Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 23

KỸ NĂNG THỰC HÀNH CHUYÊN MÔN

Phải có câu mở đầu (dựa theo câu hỏi) và câu kết luận.
1. Công ty đang cần mở rộng nhà máy sản xuất do nhu cầu khách hàng tăng,
người kỹ sư cần có kế hoạch ban đầu như thế nào?
- Thăm dò thị trường (xem mức độ tiêu thụ của khách hàng, yêu cầu và nhu cầu của
họ, xem có những đối thủ cạnh tranh nào).
→ Đưa ra ý kiến, quan điểm dựa theo nhu cầu khách hàng.
- Vị trí đặt ở đâu? GTVT có có thuận lợi không.
- Xác định nguồn cung ứng nguyên liệu (giá cả, chất lượng và tính ổn định)
- Dây chuyền công nghệ, tính toán thiết bị sản xuất dựa vào những công trình
- Vốn đầu tư ban đầu (Có thể vay vốn hoặc huy động cổ đông).
- Tìm nhà cung cấp thiết bị với chất lượng tốt, giá thành hợp lý và xuất xứ rõ ràng.
- Thời gian thi công và thực hiện hợp lí (càng nhanh càng tốt), tránh tình trạng thi
công kéo dài dễ dẫn đến rủi ro về kinh tế.
- Phối hợp với các phòng ban liên quan để bổ sung nhân sự, nhà xưởng, thiết bị,
nguyên liệu.
- Lập báo cáo trình giám đốc.

2. Mục tiêu quan trọng nhất của công ty và nhà máy sản xuất?
Công ty nào cũng có chiến lược riêng.
- Đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thị trường.
- Ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào, chất lượng sản phẩm…
- Ổn định nguồn nhân lực.
- Tạo niềm tin khách hàng
- Cải tiến công nghệ.
- Tăng phúc lợi cho công nhân viên.
- Giảm chi phí, nâng chất lượng để cạnh tranh trên thị trường.
- Đảm bảo tiêu chí kỹ thuật
- Hiểu rõ vị trí sản phẩm và đối thủ cạnh tranh.
- Đa dạng hóa mẫu mã, đẩy mạnh tiêu thụ
- Sản xuất ổn định, bền vững.
- Vấn đề ô nhiễm môi trường, an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy.
- Ổn định nhân sự và năng suất
- Khả năng phát triển lâu dài.
4M: 4 nguồn lực căn bản của nhà máy
- Method: Phương pháp là cách làm, cách thực hiện thích hợp, hiệu quả để đạt được
mục đích.
- Man: con người có thể điều khiển và cải tiến quá trình.
- Material: Thông qua con người và máy móc, nguyên vật liệu sẽ biến thành sản phẩm.
- Machine: Máy móc, thiết bị là công cụ qua đó con người thực hiện được mục đích.

3. Khi được giao tìm nguồn nguyên liệu cho nhà máy người kỹ sư cần làm gì?
Kiến thức cơ bản về nguyên liệu?
Khi được giao tìm nguồn nguyên liệu:
- Tìm hiểu nguyên liệu Cty đang sử dụng
→ Tìm nguồn cung cấp.
- Nguồn cung cấp có chất lượng ổn định, khả năng cung cấp lâu dài, giá cả hợp lý,
thuận tiện vận chuyển.
- Kiểm tra chất lượng đầu vào của nguyên liệu: tính chất hóa lý, độ tinh khiết,…
- Cần lấy mẫu thử → đạt → sản xuất thử.
- Mức giá, thỏa thuận giá (tùy số lượng và chất lượng).
- Có một bản dự thảo hợp đồng trước khi ký → nộp báo cáo cho cấp trên.
Kiến thức cơ bản về nguyên liệu:
- Thành phần hóa học, tính chất cơ bản hóa lý, điều kiện bảo quản lưu trữ và sử dụng,
vai trò từng chủng loại nguyên liệu.
- Khả năng cung ứng, cung cấp → quan trọng vì ảnh hưởng đến tính ổn định của NM.
- Giá thành nguyên liệu.

4. Mình cần làm gì nếu lãnh đạo nhà máy yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm?
- Xác định giai đoạn, phần nào quyết định chất lượng trong quá trình sản xuất
- Tìm hiểu các quy trình công nghệ hiện đại hơn.
- Tìm hiểu đối thủ cùng ngành hàng.
- Tìm hiểu các báo khoa học chính thống.
- So sánh, đánh giá, tính toán giải pháp phù hợp với tình hình công ty.
→ Đánh giá và nêu giải pháp.
→ Làm báo cáo chi tiết trình lãnh đạo để xin ý kiến

5. Chúng ta chỉ có 4 tháng để làm 1 việc là tìm 70 công nhân để thay thế những
công nhân sẽ nghỉ trong thời gian tới. Chúng ta cần làm những gì?
- Ví dụ: sau kỳ nghỉ lễ, công nhân nghỉ nhiều, hụt nhân sự về công nhân.
- Phối hợp phòng tổ chức để biết rõ yêu cầu tuyển dụng: giới tính, trình độ tay nghề,
trình độ văn hóa, vị trí tuyển dụng, mức lương và phụ cấp,…
- Phối hợp với phòng nhân sự tuyển người (trước khi những công nhân kia nghỉ).
- Nơi đăng tuyển, thông báo qua các phương tiện internet, nhận hồ sơ bằng hình thức
nào? Ví dụ: scan gửi mail.
- Bố trí người nhận hồ sơ, lọc hồ sơ, sắp đặt ngày phỏng vấn (địa chỉ và giờ rõ ràng),
đọc trước các hồ sơ được chọn.
- Khi phỏng vấn: Nói rõ về điều kiện lao động, lương, phúc lợi xã hội, số ngày nghỉ
phép,… Nếu đạt, hẹn ngày đi làm (lấy đầy đủ thông tin như sđt mail, địa chỉ tạm
trú,… sau khi phỏng vấn).
- Báo cáo, bàn bạc thời gian tiếp nhận người với phòng tổ chức: số lượng người được
tuyển dụng, xét về lưu trú, đi lại,…
- Lập báo cáo trình cấp trên.

6. Đang giữ chức vụ là trưởng ca sản xuất, đột ngột 1 thiết bị có vấn đề làm dây
chuyền sản xuất phải ngưng lại. Mình phải làm thế nào?
- Căn cứ vào quy định vận hành và an toàn thiết bị của công ty để giải quyết.
- Xử lý tránh thiệt hại hoặc giảm đến mức thấp nhất.
- Tạm ngừng sản xuất → tránh cháy nổ, thiệt hại nặng hơn.
- Phối hợp với phòng kỹ thuật, tổ cơ khí – điện để đánh giá mức độ hư hỏng:
 Hư hỏng nhẹ: tìm cách khắc phục, sửa chữa,…
 Hư hỏng quá nặng: Xem có thiết bị dự phòng không, nếu có thì xem xét có thể
thay thế được không.
- Tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự cố.
- Ghi nhật ký: ngày tháng năm, ca xảy ra sự cố, tên máy bị hỏng, chi tiết bị hỏng, thời
gian ngưng dây chuyền, tên công nhân đang đứng máy, nguyên nhân gây ra sự cố,
biện pháp khắc phục,…
- Sau khi sửa chữa cần theo dõi thiết bị đến khi hệ thống vận hành ổn định thì bàn
giao lại cho mình (chạy thử). Lúc đó bộ phận sửa chữa ký nhận rồi mới được ra về.

