Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG


KHOA KĨ THUẬT CƠ ĐIỆN VÀ MÁY TÍNH
----------

TIỂU LUẬN
MÔN: LẬP TRÌNH PLC

Giảng viên: ThS Lê Nguyễn Hòa Bình


Sinh viên:
MSSV:
Mã học phần: : DCD0160_01
Lớp: K26KDT1
I. MỞ ĐẦU
- Vấn đề đặt ra là thiết kế một hệ thống thang máy có khả năng chở người cũng
như hàng hóa để phục vụ cuộc sống là rất cần thiết. Thang máy trong cuộc sống
hiện đại ngày nay yêu cầu cao về vận hành tin cậy, nhanh chóng và an toàn. Với
sự phát triền khoa học công nghệ như hiện nay, thì việc ứng dụng thiết bị logic
quá trình PLC để tự động hóa quá trình hoạt động, nhằm mục tiêu tăng năng xuất
lao động, giảm sức người, nâng cao chất lượng sản phẩm đang là một vấn đề cấp
thiết và có tính thời sự cao.
- Hiện nay, trong thời buổi công nghiệp hóa – hiện đại hóa, để trở thành một quốc
gia phát triển thì việc đẩy mạnh phát triển nền công nghiệp là một trong những
yếu tố quan trọng. Với nhu cầu đời sống sinh hoạt, sản xuất,...của con người ngày
càng cao thì việc áp dụng tự động hóa vào đời sống được coi là lựa chọn phù hợp
nhất trong xã hội hiện đại ngày nay. Bên cạnh đó, nhiều lĩnh vực khác nhau đã và
đang tranh đua để chạy theo thời đại, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
con người như: công nghệ thông tin, công nghệ sản xuất,...Chính vì vậy, hiện nay
trên thị trường xuất hiện nhiều thiết bị hiện đại phục vụ cho việc tự động hóa,
“PLC” là thiết bị điều khiển khả trình, nó hầu như đã đáp ứng được nhu cầu nói
trên.
- Xuất phát từ tầm quan trọng của thang máy và ứng dụng của PLC trong cuộc
sống, đề tài “Lập trình điều khiển chương trình thang máy 5 tầng PLC S7-
1200” sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về lập trình, giám sát của bộ PLC S7-1200 và
cách mô phỏng quá trình vận hành thang máy sử dụng thiết bị điều khiển khả
trình PLC.
II. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN THANG MÁY
1. Giới thiệu sơ lược
- Xử lí các tín hiệu nhập vào các nút nhấn, các công tác hành trình, tín hiệu. Hệ
thống điều khiển thanh máy là hệ thống cho phép tín hiệu cảm biến tia hồng
ngoại, từ đó xuất ra các tín hiệu để điều khiển các motor kéo thang máy lên
xuống, motor đóng cửa hay các van điện tử điều khiển hệ thống khí nén thay các
motor.
2. Một số vấn đề trong điều khiển thang máy
- Điều khiển thang máy thường gặp một số khó khăn trong việc xử lý tín hiệu. Đó
là do các tín hiệu điều khiển thường không tuân theo một quy tắc nào, vì vậy việc
xử lý cần đảm bảo rằng đã nhận được đầy đủ các tín hiệu điều khiển. Thứ hai là
do bộ phận phát tín hiệu để điều khiển bộ phần thừa hành có công suất rất thấp,
trong khi bộ phận thừa hành thì có công suất cao. Do đó cần thiết kế được mạch
