]undec-7-en; DCE:
1,2-dichloroethane; DCM: dicholoromethane; DIBAL: diisobutanealuminum hydride;
DMAP: 4-dimethylaminopyridine; DME: dimethoxyethane; DMF:
dimethylformamide; DMSO: dimethylsulfoxide; Et: ethyl; HFIP: hexafluoro-2-
propanol; LDA: lithium diisopropylamide; Me: methyl; Ms: methanesulfonyl; NBS:
N-bromosuccinimide; Ns: 4-nitrobenzensulfonyl; Ph: phenyl; PMMA: polymethyl
methacrylate; Tf: trifluoromethanesulfonyl; Ts: p-toluenesulfonyl.
- Câu hỏi và phân bố điểm:

Câu hỏi Tiêu đề bài Tổng điểm Phần trăm

1 Cấu trúc và tương tác 40 20%

2 Cơ chế phản ứng cơ bản 24 20%

3 Tổng hợp hữu cơ đơn giản 48 20%

4 Cơ chế - Tổng hợp phức tạp 43 20%

5 Thông số tan Hansen 10 20%

Tổng 100%

- Chúc các bạn may mắn nha!! -


Q 1-1
Cấu trúc và tương tác
Ý 1.1 1.2 1.3 Tổng
Câu 1:
Thang điểm 16 12 12 40
20%
Điểm chấm

1. SuFEx là một khái niệm mới trong Hóa học nhóm chính để miêu tả phản ứng trao đổi
sulfur(VI)-fluoride (sulfur fluoride exchange). Nhóm phản ứng này thuộc về Hóa học ăn khớp
(click chemistry), được phát triển đầu tiên bởi Sharpless và một số nhóm nghiên cứu khác.
Chuỗi chuyển hóa bên dưới là một ví dụ minh họa cho hóa học SuFEx và SuPhenEx.

a. Hãy cho biết cấu hình tuyệt đối của của các tâm lập thể trong A1, A2 và A3.
Bài làm:

b. Cho biết các phản ứng trên xảy ra theo cơ chế gì?
Bài làm:

c. Trong phản ứng (2), năng lượng tự do Gibbs (ΔG°) sẽ có giá trị khác nhau khi thay đổi
nhóm R, cụ thể là -2,8; -4,7; -10,3; -12,7; -13,5 và -15,4 (kcal/mol). Hãy điền các giá trị ΔG°
trên vào bảng chứa các nhóm thế R tương ứng sau. Không cần giải thích.

R= H Cl Me OMe CN CF3
ΔG°

1
Q 1-2
d. Trong phản ứng (2), khi sử dụng phenolate với R là nhóm hút điện tử (ví dụ R = CHO),
người ta nhận thấy lượng thừa đối phân (ee) của sản phẩm A3 bị giảm, thậm chí còn giảm
mạnh hơn khi thực hiện phản ứng trong thời gian dài. Tuy nhiên, nếu sử dụng 0,95 đương
lượng của phenolate (R = CHO) thì ee của sản phẩm cải thiện đáng kể. Hãy lý giải điều này. -
- Cho biết: Nguyên liệu (A2) không thể tự racemic hóa.
Bài làm:

2. Trong môi trường acid tại nhiệt độ phù hợp, các dẫn xuất acetal của decalin A4 và A5 thiết
lập cân bằng với hàm lượng phần trăm mỗi chất được cho trong phương trình (3) bên dưới.

a. Tại sao A4 lại bền hơn A5 trong khi cis-decalin thường kém bền hơn trans-decalin?
Bài làm:

2
Q 1-3

- Ở 25 °C, cho biến thiên enthalpy (ΔH°298) của cân bằng (3) là 0,25 kcal/mol và năng lượng
giảm bền hóa của các loại tương tác gauche tương ứng (hình trên).
b. Hãy tính năng lượng của hiệu ứng bền hóa A4 theo kcal/mol. Trình bày phép tính cụ thể.
Bài làm:

3. Bảng bên dưới biểu diễn giá trị pKa của ammonium và acid acetic trong các dung môi
tương ứng.
pKa(dung môi) H2O DMSO MeCN
+
NH4 9,2 10,5 16,5
CH3COOH 4,8 12,3 23,1
- Cho biết trong (các) dung môi nào, NH3 có thể phản ứng với CH3COOH? Bằng cách phân
tích chi tiết hiệu ứng dung môi, giải thích vì sao phản ứng không thể xảy ra trong (các) dung
môi còn lại.

3
Q 1-4
Bài làm:

4
Q 2-1
Cơ chế phản ứng cơ bản
Ý 2.1 2.2 2.3 2.4 Tổng
Câu 2:
Thang điểm 4 10 4 6 24
20%
Điểm chấm

1.

Bài làm:

2.