7. Vừa tốt nghiệp ra trường chúng ta được một công ty sản xuất nhận vào làm
việc sau 2 tháng GĐ yêu cầu 1 bản báo cáo để chỉ ra mặt mạnh, yếu của công
ty. Chúng ta nên tiến hành các bước như thế nào?
- Đây là yêu cầu để công ty đánh giá năng lực về chuyên môn, kỹ năng mềm.
- Thu thập thông tin từ nhiều nguồn thông qua tài liệu lưu trữ của công ty, các cuộc
họp, quá trình tiếp xúc với các phòng ban,… → Tìm hiểu lịch sử hình thành, quá
trình phát triển, cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực, sản phẩm ở từng thời kỳ phát
triển,…
- Xem xét quy trình công nghệ và thiết bị còn hiện đại không.
- Cách bố trí nhà máy: nguồn điện, nguồn nước, đầu vào nguyên liệu, kho chứa, vấn
đề bảo vệ môi trường, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, PCCC,…
- Các sản phẩm hiện có của nhà máy → đánh giá so sánh với các công ty khác.
- Năng lực, mục tiêu, chiến lược phát triển so với đối thủ (bao nhiêu tấn/năm,…).
- Thu thập dữ liệu sau đó xử lý số liệu → phân tích công nghệ, thiết bị, nhân sự,… →
so sánh → chỉ ra được điểm mạnh, yếu của công ty.
- Đề xuất biện pháp phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu → tham khảo người
có kinh nghiệm trong cùng lĩnh vực.
- Làm báo cáo chi tiết trình lên cấp trên.

8. Chúng ta nên xử lý như thế nào nếu trong công đoạn sản xuất chúng ta quản
lý bị 1 lô hàng bị hỏng và kết luận là quá nhiệt?
- Kết hợp với các phòng ban liên quan → xác định đúng nguyên nhân (từ máy móc
hay công nhân).
- Xác minh xem có đúng là bị hỏng do nhiệt không.
- Phối hợp với tổ cơ điện kiểm tra lại các đầu dò nhiệt độ, nhiệt độ trong lò sấy, đồng
hồ đo có đúng không,…
- Căn cứ vào nhật ký làm việc của ca trước có bị vấn đề tương tự không, công nhận
vận hành máy có đúng không, có kiểm tra lò thường xuyên không,…
- Tìm cách khắc phục và xử lý phù hợp.
- Họp rút kinh nghiệm → hạn chế sự cố về sau.
- Lập báo cáo, nhận một phần trách nhiệm.

9. Vừa vào công ty làm việc được giao quản lý kho hóa chất. Chúng ta nên làm
gì? Kiểm tra những gì?
- Tìm hiểu, nắm vững về qui định sử dụng và quản lý kho hóa chất.
- Biết rõ cty dùng hóa chất gì, tính chất hóa lý, mức độ độc hại,… của từng loại.
- Bàn giao với quản kho trước đó.
- Kiểm tra chất lượng và số lượng của hóa chất.
- Kiểm tra rõ đầu vào và đầu ra
- Kiểm tra mức độ an toàn có đảm bảo không, các nguyên liệu dễ cháy nổ có để đúng
nơi quy định chưa.
- Kiểm tra nhãn mác, xuất xứ, hạn sử dụng.
- Lập biên bản bàn giao (yêu cầu pháp lý).
- Lập báo cáo trình cấp trên.

10. Chúng ta hiểu gì an toàn lao động trong sản xuất? Từ đó khi làm quản lý không
bị thiếu hụt kiến thức cơ bản này.
- Xây dựng quy định để kiểm soát an toàn dựa trên các quy định về an toàn sản xuất
của Nhà nước.
- An toàn lao động là rủi ro (tai nạn). Trang bị đầy đủ phương tiện an toàn lao động:
mặt nạ phòng độc, đồ bảo hộ, tủ hút, tủ sơ cứu…
- An toàn điện: bố trí đường dây điện, đường dẫn nước và trạm hạ thế an toàn, thường
xuyên kiểm tra dây dẫn tránh hiện tượng rò rỉ, chập điện. Phải biết điện do đơn vị
nào phân phối có ổn định không.
- An toàn cháy nổ: nắm được các chất dễ gây cháy nổ (nhất là các chất khí).
- An toàn thiết bị: thiết bị áp suất cao (lò hơi, bình nén khí), thiết bị điện,…
- An toàn về môi trường, xử lý chất thải.
- An toàn PCCC: huấn luyện PCCC và diễn tập định kì,…
- Nắm rõ các biện pháp khắc phục sự cố (điện, bỏng hóa chất, cháy nổ,…) và cách sơ
cứu người bị nạn.
11. Hiện tại cơ quan môi trường yêu cầu giảm chất thải rắn, khí, lỏng tại nhà máy,
chúng ta nên làm như thế nào?
- Xem loại, lượng, nguồn gốc, đã xử lý chưa của chất thải (phải phân tích mẫu).
→Thu dữ liệu so với TCVN (VD: 2/5 lỗi → hạ xuống).
- Phân loại theo mức độ độc hại và khả năng tái sinh.
- Tìm các phương án giải quyết, khắc phục.
 Chất thải rắn:
Phân loại rác, các loại rác nào có thể tái chế được thì liên hệ với công ty sản xuất
các mặt hàng tái chế từ loại rác đó. Những loại rác thải nào không thể tái chế thì
liên hệ với công ty môi trường để tiến hành xử lý.
 Chất thải lỏng:
Xử lý hóa lý, xử lý sinh học sao cho đạt những quy chuẩn môi trường sẽ thải vào
nguồn tiếp nhận nước thải tại khu vực. Đối với những chất lỏng không quá độc
hại, khi xử lý hóa lý sinh học xong, có thể lọc – dùng để tưới cây hoặc tiếp tục
khử trùng với O3 để tiếp tục.
 Chất thải khí:
Khi xử lý bằng chất hấp thụ hay tháp hấp phụ có thể tách sạch các khí độc hại ví
dụ SO2 (99 - 100%) để bán lại cho các công ty sản xuất acid sulfuric, hoặc bụi
thì sẽ liên hệ với công ty xi măng để họ tiến hành xử lý thu gom.
- Viết báo cáo.

12. Anh/chị đang làm cho một tập đoàn đa quốc gia, họ đang chuẩn bị xây dựng 1
nhà máy mới, chúng ta có biết những tiêu chí họ đưa ra không?
- Theo kế hoạch phát triển kinh tế của nhà nước hay địa phương.
- Các vấn đề cần quan tâm: địa điểm xây dựng NM (địa chất), nguồn nguyên liệu,
điện, nước, GTVT, nguồn lao động, giá thuê đất, chi phí xây dựng NM, chi phí vận
chuyển, thị trường tiêu thụ, khu vực xây dựng (chuẩn xả thải).

13. Công ty là 1 tập thể đoàn kết thống nhất, chúng ta cần hòa đồng khi làm việc
và lâu dài. Chúng ta nên làm gì khi vừa vào công ty làm việc?
- Hòa đồng, trung thực, khiêm tốn, bình tĩnh.
- Tìm hiểu cơ cấu hoạt động, chuyên môn, kiến thức từ những người đi trước.
- Nắm tất cả thông tin về các lĩnh vực kinh doanh, sản xuất của công ty và những đơn
vị hợp tác của công ty.
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Giỏi, tốt tất cả phẩm chất đạo đức, đức tính kỷ luật không chỉ về chuyên môn.

14. Chúng ta hiểu gì về vật liệu tổ hợp (composite) hay không? Tại sao lạ có rất
nhiều trong thực tế. Cho vài ví dụ?
- Sự phối hợp nhiều vật liệu → Tạo vật liệu tốt hơn, khả năng kháng ăn mòn cao, độ
bền cao,…
- Gồm 2 thành phần: vật liệu nền và vật liệu gia cường.
- Mỗi vật liệu composite gồm một hay nhiều pha gián đoạn được phân bố trong một
pha liên tục duy nhất.
VD:vỏ xe máy: cao su, vải lót.
hợp kim → đặc tính tốt hơn.
ống dẫn xử lý nước thải.

