Pháp luật đại cương

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 28

Bài kiểm tra 1

Câu 1. Xét từ góc độ giai cấp, nhà nước ra đời là do:

a. Không có sự xuất hiện giai cấp

b. Sự xuất hiện giai cấp và đấu tranh giai cấp

c. Nhu cầu giải quyết mối quan hệ xã hội

d. Nhu cầu của giai cấp bị bóc lột

Câu 2. Đặc điểm nào sau đây KHÔNG phải là đặc điểm của nhà nước:
a. Quản lý dân cư theo lãnh thổ
b. Mở rộng lãnh thổ theo tôn giáo
c. Có chủ quyền quốc gia độc lập không trùng với quốc gia khác
d. Ban hành thuế, thu thuế

Câu 3. Chủ quyền quốc gia là:


a. Quyền quyết định cao nhất về đối ngoại
b. Quyền quyết định độc lập và cao nhất về kinh tế, xã hội
c. Quyền xử lí các hành vi xâm phạm lãnh thổ

d. Quyền quyết định độc lập và cao nhất về đối nội và đối ngoại

Câu 4. Sự thay thế kiểu nhà nước này bằng một kiểu nhà nước khác là một quá
trình:

a. Lịch sử tự nhiên

b. Cách mạng xã hội

c. Cách mạng giai cấp

d. Mâu thuẫn giai cấp


Câu 5. Nhà nước phân chia và quản lý cư dân theo:

a. Theo tôn giáo

b. Đơn vị hành chính lãnh thổ.

c. Theo dân tộc

d. Theo giới tính

Câu 6. Vai trò của Chính phủ là:

a. Thực hiện hoạt động lập pháp.

b. Thực hiện hoạt động quản lý nhà nước

c. Thực hiện hoạt động xét xử

d. Thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát.

Câu 7. Chức năng nào sau đây KHÔNG PHẢI là chức năng đối nội:

a. Thiết lập quan hệ hợp tác về giáo dục với các nước ASEAN

b. Thiết lập các hoạt động kinh tế, xã hội

c. Thiết lập quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp cùng ngành hàng

d. Thiết lập quan hệ hợp tác giữa các cơ sở y tế trong phạm vi cả nước

Câu 8. Cơ quan nhà nước nào sau đây thực hiện chức năng xét xử:

a. Quốc hội

b. Chính phủ.

c. Viện kiểm sát nhân dân

d. Tòa án
Câu 9. Cơ quan nhà nước nào sau đây thực hiện chức năng xây dựng pháp luật:

a. Quốc hội

b. Chính phủ.

c. Viện kiểm sát nhân dân

d. Tòa án

Câu 10. Cơ quan thực hiện chức năng thực thi pháp luật ở Việt Nam hiện nay là:

a. Quốc hội.

b. Chính phủ.

c. Tòa án.

d. Nguyên thủ quốc gia.

Câu 11. Cơ quan nào sau đây thuộc hệ thống các cơ quan quyền lực của nhà nước
CHXHCN Việt Nam:

a. Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân

b. Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân

c. Chính phủ và ủy ban nhân dân

d. Hội đồng nhân dân và Quốc hội

Câu 12. Nội dung nào không thể hiện bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam:

a. Tính dân chủ.

b. Tính pháp quyền.


c. Tính nhân dân

d. Tính đại diện.

Câu 13. Theo quy định của pháp luật hiện hành, cơ quan quyền lực của nhà nước
CHXHCN Việt Nam là:

a. Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp

b. Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp

c. Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân

d. Chủ tịch nước

Câu 14. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Uỷ ban nhân dân các cấp là cơ
quan thực hiện chức năng:

a. Chấp hành của Hội đồng nhân dân cùng cấp

b. Giám sát của Hội đồng nhân dân cùng cấp

c. Lãnh đạo của Hội đồng nhân dân cùng cấp

d. Kiểm tra của Hội đồng nhân dân cùng cấp

Câu 15. Theo quy định của pháp luật hiện hành, hệ thống tòa án nhân dân ở nước
ta hiện nay bao gồm:

a. Tòa án nhân dân tối cao, tòa án nhân dân cấp tỉnh, tòa án nhân dân cấp huyện,
tòa án nhân dân cấp xã.

