Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Câu hỏi lựa chọn: (Từ c1 – c6)

1. Theo quy luật lợi ích cận biên giảm dần, khi tiêu dùng ngày càng nhiều các đơn vị
của cùng 1 loại hàng hóa, tổng lợi ích
A. Giảm và cuối cùng tăng lên
B. Giảm với tốc độ nhanh dần
C. Tăng với tốc độ chậm dần
D. Tăng với tốc độ nhanh dần
2. Lợi ích được định nghĩa là :
A. Giá trị của hàng hóa
B. Sự hài lòng tăng thêm khi tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hóa
C. Sự hài lòng hoặc thỏa mãn từ việc tiêu dùng hàng hóA.
D. Bằng giá của hàng hóA.
3. Tổng lợi ích luôn luôn
A. Nhỏ hơn lợi ích cận biên
B. Giảm khi lợi ích cận biên giảm
C. Giảm khi lợi ích cận biên tăng
D. Tăng khi lợi ích cận biên dương
4. Khi số lượng hàng hóa được tiêu dùng tăng lên
A. Lợi ích cận biêntăng lên
B. Lợi ích cận biên giảm xuống
C. Lợi ích cận biên không đổi
D. Tổng lợi ích giảm dần
5. Lợi ích cận biên bằng
A. Tổng lợi ích chia cho giá
B. Tổng lợi ích chia cho số lượng hàng hóa tiêu dùng
C. Độ dốc của đường tổng lợi ích
D. Nghịch đảo của tổng lợi ích
6. Tỷ số giá giữa 2 hàng hóa X và Y là 2 :1. Nếu Nga đang tiêu dùng số lượng hàng
hóa X và Y ở mức MUX/ MUY= 1:2. Vậy để tối đa hóa tổng lợi ích, Nga sẽ tiêu
dùng theo hướng:
A. Tăng X và giảm Y
B. Không thay đổi quyết định tiêu dùng hiện tại
C. Tăng Y và giảm X
D. Tăng giá của X
7. Khi giá hàng hóa biểu diễn ở trục tung tăng lên còn các yếu tố khác không đổi,
đường ngân sách :
A. Không thay đổi
B. Xoay xuống dưới
C. Xoay lên trên
D. Tất cả đều sai
8. Cầu của một hàng hóa tăng lên, các yếu tố khác không đổi thì :
A. Thặng dư sản xuất tăng lên
B. Thặng dư sản xuất giảm xuống
C. Thặng dư sản xuất không đổi
D. Có ảnh hưởng đến thặng dư sản xuất nhưng không xác định được
9. Điều nào sau đây không được coi là bộ phận của chi phí cơ hội của việc đi học đại
học:
A. Học phí
B. Chi phí ăn uống
C. Thu nhập lẽ ra có thể có được nếu không đi học
D. Tất cả các điều trên
10. Vấn đề nào sau đây không thuộc đối tượng nghiên cứu của kinh tế học vi mô?
A. Sự thay đổi công nghệ
B. Tiền công và thu nhập
C. Sự khác biệt thu nhập của quốc gia
D. Tiêu dung
11. Câu nào dưới đây là tuyên bố của kinh tế học chuẩn tắc?
A. Người tiêu dùng mua ít hàng hóa hơn khi giá của hàng hóa đó tăng, với điều
kiện khác không đổi.
B. Ngoài các yếu tố khác, đường cung đối với hàng hóa còn phụ thuộc vào giá của
yếu tố đầu vào.
C. Giá khám bệnh tư nhân hiện nay là quá cao.
D. Giá thịt lợn giảm do người dân có thông tin xấu về thịt lợn.
12. Điều nào sau đây là đúng khi mô tả giá điều chỉnh để hạn chế dư thừa:
A. Nếu giá tăng, lượng cầu sẽ giảm trong khi lượng cung sẽ tăng
B. Nếu giá tăng, lượng cầu sẽ tăng trong khi lương cung sẽ giảm
C. Nếu giá giảm, lượng cầu sẽ giảm trong khi lượng cung sẽ tăng
D. Nếu giá giảm, lượng cầu sẽ tăng trong khi lượng cung sẽ giảm.
13. Lượng cung một hàng hóa giảm được thể hiện thông qua việc:
A. Vận động dọc theo đường cung xuống dưới
B. Vận động dọc theo đường cung lên trên
C. Đường cung dịch chuyển sang phải
D. Đường cung dịch chuyển sang trái
14. Nếu X và Y là 2 hàng hoá bổ sung thì co dãn chéo EX,Y sẽ:
A. EX,Y > 0
B. EX,Y < 0
C. EX,Y = 0
D. EX,Y = 1
15. Yếu tố nào trong các yếu tố sau ảnh hưởng đến lượng hàng hóa mà người tiêu
dùng mua:
A. Giá của hàng hóa đó
B. Thị hiếu của người tiêu dùng
C. Thu nhập của người tiêu dùng
D. Tất cả các điều trên.
16. 2. Thị trường sản phẩm A có hàm cung Q = P – 6 và hàm cầu Q = 22 – P. Nếu
chính phủ ấn định giá là 16 thì thị trường sẽ:
A. Thiếu hụt 4
B. Dư thừa 4
C. Thiếu hụt 10
D. Dư thừa 6
Đúng Sai. Giải thích
1. Khi giá của một hàng hóa thay đổi, thu nhập và giá hàng hóa khác giữ nguyên thì
đường ngân sách sẽ dịch chuyển ra phía ngoài.
2. Khi giá một hàng hóa tăng lên (thu nhập và giá hàng hóa khác không đổi) sẽ làm
cho độ dốc của đường ngân sách thay đổi.
3. Để đạt được tổng lợi ích tối đa với khoản thu nhập hạn chế, người tiêu dùng phải
cân bằng lợi ích cận biên của các hàng hóa chi mua.
4. Khi đường cung dịch chuyển sang phải, thặng dư tiêu dùng sẽ tăng lên.
5. Khi giá của một hàng hóa tăng, các yếu tố khác giữ nguyên, đường ngân sách xoay
về phía chiều dương của trục đại diện cho lượng hàng hóa đó.
6. Khi thu nhập tăng lên, các yếu tố khác không đổi, độ dốc đường ngân sách thay
đổi.
7. Khi thu nhập tăng lên, các yếu tố khác không đổi, đường ngân sách dịch chuyển
song song với đường ngân sách cũ ra bên ngoài.
8. Để đạt được tổng lợi ích tối đa với khoản thu nhập hạn chế, người tiêu dùng phải
cân bằng lợi ích cận biên trên một đơn vị chi phí chi mua.