15. Chúng ta là KS Hóa Học nhưng công ty đang chuẩn bị khởi công xây dựng 1
nhà máy mới và yêu cầu chúng ta tham gia. Chúng ta cần kiến thức gì?
- Có kiến thức về luật đấu thầu, xây dựng.
- Kiến thức về chuyên môn, vật liệu, đọc bản vẽ.
- Kiến thức: quá trình công nghệ, thiết bị (nguồn, tính chất,…).
- Địa điểm xây dựng: ảnh hưởng trực tiếp đến việc vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm,
nhân lực,…
- Việc thiết kế hệ thống thoát nước, xử lý chất thải.
- Vấn đề hợp tác hóa và nguồn cung cấp nhân công.

16. Cần tách các chất lỏng – lỏng thì dùng chưng cất hay trích ly. Trường hợp nào
thì áp dụng 2 phương pháp trên? Ưu nhược điểm?
- Đầu tiên xem xét về độ phân cực giữa 2 chất lỏng xem chúng hòa tan hay phân pha.
- Trích ly: áp dụng cho các chất lỏng phân pha mạnh (nếu chất lỏng không phân pha
→ cho chất thứ 3 phân pha 1 trong 2 chất, tan hoặc trộn trong 1 chất → tách được 1
chất ra) → Thiết bị đơn giản, dễ sử dụng nhưng không tối ưu.
- Chưng cất: áp dụng cho các chất lỏng hòa tan vào nhau. Dựa vào sự khác biệt nhiều
về nhiệt độ sôi mà tách riêng chúng ra → Đắt tiền vì thiết bị phải chịu được nhiệt độ
tốt, tốn kém nhiệt lượng, nhưng khả năng tách cao.
- Cả 2 trường hợp: khi cho dung môi thứ ba → sau tách cần phải thu hồi dung môi.
Nhược điểm: lâu, phức tạp, chi phí cao.

17. Một nhà máy thải ra khí độc gồm: COx, SOx, NOx Hãy đưa ra biện pháp xử
lý? Hóa chất sử dụng? Thiết bị và cần chú ý những điểm chính nào của TB?
Những chất nào nguy hiểm đến con người?
- Các khí như CO, SO2, và SO3 là những khí độc, gây khó thở, ảnh hưởng đến đường
hô hấp, NO2 ảnh hưởng đến phổi,…
- Biện pháp xử lý: hấp phụ, hấp thụ.
 Dùng sữa vôi để hấp thụ SO2, NO2, NO. => qtr lý hóa
 Dùng vật liệu xốp (than hoạt tính) để hấp phụ chất khí. => qtr vật lý
- Hấp thụ: nếu dùng dung môi để xử lý thì chọn dung môi không độc hại, không cháy
nổ, dễ xử lý, rẻ tiền, dễ tái sinh, dễ kiếm, không ăn mòn thiết bị…
- Hấp phụ: chọn vật liệu diện tích bề mặt riêng lớn, độ bền tốt, bề mặt tiếp xúc pha
lớn (tăng diện tích phụ), nâng cao hiệu suất hấp phụ.

18. Trong xưởng sản xuất cần 1 máy bơm axit (bazo) vào 1 bồn khác có áp suất dư
< 1atm nên chọn loại bơm nào? Lý do?
- Nên chọn bơm ly tâm vì nó được dùng phổ biến trong công nghiệp.
- Tốc độ số vòng quay lớn, cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng, dễ sửa chữa, dễ lắp đặt,…
- Không cần Đặt bơm trên nền móng vững chắc.
- Áp dụng được cho chất lỏng có lẫn cặn, năng suất cao, áp suất không cao,…
- Nhược điểm: hiệu suất bơm khá thấp so với loại bơm khác (piston), khả năng tự hút
thấp (phải mồi nước), chiều cao cột hút bơm phụ thuộc nhiệt độ, năng suất giảm khi
tăng áp, không dùng cho các chất gây nổ (xăng, dầu).

19. Sau 4 năm học chúng ta biết các loại TB lọc nào?
- Lọc túi vải, lọc ly tâm, lọc áp suất cao/thấp, lọc băng tải, lọc khung bản, lọc thùng
quay, lọc vách ngăn xốp, lọc chân không,…

20. Là 1 kỹ sư công nghệ nhưng công ty lại xếp vào vị trí kinh doanh. Chúng ta nên
quan tâm những vấn đề nào để làm việc hiệu quả?
- Các hướng kinh doanh chính: nguyên liệu và thiết bị.
- Hiểu và nắm vững các kiến thức căn bản liên quan mặt hàng kinh doanh:
 Nguyên liệu: tính chất hóa học, vật lý, bản chất, độ tinh khiết,…
 Thiết bị: nguyên lý hoạt động, ứng dụng, điểm mạnh, yếu so với máy khác (công
suất, cách vận hành đơn giản, thời gian bảo dưỡng,…)
- Phải có kỹ năng mềm: kỹ năng thuyết phục, giao tiếp,…
- Có kế hoạch và đưa ra mục tiêu.
- Nắm luật kinh doanh.

21. Nguyên liệu chính cần thay thế do giá thành tăng cao, chúng ta cần thay 1
nguồn nguyên liệu mới để cạnh tranh, chúng ta cần làm gì trước khi đưa ra
quyết định? Điều căn bản nhất khi muốn thay nguyên liệu? (1h26)
- Thay nguyên liệu có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng, sản xuất, năng suất nhà máy
không.
- Xem xét, kiểm tra nguồn nguyên liệu mới và cũ về sự tương thích: thành phần hóa
học, bảo quản, tính chất,…
- Giá cả hợp lý
- Nguồn nguyên liệu có ổn định không.
- Yêu cầu cấp mẫu để kiểm tra (từ đối tác mới) xem đáp ứng được các tính chất đã
có, cung ứng lâu dài được hay không? Có gây ảnh hưởng đến quy trình sản xuất
không?
- Xin ý kiến các chuyên gia, hội đồng khoa học (có ý kiến phản biện).
- Lập báo cáo xin ý kiến từ lãnh đạo
- Sản phẩm mới có đáp ứng nhu cầu khách hàng không → Đưa vào sản xuất.

22. Chúng ta biết những loại lò gia nhiệt như: áp suất thường, áp suất cao
(Autoclave)?
- Lò đưa trực tiếp tác nhân vào hoặc đưa vào sau. Đưa hơi nước, hơi bão hòa từ 3-7
at (áp suất thường) => các sản phẩm kị nước không được
- Cung cấp nước từ bên ngoài (hơi cấp từ vỏ áo ngoài) như một cách truyền nhiệt gián
tiếp, dùng khí nén, điện trở đốt trong.
- Lò autoclave => đóng lò lại => đưa áp vào => tăng áp, tăng nhiệt độ
- Autoclave là loại lò hấp nhiệt có áp suất cao, được sử dụng để thực hiện quy trình
công nghiệp đòi hỏi nhiệt độ (121℃) và áp suất cao (thường là 2 bar) khác với áp
suất không khí xung quanh. Nồi hấp được sử dụng trong các ứng dụng y tế để thực
hiện khử trùng và trong ngành công nghiệp hóa chất.
- Thiết bị có 1 van cơ khí để đuổi không khí ẩm ra ngoài, gọi là bẫy hơi. Khi nhiệt độ
tăng, van nở ra, khép dần lại và đến 121℃ thì kín hoàn toàn và thiết bị tiến hành
hoạt động. Van này sử dụng lâu ngày, cặn bẩn đóng kín áp suất lên 2 bar, nhiệt độ
không đạt 121℃, nếu tiếp tục hoạt động sẽ hết nước, nổ điện trở. Phải tháo van bẫy
hơi ra vệ sinh.
- Autoclave: vừa gia nhiệt và nâng áp suất, tăng áp bằng khí nén hoặc khí trơ.
→ Dùng khử trùng.
- Lò có thể gia nhiệt ngoài hoặc hỗ trợ nhiệt từ bên trong.
- Có thể cấp nhiệt bằng hơi bão hòa, P trung bình thấp.
- Gia nhiệt rồi, gia nhiệt bằng điện trở → P cao.
- Thiết kế: lò đứng, lò nằm.