b. Tòa án nhân dân tối cao, tòa án nhân dân cấp cao, tòa án nhân dân cấp tỉnh, tòa
án nhân dân cấp huyện

c. Tòa án nhân dân tối cao, tòa án nhân dân cấp tỉnh, tòa án nhân dân cấp huyện,

d. Tòa án nhân dân tối cao, tòa án nhân dân cấp cao, tòa án nhân dân cấp huyện,
tòa án nhân dân cấp xã
Câu 16. Đặc tính nào sau đây KHÔNG PHẢI là đặc điểm của pháp luật:

a. Tính xã hội

b. Tính nhà nước

c. Tính giai cấp

d. Tính dân chủ

Câu 17. Nội dung tính quy phạm của pháp luật bao gồm:

a. Tính bắt buộc và tính địa phương

b. Tính bắt buộc và tính phổ biến

c. Tính địa phương và tính đặc thù

d. Tính đặc thù và tính bắt buộc

Câu 18. Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự do……đặt ra và bảo đảm thực hiện:

a. Quốc hội

b. Chính phủ

c. Tòa án

d. Nhà nước

Câu 19. Mối quan hệ giữa pháp luật với các quy tắc xử sự khác trong xã hội thể
hiện:

a. Mối quan hệ biện chứng, hỗ trợ, bổ sung cho nhau

b. Mối quan hệ xung đột, triệt tiêu nhau


c. Mối quan hệ mang tính đường lối chính sách của Đảng cầm quyền

d. Mối quan hệ mang tính chi phối, pháp luật chi phối nội dung các quy tắc xử sự
khác

Câu 20. Khẳng định nào KHÔNG ĐÚNG trong các khẳng định sau:

a. Pháp luật có vai trò đối với sự lãnh đạo của Đảng cầm quyền

b. Pháp luật có vai trò đối với nền kinh tế

c. Pháp luật có vai trò đối với xã hội nguyên thủy

d. Pháp luật có vai trò đối với quyền làm chủ của nhân dân

Câu 21. Khẳng định nào KHÔNG ĐÚNG trong các khẳng định sau:

a. Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra và đảm bảo thực
hiện

b. Mục đích của quy phạm pháp luật là điều chỉnh các quan hệ xã hội, tạo lập trật
tự ổn định cho sự phát triển xã hội

c. Nội dung của quy phạm pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và nhu
cầu tồn tại của xã hội

d. Đặc tính của quy phạm pháp luật không bắt buộc các chủ thể trong xã hội phải
tuân theo.

Câu 22. Quy phạm pháp luật thông thường bao gồm các bộ phận cấu thành:

a. 3 bộ phận cấu thành

b. 4 bộ phận cấu thành

c. 5 bộ phận cấu thành

d. 6 bộ phận cấu thành


Câu 23. Quy phạm pháp luật đặc biệt gồm:

a. Quy phạm xung đột, quy phạm định nghĩa

b. Quy phạm định nghĩa, quy phạm bắt buộc

c. Quy phạm nguyên tắc, quy phạm định nghĩa

d. Quy phạm nguyên tắc, quy phạm xung đột

Câu 24. Chế tài nào không phải là chế tài của quy phạm pháp luật?

a. Chế tài dân sự

b. Chế tài kỉ luật

c. Chế tài hình sự

d. Chế tài nguyên tắc

Câu 25. Trong các quy phạm sau, quy phạm nào KHÔNG PHẢI là quy phạm định
nghĩa:

a. Công dân từ 18 tuổi trở lên phải tham gia nghĩa vụ quân sự

b. Lao động là nhiệm vụ hàng đầu của công dân

c. Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận,
được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động

d. Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh
hoạt của hộ gia đình, cá nhân

Câu 26. Xác định quy phạm nguyên tắc trong các khẳng định sau:

a. Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa
thuận và được tiến hành theo quy định
b. Nhà ở thương mại là nhà ở được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê
mua theo cơ chế thị trường

c. Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên
toàn lãnh thổ Việt Nam

d. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự
của mình một cách thiện chí, trung thực

