Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

1.

Biện chứng LLSX-QHSX


Sản xuất là hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người. Sản xuất xã hội gồm: sản
xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con người, trong đó sản xuất vật chất là cơ sở
của sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên, cải
biến các dạng vật chất của giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất thoả mãn nhu cầu tồn tại và phát
triển của con người.
Trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất con người đồng thời sáng tạo ra toàn bộ các mặt
của đời sống xã hội. Tất cả các quan hệ xã hội về nhà nước, pháp quyền, đạo đức, nghệ thuật, tôn
giáo … đều hình thành, biến đổi trên cơ sở sản xuất vật chất.
Trong quá trình sản xuất vật chất con người không ngừng làm biến đổi tự nhiên, biến đổi xã
hội đồng thời làm biến đổi bản thân mình. Sản xuất vật chất không ngừng phát triển, điều đó quyết
định đến sự vận động và phát triển không ngừng các mặt của đời sống xã hội. Chính vì vậy phải tìm
cơ sở sâu xa của các hiện tượng xã hội ở trong nền sản xuất vật chất của xã hội
Trong sản xuất, con người có quan hệ song trùng, tức là quan hệ giữa con người với tự nhiên
(tức là lực lượng sản xuất) và quan hệ giữa người và người (tức là quan hệ sản xuất). Phương thức
sản xuất chính là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tương ứng.
Lực lượng sản xuất: Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên
trong quá trình sản xuất. Lực lượng sản xuất thể hiện năng lực thực tiễn của con người trong quá
trình sản xuất ra của cải vật chất. Lực lượng sản xuất bao gồm người lao động với kỹ năng lao động
của họ và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động.
Các thành tố của lực lượng sản xuất:
Một là, tư liệu sản xuất bao gồm đối tượng lao động và tư liệu lao động.
- Đối tượng lao động là những vật mà lao động con người tác động vào nhằm làm biến đổi nó
theo mục đích của mình (khoáng sản, dầu mỏ, năng lượng mặt trời, bông ..)
- Tư liệu lao động: là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động
của con người lên đối tượng lao động nhằm làm biến đổi đối tượng theo mục đích của mình. Tư liệu
lao động gồm công cụ lao động và phương tiện lao động (vận chuyển, bảo quản…), trong đó công cụ
lao động có ý nghĩa quyết định nhất và là thước đo trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Trình độ phát triển của tư liệu lao động mà chủ yếu là công cụ lao động là tiêu chuẩn để phân
biệt sự khác nhau giữa các thời đại kinh tế trong lịch sử phát triển của loài người.
Hai là, người lao động với trình độ sản xuất thể hiện kinh nghiệm sản xuất ở kỹ năng, kỹ xảo
khi sử dụng tư liệu sản xuất và năng lực sáng tạo ra công cụ và phương tiện lao động.
Trong các yếu tố của lực lượng sản xuất thì người lao động đóng vai trò quyết định bởi chính
con người sáng tạo ra tư liệu lao động và thông qua chúng để tác động vào đối tượng lao động.
Quan hệ sản xuất: là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất. Quan hệ sản
xuất gồm có 3 mặt : quan hệ về sở hữu với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức và quản lý sản
xuất, quan hệ trong phân phối sản phẩm sản xuất ra.
Quan hệ sản xuất do con người tạo ra nhưng nó hình thành một cách khách quan vì trong sản
xuất dù muốn hay không thì con người cũng phải kết hợp với nhau theo một cách nào đó để hoạt
động chung.
Trong 3 mặt của quan hệ sản xuất, quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là quan trọng nhất, nó
có vai trò quyết định đối với quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất và quan hệ trong phân phối
sản phẩm (bởi vì chủ thể xã hội nào nắm tư liệu sản xuất thì họ sẽ là người nắm vai trò tổ chức và
quản lý sản xuất, đồng thời họ cũng là người có mức hưởng thụ nhiều hơn và có quyền phân phối sản
phẩm làm ra).