23. Lâu nay cháy nổ xảy ra công ty sản xuất rất nhiều, theo anh chị các loại TB
nào là nguyên nhân hàng đầu? Công ty – nhà máy phải đầu tư TB PCCC
như thế nào? Không may xưởng bị cháy chúng ta cần làm theo các bước
như thế nào?
- Thiết bị liên quan điện: kèm điện,…
- Thiết bị điều chế có chất dễ cháy: H2, O2 , C2H2…
- Thiết bị khí nén, lò hơi, áp suất cao,…
- Đầu tư:
 Bình chữa cháy (1 bình CO2, 1 bình bột).
 Cát khô càng tốt → chặn cháy do xăng
 Hệ thống bơm nước, van, vòi nước chữa cháy, các vòi phun nước tự động.
 Hệ thống còi báo cháy tự động.
 Thiết thị tự động ngắt điện khi cháy nổ xảy ra.
 Cửa thoát hiểm ở mọi khu vực.
- Cần tập huấn cán bộ viên chức và công nhân để họ có thể tự bảo vệ mình và tìm
cách giải quyết triệt để nhất.
- Nếu không may xảy ra cháy nổ cần:
 Bấm chuông báo cháy, hô cháy
 Gọi điện cho cứu hỏa.
 Yêu cầu di tản công nhân viên ra các lối thoát hiểm.
 Ngắt, cúp nguồn điện.
 Huy động chữa cháy tại chỗ bằng các thiết bị hiện có.
 Sơ cứu người bị thương, đưa họ đến trạm y tế gần nhất có thể.
 Báo cấp trên.

24. Trong dung dịch NaOH (tiếp xúc không khí) có thêm các chất Na2CO3,
K2CO3. Nên xác định thêm hàm lượng chất nào trên? Lý do?
- Xác định hàm lượng Na2CO3 vì trong thao tác lấy hóa chất có sự tiếp xúc với
không khí có chứa lượng CO2 đáng kể. Lượng K2CO3 có thể có do quá trình sản
xuất.
NaOH + CO2(kk) → Na2CO3

25. Các sản phẩm tới tay người tiêu dùng đều qua quy trình là tạo hình sản
phẩm, có những loại tạo hình cơ bản nào trong thực tế?
- Đổ, rót khuôn, ép (VLVC).
- Đùn, ép phun, ép dưới áp suất, cán tấm, nhúng, đông kết (VLHC).
- Gò, hàn (Cơ khí).
→ Tùy ngành có nhiều kiểu tạo hình.
VD: đổ rót nệm (rót khuôn).

26. Chúng ta vừa lên quản lý cho công ty, để quản lý tốt kỷ luật lao động chúng
ta cần làm gì?
- Xây dựng ý thức chủ động, nâng cao tay nghề.
- Tuân thủ quy định.
- Phân công đúng chuyên môn, vị trí.
- Phân công công việc hàng ngày, hàng tuần => Kiểm tra
- Trao đổi kinh nghiệm giúp nhau tiến bộ
- Quản lý chặt chẽ thời giàn làm việc của nhân viên, tác phong, trang bị thiết bị an
toàn lao động.
- Gia tăng ý thức thông qua các tổ chức công đoàn, hội,…
- Đoàn kết, lợi ích cho nhau.
- Thưởng phạt công minh.
- Động viên, khích lệ trong làm việc, sản xuất.

27. Công ty đang sản xuất, đột nhiên bị cúp điện (chưa rõ nguyên nhân), chúng
ta nên xử lý như thế nào nếu chúng ta là trưởng ca?
- Nhà nước muốn cúp điện ở nhà máy sản xuất cần báo trước ít nhất 1 tuần.
- Ngắt cầu dao các thiết bị có nguy cơ cháy nổ cao.
- Đóng các van khí, khống chế lượng van khí để tránh hiện tượng khi có điện tăng
áp đột ngột => hư đường ống => gây cháy nổ.
- Báo cáo xin ý kiến, liên hệ phòng kĩ thuật (điện) đề nghị kiểm tra hệ thống điện,
cầu dao, van,…
- Mở máy dự phòng, khởi động điện dự phòng.
- Quan sát xung quanh có điện không.
- Nếu do quá tải điện thì xem xét các thiết bị tiêu hao quá lớn năng lượng điện.
- Khởi động chậm lần lượt từng thiết bị một.
- Yêu cầu cơ điện kiểm tra kỹ do có thể công ty bị chập điện ở đâu đó.

28. Chúng ta hiểu thế nào về xúc tác đồng thể và dị thể?
- Xúc tác đồng thể: chất xúc tác và chất phản ứng nằm trong cùng 1 pha.
 Ưu điểm: hoạt tính cao.
 Nhược điểm: Độ chọn lọc không cao.
Tạo sự phức tạp trong việc thu hồi xúc tác.
Sử dụng lượng tương đối lớn các dung → gây ô nhiễm môi
trường.
- Xúc tác dị thể: chất xúc tác và chất phản ứng nằm ở 2 pha khác nhau → Sự xúc
tác chỉ diễn ra trên bề mặt tiếp xúc giữa 2 chất.
- Bề mặt riêng: diện tích bề mặt trên khối lượng / thể tích liên quan đến hình học
- Độ xốp liên quan xúc tác hiệu quả không
 Ưu điểm: Chọn lọc cao.
Xúc tác ít.
Dễ dàng tách sản phẩm và tác chất.
Đảm bảo phản ứng được tiến hành liên tục → năng suất cao
hơn.
Không gây ô nhiễm môi trường.
Khả năng tái sử dụng cao.
 Nhược điểm: Diện tích tiếp xúc hạn chế → hoạt tính không cao.
Hiện tượng bề mặt chỉ diễn ra phức tạp ở mức phân tử.
→ Khó nghiên cứu.
 Quan tâm 3 tiếp xúc pha (m2/m3,m2/g, m3/ m3).

29. Có 1 khách hàng vừa đặt 1 sản phẩm mới, chúng ta cần làm thế nào để ra 1
công thức cho 1 sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu khách hàng?
- Xem xét sản phẩm mới có nét tương đồng với sản phẩm hiện đang sản xuất của
công ty không.
- Nắm rõ yêu cầu chất lượng → Suy ra nguyên liệu (ổn định, lâu dài, giá thành),
thiết bị, đầu vào.
→ Đưa ra sản xuất thử mẫu.
- Kiểm tra đầu vào giá, đáp ứng thị trường tăng, cung ứng ra sao, có đáp ứng quy
trình công nghệ hay không.
- Sản xuất thử sản phẩm mới ở phòng thí nghiệm → gửi khách hàng để khách hàng
đánh giá → đạt
→ Sản xuất đại trà cho khách hàng.

30. Anh chị mới làm việc cho công ty cổ phần được 1 năm với vị trí phó phòng
R&D, sau đại hội cổ đông, TGĐ đề xuất giữ chức GĐ nhà máy, vì quá bất
ngờ chúng ta nên xử lý thế nào (Mới TN 1 năm)?
- Khi tổ chức đại hội cổ đông → Đã xác định được người.
- Mới làm việc chưa đủ kinh nghiệm → Khó quản lý nhân sự lâu năm.
- Cảm ơn → Khiêm tốn trả lời thật về năng lực và hướng phát triển, nguyện vọng
→ Từ chối nếu muốn làm cần thêm thời gian tìm hiểu về nhà máy (sản xuất,
nhân sự,…).
- Thêm đề xuất xin làm trợ lý cho PGĐ, GĐ để tham gia quản lý 1 phần sản xuất
học kinh nghiệm để có thể nhận học việc.