Câu 27. Trong các hành vi sau, hành vi nào là vi phạm pháp luật kỉ luật:

a. Không thực hiện đúng các quy định về an toàn trong lao động khi làm việc tại
doanh nghiệp

b. Không bồi thường thiệt hại khi làm hư hỏng tài sản công ty

c. Gây rối trật tự công cộng tại nơi làm việc

d. Lừa đảo để chiếm đoạt tài sản của người khác

Câu 28. Bộ phận nào là bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu của quy phạm pháp
luật:

a. Giả định

b. Chế tài

c. Quy định

d. Không bắt buộc đầy đủ ba bộ phận

Câu 29. Chỉ ra thứ tự chính xác trong cơ cấu của quy phạm pháp luật:

a. Giả định, quy định, chế tài

b. Giả định, chế tài, quy định

c. Quy định, chế tài, giả định


d. Không nhất thiết phải sắp xếp theo trật tự nhất định

Câu 30. Vi phạm pháp luật là hành vi thực hiện bằng:

a. Hành động

b. Không hành động

c. Hành động và không hành động

d. Hành động hoặc không hành động

Câu 31. Chủ thể trong quan hệ pháp luật là:

a. Cá nhân, nhà nước

b. Tổ chức, cá nhân

c. Nhà nước, cá nhân

d. Cá nhân, tổ chức, nhà nước

Câu 33. Vi phạm pháp luật là hành vi thực hiện trái pháp luật do:

a. Chủ thể đạt từ 18 tuổi trở lên

b. Chủ thể đạt từ 16 tuổi trở lên

c. Chủ thể đạt từ 14 tuổi trở lên

d. Tùy thuộc vào mỗi ngành luật

Câu 33. Dấu hiệu của vi phạm pháp luật bao gồm các dấu hiệu sau:

a. Hành vi, hành vi trái pháp luật

b. Hành vi, hành vi trái pháp luật, hành vi trái pháp luật chứa đựng lỗi
c. Hành vi, hành vi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện

d. Hành vi, hành vi trái pháp luật, hành vi trái pháp luật chứa đựng lỗi, hành vi do
chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện

Câu 34. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là:

a. Là khả năng của cá nhân có quyền dân sự

b. Là khả năng của cá nhân có nghĩa vụ dân sự

c. Là khả năng của cá nhân thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự

d. Là khả năng của cá nhân có các quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự

Câu 35. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là

a. Là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa
vụ dân sự

b. Là khả năng của cá nhân thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự

c. Là khả năng của cá nhân xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự

d. Là khả năng của cá nhân có các quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự

Câu 36. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thành phần Chính phủ nước
CHXHCN Việt Nam bao gồm:

a. Thủ tướng, Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trường và Thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ.

b. Chủ tịch nước, Thủ tướng và các Phó Thủ tướng.

c. Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ.

d. Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.
Câu 37. Theo quy định của pháp luật dân sự, căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản
là:

a. Do lao động, do hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp

b. Do thu được từ hoa lợi, lợi tức

c. Do được thừa kế tài sản

d. Do lao động, do hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp, thu được từ hoa lợi,
lợi tức, được thừa kế tài sản

Câu 38. Khẳng định nào ĐÚNG NHẤT trong các khẳng định sau:

Theo quy định của pháp luật dân sự, căn cứ để chấm dứt quyền sở hữu tài sản:

a. Tài sản bị bỏ rơi

b. Tài sản bị mất cắp

c. Tài sản bị trưng thu

d. Tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, trưng mua, trưng dụng

Câu 39. Khẳng định nào ĐÚNG NHẤT trong các khẳng định sau:

Theo quy định của pháp luật dân sự, căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự:

a. Hợp đồng

b. Hành vi pháp lý đơn phương

c. Thực hiện công việc không có ủy quyền

d. Hợp đồng, hành vi pháp lý đơn phương, thực hiện công việc không có ủy quyền
và gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật
Câu 40. Khẳng định nào KHÔNG ĐÚNG trong các khẳng định sau:

Các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự
năm 2015:

a. Cầm cố

b. Thế chấp

c. Tín chấp

d. Tín dụng

Bài kiểm tra 2

Câu 1. Vi phạm pháp luật là hành vi thực hiện bằng:

a. Hành động

b. Không hành động

c. Hành động và không hành động

d. Hành động hoặc không hành động

Câu 2. Trong các hành vi sau, hành vi nào là vi phạm pháp luật hành chính:

a. Không bật tín hiệu sang đường khi tham gia giao thông

b. Giết người

c. Buôn bán trái phép chất ma túy

d. Cố ý làm hư hỏng máy móc, thiết bị của doanh nghiệp

Câu 3. Nội dung của quan hệ pháp luật bao gồm các bộ phận cấu thành sau:

a. 2 bộ phận cấu thành


b. 3 bộ phận cấu thành

c. 4 bộ phận cấu thành

d. 5 bộ phận cấu thành

Câu 4. Hành vi nào sau đây là vi phạm pháp luật hành chính:

a. Đánh người gây thương tích trên 30%

b. Đánh người và bị xử phạt với tội danh gây rối trật tự công cộng

c. Đánh người gây thương tích trên 11%

d. Đánh người gây hậu quả chết người

Câu 5. Hành vi nào sau đây KHÔNG PHẢI là vi phạm pháp luật hình sự:

a. Lấn chiếm đất đai nhà hàng xóm

b. Cướp tài sản tại tiệm vàng trên phố Hàng Gai

c. Đánh bạc có tổ chức gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội

d. Không cứu người chết đuối dẫn đến hậu quả người đó chết

Câu 6. Hành vi nào sau đây là vi phạm pháp luật hình sự:

a. Xả nước thải ra sông gây hậu quả nghiêm trọng

b. Cố ý vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông

c. Tổ chức đánh bạc xuyên quốc gia với số tiền lớn

d. Thuê nhà không trả tiền

Câu 7. Hành vi nào sau đây KHÔNG PHẢI là vi phạm pháp luật kỉ luật:
a. Không chấp hành nghiêm quy định về an toàn trong lao động

b. Tiến hành đình công khi không có sự lãnh đạo của tổ chức công đoàn

c. Vi phạm bản quyền tác giả, tác phẩm

d. Không mặc đồ bảo hộ lao động khi làm việc

Câu 8. Hành vi nào sau đây KHÔNG PHẢI là vi phạm pháp luật dân sự:

a. Không bồi thường thiệt hại khi làm hư hỏng máy móc của doanh nghiệp

b. Vay tiền không trả đúng hạn

c. Chuyển giao tài sản khi không có sự đồng ý của chủ sở hữu

d. Gây tai nạn gây hậu quả chết người và bỏ trốn

Câu 9. Khi hợp đồng lao động được ký kết giữa người lao động với người sử dụng
lao động thì đó là:

a. Quan hệ pháp luật hình sự

b. Quan hệ pháp luật lao động

c. Quan hệ pháp luật hành chính

d. Quan hệ pháp luật dân sự

Câu 10. Hành vi của anh Nam đi xe máy vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông
được xác định là:

a. Vi phạm pháp luật dân sự

b. Vi phạm pháp luật hành chính

c. Vi phạm pháp luật hình sự

d. Vi phạm pháp luật kinh tế


Câu 11. Người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm thì phải chịu:

a. Trách nhiệm hình sự

b. Trách nhiệm dân sự

c. Trách nhiệm hành chính

d. Trách nhiệm kỷ luật

Câu 12. Nam thanh niên A có hành vi trộm cắp tài sản của người khác nhiều lần
phải chịu trách nhiệm pháp lý:

a. Trách nhiệm hình sự

b. Trách nhiệm dân sự

c. Trách nhiệm hành chính

d. Trách nhiệm kỷ luật

Câu 13. Anh Thắng gây tai nạn giao thông khiến anh Bình bị thương, anh Thắng
phải chịu trách nhiệm gì với Bình:

a. Trách nhiệm hình sự

b. Trách nhiệm dân sự

c. Trách nhiệm hành chính

d. Trách nhiệm kỷ luật

Câu 14. Kế toán trưởng của công ty chiếm đoạt tiền của người đến gửi tiết kiện tại
ngân hàng, vậy kế toán trưởng này phải chịu trách nhiệm:

a. Trách nhiệm hình sự


b. Trách nhiệm dân sự

c. Trách nhiệm hành chính

d. Trách nhiệm kỷ luật

Câu 15. Hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác là hành vi vi phạm
pháp luật:

a. Vi phạm hình sự

b. Vi phạm hành chính

c. Vi phạm dân sự

d. Vi phạm kỷ luật

Câu 16. Chị An tổ chức đưa người sang biên giới trái phép, hành vi của chị An là:

a. Vi phạm pháp luật hình sự

b. Vi phạm pháp luật hành chính

c. Vi phạm pháp luật dân sự

d. Vi phạm pháp luật kỷ luật

Câu 17. Anh Nam (cán bộ quỹ tín dụng tại huyện X) mượn xe ô tô của anh Vũ sau
đó làm hư hỏng máy, Nam không chịu sửa chữa xe cho anh Vũ, hành vi của Nam
sẽ chịu trách nhiệm pháp lý về:

a. Trách nhiệm pháp lý hình sự

b. Trách nhiệm pháp lý dân sự

c. Trách nhiệm pháp lý hành chính

d. Trách nhiệm pháp lý kỷ luật


Câu 18. Anh Hùng đến công ty Honda Việt Nam để mua xe máy nhãn hiệu SH.
Quan hệ giữa anh Hùng với công ty Honda Việt Nam là quan hệ pháp luật:

a. Quan hệ pháp luật dân sự

b. Quan hệ pháp luật hình sự

c. Quan hệ pháp luật hành chính

d. Quan hệ pháp luật kỷ luật

Câu 19. Thẩm quyền xử phạt người tham gia giao thông khi đi vào đường một
chiều là:

a. Tòa án nhân dân

b. Bộ Giao thông vận tải

c. Cảnh sát giao thông đang trực tiếp làm nhiệm vụ

d. Chủ tịch Ủy ban nhân dân nơi người tham gia giao thông vi phạm.

Câu 20. Thẩm quyền quyết định hình phạt đối hành vi cướp tiệm vàng của anh T
thuộc:

a. Viện kiểm sát nhân dân

b. Tòa án nhân dân

c. Công an nhân dân

d. Hội đồng nhân dân

Câu 21. Thẩm quyền xử phạt công ty khi có hành vi xả nước thải ra sông gây ô
nhiễm môi trường cho nhân dân quanh khu vực thuộc:

a. Tòa án nhân dân


b. Hội đồng nhân dân

c. Cơ quan quản lý hành chính nhà nước

d. Viện kiểm sát nhân dân

Câu 22. Hành vi không tuân thủ vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến đồ ăn
kinh doanh là vi phạm pháp luật:

a. Vi phạm pháp luật hành chính

b. Vi phạm pháp luật dân sự

c. Vi phạm pháp luật hình sự

d. Vi phạm pháp luật kỷ luật

Câu 23. Hành vi gây rối trật tự tại nơi công cộng là vi phạm pháp luật:

a. Vi phạm pháp luật hành chính

b. Vi phạm pháp luật hình sự

c. Vi phạm pháp luật kỉ luật

d. Vi phạm pháp luật dân sự

Câu 24. Hành vi đua xe trái phép là vi phạm pháp luật:

a. Vi phạm pháp luật hành chính

b. Vi phạm pháp luật hình sự

c. Vi phạm pháp luật kỷ luật

d. Vi phạm pháp luật dân sự


Câu 25. Hành vi lợi dụng chức vụ của mình để chiếm đoạt tài sản của người khác
trái phép là vi phạm pháp luât:

a. Vi phạm pháp luật hành chính

b. Vi phạm pháp luật hình sự

c. Vi phạm quy chế thi

d. Vi phạm pháp luật dân sự

Câu 26. Chủ thể chủ yếu trong quan hệ pháp luật hành chính là:

a. Cá nhân

b. Tổ chức

c. Các cơ quan hành chính nhà nước

d. Cá nhân, tổ chức

Câu 27. Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung là:

a. Quốc hội và Chính phủ

b. Chính phủ và Uỷ ban nhân dân

c. Chính phủ và Hội đồng nhân dân

d. Uỷ ban nhân dân và Hội đồng nhân dân

Câu 28. Vi phạm hành chính là một dạng cụ thể của vi phạm pháp luật có mức độ
nguy hiểm:

a. Thấp hơn tội phạm hình sự

b. Cao hơn tội phạm

c. Ngang bằng tội phạm


d. Ngang bằng tội phạm nhưng chưa có hậu quả xảy ra.

