Bài dự thi đại sứ văn hóa đọc

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

ĐẠI SỨ VĂN HÓA ĐỌC NĂM 2024

Để 1:
Câu 1:
Dế Mèn phiêu lưu ký là một truyện đồng thoại đặc sắc của nhà văn Tô Hoài. Trong đó, nhân vật
Dế Mèn được hình tượng hoá thành nhân vật chính. Đọc truyện này, đặc biệt là các đoạn trích Tôi
sống độc lập từ bé và Một sự ngỗ nghịch đáng ân hận suốt đời đã khiến em hết sức thú vị.

Dế Mèn ở đây ngây thơ, tự tin, yêu đời nhưng cùng kiêu căng, hung hăng, hống hách với
những cử chỉ khờ dại, việc làm thiếu suy nghĩ, gây tai hoạ cho kẻ khác. Những đặc điểm ấy của
chú tuy là của một con dê mới lớn nhưng lại mang những nét tâm lý, những nết tốt, những ước
mơ, những tật xấu thói hư, những thành công, những vấp ngã đầu đời quen thuộc của tuổi nhỏ
chúng em hôm nay.

Dế Mèn được em yêu thích trước hết vì chú có ý chí muốn sống độc lập từ thuở bé. Chú đã tìm
thấy niềm vui và lòng quyết tâm khi được mẹ cho ở riêng. Rất tháo vát, chú biến ngay cái hang cũ
nông choèn của mình thành một nơi cư trú rộng rãi, có đủ phòng trước, phòng sau, tầng trên,
tầng dưới. Vừa sinh hoạt được thoải mái, vừa đề phòng được khi nguy hiểm. Chú đào hang chăm
chỉ. Ban ngày cần cù làm việc, tối đến chú ca hát và uống sương đêm. Đáng yêu biết mấy hình
ảnh chú dế cường tráng, tay chân nở nang, thân hình vạm vỡ, đôi càng mẫm bóng, đôi cánh chắc
khỏe. Được như vậy là nhờ chú ăn uống điều độ và luôn luôn cố gắng rèn luyện thân thể.

Tuy vậy, dù yêu mến chú đến dường nào đi nữa, chúng ta khó có thể chấp nhận được việc chú
ưa gây gỗ, cà khịa với mọi người, nhất là hay bắt nạt kẻ yếu. Đáng trách làm sao hành động của
chú khi gặp chị Cốc: trêu chọc chị Cốc nhưng chú lại hèn nhát lẩn vào trong hang để mặc tai hoạ
đến với Dế Choắt. Chính trò nghịch ngợm vô trách nhiệm của Dế Mèn đã khiến Dế Choắt phải trả
nợ oan bằng chính tính mạng của mình.

Có điều đáng mừng là bản chất Dế Mèn không phải là độc ác. Các thói hư tật xấu đã nói ở trên
chỉ là những biểu hiện non yếu nhất thời của tuổi trẻ. Do đó, cái chết của Dế Choắt đã khiến Dế
Mèn tỉnh ngộ, hội hận và đau xót. Có lẽ mọi người đọc truyện cũng giống như em, tuy căm giận
Dế Mèn nhưng cũng đồng tình với Dế Choắt mà dung tha cho chú một lần để chú xem đây là một
bài học nhớ đời mà quyết tâm thay đổi chính mình.

Tiếp theo là cuộc phiêu lưu của chú Dế Mèn khởi sự. Đây cũng là quá trình trưởng thành của
chú dế mới lớn. Em dõi theo từng chặng mà lo âu, giận dữ trước những tai nạn đến với chú. Có
lúc chú lọt vào tay một cậu bé để trở thành Dế Chọi. Một lần khác, tưởng là chú đã khép lại cuộc
đời trôi nổi của mình trong chiếc hang u tối của anh chim Bói Cá. Thế nhưng chính qua những
bước đường gian khó hiểm nguy ấy mà chú đã trưởng thành thực sự với những bài học xương
máu vừa kể.

Ai không mừng rỡ và xúc động khi gặp lại Dế Mèn ở tổng Châu Thất. Không còn nữa một Dế
Mèn hung hăng ngổ ngáo. Chỉ thấy bấy giờ, một Dế Mèn khiêm cung, độ lượng, biết trọng danh
dự của mình. Khi ấy trước anh chàng Bọ Ngựa kiêu căng, Dế Mèn đã chiến thắng trong tiếng
hoan hô cuồng nhiệt, vang rền nhưng chú không hề kiêu ngạo chút nào. Chú đã từ chối chức thủ
lĩnh nhưng cuối cùng cũng đành phải chịu trách nhiệm hướng dẫn đoàn tìm nơi ẩn trú ẩn tránh cái
giá rét dữ dội mùa đông đang đến.