31. Công ty mới xây dựng trong 1 nhà máy 500 tỷ, chúng ra biết yếu tố nào ảnh
hưởng đến thời gian thu hồi vốn?
- Công thức thu hồi vốn
- Trình độ công nghệ
- Phương thức đầu tư dài hạn hoặc ngắn hạn (mua đất, thuê đất, giá cả đầu vào
nguyên liệu, sản phẩm, vốn vay, trả lãi, tiền lương…)
- Phương án góp vốn hay vay vốn (lãi suất).
- Mức tiêu thụ sản phẩm.
- Khả năng cạnh tranh thị trường, xu thế thương mại và thị trường.
- Doanh thu → Lợi nhuận (lợi nhuận càng cao thời gian thu hồi vốn càng ngắn).

32. Chúng ta là kỹ sư hóa lại được giao giải quyết 1 vấn đề không liên quan
chuyên môn (như xây dựng), chúng ta nên làm gì?
- Tìm hiểu, tham khảo từ những người có kinh nghiệm xung quanh.
- Sử dụng / thuê người tư vấn, cố vấn.
- Tìm hiểu chuyên môn qua internet.
- Lên kế hoạch chi tiết trình ban lãnh đạo
33. Công ty đang cần mua 1 thiết bị trích ly (hay TB đóng gói) để thay thế TB
cũ, lãnh đạo yêu cầu anh chị đưa ra tiêu chí. Trả lời sao?
- Thiết bị phải phù hợp và phổ biến (bán rộng rãi trên thị trường) dễ thay thế để
bảo trì dễ.
- Giá hợp lý, chính sách bảo trì tốt
- Mua máy móc của những công ty, tập đoàn phổ biến trong nước, không mua nơi
lạ
- Thích hợp dây chuyền sản xuất, quy trình công nghệ của công ty.
- Hãng, nhãn mác.
- Đặc tính kỹ thuật. VD: trích ly mức độ thải ra môi trường thế nào? Hiệu suất ra
sao?
- Lập báo cáo trình lên ban lãnh đạo xem xét.

34. Sau 4 năm học ai giải thích được miền động học là gì? Muốn tăng tốc độ
phản ứng nên làm gì?
- Phản ứng xảy ra ở miền động học khi: vhóa học << v khuếch tán.
 vhóa học: phụ thuộc nồng độ chất, nhiệt độ, xúc tác.
 v khuếch tán: phụ thuộc đầu vào và ra.
- Tăng nhiệt => tăng tốc độ phản ứng phải làm tăng vhóa học đến khi bằng vkhuếch tán
=> miền chuyển tiếp
- Nếu vhóa học >> v khuếch tán : phản ứng chuyển qua miền khuếch tán
- Các phương pháp làm tăng vphản ứng:
 Chọn nhiệt độ thích hợp cho phản ứng.
 Tăng thời gian tiếp xúc giữa chất phản ứng với xúc tác
 Tăng hoạt tính xúc tác: bằng cách dùng xúc tác mới hoặc dùng thêm chất kích
động.
 Tăng độ phân tán và độ xốp của xúc tác.

35. Công ty nước ngoài tuyển kỹ sư cho phòng thí nghiệm, họ thường quan tâm
tuyển người có kiến thức cơ bản nào?
- Tuyển đúng chuyên môn, vai trò, nguyên lý hoạt động, thành thạo thiết bị, dụng
cụ trong phòng thí nghiệm.
- Kỹ năng thao tác.
- Kiến thức kỹ thuật an toàn phòng thí nghiệm, sơ cấp cứu phòng thí nghiệm.
- Biết tính chất của từng loại hóa chất, thiết bị.
- Bảo quản hóa chất, thiết bị.
- Biết phân tích, đánh giá, xử lý số liệu kết quả thí nghiệm.
- Trong phòng thí nghiệm không kiểm tra được → chọn được cơ sở uy tín gửi nơi
khác, người trong lab để hỗ trợ phân tích, kiểm tra.
36. Trong công ty chúng ta làm bộ phận R&D, chúng ta muốn ra 1 sản phẩm
mới trong cuối năm nay, chúng ta cần làm gì để thuyết phục lãnh đạo?
- Tìm hiểu yêu cầu → phân tích ưu điểm của sản phẩm mới → thăm dò nhu cầu
thị trường, mức độ cạnh tranh, mức độ hài lòng, hoạch toán, tính toán đầu tư, thu
hồi vốn → xác định khoản lợi nhuận → Báo cáo chi tiết cho cấp trên.

37. Rất nhiều quy trình sản xuất thực tế họ dùng quá trình khuấy, tại sao?
Phương pháp, thiết bị?
- Để tạo dung dịch huyền phù, nhũ tương.
- Tăng độ đồng nhất, trộn lẫn, tăng cường khuếch tán, trao đổi nhiệt → Khuấy cơ
học để đảo dòng, sóng siêu âm, bơm tuần hoàn.
- Quá trình khuấy trộn chất lỏng được thực hiện nhờ cánh khuấy và thùng khuấy.
Có nhiều loại cánh khuấy khác nhau: mái chèo, chân vịt, tubin,… Một số loại
cánh khuấy đặc biệt có thể khuấy bùn nhão hoặc các chất lỏng có độ nhớt cao.
- Quá trình khuấy có thể tiến hành khuấy gián đoạn hoặc khuấy liên lục.

38. Trong các công ty khác nhau, lúc thì chọn nghiền khô, lúc thì nghiền ướt,
tại sao?
- Tùy theo từng loại nguyên liệu.
- Nghiền khô không đều bằng nghiền ướt (bột mịn, đều hơn)
- Nghiền khô => bụi bẩn bay => ô nhiễm môi trường
- Nghiền ướt =>tốn năng lượng (vì có lỏng) => muốn thu được sản phẩm thì phải
sấy khô.
- Nghiền khô không được sử dụng với các sản phẩm ở trạng thái dung dịch hay
nhũ tương. Nghiền khô không đạt được kích thước tốt như nghiền ướt, không
đồng đều → Chất lượng không cao → Giá thành thấp.
- Nghiền ướt tốn năng lượng hơn nghiền khô, tránh ô nhiễm môi trường.

39. Khi đường kết tinh hình thành trong dung dịch (rắn – lỏng), thường dùng
phương pháp nào để tách đường (pha rắn)?
Sản xuất đường cát: cô đặc đến 1 đk nào đó, thả mầm vào => đường kết tinh => tách.
Tách bằng pp ly tâm (rẻ tiền cho dd rắn- lỏng) => Hạt đường dạt ra thành => sấy khô
=> đóng gói.

Dịch mía sau khi ép được thu lại, cô đặc và thu mật rỉ đường → tiếp tục cô đặc nước
đường trong đến điểm kết tinh thì cho mầm vào để kết tinh. mầm là những hạt đường
được xay ra → Đường sẽ được kết tinh lớn dần dần đến khi hình thành pha rắn trong
pha lỏng thì được đem đi ly tâm nóng để tách hạt đường ra khỏi dung dịch → sấy khô
hạt đường, dung dịch đường tiếp tục được tuần hoàn để cô đặc.

40. Đứng vị trí trưởng ca, nhà máy đang sản xuất 3 ca, có 1 TB có vấn đề nên
tỷ lệ phế phẩm cao, chúng ta nên làm gì?
- Báo cho quản lí cấp trên.
- Nếu không thấy phản hồi thì tạm dừng dây chuyền sản xuất.
- Tỷ lệ phế phẩm cao thì buộc dừng quy trình.
- Phối hợp với bộ phận kỹ thuật, tổ điện – cơ khí, QA- QC để tìm nguyên nhân:
nguồn nguyên liệu, thiết bị, quy trình…
- Sau khi xác định được nguyên nhân, tìm cách khắc phục và tiếp tục sản xuất để
hạn chế thiệt hại
- Khắc phục, cải tiến để tránh tỷ lệ phế phẩm
- Viết nhật ký.
- Các phòng ban họp, nêu ra nguyên nhân sự cố, cách khắc phục, đưa ra giải pháp
lâu dài để hạn chế xảy ra lỗi đó, hạn chế thiệt hại tài chính.
- Báo cáo quản lý và giám đốc.

