6B. [3T-1] NHÓM 06

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

[3T-1] Khảo sát ý kiến, nhu cầu của các bên liên quan

[3T-1] Tổng hợp kết quả khảo sát nhu cầu giải quyết vấn đề của các bên liên quan
Tên lớp: _________ Số thứ tự nhóm: _________ Tên nhóm: __________

Phiếu này dùng tập hợp được các thông tin, ý kiến của khách hàng và các bên liên quan. Các dữ liệu
này giúp nhóm hiểu được họ mong muốn hoặc khát khao giải quyết điều gì, từ đó đề xuất các giải
pháp phù hợp cho việc giải quyết vấn đề trong tương lai.

Các thành viên Nội dung khảo sát Mức độ tham gia, đóng góp cho
nhóm (Max 10pts)
1. Nguyễn Thị Ngọc Linh
2. Đặng Thị Thanh Bình
3. Nguyễn Thị Kim Oanh
4. Phạm Thành Nhân
5. Lê Dương Thành
6.
7.

VẤN ĐỀ SINH VIÊN LGBTQI+ Ở UEF VẪN VÀ ĐANG BỊ MIỆT


Dự án nhóm
THỊ, SOI MÓI VÌ CÓ PHONG CÁCH CÁ NHÂN KHÁC BIỆT.

Mô tả : Điền các hạng mục của phương pháp thu thập thông tin (Đối tượng/phương pháp/ thời gian/
địa điểm/ số lượng mẫu…). Sử dụng các sơ đồ, biểu đồ hoặc hình ảnh của kết quả khảo sát
để mô tả nhu cầu của họ về việc giải quyết vấn đề.

Biểu đồ 1 : Biểu đồ thể hiện những đối tượng tham gia cuộc khảo sát
Chúng tôi đã thực hiện khảo sát với 30 đối tượng. Chiếm tỉ lệ cao nhất là nhóm người thân với tỉ lệ
66,7%, tiếp đến là nhóm phụ huynh với tỉ lệ 26,7%. Thấp nhất là giảng viên với tỉ lệ 6,7%. Cho thấy
rằng nhóm đối tượng khảo sát rất đa dạng.
Biểu đồ 2 : Biểu đồ thể hiện sự tồn tại của vấn đề

Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy : 57,1% người tham gia đánh giá cho rằng vấn dề này có tồn tại
thỉnh thoảng 1 vài trường hợp ; 28,6% cho rằng vấn đề này thường xuyên tồn tại. Phần còn lại
( 14,3%) cho thấy vấn đề này chưa bao giờ xuất hiện.
Dựa vào số liệu khảo sát ta có thể thấy rằng sự miệt thị đối với sinh viên LGBTQI+ vẫn đang là một
vấn đề khá lo ngại, trong 1 vài trường hợp thì sự miệt thị phong cách cá nhân của sinh viên
LGBTQI+ vẫn tồn tại, nhưng vẫn có một số trường hợp thì vấn đề này thường xuyên tồn tại và gây ra
sự ảnh hưởng tiêu cực đối với sinh viên LGBTQI+. Trong khi đó, phần trăm nhỏ hơn của những
người cho rằng vấn đề này chưa bao giờ xuất hiện, điều này có thể cho thấy rằng một số người vẫn
chưa nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trong cộng đồng sinh viên. Anh Phạm V.D (người
thuộc cộng đồng LGBT) cũng chia sẻ : “Đối với anh thì anh nghĩ là có tồn tại, vì bản thân anh có
những cơ hội được tham gia khá là nhiều những sự kiện của các trường DH như là ĐH Văn Lang,
ĐH Kiến Trúc, ĐH Kinh Tế,.. cũng như là anh có dịp tiếp xúc với rất nhiều bạn của các trường ĐH
khác nhau, không ít trong số đó là các bạn thuộc cộng đồng LGBT thì anh thấy các bạn có cái phong
cách ăn mặc cũng như là phong cách nói chuyện khá là mới mẻ, cởi mở. Điều đó khiến cho bản thân
anh thấy khá là thú vị nhưng mà đó là đối với anh, còn trong mắt của một số người khác thì sẽ cảm
thấy nó hơi quá, dễ có cái nhìn khắc khe hơn một chút…., ở bản thân của anh thì đôi lúc phong cách
ăn mặc cá nhân của anh cũng khá là nổi trội nên anh cũng đã từng bị phán xét về điều này, vì anh
cũng là người thuộc cộng đồng LGBT”
Biểu đồ 3 : Biểu đồ thể hiện cảm xúc của đối tượng khi bị miệt thị vì có phong cách cá nhân khác
biệt
Khảo sát về cảm xúc của bản thân khi bị miệt thị, soi mói về phong cách cá nhân khác biệt nhóm đối
tượng đã có những câu trả lời như sau: 46,7% người cho thấy rằng họ tổn thương rất nhiểu, 40% cảm
thẩy tổn thương, cùng tỉ lệ 6,7% là cho rằng họ bình thường hay không quá để tâm, và không có ai
cảm thấy không có cảm xúc. Từ đó, ta cho thấy rằng đa số mọi người đều cảm thấy bị tổn thương ít
nhiều khi bị miệt thị, soi mói về phong cách cá nhân khác biệt của mình . Khi phỏng vấn anh Phạm
V.D (người thuộc cộng đồng LGBT) cũng đã thành thật chia sẻ cảm xúc của bản thân rằng : “ở thời
gian đầu thì anh cảm thấy khá là buồn và chạnh lòng khi suy nghĩ về những lời nói đó nhưng mà về
sau đối với anh thì anh nghĩ điều đó cũng không quá là ảnh hưởng đến công việc, gia đình của mình
nên là anh vẫn bỏ ngoài tai những lời phán xét , nhưng nó vẫn còn tồn tại cho đến bây giờ, anh vẫn
bị miệt thị, soi mói nên điều đó cũng khó có thể tránh khỏi”.