khuyếch đại tín hiệu điều khiển.
3. Về kết luận hệ thống
- Một số thang máy hoạt động tốt cần đảm bảo các yêu cầu sau:
 Tốc độ đọc bàn phím nhấn nhanh
 Thiết bị phải an toàn tin cậy
 Kết cấu phải đơn giản
III. SƠ LƯỢC VỀ CẤU TẠO CỦA THANG MÁY
- Thanh máy là loại máy nâng, dùng để chuyên chở người hay hàng hóa. Thang
máy thường được sử dụng ở các toà nhà cao tầng, thường từ tầng 4 trở lên. Đặc
điểm của nó là làm việc theo chu kì gián đoạn với những tải trọng khác nhau tùy
theo yêu cầu sử dụng. Chuyển động của thang máy là phương thẳng đứng hoặc
nghiên 150 so với phương thằng đứng nhờ dây dẫn hướng trong nhà hoặc các tầng
hầm được xâyy kính xung quanh. Ở mỗi tầng có bố trí công tắc gọi tầng và cửa ra
vào
- Yêu cầu làm việc của thang máy là phải an toàn, chế độ làm việc ổn định, độ tin
cậy cao, tiện lợi cho người sử dụng, thuận lợi cho việc lắp đặt, sửa chữa và bảo
trì,..
1. Phân loại thang máy
- có nhiều cách để phân loại thang máy: Tùy theo mục đích sử dụng, theo kết cấu
truyền động, tốc độ làm việc, theo tải trọng.... Chúng ta có thể phân loại như sau:
a) Phân loại theo công dụng:
- Thang máy hành khách: dùng để vận chuyển người lên xuống các tầng trong các
tòa nhà cao tầng. Tải trọng khoảng 70kg- 150kg tương ứng với hành khách từ 1-
20 người. Loại thang máy này cũng được dùng để vận chuyển hàng hóa nếu tải
trọng không vượt quá mức cho phép.
- Thang máy chở hàng: chủ yếu dùng để vận chuyển hàng hóa, thiết bị ngoài ra loại
thang máy này cũng có thể dùng để chở người...
- Thang máy chuyên dùng: đây là loại thang máy phục vụ cho công việc riêng biệt
như: bệnh viện. Cứu hỏa , cấp cứu...
- Động cơ: thang máy có thể sử dụng động cơ ba pha hay một pha để làm việc
- Hệ thống treo cabin: chạy dọc suốt chiều cao công trình và được che chắn bởi
kết cấu chịu lực (gạch, bê tông, kết cấu thép hoặc lưới che). Là nơi để gắn động
cơ,dẫn hướng cho cabin và đối trọng.
- Cơ cấu dẫn động: hướng dẫn cho cáp đi
b) Phân loại theo tốc độ chuyển động
- Thang máy chạy chậm: V= 0.5- 0.75m/s
- Thang máy có vận tốc trung bình: V= 0.75- 1.5m/s
- Thang máy có vận tốc nhanh: V= 1.5- 3m/s
- Thang máy có vận tốc cao: V= 3-5m/s
c) Phân loại theo tải trọng
- Thang máy loại nhỏ: Q< 160kg
- Thang máy trung bình: Q= 500kg đến 200kg
- Thang máy loại lớn: Q> 2000kg
- Để đảm bảo an toàn cho người và tránh những cảm giác khó chịu về độ giật và độ
hẩng quá mạnh, điều kiện an toàn cũng như tốc độ di chuyển của buồng thang
máy không được vướt quá 5m/s. Khi thiết kế các hệ thống điều khiển thang máy
chúng ta cần chú ý đến những yêu cầu trên
2. Cấu tạo chung của thang máy
- Các thiết bị thang máy gồm:

a) Các tín hiệu điều khiển và hiển thị


 Các tín hiệu hiển thị
- Dùng hệ thống led 7 đoạn để hiển thị vị trí cabin. Khi cabin ở tầng cao thì led sẽ
hiện thị vị trí tương ứng của tầng đó
 Các tín hiệu điều khiển
- Thang máy được điều khiển ở hai cấp độ tự động và bằng tay
 Ở chế độ tự động
- Ở mỗi tầng có một nút nhấn: yêu cầu gọi tầng
- Ở dưới bảng điều khiển có hai nút nhấn đóng, mở cửa cưỡng bức
 Ở chế độ bằng tay
- Ở bảng điều khiển chế động bằng tay có: năm nút nhấn điều khiển tương ứng với
các yêu cầu gọi tầng 0,1,2,3,4,..Hai nút đóng mở cửa cưỡng bức
b) Thông số cơ bản của thang máy
- Đây chính là thông số cần thiết đặc trưng cho mỗi loại thang máy, chính những
thông số này quyết định toàn bộ quá trình hoạt động của thang máy cũng như kết
cấu chung. Các thông số này còn là cơ sở để cho các nhà đầu tư lựa chọn thang
máy phù hợp với yêu cầu và mục đích sử dụng
- Tải trọng nâng: là loại tải trọng lớn nhất theo tính toán cho phép thang máy vận
chuyển đươc, ở đây không kể trọng lượng của cabin
- Khả năng chứa của cabin: chính là lượng người mà theo tính toán cabin chứa
được
- Diện tích sàn cabin: là diện tích sàn tính trong lòng cabin. Diện tích này tính theo
tải trọng nâng và khả năng chứa của cabin
- Tốc dộ danh nghĩa: là tốc độ di chuyển của cabin theo tính toán và ghi trong lí
lịch máy
- Tốc độ làm việc: là tốc độ chuyển động thực tế của cabin
- Chiều cao thang máy: là khoảng cách theo phương thẳng đứng của thang máy.
Giữa tầng dưới cùng và tầng trên cùng của tòa nhà
- Độ dừng chính xác: là khoảng cách theo phương thẳng đứng giữa mặt sàn của
cabin và mặt sàn tầng khi dừng thang máy
3. Phục vụ và yêu cầu trong thang máy
a) Phục vụ trong thang máy
- Bước đầu tiên trong bài toán nâng chuyển là hoạch định số hành khách có thể có.
Điều đó có nghĩa phải xem có bao nhiêu người có nhu cầu sử dụng, thời gian cao
điểm, việc lưu thông diễn ra như thế nào, chỉ lưu thông lên hay lưu thông xuống,
đồng thời hay riêng lẻ
 Người ta dựa vào 3 thông số chính
 Chiều cao nâng của cabin: chính là số tầng phục vụ
 Sức nâng danh nghĩa (kg): trọng lượng tối đa khi đầy tải, tính bằng đại lượng
trung bình của một người x số khách tối đa
 Tốc độ danh nghĩa: là tốc độ ở chế độ bình ổn
- Bài toán nâng chuyển đòi hỏi phải xem xét đến yếu tố thời gian và sự di chuyển
diễn ra suất khi ận hành. Đòi hỏi đến mức tối thiểu các yếu tố thời gian nhằm làm
cực đại công việc phục vụ
- Các yếu tố này đòi hỏi xem xét dưới nhiều khía cạnh khác nhau
- Yếu tố thời gian khác nhau thường khó xác định cụ thể bằng công thức tính toán
mà thường dựa trên kinh nghiệm vận hành và phương pháp thống kế
- Thời gian đóng, mở cửa cũng như thời điểm diễn ra cũng phải xem xé đến, để có
phương án tối ưu
IV. TỰ ĐỘNG HÓA VÀ TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ
1. Giới thiệu về PLC S7-1200:
- Dòng PLC Siemens S7 1200 là thiết bị tự động hóa đơn giản nhưng có độ chính
xác cao và tốc độ xử lý nhanh. Nó được thiết kế dạng module nhỏ gọn, linh hoạt,
phù hợp cho một loạt các ứng dụng.
- PLC S7 1200 của hãng Siemens có một giao diện truyền thông mạnh mẽ đáp ứng
tiêu chuẩn cao nhất của truyền thông công nghiệp và đầy đủ các tính năng công
nghệ mạnh mẽ tích hợp sẵn làm cho nó trở thành một giải pháp tự động hóa hoàn
chỉnh và toàn diện.
- PLC S7-1200 của Siemens được thiết kế thêm nhiều tính năng tuyệt vời, từ đó đã
khắc phục các nhược điểm của S7-200 trước đây.
- Kết hợp một bộ vi xử lý, một bộ nguồn tích họp, các mạch ngõ vào và mạch ngõ
ra trong một kết cấu thu gọn, CPU trong S7-1200 đã tạo ra một PLC mạnh mẽ.
Sau khi người dùng tải xuống một chương trình, CPU sẽ chứa mạch logic được
yêu cầu để giám sát và điều khiển các thiết bị nằm trong ứng dụng. CPU giám sát
các ngõ vào và làm thay đổi ngõ ra theo ỉogic của chương trình người dùng, có
thể bao gồm các hoạt động như logic Boolean, việc đếm, định thì, các phép toán
phức họp và việc truyền thông với các thiết bị thông minh khác.
- Các thành phần của PLC S7-1200 bao gồm:

 3 bộ điều khiển nhỏ gọn với sự phân loại trong các phiên bản khác nhau
giống như điều khiển AC, RELAY hoặc DC phạm vi rộng.
 2 mạch tương tự và số mở rộng ngõ vào/ra trực tiếp trên CPU làm giảm chi
phí sản phẩm.
 13 module tín hiệu số và tương tự khác nhau bao gồm (module SM và SB).
 2 module giao tiếp RS232/RS485 để giao tiếp thông qua kết nối PTP.
 Bổ sung 4 cổng Ethernet.
 Module nguồn PS 1207 ổn định, dòng điện áp 115/230 VAC và điện áp 24
VDC.