41. Công ty dùng nước giếng khoan nhưng là nước cứng nên phải xử lý, chúng
ta nên chọn xử lý vôi, soda hay photphat?
- Thường dùng vôi hoặc soda → giá rẻ hơn photphat.
- Photphat cho vào nước sẽ cho độ cứng thấp hơn vôi hoặc soda
- Tùy vào yêu cầu đầu vào xử lý ra sao thì đạt được, đảm bảo tiết kiệm chi phí.
 Phương pháp vôi, soda.
MgSO4 + Ca(OH)2 → Mg(OH)2↓ + CaSO4
MgCl2 + Ca(OH)2 → Mg(OH)2↓ + CaCl2

CaSO4 + Na2CO3 → CaCO3↓ + Na2SO4


CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3↓ + NaCl
 Ion CO3- của soda đã thay thế ion của các axit mạnh tạo ra CaCO3
 Phương pháp rẻ, đơn giản tuy nhiên hiệu quả làm mềm nước không
triệt để.
 Phương pháp photphat.
Để làm mềm nước triệt để, cho vào nước Na3PO4 sẽ khử được hết các ion
Ca2+ và Mg2+ ra khỏi nước ở dạng muối không tan theo phản ứng.
3CaCl2 + 2Na3PO4 → Ca3(PO4)2↓ + 6NaCl
3MgSO4 + 2Na3PO4 → Mg3(PO4)2↓ + 3Na2SO4
3Ca(HCO3)2 + 2Na3PO4 → Ca3(PO4)2↓ + 6NaHCO3
3Ca(HCO3)2 + 2Na3PO4 → Ca3(PO4)2↓ + 6NaHCO3
3Mg(HCO3)2 + 2Na3PO4 → Mg3(PO4)2↓ + 6NaHCO3
Quá trình làm mềm nước bằng photphat chỉ diễn ra thuận lợi ở t > 100℃
Sau xử lý, độ cứng của nước giảm xuống còn 0.04 đến 0.05 mgđ/l.
 Thường chỉ dùng phương pháp photphat sau khi đã làm mềm nước
bằng vôi soda và soda, thường chỉ dùng với liều lượng nhỏ vì giá thành
của Na3PO4 khá cao.

42. Chúng ta có từng thấy quy trình khép kín không? So sánh với quy trình
không khép kín? Ưu nhược
- Quy trình khép kín: là quy trình liên tục từ nguyên liệu đầu cho đến khi ra sản
phẩm và chuyển đến nơi cho khách hàng. Để đảm bảo cho chất lượng, chúng
được thực hiện trong môi trường vô trùng, không can thiệp vào quá trình sản
xuất. Quá trình vận hành và giám sát đều thông qua máy tính.
- So với quy trình không khép kín thì quy trình khép kín không có chất thải, khống
chế lượng thải ra môi trường, tận thu các nguồn tái sử dụng trong phế thải, không
ô nhiễm môi trường.
→ Thiết bị hiện đại giá cao → Lâu thu hồi vốn → Đầu tư hệ thống xử lý tái chế
chất thải.

43. Công ty ra chỉ thị tăng sản lượng sản phẩm trong thời gian tới, khi bàn bạc
quá nhiều ý kiến trái ngược nhau, chúng ta nên làm gì nếu là lãnh đạo của
nhóm đó?
- Họp bàn thảo luận, nói đúng mục đích, thuận lợi, khó khăn khi tăng sản lượng
(nguyên liệu ra sao, nhân lực, tay nghề,…).
- Nghe từng ý kiến, phân tích ưu nhược điểm => hoàn thiện bổ sung → đưa ra kết
luận (có thể kết hợp các ý kiến với nhau để có được cách tốt nhất).
- Tham khảo những người có kinh nghiệm lâu năm.
- Báo cáo chi tiết kế hoạch cho cấp trên.

44. Khi quản lý trực tiếp sản xuất, chúng ta cần chọn người vào các vị trí khác
nhau, việc chọn người dựa vào tiêu chí nào?
- Biết tính cách, đạo đức, tinh thần trách nhiệm-thái độ của người đó.
- Tính kỷ luật
- Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, tay nghề, kỹ thuật chuyên môn.
- Kỹ thuật an toàn lao động.
- Tình trạng sức khỏe, tình trạng gia đình.

45. Công ty cần mua tháp đệm (hấp thu), chúng ta nên đưa ra tiêu chí gì?
- Vật liệu hấp thu có tính thấm ướt chất lỏng tốt, thể tích lớn, tiết diện lớn, chịu
được tải trọng lớn, trở lực phải nhỏ
- Vì tác động của dòng khí và lỏng nên diện tích bề mặt riêng lớn, khối lượng riêng
nhỏ
- Tháp phân phối chất lỏng đều, chịu được ăn mòn.
- Vật liệu hấp thu rẻ tiền, chi tiết thiết bị phải dễ tìm, dễ thay thế, dễ sửa chữa, vệ
sinh,…
- Có thể làm việc với chất lỏng có lẫn cặn (bẩn) => KLR của vật liệu phải nhỏ
- Thông số kỹ thuật: năng suất, lưu lượng và áp suất làm việc, vật liệu đệm, kích
thước tháp
- Giá cả hợp lý.

46. Chúng ta phỏng vấn vào là 1 KS Hóa Học, chúng ta cần có kiến thức thế
nào về nguyên liệu nhà máy đang sử dụng?
- Thành phần, tính chất hóa học, vật lý.
- Điều kiện sử dụng và bảo quản.
- Vai trò tác động từng loại đến sản phẩm.
- Giá thành nguồn cung ứng.
- Khả năng cung cấp (tính ổn định lâu dài của nhà máy).

47. Hiện chúng ta là 1 quản đốc sản xuất, nhà máy vừa có 1 vụ tai nạn lao động,
theo anh/chị chúng ta nên xử lý sao?
- Bình tĩnh.
- Đưa người ra khỏi khu vực tai nạn → tiến hành sơ cứu trong khả năng → chuyển
đến cơ sở cấp cứu gần nhất→ ngăn chặn không cho tai nạn kế tiếp xảy ra (ngắt
điện, đóng van khí…) → đảm bảo hiện trường để điều tra khi yêu cầu, không
cho những người không có phận sự vào.
- Báo cấp trên xin ý kiến
- Báo phòng kỹ thuật (đảm bảo an toàn thiết bị, an toàn sản xuất), báo phòng
ATLĐ, báo cho ban giám đốc tình hình, phòng tài chính.
- Ghi nhật ký tất cả về sự cố để tránh sự cố
- Báo cho thân nhân.
- Lập biên bản yêu cầu người có mặt ký vào.
- Rà soát nguyên nhân, tránh lập lại tai nạn.