Biểu đồ 4: Vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng như thế nào đến các mặt sau.
Theo như biểu đồ được khảo sát, tỷ lệ nghiêm trọng của 6 cột khả năng chiếm tỷ lệ khoảng tầm 60%,
tỷ lệ rất nghiêm trọng chỉ nằm ở mức độ trung bình từ 20% đến 30%, còn lại nằm ở tỷ lệ thấp thuộc
các khả năng có thể xảy ra từ 10% đến còn lại.
Dựa trên cả hai biểu đồ có thể nhận thấy, vấn đề sinh viên LGBTQI+ vẫn còn bị phán xét và miệt thị
cả trong những môi trường hay trong nhiều vấn đề có khả năng xảy ra xung quanh các bạn sinh viên,
khiến vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hay các yếu tố các bạn muốn tiếp cận với mọi người
cũng trở nên phức tạp và khó khăn.
Giống như chị Nghi được phỏng vấn trên cũng đưa ra luồng ý kiến đồng tình rằng: “Đối với bản thân
của chị, thì như đã nói ở trên thì chị không quan tâm những gì người khác nghĩ về chị nhưng đối với
những bạn không chỉ những bạn thuộc cộng đồng LGBTQI+ mà những người dị tính mà khi gặp phải
ánh mắt phán xét như vậy cộng thêm tính nhạy cảm của họ thì chị nghĩ điều này sẽ rất nghiêm trọng
đối với các bạn.”

Biểu đồ 5: Biểu đồ thể hiện vấn đề có thật sự cần giải pháp mới
Khảo sát về vấn đề SV LGBTQI+ bị phán xét, miệt thị vì có phong cách cá nhân khác biệt có cần giải
pháp mới hay không thì cho thấy có tới 93,3% người khảo sát cho rằng vấn đề này rất cần giải pháp
và chỉ có khoảng rất ít 6,7% người cho rằng vấn đề này không cần có giải pháp mới.
Dựa vào 30 kết quả khảo sát thì nhận thấy rất nhiều luồn ý kiến trong việc đưa ra giải pháp mới.
Trong đó có 11 ý kiến tương tự nhau giải quyết vấn đề này bằng cách tự chủ bản thân, ngừng đưa ra
lời miệt thị, đặt hoàn cảnh của mình vào hoàn cảnh của những người thuộc cộng đồng LGBT. Việc
mở talkshow, workshop để lan tỏa những thông tin, khái niệm, nói lên nỗi lên lòng của người
LGBTQI+, từ đó bình thường hóa việc có mặt của người thuộc cộng đồng LGBTQI+ chiếm số đông
trong việc đưa ra giải pháp. Những ý kiến còn lại thì đang chưa biết phải đưa ra giải pháp gì và phần
lớn là mặc kệ những lời miệt thị đó, hãy sống là chính mình.Hệt như ý kiến chị Q có đề cập trong
cuộc phỏng vấn : ” Theo mình nghĩ là không cần giải pháp. Chỉ cần bỏ ngoài tai những lời miệt thị
ấy, không cần phải quan tâm quá nhiều người khác suy nghĩ về mình.”