Câu 29. Hình thức xử phạt chính đối với hành vi vi phạm hành chính là:

a. Tạm giữ và phạt tiền

b. Tạm giam và phạt tiền

c. Cảnh cáo và phạt tiền

d. Khắc phục hậu quả và phạt tiền

Câu 30. Đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự

a. Quan hệ về uy tín, danh dự, nhân phẩm

b. Quan hệ mua bán tài sản

c. Quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân

d. Quan hệ thừa kế tài sản

Câu 31. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là:

a. Là khả năng của cá nhân có quyền dân sự

b. Là khả năng của cá nhân có nghĩa vụ dân sự

c. Là khả năng của cá nhân thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự

d. Là khả năng của cá nhân có các quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự

Câu 32. Một tổ chức được công nhận là một pháp nhân khi có đủ các điều kiện
sau:

a. 2 điều kiện
b. 3 điều kiện

c. 4 điều kiện

d. 5 điều kiện

Câu 33. Phương pháp điều chỉnh của luật hình sự Việt Nam hiện hành:

a. Bình đẳng thỏa thuận

b. Mệnh lệnh đơn phương

c. Quyền uy

d. Phục tùng

Câu 34. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong văn kiện
pháp lý:

a. Bộ luật dân sự

b. Luật xử lý vi phạm hành chính

c. Bộ luật hình sự

d. Luật Giáo dục

Câu 35. Khẳng định nào ĐÚNG NHẤT trong các khẳng định sau:

Khi giải quyết vụ án hình sự cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

a. Nguyên tắc tự do, bình đẳng

b. Nguyên tắc lỗi và sự thỏa thuận

c. Nguyên tắc chịu trách nhiệm cá nhân

d. Nguyên tắc nhân đạo, pháp chế, có lỗi.


Câu 36. Chủ thể thực hiện hành vi được coi là tội phạm và bị xử phạt cao nhất đến
7 năm tù là loại tội phạm:

a. Tội phạm ít nghiêm trọng

b. Tội phạm nghiêm trọng

c. Tội phạm rất nghiêm trọng

d. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

Câu 37. Sắp xếp các loại tội phạm theo mức độ nguy hiểm cho xã hội tăng dần

a. Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng

b. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm nghiêm
trọng, tội phạm ít nghiêm trọng

c. Tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm ít nghiêm trọng, tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng

d. Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng

Câu 38. Mức cao nhất của khung hình phạt đối với loại tội phạm ít nghiêm trọng
là:

a. 3 tháng

b. 3 năm

c. 7 năm

d. 15 năm

Câu 39. Mức cao nhất của khung hình phạt đối với loại tội phạm nghiêm trọng:
a. Trên 3 năm đến 7 năm

b. Trên 7 năm đến 15 năm

c. Trên 15 năm đến chung thân

d. Chung thân hoặc tử hình

Câu 40. Đồng phạm là trường hợp có từ…. người trở lên cùng cố ý thực hiện một
tội phạm:

a. 2 người

b. 3 người

c. 4 người

d. 5 người

Một số câu hỏi khác

Câu 1. Bản chất của nhà nước được thể hiện:

a. Bản chất giai cấp


b. Bản chất xã hội
c. Bản chất giai cấp và bản chất xã hội
d. Bản chất giai cấp hoặc bản chất xã hội

Câu 2. Nhà nước ra đời là do:

a. Không có sự xuất hiện giai cấp


b. Sự xuất hiện giai cấp và đấu tranh giai cấp
c. Nhu cầu giải quyết mối quan hệ xã hội
d. Nhu cầu của giai cấp bị bóc lột
Câu 3. Chủ quyền quốc gia là

a. Quyền quyết định cao nhất về đối ngoại


b. Quyền quyết định độc lập và cao nhất về kinh tế, xã hội
c. Quyền xử lí các hành vi xâm phạm lãnh thổ
d. Quyền quyết định độc lập cao nhất về đối nội và đối ngoại

Câu 4. Bản chất nhà nước mang đặc tính nào trong các đặc tính sau

a. Tính văn hoá và xã hội


b. Tính xã hội và tính giai cấp
c. Tính địa phương
d. Tính cộng đồng

Câu 5. Tính xã hội trong bản chất của nhà nước xuất phát từ:

a. Các công việc xã hội mà nhà nước thực hiện


b. Những nhu cầu khách quan để quản lí xã hội
c. Những mục đích mang tính xã hội của nhà nước
d. Việc thiết lập trật tự xã hội