48. Mới được nhận vào công ty làm việc, được bộ phận giám sát lò autoclave,
chúng ta bị khó thở đột xuất, nên làm gì?
- Thông báo người quản lý trực tiếp, báo đồng nghiệp gần nhất của mình, hướng
dẫn quá trình an toàn cho người hỗ trợ. VD: tắt van nào? Điện nào? Giảm nhiệt
độ, áp suất… => đợi quản lý
- Ghi nhật ký nhiệt độ, áp suất, tên tuổi
- Bàn giao tạm thời cho người có khả năng, chuyên môn.
- Lập biên bản ký tên ghi rõ thời gian và người trực thay trình lên cấp trên.
49. Hơi nước bão hòa và hơi nước quá nhiệt là gì? Thường dùng loại nào trong
thực tiễn?
- Trong sản xuất thường dùng hơi bão hòa, mang hiệu quả về kinh tế hơn hơi quá
nhiệt.
- Hơi bão hòa là trạng thái cân bằng động của thể lỏng và thể khí của 1 chất lỏng
dễ bay hơi: tốc độ bay hơi = tốc độ ngưng tụ xảy ra tại bề mặt chất lỏng, hơi
ngưng tụ lại và chuyển thành trạng thái nước như ban đầu khi mất nhiệt. Hơi bão
hòa tỷ lệ thuận với áp suất và nhiệt độ, hơi bão hòa ở nhiệt độ nào thì tương ứng
với áp suất đó.
- Hơi quá nhiệt = hơi bão hòa + bộ gia nhiệt, là hơi có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ
bão hòa của nó trong điều kiện áp suất bão hòa tương ứng.
- Trong thực tiễn thường dùng hơi bão hòa vì chi phí đầu tư hợp lý, giá rẻ còn hơi
quá nhiệt do phải dùng nguồn nhiệt ngoài để gia nhiệt nên hơi quá nhiệt khá đắt
tiền, dễ gây hao mòn thiết bị, ống dẫn hơi bởi hơi hoàn toàn khô, nhiệt độ cao.
- Hệ số truyền nhiệt hơi bão hòa cao hơn quá nhiệt.

50. Hiện khí thải từ công ty có chất SOx, chúng ta cần làm gì để loại bỏ trước
khi thải ra môi trường?
- Sox nhiều quá sẽ gây ra hiện tượng mưa axit => ô nhiễm môi trường => giấy
phạt
- Thường dùng tháp đệm để hấp thụ (pp hóa học): dùng dung môi để hòa tan khí
và dùng chất khác để phản ứng.
- Dùng sữa vôi để hấp thụ Sox, dùng than hoạt tính để hấp phụ
 SO2 và SO3 thổi lên
 Nước từ trên xuống
 Dung dịch bơm ra bên ngoài.
- Hấp phụ theo nguyên tắc rẻ tiền, dễ xử lý, không gây độc hại, dễ tái sinh
- Hấp phụ bằng than hoạt tính.
- Hấp phụ bằng Ca(OH)2.

51. Các kỹ sư trong nhà máy đã làm những gì để hướng dẫn các em đi thực tập
tốt nghiệp thời gian qua?
- Liên hệ phòng tổ chức, kỹ thuật, giám đốc, nhân sự hỗ trợ về nội dung và phạm
vi cho các bạn được đi thực tập, có nhận sinh viên thực tập không?
- Nghiên cứu nội dung, thời gian thực tập… xong => xây dựng kế hoạch được sự
đồng ý của phòng tổ chức, giám đốc
- Gặp sinh viên, giới thiệu nhà máy, phổ biến nội quy, các biện pháp an toàn lao
động, PCCC, sắp xếp lịch.
- Dẫn dắt sinh viên tìm hiểu về công ty, nhà máy, cơ cấu tổ chức, vị trí của các
phòng ban, phân xưởng,…
- Hướng dẫn sinh viên kết hợp cùng với công nhân tại các khâu đó để giúp sinh
viên có thể nắm rõ hơn.
- Phân nhiệm vụ rõ ràng cho mỗi sinh viên
- Kết thúc đọc qua báo cáo của sinh viên → Nhận xét về kỹ thuật, chuyên môn,
tác phong, thái độ, kết quả đạt được…

52. Trong sản xuất sản phẩm dùng rất nhiều chất phụ gia, chúng ta hiểu thế
nào là chất phụ gia?
- Là chất dùng tăng cường quá trình, cơ học, cơ lý,… theo hướng lợi như mình
mong muốn.
- Tăng chất lượng sản phẩm, tăng hiệu suất thu hồi sản phẩm.
- Hỗ trợ dễ gia công.

53. Nung gốm sai lệch kích thước, cần làm thế nào để đảm bảo kỹ thuật?
- Sản phẩm bị co → tính độ co rút → tạo khuôn.
- Dùng các phụ gia chống co.
- Giám định ổn định sản phẩm trước khi nung.

54. Nguyên tắc bố trí tổng mặt bằng nhà máy, thiết bị trong phân xưởng sản
xuất, lò hơi, trạm hạ thế (Cơ sở thiết kế nhà máy)?
a) Hài hòa và phù hợp.
b) Đảm bảo đường đi của dây chuyền là ngắn nhất.
c) Lò hơi đặt xa nhất có thể ra khỏi xưởng, nơi vắng người.
d) Trạm biến thế ở góc ít người qua lại.
e) Xưởng ở trung tâm.
f) Thống nhất không được chồng chéo.
g) An toàn và tiết kiệm diện tích một cách hợp lý.
h) Thuận lợi trong vấn đề đi lại, giao thông trong nội bộ phân xưởng và giữa phân
xưởng với các khu vực khác.
i) Mặt bằng nhà máy có hoa gió (lưu lượng gió trong năm).

55. Xử lý phế liệu rắn trong sản xuất? Ảnh hưởng môi trường? Các bước thực
hiện?
- Phân loại rác thải tại nguồn.
- Phân loại rõ, thu hồi, tái chế được không?
- Tìm hiểu phân tích, đề ra các phương án xử lý → Trình lên cấp trên xem xét và
tiến hành.
- Tuân thủ đúng luật.
- Có thể liên hệ với công ty môi trường để tiến hành xử lý những loại rác không
tái chế hay thu hồi được.
- Tính toán đầu tư hệ thống xử lý.
- Phế liệu rắn ảnh hưởng đến môi trường: các loại bao nilon, cao su, nhựa khó
phân hủy ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống.

56. Các bước xử lý tai nạn điện? Bỏng? Bỏng axit và bazo?
 Tai nạn điện:
- Ngắt, tắt cầu dao điện.
- Đưa nạn nhân ra khỏi khu vực sự cố (không dùng tay lấy dây điện, dùng gỗ/tre
khô gạt ra).
- Gọi cấp cứu, tiến hành sơ cứu.
- Báo cáo.
 Tai nạn bỏng:
- Rửa nước sạch → xác định là axit hay bazo → cắt bỏ quần áo ở phần đó ngay.
 Axit → rửa với soda ngay.
 Bazo → giấm/axit axetic loãng.
 Sơ cứu và đưa đến bệnh viện (thông báo là bỏng gì).

57. Sản phẩm công ty bị khách hàng trả về, chúng ta lại đang quản lý đảm bảo
chất lượng (QC), chúng ta cần làm gì?
- Xác định sơ bộ nguyên nhân, báo cáo cấp trên → họp bộ phận liên quan (nguyên
liệu, sản xuất, giao xuất hàng).
- Xác định chính xác nguyên nhân → đưa ra giải pháp → tăng kiểm tra khi xuất
hàng.
- Tìm cách khắc phục sản phẩm bị trả về, nếu không được thì định giá xuống →
bán đi thu hồi vốn.

58. Bộ phận kinh doanh báo có 1 khách hàng đến công ty phàn nàn về lô sản
phẩm vừa tung ra thị trường, chúng ta lại đảm nhiệm vị trí chất lượng sản
phẩm, chúng ta nên chuẩn bị gì khi gặp trực tiếp khách hàng?
- Tìm nguyên nhân do đâu (phàn nàn về vấn đề gì)?
- Nếu lỗi do mình → liên lạc phòng ban liên quan: sản xuất, kinh doanh, chất
lượng,… tìm cách khắc phục.
- Đưa ra hướng giải quyết.
- Thuyết phục khách hàng.
- Đưa ra khuyến mãi, hỗ trợ cho họ hoặc chia phần thiệt hại.
- “Hứa đảm bảo cho lần sau”.