Kết luận : Phân tích các dữ liệu thu được từ điều tra, khảo sát. Kết luận về nhu cầu giải quyết vấn đề
từ các bên liên quan: Các bên liên quan có mong muốn vấn đề được giải quyết hay không? Ở mức độ
nào?

 Thông qua kết quả phỏng vấn kết hợp với biểu đồ khảo sát, có thể thấy : tuy nhóm đối tượng
tham gia khảo sát thuộc nhiều nhóm khác nhau nhưng họ cùng chung đánh giá vấn đề SV
LGBTQI+ đang bị miệt thị, phán xét vì có phong cách cá nhân khác biệt là có tồn tại, đa
phần trả lời rằng họ tổn thương khi bị miệt thị, soi mói và họ cho rằng việc SV LGBTQI+ bị
phán xét, miệt thị vì có phong cách cá nhân khác biệt ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến các
mặt trong cuộc sống đặc biệt là về tinh thần, sức khỏe, tâm lý, các cơ hội phát triển của bản
thân cũng như là công việc, điều này có thể gây ra sự bất ổn và khó khăn cho những người bị
miệt thị.
 Qua đó, ta có thể kết luận rằng, vấn đề trên thực sự có tồn tại và theo số liệu khảo sát được,
các bạn sinh viên thuộc cộng đồng LGBTQI+ cũng như các cá nhân, nhóm theo chủ nghĩa
tiến bộ cũng ủng hộ cộng đồng LGBTQI+ rất mong muốn vấn đề trên được giải quyết. Bằng
chứng là khi được hỏi đa số đều trả lời cần giải pháp và họ cũng đưa ra rất nhiều giải pháp
khác nhau tuy nhiên vẫn chung một ý nghĩa là để giải quyết vấn đề nêu trên. Như vậy, đây là
một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng và cấp thiết, rất cần được quan tâm và giải quyết.

Nguồn thông tin: Liệt kê tất cả nguồn thông tin đã sử dụng.


- Đối với nguồn tự khảo sát:
Tên tác giả (nếu có), năm (nếu có). Tên bài khảo sát, <link đường dẫn tài liệu>, thời gian, địa điểm
khảo sát]
- Link phỏng vấn và link khảo sát
https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLScj7oqVBv_5dm95-
t4JyeEWnDEPYm__OPBGx9DbrevtrXwdTA/viewform?usp=sf_link
https://drive.google.com/drive/folders/1JBzKFHwL5EpawuCdm3wuSK5b_UxooDJv?usp=sharing

PHỤ LỤC PHỎNG VẤN :


