Tài-liệu

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Môi trường chung:

-Là tất cả các yếu tổ ở bên ngoài có ảnh hưởng tới mọi doanh nghiệp, mọi tổ chức
-Đặc điếm của môi trường chung:
+ Đây là môi trường có ảnh hưởng lâu dài đến hoạt động của các tổ chức
+ Các tổ chức doanh nghiệp khó điều khiến được nó
+ Múc độ tác động và tính chất tác động khác nhau theo từng tổ chức từng ngành

 Các khía cạnh chính của môi trường chung:


1. Bối cảnh kinh tế

Các nhân tố trong nền kinh tế là các nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của các doanh
nghiệp

 Nhịp độ tăng trưởng nền kinh tế quốc dân


 Tỉ giá ngoại tệ
 Lãi suất ngân hàng
 Tốc độ lạm phát
 Sự biển động của thị trường chứng khoán
 Tỉ lệ thất nghiệp
 Sức mua của người tiêu dùng
Các yếu tố tăng trưởng, ổn định hay suy thoái của nền kinh tế là các nguyên nhân tạo nên sự biến động
trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi nền kinh tế quốc dân tăng trưởng mạnh mẽ nó hướng
doanh nghiệp theo hai thực trạng như sau:
Thứ nhất, khi nền kinh tế tăng trưởng thì thu nhập của người tiêu dùng sẽ tăng cao, do đó dẫn đến tăng nhu
cầu mua sắm hàng hóa qua đó tăng cầu.
Thứ hai, khi kinh tế tăng trưởng, các doanh nghiệp sẽ có khả năng trong việc tăng sản lượng và mặt hàng.
Từ đó, làm tăng hiệu quả kinh doanh và khả năng tích lũy vốn nhiều hơn của các doanh nghiệp. Và vì thế,
doanh nghiệp sẽ mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh và làm cho thị trường kinh doanh trở nên sôi động
hơn. Với mối quan hệ đó, khả năng tạo ra giá trị và thu nhập của một doanh
nghiệp có thể được thay đổi bởi các tác động của nền kinh tế. Do đó, khi nền kinh tế quốc dân của một đất
nước ổn định thì các doanh nghiệp cũng có một thị trường kinh doanh ổn định. Ngược lại, khi nền kinh tế
đó bị suy thoái thì nó cũng dẫn theo những hệ lụy tiêu cực đối với các doanh nghiệp. Như một hệ quả cho
sự suy giảm kinh tế, người tiêu dùng sẽ giảm chi tiêu mua sắm, và vì thế không thể tránh khỏi việc tạo ra
các cuộc chiến cạnh tranh căng thầng cho các doanh nghiệp cùng ngành.

2. Bối cảnh chính trị và luật pháp


-Quan điểm đường lối chính trị của đảng và nhà nước
-Quan điểm đường lối phát triển kinh tế của đảng và nhà nước
-Hệ thổng luật pháp quốc gia
-Sự tác động từ những quy định và sự kiếm soát của chính phủ

Bối cảnh chính trị tác động tới sự ổn định của các doanh nghiệp ở mức độ khá lớn, có thế là cơ hội cho sự
phát triển của các doanh nghiệp nhưng cũng có thế tạo ra những thách thức cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Bối cảnh chính trị và luật pháp được tạo ra sự ràng buộc giữa doanh nghiệp với các cá nhân. Tác động của
bối cảnh này tới doanh nghiệp có thể chia ra làm hai phần như sau:
Đầu tiên, hệ thống luật, pháp lệnh, nghị định... có tác dụng điều chỉnh hành vi kinh doanh, quan hệ trao
đối, thương mại... của doanh nghiệp. Hệ thống các luật
này quy định rõ quyền và nghĩa vụ, lĩnh vực được phép kinh doanh,.. của doanh nghiệp.

Tiếp theo, các luật này quy định các hình thức bảo vệ nguời tiêu dùng. Các chính sách quản lý của nhà
nước can thiệp đến hoạt động của các doanh nghiệp nhằm mục đích sau:
Đầu tiên, việc cạnh tranh là yếu tố cần thiết góp phẩn làm môi truờng kinh doanh trở nên hấp dẫn hơn. Tuy
nhiên để tránh sự cạnh tranh không lành mạnh giữa
các doanh nghiệp, chính phủ đã tạo ra một môi trường chính trị và pháp luật để đảm bảo cho mọi doanh
nghiệp đều có cơ hội cạnh tranh lành mạnh từ đó thiết lập
sự bình đẳng trong môi trường kinh doanh và sự bình đẳng giữa doanh nghiệp cà người tiêu dùng. Điều
này buộc các nhà điều hành kinh doanh phải chú trọng đến
chất lượng sản phẩm, có trách nhiệm đối với người tiêu dùng và cả xã hội.

Tiếp theo, việc tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh và bình đẳng cũng góp phần giúp chính phủ
quản lý về kinh tế dự đoán chính xác hơn về các hoạt động đầu tư. Từ đó, hạn chế tình trạng cung vượt cầu
và tình trạng phát triển độc quyền.
Hơn thể nữa, không chỉ ở trong nước mà các công ty cũng phải đổi diện với các vấn đề về pháp luật và
chính trị trên phạm vi toàn cầu. Do đó, để hạn chế những rủi ro về pháp lý và những tác động tiêu cực của
chính trị và pháp luật đến doanh nghiệp thì các nhà điều hành cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng về hệ thống
các chính sách và pháp luật của chính phủ để có những giải pháp điều chỉnh hoạt động kinh doanh phù hợp
với môi trường.

3.Bối cảnh công nghệ


-Bối cảnh công nghệ thể hiện thông qua những tiến bộ về công nghệ, kỹ thuật trong một ngành hay trong
toàn xã hội. Điều này có thể tạo nên những cơ hội đồng thời cũng tạo ra những nguy cơ, thách thức đối với
các doanh nghiệp
Cơ hội:
+ Công nghệ mới tạo điều kiện sản xuất sản phẩm giá rẻ hơn, chất lượng tốt hơn,... làm cho sản phẩm có
tính cạnh tranh cao hơn
+ Sự phát triển công nghệ mới giúp doanh nghiệp dễ dàng nghiên cứu để chế tạo ra những sản phẩm mới
phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng
-Nguy cơ và thách thức
+ Sự ra đời của công nghệ mới làm xuất hiện và làm tăng ưu thế cạnh tranh của sản phấm từ đó đe dọa tới
sự tồn tại của sản phẩm truyền thống
+ Sự bùng nổ công nghệ mới làm cho công nghệ hiện hữu bị lỗi thời từ đó gây áp lực phải đổi mới công
nghệ để tăng khả năng cạnh tranh
+ Sự ra đời công nghệ mới tạo điều kiện thuận lợi làm xuất hiện những đối thủ xâm nhập mới từ đó làm
tăng áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp hiện hữu
+ Sự bùng nổ công nghệ mới làm cho vòng đời công nghệ được rút ngăn từ đó gây áp lực phải rút ngắn
thời gian khẩu hao

You might also like