Lịch sử phát triển của nhân loại đã chứng kiến có hai loại hình sở hữu cơ bản về tư liệu sản
xuất: sở hữu tư nhân là loại hình sở hữu mà trong đó tư liệu sản xuất tập trung vào trong tay một số ít
người. Do đó, quan hệ giữa người với người trong sản xuất vật chất và trong đời sống xã hội là quan
hệ thống trị và bị trị, bóc lột và bị bóc lột. Sở hữu công cộng là loại hình sở hữu mà trong đó tư liệu
sản xuất thuộc về mọi thành viên của xã hội, nhờ đó quan hệ giữa người với người là quan hệ bình
đẳng, hợp tác.
Nội dung quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất. Chúng tồn tại
không tách rời nhau và tác động biện chứng với nhau. Sự liên hệ tác động ấy hình thành quy luật cơ
bản nhất của sự vận động và phát triển của xã hội: Đó là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất
với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất
- Tính chất của lực lượng sản xuất là tính chất của tư liệu sản xuất và của lao động. Khi chưa
có công nghiệp hiện đại, mỗi người lao động riêng lẻ sử dụng những công cụ thủ công như búa rìu,
cầy bừa, xa quay sợi, ... Với công cụ thô sơ như vậy, chỉ cần một người vẫn có thể làm ra một sản
phẩm. Do đó, lực lượng sản xuất có tính chất cá thể. Nhưng khi máy móc xuất hiện, sản xuất bắt đầu
theo dây chuyền đòi hỏi phải có nhiều người cùng làm việc theo sự vận động của máy móc, một sản
phẩm do nhiều người cùng làm ra. Lúc này lực lượng sản xuất mang tính chất xã hội.
- Trình độ của lực lượng sản xuất là trình độ phát triển của công cụ lao động, là kinh nghiệm và
kỹ năng lao động của con người, là quy mô sản xuất, là trình độ phân công lao động … Trình độ của
lực lượng sản xuất càng cao thì phân công lao động càng tỉ mỉ.
Quan hệ sản xuất được hình thành, biến đổi và phát triển dưới ảnh hưởng quyết định
của lực lượng sản xuất: Phương thức sản xuất phát triển là do biện chúng vốn có bên trong của nó:
biện chứng của nội dung và hình thức. Sự phát triển của sản xuất xảy ra trước tiên trong hệ thống lực
lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất là yếu tố động hơn cả trong sản xuất vật chất. Lực lượng sản xuất
phát triển liên hệ trước hết với việc hoàn thiện công cụ lao động, với tiến bộ kỹ thuật. Trong quá trình
này thì kinh nghiệm sản xuất, kỹ năng sản xuất, kiến thức khoa học của con người cũng tiến bộ.
Những biến đổi này trong cấu trúc của lực lượng sản xuất kéo theo sau cả những thay đổi trong quan
hệ giữa con người với nhau trong quá trình sản xuất, tức quan hệ sản xuất . Do đó tiến bộ của lực
lượng sản xuất quy định sự phát triển của quan hệ sản xuất theo hướng làm cho quan hệ sản xuất
phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất. Nội dung của phương thức sản xuất (tức lực lượng sản
xuất) như thế nào thì hình thức của nó (tức quan hệ sản xuất) phải như thế ấy.
Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là nguyên lý
cơ bản của sự phát triển sản xuất vật chất. Nhưng cũng như mọi sự phát triển, sự phát triển này là
một quá trình có mâu thuẫn bởi vì quan hệ sản xuất không thể phù hợp một cách thường xuyên với
lực lượng sản xuất đang phát triển. Quá trình phát triển của sản xuất vật chất được thực hiện theo
cách như sau: lực lượng sản xuất phát triển nhanh còn quan hệ sản xuất có xu thế ổn định. Khi lực
lượng sản xuất phát triển đến một trình độ mới, quan hệ sản xuất không còn phù hợp với nó nữa, vậy
là hai bên hình thành mâu thuẫn. Mâu thuẫn phát triển ngày càng sâu sắc hơn đòi hỏi phải được giải
quyết, tức là quan hệ sản xuất cũ phải được thay thế bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ
của lực lượng sản xuất và tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển. Việc giải quyết mâu thuẫn
giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất lỗi thời, lạc hậu phải được tiến hành bằng cuộc cách
mạng xã hội.