2. Một số tính năng bảo mật giúp bảo vệ việc truy xuất đến cả CPU và chương
trình điều khiển:

- Mỗi CPU cung cấp một sự bảo vệ bằng mật khẩu cho phép người dùng cấu hình
việc truy xuất đến các chức năng của CPU.
- Người dùng có thể sử dụng chức năng “know-how protection” để ẩn mã nằm
trong một khối xác định.
- CPU cung cấp một cổng PROFINET để giao tiếp qua một mạng PROFINET. Các
module truyền thông là có sẵn dành cho việc giao tiếp qua các mạng RS232 hay
RS485.

- Các kiểu CPU khác nhau cung cấp một sự đa dạng các tính năng và dung lượng
giúp cho người dùng tạo ra các giải pháp có hiệu quả cho nhiều ứng dụng khác
nhau.
3. Các bảng tín hiệu
- Một bảng tín hiệu (SB) cho phép người dùng thêm vào I/O cho CPU. Người dùng
có thể thêm một SB với cả I/O kiểu số hay kiểu tương tự. SB kết nối vào phía
trước của CPU.
- Người dùng có thể sử dụng các module tín hiệu để thêm vào CPU các chức năng.
Các module tín hiệu kết nối vào phía bên phải của CPU.

4. Các module truyền thông


- Họ S7-1200 cung cấp các module truyền thông (CM) dành cho các tính năng bổ
sung vào hệ thống. Có 2 module truyền thông: RS232 và RS485.

 CPU hỗ trợ tối đa 3 module truyền thông


 Mỗi CM kết nối vào phía bên trái của CPU (hay về phía bên trái của một CM
khác)

5. STEP 7 Basic
- Phần mềm STEP 7 Basic cung cấp một môi trường thân thiện cho người dùng
nhằm phát triển, chỉnh sửa và giám sát mạng logic được yêu cầu để điều khiển
ứng dụng, bao gồm các công cụ dành cho quản lý và cấu hình tất cả các thiết bị
trong đề án, như các thiết bị PLC hay HMI. STEP 7 Basic cung cấp hai ngôn ngữ
lập hình (LAD và FBD) để thuận tiện và có hiệu quả trong việc phát triển chương
trình điều khiển đối với ứng dụng, và còn cung cấp các công cụ để tạo ra và cấu
hình các thiết bị HMI trong đề án của người dùng.
- Đổ giúp người dùng tìm ra thông tin cần thiết, STEP 7 Basic cung cấp một hệ
thống trợ giúp trực tuyến.

5.1. Các kiểu xem khác nhau giúp công việc dễ dàng hơn
- Nhằm giúp gia tăng hiệu suất công việc, phần Totally Intergrated Automation
Portal cung cấp hai kiểu xem thiết lập công cụ khác nhau: một là thiết lập được
định hướng theo công việc, thiết lập này được tổ chức trong chức năng của các
công cụ (kiểu xem Portal), hai là kiểu xem được định hướng theo đề án gồm các
phần tử bên trong đề án (kiểu xem Project). Người dùng cần chọn kiểu xem nào
giúp làm việc với hiệu quả tốt nhất. Với một cú nhấp chuột, người dùng có thể
chuyển đổi giữa kiểu xem Portal và kiểu xem Project.