PHỎNG VẤN 1 :
Thanh Bình : Em chào anh, em là Thanh Bình, hiện em thực hiện 1 bài phỏng vấn cho môn học PD
của Trường DH Kinh Tế - Tài Chính về vấn đề sinh viên LGBTQI+ ở UEF đang bị miệt thị vì có
phong cách cá nhân khác biệt. Em rất vui vì anh đã đồng ý tham gia cuộc phỏng vấn của chúng em
hôm nay, tất cả nội dung của cuộc phỏng vấn sẽ được em quay video và ghi âm. Em xin phép anh cho
em thực hiện cuộc pv này.
Đầu tiên anh cho em hỏi anh thuộc nhóm đối tượng nào ?
Anh D : Anh tên là Phạm V.D, hiện tại anh là sinh viên của khoa Kĩ Thuật Xây Dựng, trường DH
Bách Khoa – DHQG TP HCM. Và anh là người thuộc cộng đồng LGBT.
Thanh Bình : Anh cảm thấy vấn đề SV LGBT bị miệt thị vì có phong cách cá nhân có tồn tại hay
không ?
Anh D : Đối với anh thì anh nghĩ là có tồn tại, vì bản thân anh có những cơ hội được tham gia khá là
nhiều những sự kiện của các trường DH như là ĐH Văn Lang, ĐH Kiến Trúc, ĐH Kinh Tế,.. cũng như
là anh có dịp tiếp xúc với rất nhiều bạn của các trường ĐH khác nhau, không ít trong số đó là các bạn
thuộc cộng đồng LGBT thì anh thấy các bạn có cái phong cách ăn mặc cũng như là phong cách nói
chuyện khá là mới mẻ, cởi mở. Điều đó khiến cho bản thân anh thấy khá là thú vị nhưng mà đó là đối
với anh, còn trong mắt của một số người khác thì sẽ cảm thấy nó hơi quá, dễ có cái nhìn khắc khe hơn
một chút. Nhưng mà ở cái vấn đề miệt thị này thì nó không chỉ tồn tại ở những người đồng tính mà ở
xu hướng những người dị tính vẫn có tồn tại, ở bản thân của anh thì đôi lúc phong cách ăn mặc cá
nhân của anh cũng khá là nổi trội nên anh cũng đã từng bị phán xét về điều này, vì anh cũng là người
thuộc cộng đồng LGBT.
Thanh Bình : Vậy cảm xúc của anh khi bị miệt thị, soi mói như thế nào ?
Anh D : ở thời gian đầu thì anh cảm thấy khá là buồn và chạnh lòng khi suy nghĩ về những lời nói đó
nhưng mà về sau đối với anh thì anh nghĩ điều đó cũng không quá là ảnh hưởng đến công việc, gia
đình của mình nên là anh vẫn bỏ ngoài tai những lời phán xét , nhưng nó vẫn còn tồn tại cho đến bây
giờ, anh vẫn bị miệt thị, soi mói nên điều đó cũng khó có thể tránh khỏi.
Thanh Bình : Anh có thấy vấn đề sv LGBT bị miệt thị vì có phong cách cá nhân khác biệt ảnh hưởng
nghiêm trọng ntn đến bản thân của những người thuộc cộng đồng này ? Anh có thể đánh giá mức độ
nghiêm trọng của nó không?
Anh D : Về mức độ thì anh sẽ đánh giá nó rất là nghiêm trọng, vì như hồi nãy anh có chia sẻ về thời
gian đầu khi mà anh bị nhận những lời nói không hay về phong cách cá nhân của mình thì anh rất là
khủng khoảng, có một thời điểm anh bị rơi vào trầm cảm, stress. Lúc đó nó ảnh hưởng rất nhiều đến
tinh thần, tâm lý, đặc biệt là sức khoẻ của anh. Còn trong học tập, công việc thì khi mà anh trao đổi
công việc, bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình với mng thì không được tôn trọng và hay bị phớt lờ, khi
anh giải quyết mâu thuẫn thì mng lại không đề cao cái giá trị lời nói của mình.
Thanh Bình : Vậy anh nghĩ vấn đề này có cần giải pháp mới không ?
Anh D : Anh nghĩ rất là cần những giải pháp.
Thanh Bình : Anh có thể đề xuất cho em những giải pháp để giải quyết vấn đề này không ?
Anh D : Anh nghĩ ở phía nhà trường thì nên mở những cái lớp về xu hướng tính dục mới này để mng
có thể biết và cởi mở hơn, có cái nhìn khách quan hơn. Đồng thời nên có những buổi talkshow để mà
giao lưu và nói chuyện.
Thanh Bình : Dạ vâng, em cảm ơn anh rất nhiều vì đã dành thời gian chia sẻ điều này!