Đặc biệt hơn, trong cuộc đọ sức với đàn Châu Chấu Voi đã làm ngời sáng lên hình ảnh một Dế
Mèn thủy chung trong tình bạn. Đẹp đẽ biết bao hình ảnh Dế Mèn một mình lặn lội giữa cảnh trời
đông: gió bấc lạnh buốt, đồng ruộng khô nẻ, khăn gói gió đưa đi tìm Dế Trũi. Xúc động biết bao là
tình bạn ấy, thứ tình bạn sướng khổ có nhau, nguy nan không rời bỏ nhau là như vậy.
Tuy nhiên, hình ảnh đẹp đẽ nhất gây xúc động lớn nhất đối với người đọc là Dế Mèn sau cuộc
phiêu lưu đầy gian khổ đã trở thành một người chiến sĩ đấu tranh cho hòa bình. Sau cuộc hành
trình của mình, Dế Mèn hiểu thêm ra: Tất cả mọi người lao động chân chính hưởng thiện trên mặt
đất này đều khao khát cuộc sống hoà bình và hữu nghị. Vậy thì việc gì lại phải có chiến tranh. Sở
dĩ như thế là do không hiểu nhau cùng bạn bè của mình, Dế Mèn đã dấn thân đi vào xứ Kiến để
bàn bạc giải thích làm ra Kiến chúa hiểu ra mà gác lại những cuộc tấn công dồn dập vì hiểu lầm.
Việc làm của Dế Mèn đã có kết quả mỹ mãn. Hình ảnh vô cùng cao cả và đẹp đẽ đó là Dế Mèn
tay giơ cao chiếc lá tre như nhành ô liu hòa bình ung dung dấn thân vào xứ Kiến, gửi tư tưởng
vững chắc của mình vào chính nghĩa, vào việc của mình làm.

Đọc Dế Mèn phiêu lưu ký ai không thấy thú vị dõi theo từng bước đường đầy những cảnh ngộ
éo le, sinh động và hấp dẫn. Nhưng lý thú và bổ ích hơn nữa là những bài học mà nhà văn Tô
Hoài đã giúp chúng ta rút ra được từ cuộc hành trình của chú dế mới lớn tuy có lúc đáng giận mà
cũng thật là đáng yêu mến này.

Câu 2:
- Mục tiêu:
+ Nhằm phát triển văn hóa đọc sách cho các đối tượng khó khăn, đồng thời nâng cao ý thức
về giá trị của việc đọc sách và ảnh hưởng tích cực của nó đối với cuộc sống và phát triển cá
nhân.
- Đối tượng hưởng lợi:
+ Người dân ở khu vực biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, dân tộc thiểu số,
trẻ em vùng sâu, vùng xa, trẻ em khuyết tật chữ in.
- Nội dung công việc thực hiện:
+ Tạo ra các hoạt động đọc sách phù hợp với đặc điểm địa lý và văn hóa của cộng đồng: Tạo
ra các hoạt động đọc sách có tính phổ biến và thích hợp với bản sắc văn hóa và điều kiện địa lý
của từng cộng đồng.
+ Tổ chức các sự kiện và hoạt động đọc sách: Tạo ra các sự kiện đọc sách thú vị và hấp dẫn
như buổi đọc truyện, buổi thảo luận về sách, hoặc các buổi biểu diễn nghệ thuật liên quan đến
sách.
+ Xây dựng thư viện cộng đồng: Tạo ra các điểm phân phối sách miễn phí hoặc thư viện cộng
đồng để tăng cơ hội tiếp cận sách cho các em trẻ ở vùng sâu, vùng xa và các nhóm đối tượng
khác, ngoài ra, thêm một khu đặc biệt dành cho trẻ em khuyết tật chữ in.
+ Quảng bá và tuyên truyền: Sử dụng các phương tiện truyền thông và các sự kiện công cộng
để quảng bá và tuyên truyền về các hoạt động và sự kiện đọc sách, nhằm thu hút sự quan tâm và
tham gia từ cộng đồng.
- Dự kiến kết quả đạt được:
+ Tăng cường khả năng đọc và viết: Những người được vận động và tuyên truyền sẽ phát
triển kỹ năng đọc và viết, giúp họ tiếp nhận thông tin, hiểu biết thế giới xung quanh và giao tiếp
hiệu quả hơn.
+ Nâng cao nhận thức văn hóa: Nhiều người sẽ hiểu rõ hơn về văn hóa của họ và của các
cộng đồng khác thông qua việc tiếp xúc với tác phẩm văn học và tài liệu văn hóa đa dạng.
+ Tăng cường tự tin và sự tự trọng: Việc tham gia vào các hoạt động đọc sách và văn hóa sẽ
giúp trẻ em phát triển lòng tự tin và sự tự trọng, từ đó dễ hòa hợp với cộng đồng hơn.
+ Tạo ra một môi trường học tập tích cực: Việc thiết lập các điểm đọc sách và tổ chức các hoạt
động văn hóa đọc sẽ tạo ra một môi trường học tập tích cực, khuyến khích sự học hỏi và sáng
tạo.

You might also like