BÀI TẬP: Bài tập trong sách bài tập

1. Hàm cung và hàm cầu của sản phẩm Y theo thứ tự như sau:

P = 30 + 2Q

P = 150 – Q
Với P tính bằng VNĐ/kg và Q tính theo đơn vị kg.

a. Xác định giá và sản lượng cân bằng trên thị trường sản phẩm Y.
b. Tính thặng dư người tiêu dùng, thặng dư người sản xuất tại điểm cân bằng.
c. Nếu chính phủ đặt giá P = 100 VNĐ/kg, thị trường sẽ dư thừa hay thiếu hụt bao nhiêu.
d. Giả sử nhà nước đánh thuế t = 9 nghìn VNĐ/sản phẩm bán ra. Tính số thuế người sản xuất,
người tiêu dùng phải chịu.

2. Hàm cung và hàm cầu của sản phẩm Y theo thứ tự như sau:

P = 30 + 2Q

P = 150 – Q

Với P tính bằng VNĐ/kg và Q tính theo đơn vị kg.

a. Xác định giá và sản lượng cân bằng trên thị trường sản phẩm Y.

b. Tính thặng dư người tiêu dùng, thặng dư người sản xuất tại điểm cân bằng.

c. Nếu chính phủ đặt giá P = 100 VNĐ/kg, thị trường sẽ dư thừa hay thiếu hụt bao nhiêu.

d. Giả sử nhà nước đánh thuế t = 9 nghìn VNĐ/sản phẩm bán ra. Tính số thuế người sản xuất,
người tiêu dùng phải chịu.

3. Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm tổng chi phí là: TC = Q(Q + 1) + 289 (đồng)

Q là sản lượng tính bằng chiếc

a. Tính mức sản lượng cực đại của hãng khi giá thị trường là 61 đồng

b. Tìm mức giá và sản lượng hòa vốn cho hãng.

c. Khi giá là 11 đồng thì hãng có tiếp tục sản xuất không? Tại sao?

d. Vẽ đồ thị minh họa các ý trên

4. Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí biến đổi là VC = Q2 + Q (trong đó Q là sản lượng
tính bằng chiếc, giá cả và chi phí tính bằng đồng).
a. Biết rằng, nếu giá thị trường là 25 đồng thì lợi nhuận tối đa mà hãng thu được là 44 đồng, hãy
xác định FC, ATC, TC của hãng.
b. Tìm mức giá hòa vốn của hãng và sản lượng tại mức giá đó.
c. Giả sử giá thị trường là 9 đồng, hãng nên quyết định sản xuất như thế nào?
d.Vẽ đồ thị minh họa các ý trên.

5. Một hãng độc quyền có hàm chi phí cận biên là MC = 4Q + 5. Hàm cầu của hãng là P = 29 - 2Q.

a. Xác định mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của hãng. Tại mức sản lượng tối đa đó, hãng sẽ
bán sản phẩm của mình với giá bằng bao nhiêu?

b. Hãy tính ATC, AVC, AFC biết khi hãng sản xuất 10 đơn vị sản phẩm thì hãng sẽ bị lỗ 170.
c. Hãy tính mức sản lượng tối đa hóa doanh thu và so sánh với mức sản lượng tối đa hóa lợi
nhuận của hãng. So sánh lợi nhuận mà hãng thu được trong mỗi trường hợp và rút ra nhận xét.

6. Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có các hàm chi phí FC = 4 và AVC = Q + 1. Hãng có thể bán
được mọi sản lượng ở giá thị trường P* = 7.
a. Quyết định sản xuất tối ưu của hãng là gì?
b. Mức giá và sản lượng hòa vốn của hãng là bao nhiêu?
c. Tại mức giá thị trường là bao nhiêu hãng phải đóng cửa sản xuất?
d. Minh họa trên đồ thị các ý trên

You might also like