BÁO CÁO CƠ SỞ CHUNG

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

3.2.2.3.

Nhóm phương pháp dạy học thực tiễn:


1). Phương pháp làm thí nghiệm:
- Cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn.
- Tiêu chuẩn đánh giá tính chân thực về kiến thức.
- Kích thích tư duy sáng tạo.
- Hình thành kỹ năng, kỹ xảo thực hành và tư duy kỹ thuật ở
người học.
* Các giai đoạn thực hiện phương pháp thí nghiệm: 2 giai đoạn:
1.1). Người dạy biểu diễn thí nghiệm và sử dụng lời nói để
giải thích, minh họa:
1.1.1 Đối với những đối tượng, hiện tượng đơn giản
- 2 phương pháp:
+ Quan sát trực tiếp: Nhiệm vụ, lời nói của người dạy chủ yếu là hướng
dẫn người học quan sát hoạt động thí nghiệm của mình để người học từ
tìm ra kết luận.
VD: Trong một cuộc thí nghiệm đối với học sinh THCS với chủ đề “Dầu
có hòa tan trong nước”. Giáo viên chỉ làm thí nghiệm và có nhiệm vụ
hướng dẫn bằng lời nói như: Hiện tượng gì sẽ ra, sau khi khuấy dầu, dầu
sẽ chìm sâu, hoa tàn hay nổi trên mặt nước,... Sau đó học sinh sẽ tiến
hành quan sát và tìm ra kết luận.
+ Biện pháp giải thích minh họa: Người dạy dùng lời nói để thông báo
những kết luận trước rồi mới làm thí nghiệm để minh họa cho những kết
luận.
VD: Như ở ví dụ trước đó. Thay vì để học sinh tự mình quan sát và kết
luận thì giáo viên sẽ là người đưa ra kết luận trước:Rằng dầu không hòa
tan trong nước và khi khuấy thì màn dầu vẫn nổi lên mặt nước vì dầu và
nước có các phân tử khác nhau, rồi sau đó mới tiến hành thì nghiệm để
chứng mình và học sinh sẽ quan sát.
1.1.2 Đối với hiện tượng phức tạp
+ Biện pháp quy nạp: Người học sẽ quan sát thí nghiệm, quan sát các hiện tượng rồi sau đó tự
tìm ra mối quan hệ, bản chất của các nhân tố thí nghiệm để đưa ra kết luận.
Ví dụ ở thí nghiệm “Quan sát tế bào biểu bì vảy hành” người học sẽ thực hiện lấy tế bào biểu
bì của củ hành tây sau đó đặt trên lam kính r quan sát dưới kính hiển vi; Người học sẽ tự quan
sát và nhận thấy được tế bào biểu bì vảy hành có dạng hình lục giác, trong suốt, xếp cách nhau
và phân bố mỏng.
+ Biện pháp diễn dịch: ở biện pháp thì sẽ phải sử dụng lời nói, kiến thức chuyên môn để diễn
giải về 1 lí thuyết từ đó giúp người học có thể liên tưởng và hiểu rõ được bản chất của hiện
tượng; Sau đó người dạy sẽ tiến hành thí nghiệm để xác thực cho lí thuyết vừa nói.
Ví dụ: Tìm hiểu về động cơ của ô tô người dạy sẽ tiến hành giới thiệu về cấu tạo, đặc điểm,
nguyên lí hoạt động của động cơ đó trước; Sau đó mới tiến hành các làm các thí nghiệm giúp
người học kiểm chứng lại những lí thuyết vừa học.

Biện pháp Hoạt động nhận thức của người học

Quan sát trực tiếp Chủ động, tích cực

Biện pháp giải thích minh họa Thụ động

Biện pháp quy nạp Chủ động, tích cực

Biện pháp diễn dịch Thụ động

1.2). Người học làm thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của người
dạy:
- Tổ chức làm thí nghiệm đại trà:
Tất cả những người học làm cùng một thí nghiệm như nhau.
- Tổ chức làm thí nghiệm cá nhân:
Người dạy phân cho cá nhân/ nhóm làm những thí nghiệm với các
nhiệm vụ khác nhau.
* Một số điểm cần lưu ý khi thực hiện phương pháp thí nghiệm:
- Trước khi tiến hành thí nghiệm, người dạy cần:
+ Xác định rõ mục tiêu, yêu cầu của thí thiệm.
+ Lựa chọn thí nghiệm đơn giản, phù hợp với người học.
+ Chuẩn bị, kiểm tra lại các công cụ, thiết bị cần thiết.
+ Bố trí thiết bị, ánh sáng hợp lý.
+ Hướng dẫn kỹ càng các bước tiến hành, cách ghi chép hiện tượng.
- Trong khi tiến hành thí nghiệm:
+ Thường xuyên nhắc nhở người học về ý thức đảm bảo an toàn vệ
sinh, giữ gìn dụng cụ thí nghiệm, tiết kiệm nguyên vật liệu sử dụng trong
thí nghiệm.
+ Quan sát để kịp thời phát hiện và uốn nắn những sai lệch của người
học.
- Sau khi làm thí nghiệm:
+ Chỉ dẫn cách viết bài thu hoạch, báo cáo kết quả thí nghiệm.
+ Nhận xét, đánh giá buổi thí nghiệm.
+ Tổng kết, khái quát hóa nội dung thí nghiệm, đưa ra kết luận.

You might also like