PHỎNG VẤN 2 :

Kim Oanh : Xin chào chị, em đang thực hiện 1 bài phỏng vấn cho môn học Project Design 1 ở trường
ĐH Kinh Tế-Tài Chính về vấn đề SV LGBTQI+ ở UEF bị miệt thị, phán xét vì có phong cách cá nhân
khác biệt.Em rất vui vì chị đã tham gia vào buổi phỏng vấn của chúng em ngày hôm nay. Tất cả nội
dung của cuộc phỏng vấn sẽ được quay video và ghi âm, em xin phép chị cho chùng em thực hiện
cuộc phỏng vấn này. Kết quả của cuộc phỏng vấn này chỉ được sử dụng cho mục đích học tập và
nghiên cứu.Trước tiên thì em xin giải thích về phong cách cá nhân là gì trước. Hiểu đơn giản thì phong
cách cá nhân là nét đặc trưng của mỗi cá nhân nó được thể hiện ở dạng phong cách sống, sở thích,
cách nói chuyện hay đơn giản là qua trang phục chúng ta mặc hàng ngày. Dưới đây là 1 số câu hỏi
nhóm em cần khảo sát tìm ra định hướng để giải quyết vấn đề mong chị hợp tác để cùng khảo sát với
nhóm chúng em. Đầu tiên, chị có thể nào giới thiệu về bản thân và công việc hiện tại của mình không
ạ?
Chị Q : Mình tên Quyên, mình là sinh viên năm 3 của trường cao đẳng y dược Sài Gòn.
Kim Oanh : Không biết hiện tại thì chị có mối quan hệ như nào với người trong cộng đồng LGBT ạ?
Chị Q : Mình thuộc cộng đồng LGBTQI+ và bạn bè mình cũng đều là người trong cộng đồng
LGBTQI+.
Kim Oanh: Em sẽ đến với câu hỏi đầu tiên là không biết chị đã từng bị phán xét, miệt thị vì có phong
cách cá nhân khác biệt chưa ạ ?
Chị Q: có, chị đã từng bị.
Kim Oanh : Chị cảm thấy như thế nào khi bị phán xét, miệt thị vì có phong cách cá nhân khác biệt ạ.
Chị Q : Hồi lúc đầu thì mình cảm thấy bị tổn thương,nhưng mà hiện tại bây giờ thì mình đã quá quen
với việc ấy. Và chỉ sống cho bản thân mình tại sao phải quan tâm đến suy nghĩ của người khác.
Kim Oanh : Vậy chị có cảm thấy việc SV LGBTQI+ bị phán xét, miệt thị vì có phong cách cá nhân
khác biệt vẫn còn tồn tại không?
Chị Q : có, mình nghĩ là vẫn còn
Kim Oanh : Dạ. Vậy mình sẽ đi sâu hơn vào những câu hỏi như là: SV LGBTQI+ khi bị phán xét,
miệt thị vì có phong cách cá nhân khác biệt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng như thế nào đến các mặt sau
đây. Đầu tiên là về khả năng nắm bắt có hội?
Chị Q : Nói về việc nắm bắt cơ hội, thì bây giờ những tư tưởng của các bạn ấy dễ bị ảnh hưởng bởi