5
Q 2-2

Bài làm:

6
Q 2-3
3.

Bài làm:

7
Q 2-4
4.

Bài làm:

8
Q 3-1
Tổng hợp hữu cơ đơn giản
Ý 3.1 3.2 3.3 Tổng
Câu 3:
Thang điểm 8 12 28 48
20%
Điểm ch ấm

- Một phản ứng thế đặc biệt được công bố gần đây vào năm 2024 trên tạp chí Hóa học ứng
dụng phiên bản quốc tế (Angewandte Chemie):

1. Vẽ cấu tạo của các chất C1-C4.

C1 C2 C3 C4

- Một đoạn trong bài truyền thông (communication) về tổng hợp toàn phần một alkaloid vừa
được công bố trên tạp chí Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ (JACS) năm 2024.

2. Vẽ cấu tạo của các chất từ C5 đến C10.


- Cho biết: CuI, Pd(PPh3)4 là chất xúc tác để ghép cặp (coupling) C-C giữa alkyne đầu mạch
với dẫn xuất halogen.

C5 C6 C7

9
Q 3-2
C8 C9 C10

3. Chất xúc tác oxazaborolidine (xt NBO) bất đối xứng được phát triển đầu tiên bởi Corey và
cộng sự được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều phản ứng chọn lọc lập thể. Một trong các chất
xúc tác được tổng hợp vào năm 2004 được biểu diễn trong chuỗi phản ứng bên dưới.

a.Vẽ cấu trúc lập thể các chất từ C11 đến C16.
C11 C12 C13

C14 C15 C16

10
Q 3-3
b. Hãy vẽ cấu trúc lập thể của C18a và C18b.
- Cho biết: Xử lý C17 với NBS tạo thành liên kết N-Br; CuBr là chất xúc tác tạo gốc tự do
cho sản phẩm C18 dưới dạng hỗn hợp hai phi đối phân C18a (sản phẩm chiếm lượng nhiều)
và C18b (sản phẩm chiếm lượng ít).
C18a C18b

c. .Trong phản ứng từ C18 → C19, chỉ có C18a tham gia phản ứng còn C18b thì không và
cấu hình lập thể của tâm phản ứng (carbon gắn với Br trong C18) được bảo toàn. Vẽ cấu trúc
lập thể của C19 và giải thích hiện tượng trên bằng cơ chế phản ứng
Bài làm:

11
Q 3-4

d. Vẽ cấu trúc lập thể các chất từ C20 đến C22. Biết: Tác chất DMSO, (COCl)2 và Et3N có
vai trò oxide hóa nhóm alcohol.
C20 C21 C22

12
Q 4-1
Cơ chế - Tổng hợp phức tạp
Ý 4.1 4.2 4.3 Tổng
Câu 4:
Thang điểm 21 10 12 43
20%
Điểm chấm
1. Desogestrel là một dẫn xuất hormone dùng làm thuốc ngừa thai. Bước đầu tiên trong chuỗi tổng hợp
là phản ứng Diels-Alder chọn lọc lập thể sử dụng xúc tác oxazaborolidinium (xt [NBO]) bất đối xứng.
Hãy cùng khảo sát một đoạn trong chuỗi tổng hợp toàn phần Desogestrel.

a. Vẽ trạng thái chuyển tiếp (biểu diễn rõ vị trí của các chất trong không gian và nêu rõ các tương tác
chủ đạo) cho phản ứng giữa D1 và D2 để giải thích lập thể của sản phẩm D3 (bỏ qua các tương tác với
xt [NBO]).
Bài làm:

13
Q 4-2

b. Vẽ cấu trúc lập thể các chất D4, D5, D7 và D8.

D4 D5 D7

D8

c. Chọn điều kiện phản ứng (đkpư) phù hợp cho các bước theo thứ tự từ a) đến f) bằng cách đánh dấu
X vào ô trong bảng bên dưới:

Đkpư Ph3P=CH2 Li, NH3 BH3 TBSCl HCl NaBH4 H2O2 DMSO
Bước THF THF, EtOH THF imidazole HF, H2O MeOH NaOH SO3, Et3N
a)
b)
c)
d)
e)
f)
g)
h)

14
Q 4-3
2. Phản ứng hoán vị carbonyl-olefin thường ít được nhắc đến trong tổng hợp hữu cơ do điều kiện phản
ứng phức tạp và sự đòi hỏi chất xúc tác khá đặc biệt. Bên dưới biểu diễn một phản ứng hoán vị liên
phân tử sử dụng chất xúc tác là dẫn chất của hydrazine.

a. Cơ chế phản ứng được đề xuất cụ thể như sau: đầu tiên, chất xúc tác D11 phản ứng với aldehyde tạo
thành iminium [D12]+. Iminium này có thể cho phản ứng cộng vòng với dẫn xuất cyclopropene để tạo
thành ammonium [D13]+, sau đó tự trao đổi proton để tạo thành ammonium [D14]+ rồi dễ dàng mở
vòng để tạo thành iminium [D15]+. Thủy phân [D15]+ thì thu được sản phẩm cuối và hoàn trả lại D11.
Vẽ cấu tạo của các trung gian từ [D12]+ đến [D15]+.