- Kiểu xem Portal cung cấp một kiểu xem theo chức năng đối với các nhiệm vụ và
tổ chức chức năng của các công cụ theo nhiệm vụ để được hoàn thành, như là tạo
ra việc cấu hình các thành phần và các mạng phần cứng.
- Người dùng có thể dễ dàng xác định cách thức để tiến hành và nhiệm vụ để chọn.
- Kiểu xem Project cung cấp việc truy xuất đến tất cả các thành phần nằm trong
một đề án. Với tất cả các thành phần này nằm trong một vị trí, người dùng có một
truy xuất dễ dàng đến mỗi phương diện của đề án. Đe án chứa tất cả các các phần
tử đã vừa được tạo ra hay hoàn thành.
5.2. Các lệnh logic cơ bản PLC S7-1200
- Tập lệnh logic vào/ra cơ bản của PLC Siemens S7-1200 là tập lệnh đơn giản nhất
trong PLC, tuy nhiên lại được sử dụng nhiều nhất
- Để học được các lệnh phức tạp hơn, trước tiên ta phải kinh qua các lệnh NO, NC,
Coil, Not, Set, Reset,...
- Tập lệnh logic của PLC Siemens S7-1200 là nền tảng giúp cho PLC thực thi
logic, cũng như để thực hiện các câu lệnh khác
V. VIẾT CHƯƠNG TRÌNH CHƯƠNG TRÌNH THANG MÁY 5 TẦNG
1. Nguyên lý hoạt động
- Khi buồng thang máy đang di chuyển lên hoặc xuống các tầng thì các cửa tầng,
cửa buồng thang phải đóng kín đảm bảo an toàn ( Tại module thí nghiệm bố trí
đèn báo mỗi tầng: Đèn tầng sáng- mở cửa, đèn tầng tắt- đóng cửa).
- Tại các tầng trong buồng thang và ngoài buồng thang bố trí các nút bấm gọi tầng
hoặc nút bấm chọn tầng và có chế độ ưu tiên:
 Tầng nào gọi trước thì ưu tiên tầng đó trước
 Tầng nào gần nhất thì ưu tiên tầng gần trước
 Gọi buồng thang tại các cửa tầng bằng các nút bấm (Vị trí ngoài buồng thang)
 Điều khiển đổi tầng bằng các nút bấm chọn tầng (Vị trí trong buồng thang)
- Trong buồng thang có:
 Các đèn báo (thể hiện thang máy đang đi lên hay đi xuống)
 Các nút bấm chọn tầng ( thể hiện CH.T1, CH.T2, CH.T3,...)
 Chuông báo hiệu ( khi tới vị trị tầng đã chọn chuông sẽ reo)
2. Thiết bị chuẩn bị thực hiện thí nghiệm
- Thiết bị thực hiện bảo gồm: bảng điều khiển, module điều khiển thang máy 5
tầng, dây kết nối

STT Thiết bị Địa chỉ PLC


1 Nút chọn tầng 1 I0.0
2 Nút chọn tầng 2 I0.1
3 Nút chọn tầng 3 I0.2
4 Nút chọn tầng 4 I0.3
5 Nút chọn tầng 5 I0.4
6 Nút gọi tầng 1 đi I0.5
lên
7 Nút gọi tầng 2 đi I0.6
lên/ xuống
8 Nút gọi tầng 3 đi I0.7
lên/ xuống
9 Nút gọi tầng 4 đi I1.0
lên/ xuống
10 Nút gọi tầng 5 đi I1.1
xuống
11 Đèn tầng 1 Q0.0
12 Đèn tầng 2 Q0.1
13 Đèn tầng 3 Q0.2
14 Đèn tầng 4 Q0.3
15 Đèn tầng 5 Q0.4
16 Đèn báo thang máy Q0.5
đi lên
17 Đèn báo thang máy Q0.6
đi xuống
18 Chuông Q0.7
VI. TỔNG KẾT BÀI TIỂU LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
- Qua đó, giúp chúng em hiểu rõ hơn về lập trình PLC S7-1200. Nắm được rõ các
kiến thức của môn học. Thực hành thiết kế được chương trình qua ứng dụng TIA
Portal V15.1. Thấy được thực tế hơn khi học và thực hành trong phòng thí
nghiệm của trường. Và cũng nhờ sự giảng dạy nhiệt tình của giảng viên Thầy Lê
Nguyễn Hòa Bình đã giúp chúng em có thêm được nhiều kiến thức trong nghành
kĩ thuật này. Bước đầu để chúng ta có thể tìm ra thêm được nhiều hướng đi mới.
Hiểu rõ hơn về công nghiệp hóa- tự động hóa ngày nay.

You might also like