Như vậy, sự phát triển của lực lượng sản xuất là nguồn gốc sâu xa làm biến đổi xã hội.
Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất: Không phải chỉ có lực
lượng sản xuất phát triển buộc các quan hệ sản xuất phải thay đổi cho phù hợp mà các quan hệ sản xuất
còn tác động trở lại đối với các lực lượng sản xuất.
Khi các quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất thì nó trở thành động
lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Ngược lại, khi quan hệ sản xuất không còn phù hợp với
trình độ của lực lượng sản xuất thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Song, tác
dụng kìm hãm đó chỉ là tạm thời, theo tính tất yếu khách quan. Cuối cùng, nó sẽ bị thay thế bằng
kiểu quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Sở dĩ quan hệ sản xuất có vai trò như vậy vì quan hệ sản xuất quy định mục đích của sản
xuất, quy định hệ thống quản lý và tổ chức sản xuất, quy định phương thức phân phối sản phẩm xã
hội làm ra . Do đó, nó ảnh hưởng đến thái độ của người lao động, tạo ra những điều kiện hoặc kich
thich hoặc hạn chế năng lực sản xuất của họ. Khi hiểu vai trò của quan hệ sản xuất trong sự tác động
đối với lực lượng sản xuất không nên chỉ dừng lại ở hình thức sở hữu đối với tư liệu sản xuất mà còn
phải quan tâm đến các quan hệ còn lại như quan hệ quản lý và tổ chức sản xuất, quan hệ phân phối
sản phẩm làm ra.
Ý nghĩa của nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất
Xây dựng và phát triển lực lượng sản xuất: công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (phát triển
công cụ lao động, đưa khoa học trở thành LLSX trực tiếp, bởi lẽ những phát minh khoa học trở thành
điểm xuất phát ra đời những ngành sản xuất mới, những máy móc thiết bị mới, công nghệ mới,
nguyên vật liệu mới, năng lượng mới…)
Phát triển nguồn lực con người (quan trọng), đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục, xây dựng nền văn
hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc…
Đồng thời, xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần
kinh tế… để tác động ngược theo hướng tích cực, thúc đẩy LLSX phát triển.

2. Biện chứng tồn tại xh – ý thức xh


Khái niệm tồn tại xã hội
Tồn tại xã hội là sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. Tồn tại
xã hội bao gồm các yếu tố chính là phương thức sản xuất vật chất, điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa
lý, dân số và mật độ dân số … trong đó phương thức sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản nhất.
Khái niệm ý thức xã hội: Là mặt tinh thần của đời sống xã hội bao gồm những quan điểm, tư
tưởng cùng những tình cảm, tâm trạng, truyền thống … của cộng đồng xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã
hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định.
Cần thấy rõ ý thức xã hội khác ý thức cá nhân: mặc dù chúng cùng phản ánh tồn tại xã hội
nhưng ở cấp độ khác nhau và ý thức cá nhân không phải bao giờ cũng thể hiện quan điểm, tư tưởng, tình
cảm… phổ biến của một cộng đồng, một thời đại xã hội nhất định.
Trong xã hội có giai cấp, bất cứ một cá nhân nào cũng thuộc một giai cấp nhất định, nhưng
mặt khác, mỗi cá nhân lại có hoàn cảnh sinh sống riêng. Điều đó làm cho ý thức của mỗi ngưòi vừa
biểu hiện ý thức giai cấp vừa mang những đặc điểm cá nhân. Từ đây rút ra bài học: nếu chỉ chú trọng
đến đặc điểm cá nhân thì sẽ không nắm được bản chất của đời sống tinh thần của con người dẫn đến
mơ hồ, lệch lạc trong việc cải tạo con người, cải tạo xã hội. Ngược lại, chỉ chú ý đến mặt bản chất
giai cấp, không tính đến đặc điểm riêng của từng người thì sẽ dẫn đến sai lầm đơn giản, chủ quan,
phiến diện trong việc xem xét con người cụ thể. Không giải thích được tại sao cùng một giai cấp mà
có những người có ý chí, tư tưởng và hành động khác nhau.
Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội quyết định
Là cái phản ánh tồn tại xã hội nên ý thức xã hội phụ thuộc vào tồn tại xã hội. Điều này thể
hiện tồn tại xã hội như thế nào thì ý thức xã hội như thế ấy. Mỗi khi tồn tại xã hội thay đổi thì ý thức
xã hội sớm muộn cũng thay đổi theo.
Ví dụ: xét về khía cạnh hoàn cảnh địa lý của tồn tại xã hội, người miền Nam có tâm lý khác
người miền Bắc, miền Trung (miền Nam được thiên nhiên ưu đãi hơn nên không có tâm lý tiết kiệm
phòng thân như người miền Trung vốn chịu nhiều thiên tai, bão lụt …). Người xưa cũng có những
quan niệm khác với thời nay (ví dụ: thời xưa thì thích “ con đàn cháu đông” …). Nếu xét về khía
cạnh phương thức sản xuất thì người nông dân với con trâu và cái cày thì thường có tư tưởng lề mề,
bảo thủ. Anh công nhân với máy móc dây chuyền hiện đại thì có ý thức kỷ luật, tác phong công
nghiệp…
Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội: Lịch sử cho thấy nhiều khi xã hội cũ đã
mất đi, nhưng ý thức xã hội do xã hội đó sinh ra vẫn tồn tại dai dẳng. Điều này biểu hiện đặc biệt rõ
ràng trong lĩnh vực tâm lý xã hội (tập quán, thói quen, truyền thống …). Ý thức xã hội thường lạc
hậu hơn so với tồn tại xã hội do các nguyên nhân sau:
- Tồn tại xã hội thường biến đổi do tác động mạnh mẽ, trực tiếp của con người, thường diễn
ra với tốc độ nhanh mà ý thức xã hội không thể phản ánh kịp. Hơn nữa ý thức xã hội là sự phản ánh
tồn tại xã hội nên nói chung chỉ biến đổi sau khi có sự biến đổi của tồn tại xã hội.
- Do sức mạnh của thói quen, truyền thống, tập quán cũng như là do tính lạc hậu bảo thủ của
một số hình thái ý thức xã hội.
- Những tư tưởng cũ thường được các giai cấp phản động tìm cách duy trì.
Tính vượt trước của những tư tưởng khoa học: Trong những điều kiện nhất định, tư
tưởng của con người, đặc biệt là những tư tưởng khoa học có thể vượt lên trên sự phát triển của tồn
tại, dự kiến trước được tương lai, có tác dụng chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người. Sở dĩ như
vậy vì tư tưởng khoa học tuy xét đến cùng vẫn có gốc rễ trong tồn tại xã hội nhưng nó đi trước được
sự kiện do các nhà tư tưởng khoa học đã đi sâu phát hiện những quy luật phát triển khách quan của
sự vật, phát hiện được những khuynh hướng còn bị che lấp dưới những hiện tượng bên ngoài.
Tính kế thừa trong sự phát triển của ý thức xã hội
Lịch sử tư tưởng nhân loại đã chứng minh bất cứ tư tưởng nào cũng có quan hệ kế thừa với
những tư tưởng thời trước, ví dụ: chủ nghĩa Mác kế thừa và phát triển triết học cổ điển Đức, kinh tế
chính trị học cổ điển Anh, chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp. Do ý thức có tính kế thừa trong sự
phát triển nên không thể giải thích được một tư tưởng nào đó nếu chỉ dựa vào những quan hệ kinh tế
hiện có. Tính kế thừa trong sự phát triển của tư tưởng giải thích được nguyên nhân tại sao một số
nước có trình độ phát triển tương đối kém về kinh tế nhưng tư tưởng lại phát triển ở trình độ cao. Ví
dụ thế kỷ 18 Pháp lạc hậu hơn so với Anh về kinh tế nhưng tiên tiến hơn về tư tưởng. Sang thế kỷ 19
Đức lạc hậu hơn Anh và Pháp về kinh tế nhưng triết học lại phát triển cao hơn.