[D12+] [D13+]

[D14+] [D15+]

b. Sử dụng chất xúc tác D11, hãy đề nghị một phản ứng tổng hợp đồng thời cyclohexene và acetone đi
từ một nguyên liệu duy nhất.
Bài làm:

15
Q 4-4
- Bằng thạch sắc (D22) là sản phẩm tự nhiên tạo nên màu cho loài tảo đỏ chứa hệ đa vòng thơm và tạo
phức chất với boron. Nhóm hợp chất cực hiếm này đã được phân lập vào năm 2010 và được tổng hợp
toàn phần vào năm 2024.

3. Vẽ cấu tạo chất D16, D21 và các trung gian từ [D17] đến [D20].
+

D16 [D17+] [D18]

[D19] [D20] D21

16
Q 5-1
Thông số tan Hansen
Ý 5.1 5.2 5.3 5.4 5.5 Tổng
Câu 5:
Thang điểm 1 2 2 3 2 10
20%
Điểm chấm

- Lực tương tác phân tử và hiệu ứng liên kết là các tính chất hoá học liên quan đến: điểm nóng chảy,
điểm sôi và độ tan. Một mẫu 14,6 g caffeine tan một phần trong nước thu được 500mL dung dịch và
còn lại 4,1 gam caffeine không tan.
1. Tính độ tan của caffeine trong nước theo đơn vị g/100mL.
Bài làm:

- HSP ( Hansen solubility paramenters: các thông số tan Hansen) được sử dụng để dự đoán khả năng
tan của chất tan trong dung môi. Mỗi phân tử được đặc trưng bởi ba thông số:
+ 𝛿 D liên quan đến lực phân tán giữa các phân tử, nó xuất hiện khi các electron trong phân tử sắp
xếp lại dẫn đến các lưỡng cực tức thời.
+ 𝛿 P liên quan đến lực lưỡng cực – lưỡng cực giữa các phân tử, nó xuất hiện do các lưỡng cực
trong phân tử phân cực.
+ 𝛿 H liên quan đến liên kết hydrogen giữa các phân tử, nó xuất hiện do tương tác của nguyên tử
hydrogen phân cực mạnh với các cặp electron không liên kết.
- Các giá trị thông số càng lớn tương tác với lực càng mạnh.
2. Giải thích tại sao các giá trị 𝛿 P và 𝛿 H của hexane bằng không.
Bài làm:

17
Q 5-2
- Các thông số HSP của caffeine và nước được chỉ ra trong bảng sau:
HSP 𝛿D 𝛿P 𝛿H
caffeine 19,5 10,1 13
nước 15,5 16 42,3
- Ta có thể dự đoán độ tan từ các thông số HSP từ việc tính thông số R theo biểu thức:

- Giá trị R tính được chỉ ra sự khác nhau giữa hai phân tử, giá trị R càng nhỏ cho một cặp chất “ chất
tan – dung môi” thì độ tan của chất tan trong dung môi càng lớn. Từ thực nghiệm, giá trị R < 7 có thể
khẳng định chất tan là tan tốt trong dung môi. Thực tế giá trị R tính cho cặp dichloromethane và nước
có giá trị là 8,22, ứng với dichloromethane tan kém trong nước.
3. Hãy tính giá trị R cho caffeine trong nước và so sánh độ tan của dichloromethane hay caffeine trong
nước.
Bài làm:

4. Thông số HSP tính cho dung môi hỗn hợp cũng được tính trung bình từ các thông số của mỗi dung
môi. Cho các thông số HSP của các dung môi quen thuộc:
HSP 𝛿D 𝛿P 𝛿H
nitromethane 15,8 18,8 6
benzene 18,4 0 2
PMMA 18,6 10,5 5,1

a. Tính các giá trị thông số R khi hoà tan PMMA trong nitromethane và trong benzene.

18
Q 5-3
b. Tính các thống số 𝛿 D, 𝛿 P, 𝛿 H cho hỗn hợp dung môi nitromethane và benzene theo tỉ lệ mol 1:1.
Bài làm:

c. Từ đó xác định thông số R khi hoà tan PMMA trong dung môi hỗn hợp trên. Sắp xếp khả năng hoà
tan của PMMA trong: benzene, nitromethane và hỗn hợp tỉ lệ mol 1:1 của benzene và nitromethane.
Bài làm:

19
Q 5-4
5. Nồng độ bão hoà của dung dịch calcium chloride ở 0oC là 60,93g/100mL, với khối lượng riêng của
dung dịch 𝜌dd = 1,366 g.mL-1 và của nước 𝜌nước = 1g.mL-1. Xác định khối lượng của calcium chloride
hexahydrate cần thêm vào 100mL nước để thu được dung dịch calcium chloride bão hoà ở 0oC, xác
định nhiệt độ đông đặc của dung dịch thu được.
Bài làm:

----------------------------- HẾT -----------------------------


Thí sinh không được sử dụng tài liệu;
Giám thị không giải thích gì thêm

20

You might also like