Câu 6. Nhà nước mang bản chất xã hội vì

a. Nhà nước xuất hiện bởi nhu cầu quản lí xã hội


b. Nhà nước xuất hiện bởi nhu cầu trấn áp giai cấp để bóc lột
c. Nhà nước bảo vệ lợi ích chung của giai cấp bị thống trị
d. Nhà nước chính là một hiện tượn xã hội
Câu 7. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của nhà nước

a. Quản lí dân cư theo lãnh thổ


b. Mở rộng lãnh thổ theo tôn giáo
c. Có chủ quyền quốc gia độc lập không trùng với quốc gia khác
d. Ban hành thuế, thu thuế

Câu 8. Chủ quyền quốc gia là

a. Quyền quyết định cao nhất về đối ngoại


b. Quyền quyết định độc lập cao nhất về kinh tế, xã hội
c. Quyền xử lí các hành vi xâm phạm lãnh thổ
d. Quyền quyết định độc lập và cao nhất về đối nội và đối ngoại

Câu 9. Lịch sử xã hội đã tồn tại các kiểu nhà nước là

a. Nhà nước chiếm hữu nô lê, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản và nhà
nước cộng sản chủ nghĩa
b. Nhà nước cộng sản nguyên thuỷ, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản và
nhà nước xã hội chủ nghĩa
c. Nhà nước chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản và nhà
nước xã hội chủ nghĩa
d. Nhà nước chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến, nhà nước quân chủ và nhà
nước xã hội chủ nghĩa

Câu 10. Nhà nước phân chia và quản lý cư dân theo


a. Theo tôn giáo
b. Đơn vị hành chính lãnh thổ
c. Theo dân tộc
d. Theo giới tính

Câu 11. Đặc tính nào sau đây KHÔNG PHẢI là đặc điểm của pháp luật

a. Tính xã hội
b. Tính nhà nước
c. Tính giai cấp
d. Tính dân chủ

Câu 12. Nội dung tính quy phạm của pháp luật bao gồm

a. Tính bắt buộc và tính địa phương


b. Tính bắt buộc và tính phổ biến
c. Tính địa phương và tính đặc thù
d. Tính đặc thù và tính bắt buộc

Câu 13. Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự do...............đặt ra và bảo đảm thực
hiện

a. Quốc hội
b. Chính phủ
c. Toà án
d. Nhà nước
Câu 14. Trong lịch sử phát triển xã hội loài người có bốn kiểu pháp luật trừ

a. Pháp luật chiếm hữu nô lệ


b. Pháp luật tư sản
c. Pháp luật phong kiến
d. Pháp luật thời kì đồ đá

Câu 15. Khẳng định nào ĐÚNG NHẤT trong các khẳng định sau

a. Pháp luật ra đời dựa trên sự phân chia giai cấp trong xã hội
b. Pháp luật ra đời dựa trên sự phân công lao động xã hội
c. Pháp luật ra đời dựa trên sự phân chia các giai tầng trong xã hội
d. Pháp luật ra đời dựa trên sự phân chia theo địa giới hành chính

Câu 16. Mối quan hệ giữa pháp luật với các quy tắc xử sự khác trong xã hội thể
hiện

a. Mối quan hệ biện chứng, hỗ trợ, bổ sung cho nhau


b. Mối quan hệ xung đột, triệt để nhau
c. Mối quan hệ mang tính đường lối chính sách cảu Đảng cầm quyền
d. Mối quan hệ mang tính chi phốim pháp luật chi phối nội dung các quy tắc
xử sự khác

Câu 17. Khẳng định nào ĐÚNG NHẤT trong các khẳng định sau

a. Pháp luật thực hiện chức năng điều chỉnh, giáo dục và bảo vệ
b. Pháp luật thực hiện chức năng giáo dục, bảo vệ và cưỡng chế
c. Pháp luật thực hiện chức năng cưỡng chế và đảm bảo quyền lợi cho cá nhân
d. Pháp luật thực hiện chức năng cưỡng chế, giáo dục và điều chỉnh

Câu 18. Khẳng định nào KHÔNG ĐÚNG trong các khẳng định sau đây

a. Pháp luật là công cụ của giai cấp cầm quyền để đàn áp, bóc lột các giai cấp
khác trong xã hội
b. Pháp luật là công cụ quản lí xã hội quan trọng và hiệu quả
c. Pháp luật là một phương tiện, công cụ quan trọng để duy trì, bảo vệ trật tự
xã hội
d. Pháp luật có vai trò to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc

You might also like