Tuy nhiên, kế thừa cái gì và kế thừa như thế nào thì do lợi ích và nhu cầu của giai cấp quyết
định. Nguyên tắc của kế thừa là chỉ kế thừa những cái gì có lợi cho giai cấp của mình và kế thừa có
phê phán và sáng tạo.
Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội: Cùng với sự phát triển ngày càng
phức tạp phong phú của tồn tại xã hội, ý thức xã hội cũng phát triển và hình thành nên các hình thái
khác nhau để phản ánh tình hình đó như: chính trị, triết học, khoa học, tôn giáo…
Các hình thái ý thức xã hội luôn tác động ảnh hưởng lẫn nhau trên cơ sở phản ánh tồn tại xã
hội.
Cụ thể: về mặt giáo lý, tôn giáo thường lấy lấy triết học duy tâm làm cơ sở lý luận.
Triết học hình thành trên cơ sở khái quát những thành tựu của các khoa học và ngược lại, các
khoa học lại dựa vào thế giới quan và phương pháp luận triết học để chỉ đạo phương hướng hoạt
động của mình. Chính trị chi phối quan điểm triết học, nghệ thuật, đạo đức …
Trong sự tác động lẫn nhau, mỗi hình thái ý thức xã hội có một vị trí nhất định tuỳ vào hoàn
cảnh lịch sử cụ thể (ví dụ: thời cổ đại ở Hy Lạp thì triết học và nghệ thuật đóng vai trò to lớn, sang
thời trung cổ ở Châu Âu thì tôn giáo lại có ảnh hưởng mạnh mẽ…). Trong sự tác động lẫn nhau giữa
các hình thái ý thức, ý thức chính trị có vai trò đặc biệt quan trọng, nó có tác dụng định hướng cho
hoạt động của các hình thái ý thức xã hội khác do đó ở nước ta hiện nay các hoạt động tư tưởng như
triết học, văn học nghệ thuật … luôn gắn liền với sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng.
Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội: Đây là một trong những biểu hiện quan trọng
nhất của tính độc lập tương đối của ý thức xã hội, biểu hiện tập trung vai trò của ý thức xã hội với tồn
tại xã hội.
Tự bản thân ý thức, tư tưỏng không trực tiếp cải tạo được thế giới vật chất nhưng khi nó
được con người nhận thức và biến thành hoạt động thực tiễn thì nó có tác dụng rất to lớn đối với tồn
tại xã hội.
Vai trò tác dụng của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội phụ thuộc vào tính chất của các mối
quan hệ kinh tế mà trên đó nảy sinh những tư tưởng vào mức độ phản ánh đúng đắn của tư tưởng đối
với hiện thực, vào mức độ mở rộng của những tư tưởng đó trong quần chúng. Vai trò của những tư
tưởng tiến tiến và những tư tưởng phản động khác hẳn nhau chúng có thể thúc đẩy hay kìm hãm sự
phát triển. (ví dụ: ở nước ta hiện nay những tư tưởng cá nhân chủ nghĩa, tư tưởng cục bộ địa phương
đang là trở ngại lớn, ngăn cản quá trình tiến lên của đất nước).
Ý nghĩa:
1. Muốn giải thích các hiện tượng tư tưởng thì phải đi vào nghiên cứu tồn tại xã hội, chủ yếu
là phương thức sản xuất.
2. Ngược lại nếu chỉ thấy tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội một cách máy móc sẽ rơi
vào chủ nghĩa duy vật tầm thường. Ngược lại, nếu tuyệt đối hoá ý thức xã hội thì sa vào chủ nghĩa
duy tâm.

You might also like