59. Hiểu thế nào về cấu trúc kiểm soát và điều khiển thiết bị cấp nhiệt (giải
nhiệt) (liên quan đến kiểm soát nhiệt độ cho TB)?
- Phải đo và kiểm soát nhiệt để đảm bảo yêu cầu của thiết bị và nhu cầu sản xuất.
- Trong quá trình đo kiểm soát nhiệt, khi nhiệt độ đầu ra thay đổi (quá cao hay quá
thấp so với yêu cầu), sự thay đổi đó được bộ cảm biến nhiệt, can nhiệt ghi nhận
và thông qua thiết bị truyền tín hiệu phản hồi lên thiết bị điều khiển. Thiết bị điều
khiển tiến hành so sánh giá trị đo được với các giá trị tiêu chuẩn đặt trước và
điều khiển lên thiết bị để điều chỉnh phù hợp.

60. Các anh chị hiểu gì về hấp thụ và giải hấp thụ không? Để làm gì? Chúng ta
hiểu gì về xử lý nước bằng cột trao đổi ion? So sánh với các phương pháp
khác?
 Hấp thụ và hấp phụ.
- Hấp thụ là hiện tượng mà ở đó các phân tử, nguyên tử hay các ion bị hút khuếch
tán và đi qua mặt phân cách vào trong toàn bộ vật lỏng hoặc rắn. Khác với quá
trình hấp phụ các phân tử chỉ bám trên bề mặt phân cách pha.
→ Xử lý về môi trường, kinh tế, dùng nhiều trong xử lý khí thải, chất thải, nước
thải, thu hồi chất quý, làm sạch sản phẩm.

 Xử lý nước bằng cột trao đổi ion.


- Cột cation: trong cột sẽ chứa cation, rồi Cl-, OH- đi qua sẽ bị giữ lại trong cột và
thải ra là nước mềm Na+
- Cột anion: trong cột chứa anion, nước cứng như Ca2+, Mg2+ đi qua thì cũng sẽ
bị giữ lại và thải ra nước mềm Na+
- Nhược điểm: nếu trong nước tồn tại các hợp chất hữu cơ hay ion Fe3+ chúng sẽ
bám dính vào các hạt nhựa ion, làm giảm khả năng trao đổi ion của nhựa. Giá
cao, năng suất không cao
- Ưu điểm: xử lý nước nhanh, quy trình đơn giản, có nhiều tiện ích như thời gian
sử dụng lâu dài, tái sinh được nhiều lần với chi phí thấp, năng lượng tiêu tốn
nhỏ…đặc biệt đây là phương pháp xử lý nước thân thiện với môi trường và được
sử dụng rộng rãi

61. Phỏng vấn 1 công ty kinh doanh hóa chất và thiết bị, họ hỏi “Chúng ta cần
kiến thức và kỹ năng gì?” Chúng ta trả lời sao?
- Hóa chất: tính chất vật lý, hóa học, bảo quản,…
- Thiết bị: cấu tạo, chức năng, nguyên lý hoạt động ,… so sánh với các sản phẩm
cùng chủng loại trên thị trường.
- Bảo hành và bảo dưỡng.
- Các yêu cầu về an toàn lao động khi sử dụng.
- Các sự cố thường gặp và cách khắc phục.
- Kỹ năng thuyết phục người khác.
- Hiểu về tâm lý đối tượng.

62. Một kỹ sư hóa học cần có kiến thức cơ bản nào khi làm chuyên về thiết kế
nhà máy?
- Kiến thức về quy trình công nghệ, thiết bị, vật liệu.
- Tính toán lựa chọn thiết bị (đầu vào/ra).
- Đọc bản vẽ.
- Phân tích nhân lực.
- Có một phần kiến thức xây dựng.

63. Tại sao trong các công ty, nhà máy hay dùng quá trình sấy? Tác nhân thường
dùng là gì? Phương pháp sấy? Thiết bị sấy?
- Dùng quá trình sấy để làm khô, tách ẩm → giảm khối lượng vật liệu, tăng độ bền và
bảo quản được tốt.
- Tác nhân thường dùng: không khí nóng,… Ngoài ra còn có các phương pháp sấy
đặc biệt như thăng hoa, sấy bằng tia hồng ngoại, bằng dòng điện cao tầng.
- Phương pháp, thiết bị:
 Sấy đối lưu: không khí nóng được dùng làm tác nhân sấy có nhiệt độ, độ ẩm, tốc
độ phù hợp, chuyển động chảy trùm lên vật sấy làm cho ẩm trong vật sấy bay
hơi rồi đi theo tác nhân sấy. Không khí có thể chuyển động cùng chiều, ngược
chiều hoặc cắt ngang dòng chuyển động của sản phẩm. Một số thiết bị sấy đối
lưu: phòng sấy, hầm sấy, sấy thùng quay, sấy phun, sấy tầng sôi,…
 Sấy tiếp xúc: Nhiệt lượng được truyền đến vật liệu bằng cách cho vật liệu tiếp
xúc trực tiếp với bề mặt được đốt nóng.
Thiết bị sấy tiếp xúc đơn giản nhất là tủ sấy chân không hoạt động gián đoạn.
VD: lúa gạo sấy, mít sấy,…

64. Trên thị trường có 2 loại lò sấy để sấy cao su cốm, ướt (110 - 125℃) là dùng
dầu DO, FO hoặc gas. Chúng ta hiểu biết gì về 2 loại lò này?
- DO và FO là 2 loại dầu nặng, đốt cháy liên kết do mạch dài, phải qua quá trình
hâm dầu → 200℃ phun áp cao → tạo sương dầu bật ra tia lửa điện.
→ phức tạp.
- Gas → lò đơn giản, dễ điều khiển, chỉ cần đưa gas vào hầm sấy bật tia lửa điện
→ đốt sạch hơn DO, FO
 Chất lượng không lệch nhiều.
- Sấy thực phẩm dùng gas (DO, FO không dùng do bị ám mùi).
- Sấy cao su không cần sạch nhiều dùng DO, FO.
- Lò dầu đắt hơn.
- Chống cháy nổ gas nguy hiểm.

65. Đức tính cần cho người là kỹ sư hay làm công tác khoa học?
- Trung thực, hòa đồng, vui vẻ,…
- Khiêm tốn, kiên nhẫn, cần cù, siêng năng.
- Không ngừng học hỏi → tự học nâng cao kiến thức, lòng yêu nghề.
- Khả năng làm việc nhóm, giao tiếp, xử lý tình huống tốt.
- Chú trọng kỷ luật của công ty, nhà máy.

66. Tại sao các công ty - nhà máy lại quan tâm đến độ tinh khiết nguyên liệu
đầu vào?
- Quyết định giá thành, chất lượng sản phẩm, thành phẩm.
- Tạp chất cao → liên quan nhiều đến kỹ thuật.
- Cản trở phản ứng → hại sản xuất, hao năng lượng, hao nhân công → giảm chất
lượng.
 Bất lợi cho sản xuất.
67. Truyền động đai và bánh răng có ưu nhược điểm gì?
- Truyền động đai:
Ưu điểm:
 Việc truyền lực có tính đàn hồi.
 Chạy êm, ít ồn, chịu sốc.
 Phí bảo dưỡng ít.
Nhược điểm:
 Bị trượt qua sự giãn nở của dây đai.
 Qua đó không có tỷ lệ truyền chính xác.
 Nhiệt độ ứng dụng bị giới hạn.
- Truyền động bánh răng:
Ưu điểm:
 Kích thước nhỏ, khả năng tải lớn.
 Tuổi thọ cao
 Hiệu suất cao
 Tỉ số truyền không đổi.
Nhược điểm:
 Chế tạo phức tạp
 Gây ồn khi hoạt động.
 Giá thành cao.
 bảo trì chi phí cao.

68. Kỹ năng của kỹ sư ngoài trình độ chuyên môn?


- Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, nói trước đám đông.
- Làm việc nhóm.Kỹ năng thực hành.
- Tự học, tổng hợp vấn đề, thu thập xử lý thông tin, cải tiến các vấn đề cho công
ty.

You might also like