những lời nói của người khác. Nên khi bị phán xét, các bạn ấy sẽ cảm thấy hụt hẫng và bỏ qua cơ hội
đang có. Còn nhiều bạn khác mặc kệ những lời phán xét ấy thì khi có cơ hội trước mắt các bạn ấy sẽ
biết chớp lấy.
Kim Oanh : Dạ vâng. Theo em được hiểu thì cơ hội thì trao đều cho mỗi người việc biết năm bắt cơ
hội hay không là do chính bản thân của họ. Tiếp theo thì việc bị phán xét, miệt thị thì ảnh hưởng như
thế nào đến khả năng làm việc tập thể?
Chị Q : theo mình thây việc làm việc tập thể bây giờ thì các bạn dị tính khác không có kì thị gì các
bạn sv LGBTQI+ cả. Mấy bạn SV LGBTQI+ như là có 1 cái nguồn năng lượng tích cực.Cho nên
trong quá trình làm việc tập thể thì các bạn LGBT vẫn rất sôi nổi.
Kim Oanh : Về khả năng giải quyết mâu thuẫn, khả năng thương lượng thì không biết là vấn đề phán
xét, kì thị như vậy thì có ảnh hưởng nhiều không ạ?
Chị Q : Mình thấy nó cũng giống như cái khả năng làm việc tập thể dị đó bạn.
Kim Oanh : còn về việc bày tỏ ý tưởng,quan điểm thì theo chị SV LGBTQI+ có nhiều cơ hội để bày
tỏ quan điểm của mình không?
Chị Q : Không, mình nghĩ SV thuộc cộng đồng LGBTQI+ bây h đã rất thoải mái trong việc bày tỏ ý
tưởng, không còn rụt rè, e ngại.
Kim Oanh : Vậy vấn đề bị phán xét,miệt thị phong cách cá nhân như vậy thì ảnh hưởng như nào đến
khía cạnh phát triển công việc ạ? Họ có được đối xử công bằng không ạ?
Chị Q : Thì việc này mình nghĩ là tùy thuộc vào ý chí của bạn ấy như thế nào
Kim Oanh : về vấn đề bị phán xét,miệt thị thì ảnh hưởng như thế nào đến cái sức khỏe, sức khỏe tinh
thần và tâm lý con người.
Chị Q : Cũng như mình đã đề cập. Nếu như các bạn SV LGBTQI+ này quá để ý tới những lời miệt thị
ấy thì sẽ dẫn đến nhiều vấn đề khác, nghiêm trọng hơn nữa là bị stress. Còn các bạn mà sống lạc quan,
bỏ qua lời miệt thị ngoài tại thì vấn đề này sẽ chẳng ảnh hưởng mấy tới sức khỏe cả
Kim Oanh : Và đến với câu hỏi cuối cùng, thì em muốn hỏi không biết theo chị thấy vấn đề này có
cần giải pháp mới không ạ?
Chị Q : Theo mình nghĩ là không cần giải pháp. Chỉ cần bỏ ngoài tai những lời miệt thị ấy, không cần
phải quan tâm quá nhiều người khác suy nghĩ về mình.
Kim Oanh : dạ. Buổi phỏng vấn đến đây là kết thúc. Cảm ơn chị đã đồng hành cùng nhóm chúng em
ạ.

PHỎNG VÂN 3:
Nhân: Chào chị, cảm ơn chị đã tham gia cuộc phỏng vấn của nhóm chúng em về chủ đề sinh viên
LGBTQI+ ở UEF đang bị miệt thị, phán xét vì phong cách cá nhân khác biệt thì không biết chị có thể
giới thiệu đôi nét về bản thân của mình được hay không?
Nghi: Chào em, chị tên là Gia Nghi.
Nhân: Dạ, em cảm ơn chị Gia Nghi. Thì chị có hiểu biết gì về cộng đồng LGBTQI+ hay không?
Nghi: Thì dựa trên sự hiểu biết của chị, thì cụm từ LGBTQI+ là cụm từ viết tắt của những người thuộc
cộng đồng đồng tính, song tính, chuyển giới, và những người thuộc bảng dạng giới khác nhau hoặc là
đang trên đường tìm kiếm bản dạng giới của mình.
Nhân: Thì em nhận thấy chị hiểu cũng phần nào khá rõ về cộng đồng LGBTQI+ thì không biết chị có
thuộc cộng đồng LGBTQI+ hay không?
Nghi: Chị có thuộc cộng đồng LGBTQI+ cụ thể chị là Bisexual, người song tính.
Nhân: Thì hiện nay có nghe một số tin đồn, hoặc một số bài báo nói về việc cộng đồng LGBTQI+
đang bị phán xét và miệt thị vì phong cách cá nhân khác biệt thì theo chị nghĩ vấn đề này có thật sự
tồn tại không?
Nghi: Theo sự hiểu biết của chị thì xã hội hiện nay đang rất phát triển và có rất nhiều người ủng hộ sự
có mặt của cộng đồng LGBTQI+ nhưng ngoài ra vẫn có một số người chưa có sự hiểu biết nhiều hay
sự đồng cảm về cộng đồng LGBTQI+ dẫn đến sự việc là họ kì thị và dần tránh xa những người thuộc
cộng đồng thì chị thấy vấn đề này vẫn còn tồn tại ở xã hội hiện nay.
Nhân: Thì theo chị nghĩ thì nguyên nhân nào khiến vấn đề này vẫn còn tồn tại đến ngày nay thì nó xúc
tác từ nguyên nhân nào?
Nghi: Theo chị thì vấn đề này xuất phát từ những tư tưởng cũ từ những thế hệ trước là người đàn ông
thì phải mạnh mẽ sau này phải cưới vợ, còn phụ nữ thì phải yểu điệu, thục nữ và sau là cưới chồng,
ngoài ra còn có tư tưởng là lấy vợ sinh con để mà duy trì nòi giống và chị nghĩ đó là một phần nguyên
nhân trong tất cả vô số nguyên nhân dẫn đến vấn đề này.
Nhân: Dạ, chị có từng bị miệt thị, soi mói về phong cách cá nhân khác biệt của mình hay không?
Nghi:À, chị chưa từng bị bắt gặp ánh mắt đó hoặc là chị có bị rồi nhưng mà chị không biết.
Nhân: Thì ví dụ như là chị biết mình bị soi mói, miệt thị phong cách cá nhân thì lúc đó chị nghĩ cảm
xúc của chị sẽ như thế nào?
Nghi: Nếu chị trong trường hợp đó thì chị cảm thấy bình thường bởi vì chị không quan tâm lắm những
gì mọi người nghĩ về mình, vì mình cứ là mình.
Nhân: Thì nếu như vậy, cảm xúc của chị là bình thường, nhưng em xin hỏi chị thấy vấn đề sinh viên
LGBTQI+ bị miệt thị, soi mói có phong cách cá nhân khác biệt thì nó có ảnh hưởng nghiêm trọng thế
nào đến các mặt như sau là khả năng nắm bắt cơ hội, khả năng làm việc tập thể, khả năng quyết đoán
mâu thuẫn, khả năng thương lượng và bảy tỏ quan điểm, khả năng phát triển công việc cũng như là
trạng thái tâm lý hay có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe, có thể về tinh thần lẫn thể xác.
Nghi: Đối với bản thân của chị, thì như đã nói ở trên thì chị không quan tâm những gì người khác nghĩ
về chị nhưng đối với những bạn không chỉ những bạn thuộc cộng đồng LGBTQI+ mà những người dị
tính mà khi gặp phải ánh mắt phán xét như vậy cộng thêm tính nhạy cảm của họ thì chị nghĩ điều này
sẽ rất nghiêm trọng đối với các bạn.
Nhân: Thì theo chị, cái vấn đề vô nghiêm trọng về mọi mặt thì theo chị thấy có vấn đề này cần giải
pháp mới hay không và chị đang có giải pháp để giải quyết vấn đề này hay không?
Nghi: Thì hiện tại, đã có rất nhiều giải pháp cho vấn đề này cũng nhận về nhiều sự đồng tình về sự có
mặt của cộng đồng LGBTQI+ nhưng vẫn có một số người có suy nghĩ không đúng về LGBTQI+
Nhân: Em còn một câu hỏi nữa, là chị có đề xuất giải pháp nào cho giải quyết vấn đè này không?
Nghi: Theo chị thì các trg học cao đẳng, đại học nên thường xuyên tổ chức các buổi workshop để mà
truyền tải đến mn các khái niệm và những gì mà cộng đồng LGBTQI+ đã đóng góp cho xã hội qua đó
mn sẽ có cái nhìn khác hơn và những điều đó sẽ ám thị cho mn rằng sự xuất hiện của cộng đồng
LGBTQI+ là bình thường.
Nhân: Em nghĩ đó là giải pháp khá hay, và sẽ có sự hiệu quả. Cảm ơn chị đã đến tham gia cuộc phỏng
vấn này, chúc chị một ngày làm việc hiệu quả và có nhiều hạnh phúc trong cuộc sống này.

Link phỏng vấn:


https://drive.google.com/drive/folders/1JBzKFHwL5EpawuCdm3wuSK5b_UxooDJv?usp=sharing
Link khảo sát:
https://docs.google.com/forms/d/1rfaDTcKdppzbdSmn4QjlPK8infXdZ-zRaNqxsaUTEIE/edit?
ts=646d6e47

You might also like